What's new

[Chia sẻ] Không đổ xăng mà chỉ cần ăn

attachment.php


attachment.php

Sò ngọc nữ.

attachment.php

Đến điểm thứ ba anh Bảy phát hiện được một bày cá, ở gần chỗ mà chúng tôi ngồi nhậu trưa qua. Để đánh dấu điểm cá đang đứng, anh ta dùng những chiếc đũa mà anh ta mang theo, anh ta ghim chúng vào đá và cột sợi dây có buộc phao vào chiếc đũa. Cái phao sẽ nổi lên mặt nước. Nhưng vì lúc đó nước chảy quá siết, họ quyết định thả neo và ngồi chờ cho lát nữa nước sẽ ngưng chảy.

attachment.php

Con mú đỏ này vào nhà hàng ăn thì mắc lắm.

attachment.php

Ai đói thì ăn, muốn ăn cá gì thêm thì tự chiên. Bữa ăn anh nuôi nấu đơn giản thôi nhưng sao ngon thế.

attachment.php

Trên ghe lúc này mọi người rãnh rỗi, người thì ngủ, người thì câu cá, người thì đánh bài và người thì ăn cơm. Vì ghe neo lại tại chỗ, nên chúng tôi câu không lâu thì cũng hết cá ngay khu vực đó.

attachment.php

Cho đến lúc gần trưa, họ nhìn phao thấy nước đã bớt chảy. việc đầu tiên là người tài công lái ghe vào vị trí để ném neo. Khi neo được thả, thì một anh thợ lặn khác nhảy xuống giữ dây neo. Tài công bắt đầu lái ghe bọc vòng các cái phao dánh dấu, trong khi đó những người thợ khác thả lưới. Lưới được bọc hết một vòng thì họ ném một cái neo nhỏ để giữ lưới, còn sợi dây cho cái neo lớn lúc này được buột để giữ ghe. Xong tất cả 5 thợ lặn, mỗi người ngặm một ống hơi nhảy xuống đấy biển. Họ cũng mang theo khoảng 16 cái thùng phi không bằng nhựa xuống dưới đấy biển. Tiếp theo họ gôm đáy lưới lại và cũng dùng những chiếc đũa để cài đấy lưới dính khép lại nhau. Rồi họ bơm hơi vào những thùng phi nhựa, những thùng phi nhựa sẽ kéo đáy lưới nổi lên trên. Thế là bày cá bị tóm gọn.
Các thợ lặn lại bơi trở về ghe và phụ việc gôm lưới lại. Tôi tiếc rằng máy tôi đã hết pin, vì lý do tối qua tôi đã ỉ y không sạc. Rảnh rỗi, tôi giúp họ cuộn lại các đường ống hơi, mỗi một cuộn ống dài vài trăm mét, tôi cuộn mà mỏi cả tay.
 
attachment.php

Vào mùa gió bắc, khu Hòn Thơm biển êm, nên các du khách đi câu cá hay đi lặn từ Dương Đông, đều phải đến đây.
Và xui quá, máy hết pin rồi, tối qua xỉn nên không xạc pin, xin các bác thông cảm là thiếu hình ảnh lúc bắt cá. Nhưng tôi sẽ ráng trường thuật lại bằng lời văn thô sơ của tôi nhé

Vòng lưới gôm nhỏ lại dần và tôi bây giờ mới thấy bày cá nằm gọn trong lưới. Họ dùng một cái vợt và phối hợp nhịp nhàng để xúc cá lên boong tàu. Cuối cùng họ kéo hết 2 cái neo lên và tiếp tục tìm một điểm mới. Tôi để ý thấy quá trình thả lưới của họ mất khoảng 1 tiếng thôi. Anh tài công lái ghe qua điểm mới. Tôi nghe họ nói là bày cá bị thoát ra khá nhiều, vì vài chỗ lưới bị lủng. Mấy anh thợ phụ thì phải có nhiệm vụ vá lưới. Còn anh Bảy lựa một con cá hiếu to lớn, đem móc ruột, rồi chặt đôi, xong đem chiên và rủ tôi ăn chung. Anh ta ăn chẳng bao nhiêu, nhưng anh ta muốn cho tôi ăn hết con cá to lớn phải nặng từ 7-8 lạng. Những người thợ lặn khác muốn ăn gì thì họ tự làm, anh ta giải thích cho tôi biết.
Tôi không biết họ bàn tán thế nào, mà họ bỏ điểm mới phát hiện bày cá và chạy ghe vào bè cân cá trước. mọi người trên ghe giúp nhau phân chia cá ra từng loại. Cân cá xong, họ lại chạy ghe ra một điểm mới. Anh Bảy nhảy ùm xuống và một ít sau thấy phao dấu hiệu nổi lên. Mọi người bắt đầu vào vị trí và chuẩn bị cho mẻ lưới thứ hai.
Lần này thì họ đụng phải sự cố khi họ chuẩn bị kéo lưới lên. Lúc này nước bắt đầu chảy lại và sức ép của nước làm cho lưới bị xé. Anh tài công nhanh tay thả sợi dây neo ghe, để ghe trôi theo lưới, chứ không là lưới sẽ bị rách. Họ vừa thả ghe cho trôi và vừa tranh thủ gôm lưới lại. Khi vớt cá xong xuôi thì tôi thấy chiếc ghe đã bị trôi qua điểm neo cũng khá xa.
Họ lái ghe quay lại để vớt neo thì một sự cố khác xảy ra, cái bơm nước làm cho nguội máy không bơm nước lên nữa. Làm anh tài công chỉ chạy với ga nhỏ thôi. Vớt xong neo, họ lai trở lại bè cá để cân. Trời lúc này ngã chiều, và tôi thầy bè cũng nằm không xa bờ cho mấy, nên tôi nhảy xuống bơi trước vào bờ.
Khi nhảy xuống, chiếc vòng cổ của tôi bị bung ra, tôi thì khong biết gì hết, nhưng nhờ anh tài công đứng gần đó trông thấy. Làm tội nghiệp anh thợ lặn trẻ, đã nhiệt tình nhảy ùm xuống, để tìm lại sợi dây cho tôi. Còn tôi thì chẳng làm gì được, đành tiếp tục lội vào bờ. Mọi người trên ghe khuyên tôi là nên chờ, vì họ nghĩ là còn xa bờ, sợ tôi bơi vào không được.

attachment.php

Bữa ăn tối nay, canh chua chả cá và ốc giác luộc.

attachment.php

Cá hiếu nướng.

attachment.php

Tôi bơi vào bờ tắm rửa xong, khoảng 30 phút sau đám thợ lặn mới vào bờ. Hên quá họ đã tìm lại cho tôi sợi dây đeo cổ. Đây là lần thứ hai mà tôi xém bị mất sợi dây này. Anh Bảy mang về bờ những con cá ngon để cho chúng tôi lai rai. Tối nay tôi được thưởng thức cá bò rạng va cá hiếu nướng thật ngon. Con Mau cũng được ăn cá no nê mà không cần đến ăn cơm.
Anh bạn tôi, Sự, tối nay phải đi theo ghe ra Thổ Châu để đánh cá. Thổ Châu là một nhóm quần đảo của VN, nằm cách Phú Quốc 60 hải lý về phía Nam. Nếu muốn thăm quan nhóm đảo này, du khách có thể đi phà ra đảo từ Bãi Vòng và mỗi tuần chỉ có một chuyến, với điều kiện là thời tiết tốt.
Thiếu mặt anh Sự, tôi ngại đến nhà bà con của anh ta để ngủ lại. Còn cái chòi tạp hóa của anh Son thì lại chật chội, nên anh Bảy rủ tôi ra ghe ngủ cho thoải mái.
Tối nay trời chuyển gío làm chiếc ghe bé nhỏ lắc qua lắc lại. Nhiều lúc giấc ngủ của tôi bị dán đoạn vì 2 chiếc võng cứ đánh vào nhau. Dù sao đi nữa, tôi cũng thiếp ngủ tiếp


attachment.php

Tôi chuẩn bị leo lên đò để ra phà thì một cơn mưa lớn ập tới. Cũng hên là cơn mưa mau tạnh, tôi hên quá, kịp đi đò ra phà mà không bị ướt.

attachment.php

Các người lái đò chạy núp mưa.

attachment.php
 
attachment.php

Sáng nay trên phà ngoài hành khách, trên phà họ cũng vận chuyển thêm cá vào An Thới. Tôi không hề hưởi được mùi tanh, vì mực cá ở đây tươi lắm.

attachment.php


attachment.php

Ở An Thới không có những món ăn lạ. Tôi ăn sáng với món bún xào rất dở mà phải trả giá 30 ngàn. Con Mau chỉ hửi thôi mà không thèm ăn.

Đến An Thới, tôi ghé thăm mẹ của Sự. Bà biết tôi muốn tìm hiểu về cách làm nước mắm trên đảo, nên bà dẫn tôi đến những lò nước mắm mà bà quen, để tôi tìm hiểu. Chúng tôi phải ghé đến lò thứ 4, lúc đó người chủ lò mới có ở nhà. Bà ta đang bận rộn công việc, nhưng bà ta vẫn dành thời gian đón tiếp tôi rất nhiệt tình.

attachment.php

Bà ta cho tôi biết kỹ thuật làm nước mắm của gd bà là, họ ướp cá với muối ngay trên tàu, cứ 3 cá 1 muối. Muối là từ Bà Rịa- Vũng Tàu. Cá sau đó được ủ trong những bồn chứa làm bằng cây, mỗi bồn như thế có sức chứa là 12000 lít. Họ ủ trong bóng mát trong vòng 12 tháng. Kế tiếp họ rút hết nước mắm ra, làm vệ sinh nắp và vỉ cho sạch. Các lớp muổi đóng bên trên họ đem bỏ. Rồi họ cài vỉ lại vào bồn, và đổ nước mắm vào lại. Xong họ cho nước mắm chảy ra một thau hứng, đồng thời dùng máy bơm nước mắm lại lên bồn. Họ cho nước mắm chảy như thế trong 1 tuần đến 10 ngày là nước mắm trong. Lúc này nước mắm có độ đạm từ 32-40 và đã thành sản phẩm. Tùy thuộc theo chất lượng của cá, mỗi bồn họ có thể rút được từ 2000 – 3000 lít nước mắm loại 1, hay gọi là nước mắm nhỉ. Mùa cá cơm chất lượng nhất là từ tháng 4- 7 âm lịch, sẽ làm được nước mắm ngon.

attachment.php

Tiếp theo họ pha nước muối với độ mặn là 25 độ, rồi họ cho chảy từ bồn này qua bồn kia. Theo kinh nghiệm thì họ cảm thấy khi nào nước mắm đó đạt, họ gọi đó là long 1. Rồi họ chạy tiếp một đợt lớp muối nữa gọi là long 2.
Loại nước mắm này họ bán cho ai tôi không biết, nhưng sau này có người cho tôi biết là nhiều lò nước mắm lớn ở Dương Đông, họ bán nước mắm này về SG với giá chỉ 30 ngàn cho mỗi can 20 lít.

attachment.php

Lò nước mắm này tôi thấy rất sạch và không hề có mùi hôi thối, như tôi đã quen thuộc từ những làng nước mắm tại Phan Thiết. Ở đây có quy định là nơi ủ nước mắm là phải bằng nền xi măng và bồn nước mắm phải kê lên cao, để cho việc giữ vệ sinh dễ dàng hơn. Đúng là nghề nước mắm ở đây cao cấp hơn là Phan Thiết rất nhiều lần.

attachment.php

Xong cuộc phỏng vấn về nước mắm, tôi thấy bà chủ quá bận rộn, tôi không dám hỏi thêm về món mắm cá cơm tại đây, và tôi cám ơn ra về.
Mẹ Sự bắt tôi ghé về nhà bà dùng bữa trưa, bà mới cho tôi đi tiếp. Trước tiên tôi gọi điện cho Nam, anh bạn chạy xe ôm từ Hàm Ninh đến đón tôi tại An Thới. Nam đến đón tôi rất đúng giờ, và chở tôi về lại nhà trọ, nơi tôi gửi xe tại Hàm Ninh.
 
attachment.php


attachment.php

Chiều nay, tôi thấy Nam mua về một con cá ngoáp thật to mà anh ta mới mua được từ ghe đánh cá. Tôi sẽ đóng góp phần phụ gia để nấu món lẩu chua. Trước khi đi chợ, tôi dạo một vòng xuống bến phà. Hôm nay cũng có ít du khách ghé thăm nơi đây để mua hải sản.

attachment.php

Khu sân vườn của nhà nghỉ Hải Anh.

attachment.php

Anh Hải, ông chủ nhà nghỉ nuôi vài loại thú hiếm trong vườn cứ như là một sở thú mini.

attachment.php

Mỗi lần tàu cặp bến, xe ra vô tấp nập.
 
attachment.php

Anh có phải Xích Lô không? Một anh bạn Phượt từ SG nhận ra tôi nhờ cái mái che nắng và thùng đá. Anh ta đang đi cùng với đoàn, nên không có thời gian để ngồi nhâm nhi ly nước mía cùng với tôi.

attachment.php

Bãi biển Hàm Ninh cạn lắm, nên không trở thành khu du lịch được.

attachment.php

Du khách chỉ ghé thăm quan Hàm Ninh thôi, chứ không nghỉ lại đây.

attachment.php

Ốc nhảy. coi chừng chúng nhảy hết ra ngoài rồi kìa!

attachment.php

Sò tô.

attachment.php

Ghẹ, nhiều loại ghẹ lắm, tôi vẫn chưa nhớ nổi hết các tên của các loại ghẹ

attachment.php

Tôi thấy một chị đang phơi một loại rễ cây, hỏi thăm thì tôi được biết đây là một loại rể của cây Mật Nhân. Loại rễ này ngâm rượu uống sẽ trị bá bệnh. Mẹ của Sự uống 2 ly nhỏ một ngày và bà nói cả 2 năm nay, bà không cần phải đi thăm bác sỹ.
 
attachment.php

Ở đây cứ mỗi một bịch 1 kg rễ Mật Nhân họ bán với giá 50 ngàn mà thôi, một mặt hàng rất được nhiều du khách việt yêu chuộng.

attachment.php

Chắc là hải sản tươi và khô ở đây vẫn rẻ hơn là bên Dương Đông.

attachment.php

Tại nhà trọ gồm có nhiều người tham gia bữa nhậu chiều nay, gồm có ông chủ nhà nghỉ, Nam, anh thợ hàn trước cửa, anh thợ mộc, ông bán hàng rong từ Long Xuyên, tôi và vài người khác. Không khí thật là bình đẳng, với món canh chua mà mọi người cùng tham gia để nấu.

attachment.php

Bình thường thì mọi người ở đây chiều nào cũng hội tụ tại đây và chỉ nhậu lai rai thôi. Nhưng hôm nay ngoại lệ vì mọi người đều vui, nên bình rượu cứ được đông đầy nhiều lần, cho đến khi vài người ngưng chiến.
Sau bữa nhậu, Nam rủ tôi về nhà anh ta dùng bữa cơm. Vợ chồng anh ta mướn một phòng trọ bé nhỏ và chung sống cùng 2 cô bé gái nhỏ. Tuy sống trong một hoàng cảnh eo hẹp mà vẫn phục vụ tôi bữa cơm tối ấn tượng (ruốc tẩm bột chiên, ngon bổ rẻ), đã làm cho tôi rất cảm động về lối sống hiếu khách của người dân Miền Tây Nam Bộ.

attachment.php

Hoa sim.

attachment.php

Trái sim.

attachment.php

Rượu Sim là một loại đặc sản trên đảo, nên tôi rất muốn tìm hiểu về loại cây này. Nam cho tôi biết đây là một loại cây rừng. Hiện bây giờ là cây đang trổ bông và trong vài tuần nữa, người dân trên đảo đi vào rừng hái trái Sim. Mùa Sim kéo dai mấy tháng thì anh ta không biết, nhưng Sim không chín cùng một lúc, nên việc hái Sim cũng khá vất vả, vì mỗi cây họ chỉ hái được vài trái. Trên thị trường, 1 kg Sim chín trị giá 40 ngàn đồng. Nam cho tôi biết thêm là trên Long Sơn Tự, những cây Sim gần chùa thật kỳ lạ có trái quanh năm. Chúng tôi chạy xe lên đó và Nam cũng đã cố gắng hái được cho tôi vài trái. Trái Sim chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay út và lớn lắm là cỡ đầu ngón tay trỏ. Sim chỉ có một vị thơm không đặc biệt cho lắm và cũng hơi nhạt nhẽo. Màu trái Sim có màu đỏ tím đỏ, rực rỡ hơn trái nho đỏ, màu bordeaux.
Để làm rượu Sim theo công thức của người địa phương, thì cứ mỗi ký Sim, người ta dùng nửa ký đường và ủ từ 2 đến 3 tháng cho rượu lên men theo kiểu thiên nhiên. Đây là một loại rượu ngọt, chỉ uống kiểu giải khát thôi. Còn kiểu làm thứ 2 là người ta đem ngâm cứ 5 kg Sim cùng với 1 lít rượu đế loại một, một thời gian cho có ít hương vị và màu sắc của Sim. Sau đó người ta mang ra pha loãng với rượu thường để lai rai.
Theo tôi nghĩ, nếu một loại trái cây mà không có đủ đô ngọt mà phải dùng đến đường, giúp cho việc lên men, thì sao được gọi là đặc sản được? Còn nếu trái sim ngâm rượu để lấy màu và ít hương vị, thì đó gọi là rượu ngâm mà không phải là rượu sim. Ở đây tôi muốn nói là người tiêu dùng ở VN, thường hay bị những công ty này nọ lừa gạt, mà không có một bộ phận nào đứng ra bảo vệ cho người tiêu dùng cả.
 
Hi anh xichlo
Ngồi hóng gió biển Bàu Trắng Phan Thiết post hình Phú Quốc,cũng hợp lý quá hả anh !!!!!
Con cá mà anh em mần nồi lẩu chua là con cá ngác ( anh viết cá ngoáp làm em đọc muốn vọp bẻ cơ miệng luôn rồi ). Cá ngác nhìn rất giống cá trê,đầu dẹp,có râu,có ngạch rất sắc. Nhìn kỹ thì thấy đuôi nó dẹp và nhỏ hơn cá trê. Thịt cá ngác ăn giống giống cá lăng,nhưng phần ngon nhất của con cá ngác là bộ trứng cá ( nhìn tô trứng cá chịu hổng nổi )
Đang thắc mắc tại sao anh ra tới Hàm Ninh,chụp hình con ghẹ mà lại không giới thiệu món ghẹ nổi tiếng của Phú Quốc?
Em làm nghề biển nên đã ăn ghẹ ở hầu hết các vùng biển VN. Ban đầu cũng không hiểu sao người ta lại nói ghẹ ở vùng này ngon,ghẹ vùng kia dở. Ghẹ nào mà khong là...ghẹ ? Cất công tìm hiểu và ăn thử nhiều nơi,mới nhận ra 1 điều là ghẹ ở Phú Quốc ( Kiên Giang ) và ở Sông Cầu ( Phú Yên ) là ngon nhất. Tại sao????
Con ghẹ ngon là con ghẹ sống ở vùng biển nước ít mặn ( cửa sông, đầm phá...). Khi đó thịt con ghẹ mang nhiều vị ngọt chứ không bị nhiễm vị mặn của muối biển. Biển Tây Nam VN là nơi hứng dòng chảy thoát nước của vùng Tứ Giác Long Xuyên ( An Giang, Kiên Giang ) nên độ mặn thấp,lại có nhiều phù du làm nguồn thức ăn cho ghẹ. Vùng Sông Cầu Phú Yên cũng tương tự như vậy. Bữa nào anh ăn thử con ghẹ Nha Trang và con ghẹ Phú yên sẽ thấy khác thế nào. Nhưng con ghẹ ..mập nhất và không bao giờ bị ốp lại là con ghẹ Hạ Long Quảng Ninh. Hỏi ra mới biết con ghẹ cũng như con cua,đăc tính của nó chỉ kiếm ăn khi trời tối. Mà vùng Hạ Long có nhiều đảo lớn nhỏ, ánh sáng mặt trời bị che khuất tạo thành nhiều vùng tối dưới nước. Cho nên con ghẹ vùng này gần như bơi đi kiếm ăn quanh năm suốt tháng,nên nó mới mập ù như vậy ( cho dù vị thit không ngon,nhưng được cái luôn chắc nịch )
 
Last edited:
Hic, đọc loạt bài này mới thấy trong "phượt" có mấy bác chỉ thua Cụ Nguyễn Tuân khoản viết, chứ cái khoản kiếm miếng ngon để xơi thì Nguyễn Tuân chắc phải gọi các bác = "Cụ"

... thấy bà nội trẻ đẹp -> sao không tố cho ông nội thêm vài ly?? :LL
Bác cho mình xin lại số dt của bác nhé, số của bác mình bị mất rồi.

To xichlo: 0984663149
 
Hi anh xichlo
Ngồi hóng gió biển Bàu Trắng Phan Thiết post hình Phú Quốc,cũng hợp lý quá hả anh !!!!!
Con cá mà anh em mần nồi lẩu chua là con cá ngác ( anh viết cá ngoáp làm em đọc muốn vọp bẻ cơ miệng luôn rồi ). Cá ngác nhìn rất giống cá trê,đầu dẹp,có râu,có ngạch rất sắc. Nhìn kỹ thì thấy đuôi nó dẹp và nhỏ hơn cá trê. Thịt cá ngác ăn giống giống cá lăng,nhưng phần ngon nhất của con cá ngác là bộ trứng cá ( nhìn tô trứng cá chịu hổng nổi )
Đang thắc mắc tại sao anh ra tới Hàm Ninh,chụp hình con ghẹ mà lại không giới thiệu món ghẹ nổi tiếng của Phú Quốc?
Em làm nghề biển nên đã ăn ghẹ ở hầu hết các vùng biển VN. Ban đầu cũng không hiểu sao người ta lại nói ghẹ ở vùng này ngon,ghẹ vùng kia dở. Ghẹ nào mà khong là...ghẹ ? Cất công tìm hiểu và ăn thử nhiều nơi,mới nhận ra 1 điều là ghẹ ở Phú Quốc ( Kiên Giang ) và ở Sông Cầu ( Phú Yên ) là ngon nhất. Tại sao????
Con ghẹ ngon là con ghẹ sống ở vùng biển nước ít mặn ( cửa sông, đầm phá...). Khi đó thịt con ghẹ mang nhiều vị ngọt chứ không bị nhiễm vị mặn của muối biển. Biển Tây Nam VN là nơi hứng dòng chảy thoát nước của vùng Tứ Giác Long Xuyên ( An Giang, Kiên Giang ) nên độ mặn thấp,lại có nhiều phù du làm nguồn thức ăn cho ghẹ. Vùng Sông Cầu Phú Yên cũng tương tự như vậy. Bữa nào anh ăn thử con ghẹ Nha Trang và con ghẹ Phú yên sẽ thấy khác thế nào. Nhưng con ghẹ ..mập nhất và không bao giờ bị ốp lại là con ghẹ Hạ Long Quảng Ninh. Hỏi ra mới biết con ghẹ cũng như con cua,đăc tính của nó chỉ kiếm ăn khi trời tối. Mà vùng Hạ Long có nhiều đảo lớn nhỏ, ánh sáng mặt trời bị che khuất tạo thành nhiều vùng tối dưới nước. Cho nên con ghẹ vùng này gần như bơi đi kiếm ăn quanh năm suốt tháng,nên nó mới mập ù như vậy ( cho dù vị thit không ngon,nhưng được cái luôn chắc nịch )

Anh đã hỏi rất kỹ về loại cá này. Người dân ở đây họ phân biệt được cá ngoáp hay cá ngác, riêng con cá ngác thì anh đã sực nó nhiều lần ròi.
Còn về phần ghẹ, từ nào giờ anh không thích những món gì mà phải gặm hút;), nên chưa đề cặp tới. Nhưng anh sẽ tham khảo và chia sẻ kết luận với các bạn. Mới sáng nay anh xuống biển là chụp hình được 4-5 loại ghẹ rồi, bây giờ chỉ còn thiếu ăn và nhận sét thôi.
Cám ơn đã đóng góp kiến thức cho anh rất nhiều, kỳ tới đến Sông Cầu anh sẽ ăn ghẹ;).
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,814
Bài viết
1,138,951
Members
192,779
Latest member
sao789ycom
Back
Top