What's new

Khâu Qua, Nậm Dài-Nơi tôi đã bỏ cuộc

Khâu Qua, Nặm Dài-Nơi tôi đã bỏ cuộc

Dear cả nhà,,

Tớ vừa về đến nhà và chén tạm bát mì sau chuyến xe khách từ lúc 4h30am đến 11h30am từ chợ Rã-Ba Bể về đến bến xe Gia Lâm. Nên gọi chuyến đi về này là chuyến xe bão táp, nó kéo dài với nhiều mệt mỏi, 1 vụ tai nạn ngay trước đầu xe của mình khi một bác vượt đèn đỏ bị xe khách đằng sau xe tớ vượt lên đâm phải, về đến Thái Nguyên thì chúng tớ trải qua khoảng 30km đi với tốc độ rùa bò vì không dám vượt xe của một tay xã hội đen, có một cuộc va chạm nhỏ giữa 2 xe và sau đó là những cuộc điện thoại tập hợp đội hình để nói chuyện phải quấy tại bến xe Gia Lâm.

Tạm gác chuyện đó lại, quay trở lại với vấn đề chính là chuyến đi của chúng ta, về sơ bộ lịch trình thực tế như này ạ:

1.Ngày 1 (Thứ 6): Xuất phát lúc 8ham và đến Nam Mẫu khoảng 5hpm, dỡ đồ xuống và vận chuyển vào điểm trước chính, 8hpm cả đoàn bắt đầu dùng cơm. Tổng số thành viên tham gia: 25 (cả nhóc Minh mèo nhà anh Sơn và nhóc nhà anh Kiên)

2.Ngày 2 (Thứ 7): thuê thuyền tham qua hồ Ba Bể, hang Puông, thác Đầu Đẳng, ao Tiên...Cảnh vật quá đẹp, nhưng có lẽ đáng nhớ nhất là cả đoàn phải phi vào bếp "tranh nhau" đồ ăn sống của các đoàn khác và tự tay mình nấu; còn buổi chiều cả đoàn được ngụp lặn trong làn nước trong vắt của Hồ, ngay cả những thành viên không biết bơi cũng mặc áo phao và phi xuống.

3.Ngày 3 (CN): Đoàn lang thang đi chợ Phiên Nam Cường chỉ họp 2 ngày/tuần, thú thực là không còn nhiều nét độc đáo của các phiên chợ vùng cao nữa. Nhưng đáng nhớ nhất trong ngày có lẽ là bữa cơm giao lưu với các thầy của trường Nam Mẫu: Rượu và tình cảm con người thì có bao giờ thiếu nhỉ?

Buổi chiều, chỉ còn 6 thành viên ở lại, còn lại lên xe về Hà Nội. Những thành viên ở lại có lẽ sẽ không tiếc nuối khi ngắm dòng Thác Bạc ở Hoàng Trĩ chảy từ độ cao khoảng 10m, hoàng sơ và hoang dại...Nhưng để cho những dòng nước rơi từ độ cao ấy xuống như những mũi tên bắn vào người có lẽ là điều chúng tôi chưa từng được trải qua.

Có lẽ điều điên rồ nhất chúng tôi làm trong đời là tắt đèn pha xe máy, dò dẫm trong ánh trăng mờ ảo lúc 8h tối sau khi chia tay thầy giáo Trinh, lúc đồ đèo trên con đường trở về nhà sàn, cố gắng tránh những viên sỏi nằm la liệt trên con đường bê tông mới làm.


4. Ngày 4 (T2): Tham gia khai giảng với nhà trường tại điểm trường chính, phát quà tượng trưng cho nhà trường, có một buổi trò chuyện nhỏ nhỏ với các em học sinh ở đây. Cảm giác vẫn giống như lúc chúng tôi đi học: không một chút hào hứng, vì dường như quá ít hoạt động lấy trẻ em làm trung tâm. Làm sao một đứa nhóc cấp 1, cấp 2 có thể hào hứng được với các nghị quyết, với các cam kết giáo dục, với kinh tế và chính trị,....

5. Ngày 5 (T3)
Tôi đã ngạc nhiên về chính bản thân mình vì những ngày qua tôi uống không biết say, tôi nói với các thầy là chưa điều gì làm tôi nhớ Ba Bể, ý tôi muốn nói mọi người hãy mời tôi thật nhiều rượu (tôi thành thật với điều này); Nhưng có lẽ tôi đã có điều để nhớ về hồ nước mênh mông này, đó là buổi sáng chúng tôi vượt qua 2 đỉnh núi trong 3h đồng hồ để lên thăm điểm trường Khâu Qua. Giờ tôi hiểu tại sao thầy Trinh cố đi tìm mượn xe máy, còn tôi thì nhất quyết đòi đi bộ. Có lẽ tôi quá phấn khích và thường nó dẫn đến sự nông nổi, như lúc chúng tôi ngẩnn ngơ nhìn dòng nước cuồn cuộn điên cuồng chảy ở dưới thác Đầu Đẳng, tôi đã nghĩ mình có thể chiến thắng được dòng nước ấy.

Lúc đầu, tôi chỉ định đi người không cho nó nhàn cái thân, nhưng rồi tôi quyết mang một balo quà lên để trao tượng trưng, cũng như tôi thật lòng muốn hiểu cuộc sống của các em, các thầy cô ở đây như thế nào. Và tôi đã bỏ cuộc khi kết thúc đỉnh núi thứ nhất, tôi phải chuyển balo cho thầy Trinh ở đỉnh thứ 2, người tôi cảm thấy nôn nao dưới cái nắng gay gắt giữa trưa.

Nơi đây cũng như rất nhiều nơi khác: không điện, không sóng điện thoại, không internet, để thết chúng tôi bữa cơm trưa các thầy đã phải rất vất vả đi mua đồ ăn.

Buổi chiều, chúng tôi đi xe máy từ Khâu Qua lên Nậm Dài. Mùa đông ở đây có thể lạnh đến 3 độ, cây cối chết hết và quần áo phơi cả tuần không khô; thức ăn các thầy mua cho cả tuần và đồ ăn tươi là một thứ xa xỉ. Và thầy chỉ cho chúng tôi về nguồn nước bắt nguồn từ ngọn núi đá vôi ngay trước mặt ngôi trường, những cặn đá vôi nắng lại trong nồi và nó dường như là con đường ngắn nhất dẫn đến sỏi thận.

Có lẽ tôi chưa đi con đường nào như vậy, nó chỉ rộng khoảng 0,5m, và ở đây, một bên bao giờ cũng là vực, một bên là núi hoặc nương ngô.

Cả bản có 11 hộ dân, cả trường có 10 em học sinh, chia làm 5 lớp, từ 1 đến 5, trong đó có một em trong độ tuổi mẫu giáo cho ngồi chung với lớp 1 vì ko có giáo viên mầm non. Trong đó, 1 phòng học có 3 bảng để làm 3 hướng để 1 thầy dạy 3 lớp,....

Còn cảm xúc gì nữa khi nhìn những lớp học bị thủng mái,

Còn cảm xúc gì nữa khi bóng chiều đang đổ xuống, những thầy cô giáo còn rất trẻ ngồi trong im lặng, nhìn xuống phía dưới là những ruộng lúa bậc thang, nghe tuổi thanh xuân của mình đang trôi đi và bị thế giới bỏ lại phía đằng sau. Có thầy còn nói với bạn "Ở đây tao còn đọc cả báo nhân dân!". Và tôi tự hỏi: "Ai trong chúng ta đã đọc tờ báo này nhỉ?"....


Có rất nhiều thứ tôi muốn kể, sẽ là trong một ngày gần nhất khi tôi có thời gian rảnh.

Tôi chỉ muốn dành điều này, những thông tin, hình ảnh và cảm xúc của mình một cách trân thực nhất, cho những người muốn biết một ngóc ngách nhỏ bé của thế giới này như thế nào.

Để chúng ta có cái nhìn thiện cảm hơn với cuộc sống. Hãy thử đặt mình vào nơi đó và suy ngẫm: "Chúng ta sẽ ra sao nếu ở đó?"

Trong thư trước tôi đã gửi lời cảm ơn tất cả các bạn, tôi sẽ không lặp lại điều này nữa, vì đó là tình cảm hiển nhiên của tôi, là lòng biết ơn của tôi dành cho tất cả các bạn.

Thân ái,
--
Duong Xuan Cuong
Email: [email protected]
 
Last edited:
Trekking tối kỵ là uống nhiều rượu, hút thuốc (dù là hôm trước). Bác không học trai Mông được đâu :D
Hành trình tuyệt đẹp.
 
Là thành viên mới choanh choách trên diễn đàn. Đọc những top cua anh chủ thớt chưa nhiều... Nhưng khoái cái phong cách phượt và cái cách hành văn của Bác quá. Nó đầm thắm, thân thương, nhưng ẩn sau đó vẫn là những điều chua chát.
 
Re: Khâu Qua, Nặm Dài-Nơi tôi đã bỏ cuộc

Trường PTCS Nam Mẫu gồm có 4 điểm trường lẻ ( Khâu Qua, Nặm Dài, Nà Nghè, Đán Mẩy ) tại 4 thôn vùng cao đặc biệt khó khăn trong đó có 3 thôn 100% là đồng bào dân tộc Mông.

Thực ra Nam Mẫu còn một bản 100% người Mông nữa là thôn Nà Bản, rất xa, rất khó đi. Bản thân cái tên thôn đã chỉ rõ, đây là một vùng đất cũ của người Tầy. Sau người Mông di cư đến mua lại. Vì thôn này xa quá, giáp gianh xã Xuân Lạc của huyện Chợ Đồn, có hiện tượng xen cư, nên ông đẩy qua, bà đẩy lại thành ra đến đầu 2007, nó bị tách khỏi Nam Mẫu-Ba Bể và nhập vào Xuân Lạc-Chợ Đồn. Nói chung đồng bào Mông ở mấy xã quanh Ba Bể như Xuân Lạc, Bản Thi, Nam Cường, Nam Mẫu...đều có nguồn gốc từ Cao Bằng chạy về sau năm 1979 mà chủ yếu là 1992-1997. Hiện giờ họ vẫn đang đi Nam.


Dear cả nhà,,
Tôi chỉ muốn dành điều này, những thông tin, hình ảnh và cảm xúc của mình một cách trân thực nhất, cho những người muốn biết một ngóc ngách nhỏ bé của thế giới này như thế nào.

Để chúng ta có cái nhìn thiện cảm hơn với cuộc sống. Hãy thử đặt mình vào nơi đó và suy ngẫm: "Chúng ta sẽ ra sao nếu ở đó?"

Tôi ở đó khoảng 4 năm và rất hiểu cái cảm giác của những người đến đó lần đầu là luôn tự hỏi "Chúng ta sẽ ra sao nếu ở đó?". Bạn có muốn biết câu trả lời không? Rất đơn giản nhé: Học nói tiếng Mông; học ăn mèm mén, học đi rừng, leo núi và lội suối, học ngủ trên những cái phản ghép bằng các tấm gỗ hở hoác, học ngủ dưới nền đất, học cách gùi những bó củi to tướng, học cách tắm suối...tóm lại là học cách để sống như người Mông và các dân tộc ở đó vậy.

Cuối cùng thì chúng tôi đã ra sao bạn biết không? Chúng tôi cũng sống như những người ở đó thôi, bình thường như họ thôi, chả sao cả. Bạn có biết không, hầu như Người Mông ở vùng này không uống rượu nhé. Với chúng tôi, khi vui lắm cũng kiếm chai rượu nhưng chỉ là cử một hai người "biết" uống ra làm một chén đãi giao thôi, còn là không uống.

Thực ra các bạn ở miền xuôi lên rừng được một (vài) lần hay nhìn người dân tộc với con mắt ái ngại (nhiều khi thương hại) cho họ. Cá nhân tôi thấy, chính mình mới là người đáng thương hại và họ đã dạy chúng tôi rất nhiều nhất là cách sống phù hợp với điều kiện tự nhiên...

Chúc mừng bạn có chuyến đi thành công.
 
Re: Khâu Qua, Nặm Dài-Nơi tôi đã bỏ cuộc

Cám ơn bác vì những chia sẻ, tôi cũng chỉ vài lần trải qua những cảm giác như bác, ít có cơ hội để sống một cuộc sống như bác mô tả.

Và đúng như bác đã viết về cảm xúc của người dưới xuôi "ít lần" lên trên đó. Đó là sự thật, tuy nó hơi chát để chấp nhận. Cá nhân tôi thì tôi nghĩ: "Sống vì một thế giới tốt đẹp hơn", do đó, nếu việc làm của tôi mang lại điều gì đó tốt đẹp cho cuộc sống, TÔI SẼ LÀM, và bỏ qua nhiều cảm xúc như tôi đang mô tả, tôi đang trải qua.

Thực ra Nam Mẫu còn một bản 100% người Mông nữa là thôn Nà Bản, rất xa, rất khó đi. Bản thân cái tên thôn đã chỉ rõ, đây là một vùng đất cũ của người Tầy. Sau người Mông di cư đến mua lại. Vì thôn này xa quá, giáp gianh xã Xuân Lạc của huyện Chợ Đồn, có hiện tượng xen cư, nên ông đẩy qua, bà đẩy lại thành ra đến đầu 2007, nó bị tách khỏi Nam Mẫu-Ba Bể và nhập vào Xuân Lạc-Chợ Đồn. Nói chung đồng bào Mông ở mấy xã quanh Ba Bể như Xuân Lạc, Bản Thi, Nam Cường, Nam Mẫu...đều có nguồn gốc từ Cao Bằng chạy về sau năm 1979 mà chủ yếu là 1992-1997. Hiện giờ họ vẫn đang đi Nam.




Tôi ở đó khoảng 4 năm và rất hiểu cái cảm giác của những người đến đó lần đầu là luôn tự hỏi "Chúng ta sẽ ra sao nếu ở đó?". Bạn có muốn biết câu trả lời không? Rất đơn giản nhé: Học nói tiếng Mông; học ăn mèm mén, học đi rừng, leo núi và lội suối, học ngủ trên những cái phản ghép bằng các tấm gỗ hở hoác, học ngủ dưới nền đất, học cách gùi những bó củi to tướng, học cách tắm suối...tóm lại là học cách để sống như người Mông và các dân tộc ở đó vậy.

Cuối cùng thì chúng tôi đã ra sao bạn biết không? Chúng tôi cũng sống như những người ở đó thôi, bình thường như họ thôi, chả sao cả. Bạn có biết không, hầu như Người Mông ở vùng này không uống rượu nhé. Với chúng tôi, khi vui lắm cũng kiếm chai rượu nhưng chỉ là cử một hai người "biết" uống ra làm một chén đãi giao thôi, còn là không uống.

Thực ra các bạn ở miền xuôi lên rừng được một (vài) lần hay nhìn người dân tộc với con mắt ái ngại (nhiều khi thương hại) cho họ. Cá nhân tôi thấy, chính mình mới là người đáng thương hại và họ đã dạy chúng tôi rất nhiều nhất là cách sống phù hợp với điều kiện tự nhiên...

Chúc mừng bạn có chuyến đi thành công.
 
Một góc của điểm trường Khâu Qua
IMG_7461.jpg


Chúng tôi đi từ lúc khoảng 8h30am, đến Khâu Qua lúc khoảng 11h15, đoạn đường không thực sự quá khó, nhưng có lẽ do chúng tôi hơi yếu. Mồ hôi ướt đầm cả 2 áo tôi mặc nên tôi và Chung ra suối tắm. Chúng tôi bất ngờ gặp cô giáo Lan và Điệp, hai cô giáo cũng mới lên điểm trường này ngày đầu tiền
IMG_7462.jpg


IMG_7463.jpg


IMG_7464.jpg


Các cô đã giúp chúng tôi giặt những chiếc áo hôi hám
IMG_7468.jpg


IMG_7472.jpg
 
Chiếc bàn uống nước kê giữa 2 chiếc giường ngủ
IMG_7484.jpg


Anh Tung, người mang giúp chúng tôi chặng cuối
IMG_7485.jpg


Bữa cơm quá thịnh soạn đối với tôi, tôi quá đói
IMG_7488.jpg


Vì lên muộn nên các bạn học sinh về hết, chỉ còn lại lớp học với những chiếc bàn chẳng khác chiếc ghế là mấy
IMG_7496.jpg


IMG_7497.jpg


IMG_7499.jpg
 
Chúng tôi nghỉ một lát rồi tiếp tục lên đường vào lúc 2h pm, rất may có xe máy của các thầy cô ở trên này. Nhưng đường đ xem máy cũng không dễ dàng chút nào.

IMG_7525.jpg


ÔI CON ĐƯỜNG NÀY, TÔI NHÌN ẢNH VÀ NGHIÊNG THEO NÓ..
IMG_7531.jpg


IMG_7532.jpg


IMG_7540.jpg


IMG_7549.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,353
Bài viết
1,175,342
Members
192,064
Latest member
keyenvietnam
Back
Top