xich lo
Phượt quái
Muc đích chính của tôi đến Núi Cấm là ghé thăm quan gd anh Út Bông. Cách đây hơn một năm tình cờ tôi đọc trên mạng một bài viết vế tấm lòng phúc đức của người đàng ông này. Tuy hoàng cảnh khó khăn và cùng sống với một bà mẹ già trú trên đỉnh núi hoang vắng, nhưng anh ta vẫn xòe rộng 2 cánh tây, để ôm vào lòng 12 đứa trẻ bất hạnh. Cũng nhờ bài viết trên mạng, mà một cô vk Thụy Sỹ đã giúp ông xây một con đường nhỏ từ đường chính lên tới khu rãy của ông, tạo điều kiện thuận lợi cho các em đến trường ăn học. Sau đó ít lâu một anh vk Canada, trước đây cũng từng là một đứa trẻ bất hạnh. Anh ta giúp ông Bông một số tiền đáng kể, để ông có thể mua một miếng đất, xây một mái ấm cho các em ngay dưới chân núi. Lúc thăm ông Bông, thì các em nhỏ đã đi học, trong đó có 3 em lớn nhất, giờ đang học lớp 5. Ở nhà chỉ có mình anh, bà mẹ già và đứa con út 3 tuổi, vừa bị câm điếc và suy yếu thần kinh. Hiện nay ông và các cháu sống trong một căn nhà khá tươm tất và rộng rãi. Tuy nhiên việc lo cho các em ăn học hàng ngày thì chỉ có ông và bà mẹ già đảm nhận.
Bà mẹ già của anh ta trong khi đó lại trong dạng sức khỏe yếu kém. Bà chỉ có thời gian tiếp tôi một chút, là bà đã phải lăn lộn vào bếp, để chuẩn bị bữa trưa cho các em.
Trong thời gian qua anh Bông cũng đã trải qua rất nhiều khó khăn. Khó khăn đầu tiên là thiếu sự hợp tác từ chính quyền địa phương. Việc làm của anh ta được nhiều đồng bào hảo tâm nghe tới, nhưng khi họ tìm đến thăm mẹ con anh, thì chính quyền địa phương lại trả lời là không biết đến mẹ con anh?
Nhờ có sự thăm viếng của ông chủ tịch hội bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Mà ngày nay anh Út không còn bị các chú công an xã làm phiền nữa.
Chỉ ghé thăm gd anh Út Bông đôi phút, là tôi lại tiếp tục lên đường để sao mà tìm được món Kiến Nấu Canh Chua. Trước tiên tôi muốn ăn thử món Bánh Xèo với lá rừng của Núi Cấm, nhưng rất tiếc, đoạn đường từ nhà anh Út Bông hướng về phía Tri Tôn lại không có quán bánh xèo nào cả. trong khi đó bên phía mà tôi đạp ngang hồi chiều hôm qua, lại có rất nhiều quán.
Nhưng tôi không muốn đạp ngược lại để ăn thử cái bánh, khi một bà bán hàng giải thích cho tôi biết là, lá rừng sao ăn ngon bằng rau cải nhà trồng. Rau rừng chỉ mang tính cách thiên nhiên, không phân bón, nên được nhiều người tò mò tìm ăn, thực tế là chỉ có vị hơi chát chát, còn bánh xèo thì cũng tương tự như bánh xèo những nơi khác.
Khu này có nhiều chùa Khmer đẹp.
Thế là không có cơ hội nhai rau rừng, thì tôi vẫn còn món cháo bò Tri Tôn để tôi thử. Món này chủ yếu chỉ bán vào buổi sáng. Những quán ngon, chỉ bán tới 8-9 giờ là hết sạch nồi cháo. Lúc tôi đến Tri Tôn đã gần vào trưa, thôi tìm đại quán nào ăn cũng được.
Món cháo bò này là nấu bằng huyết và lòng bò, vì thế mà nồi cháo trông thấy đục đen nhưng ăn lại rất ngon. Ăn kèm với cháo chỉ có giá, rau húng, nước mắm tỏi ớt và đặc biệt nặn thêm ít nước trúc. Cây trúc cũng là cùng một dòng họ với cây chanh, cây trúc là có nguồn góc từ đất Campuchia. Hiện nay chỉ có huyện Tri Tôn mới có loại cây này. Trên thị trường 1 kg trái trúc trị giá đến 50 ngàn.
Ăn xong tô cháo, nhiệm vụ kế tiếp của tôi là tìm cho ra nơi bán món Canh Chua Kiến mà tôi cố tìm kiếm từ ngày hôm qua mà không thấy. Tôi rẽ qua trái đi theo TL955B, vì tôi được biết khu vực này có rất nhiều người Khmer sinh sống, và tôi ghé ngang rất nhiều xã, ấp để hỏi thăm về món ăn lạ này. Nhưng mọi người đều lắc đầu là không biết nấu và cũng không biết nơi đâu bán món này nữa.
Last edited: