What's new

Lại lên đường: Về thăm lại làng quê yêu dấu

Ngày mai tôi sẽ lên đường làm chuyến phượt đầu tiên của mình. Thực ra đây không phải là chuyến đi đầu tiên của tôi, nhưng đây là chuyến đi đầu tiên tôi ghi lại cảm xúc lên diễn đàn này.
Tôi đã từng lang thang khắp miền Nam trong những năm 2000 - 2003, thời gian tôi sống ở Tây nguyên nhiều hơn ở nhà.
Tôi đã từng lang thang trong trại giam Cái Tàu giữa rừng U Minh Hạ, ăn cơm cùng các quản giáo mà thức ăn là con rắn to bằng cổ tay chặt khúc ra kho mặn, cùng các phạm nhân trồng cây xây dựng trại giam mới.
Tôi đã từng lang thang trên dải đồi Sacly (Kon Tum) nổi tiếng với đầy rẫy bom đạn, đứng trên đỉnh pháo binh của cứ điểm Sacly ngắm nhìn trời mây non nước khi mà dưới chân tôi thung lũng xã Rờ Kơi đang chìm trong mưa giông mịt mùng, ngang sườn núi mây vây kín còn tôi đứng trên đỉnh với nắng chiều rực rỡ. Dãy Sacly cũng là nơi hàng chục nhân công trồng rừng của chúng tôi đã hy sinh vì bom đạn, bão lũ để phủ xanh lại mảnh đất bị tàn phá bởi chất độc da cam.
Tôi đã từng sống với người dân ĐắkTô hiền hậu, họ sẵn sàng cho chùng tôi ở nhờ trong nhà, nấu cơm cho chúng tôi ăn, ngây ngô thương cảm khi nghe tôi nói "vợ em đã khuất núi" và đỏ mặt bẽn lẽn khi nghe tôi giải thích Từ Đồng Nai lên đây bị che khuất bởi rất nhiều ngọn núi chị à! Ôi những người đan thật thà chất phác chưa bị sự hoạt ngôn xảo trá đầu độc !
Tôi đã từng cùng thằng bạn lang thang xe máy từ Kon Tum - Quảng Ngãi và trở về trong ngày khi mà quốc lộ 24 còn phủ kín bởi tán rừng già của đại ngàn Trường Sơn. 2 đứa tôi sau khi ăn cơm trưa ở Quảng Ngãi đã hỏi chị chủ quán hết bao nhiêu tiền và ngơ ngác nhìn nhau khi nghe nói hết 4.500đ (2000đ/đĩa cơm và 500đ cho tô canh) trong khi mỗi đĩa cơm ở Kon Tum thường là 8000-10.000đ. Khi quay về chúng tôi đã được tắm mưa rừng khi trời mưa xối xả từ đèo Violac đến tận MăngĐen, hai đứa lầm lũi chạy 1xe máy trên con đường quanh co như con rắn trườn giữa tán rừng già của đại ngàn Trường Sơn không một bóng người qua lại nhưng không thiếu thú dữ đang rình mồi đâu đó.
Điều đáng tiếc là ngày đó tôi khong có máy chụp hình nên quá khứ giờ chỉ còn trong ký ức. Những kỷ vật của tôi trong thời gian trai trẻ ấy chỉ còn lại hai thứ này:
Mảnh mìn Play-mo tôi lấy về từ đỉnh Pháo binh của cứ điểm Sacly
attachment.php

attachment.php


attachment.php
 
Chú có wa Gia Lai ko vậy ???? Không biết đoạn đường đó giờ tốt chứ..............vì tháng 4 vừa rùi cháu có đi....đường xấu......nhiều ổ gà, voi.......
 
Chú có wa Gia Lai ko vậy ???? Không biết đoạn đường đó giờ tốt chứ..............vì tháng 4 vừa rùi cháu có đi....đường xấu......nhiều ổ gà, voi.......

Cứ từ từ bạn sẽ biết.
Cảm nhận của tôi về thủ phủ của tây nguyên là thành phố này có nhịp sống chậm, êm đềm. Mọi sinh hoạt thường được bắt đầu từ 7g sáng, mọi người cũng không vội vã như Biên Hòa hay TP HCM nhưng mức sống không thấp. Trên đường phố rất nhiều ôtô cá nhân và giá cả sinh hoạt cũng không rẻ
 
Cơn bão số 4 đổ vào Bình Định-Phú Yên sáng sớm, quét qua ĐăkLắk-GiaLai sang Campuchia. Vậy là hôm nay chúng tôi đi xuyên qua vùng mưa bão ! Đây quả là một chuyên đi bão táp.
Sau khi rời khỏi Ban Mê vài km trời bắt đầu mưa to và chúng tôi dầm mưa đến tận TP Kon Tum.
Trong các quốc lộ hiện hữu ở Việt Nam có lẽ đoạn đường từ Buôn Hồ - Chư Sê là kinh hoàng nhất hện nay. Toàn bộ tuyên đường bị đào bới, đổ đá bụi nhưng chưa lu lèn nên mặt đường lổm chổm như vừa trải qua trận bom của Mỹ thời chiến tranh, xe cộ di chuyển rất khó khăn, cơn bão đổ vào mang theo mưa xối xả càng làm cho tình hình thêm tồi tệ. Có những lúc chúng tôi chỉ di chuyển được với tốc độ 15-20km/h.
Qua khỏi thị xã Buôn Hồ, tới rừng thông phòng hộ QL14 thấy trời giảm mưa tôi dừng lại nghỉ và chụp vài tấm hình
attachment.php


attachment.php


attachment.php

Mưa bão khiến chúng tôi không thể chụp được hình dọc đường vì máy phải bỏ trong túi nilon chống ướt, chúng tôi lầm lũi đi và mong sớm thoát khỏi con đường đau khổ này.
Giữa Buôn Hồ và EaH'leo có dải rừng thông phòng hộ do thanh niên xung phong trồng ngày trước. Những năm 2000-2003 diện tích rừng thông này còn nhiều, rừng phủ xuống tận chân đồi nhưng bây giờ chỉ còn một ít ven đường, phía trong đã bị phá trồng cà phê. Dải rừng mỏng manh còn lại có lẽ cũng không tồn tại lâu vì thỉng thoảng lại xuất hiện cây "thông "đỏ". "Thông đỏ" ở đây không phải là loài thông đỏ Taxus chinensis mà là cây thông ba lá Pinus kesiya được người dân dùng dao chém vào thân một nhát sâu rồi đổ lên vết thương đó "hỗn hợp hóa chất hữu cơ phức tạp" mà nông dân gọi bằng cái tên đơn giản là thuốc diệt cỏ!!!
Sau khi được "tiêm" thuốc ít ngày toàn bộ tán lá sẽ chuyển sang màu đỏ và thời gian sau cây sẽ chết
 
Lầm lũi đi trong mưa bão, hơn 13g chúng tôi mới đến Cầu 110, bước vào địa phận tỉnh Gia lai. Chẳng buồn ăn trưa, chúng tôi đi tiếp, đến gần Chư Sê, đang bò như rùa giữa đoạn đường lổm nhổm đất đá thấy hai bác xe khách cùng chiều đang "hạ lộ nằm yên", một anh 45 chỗ đang yên vị dưới ruộng bên phải, anh 29 chỗ nằm dưới lề bên trái. Đường xá như thế mà các bác phóng kiểu gì tài thật !
14g20 chúng tôi đên ngang núi Hàm Rồng, dừng lại nghỉ một chút. Núi Hàm Rồng trong mưa bão
attachment.php


attachment.php

Ở tây nguyên, hoa Dã Quỳ nở là thời tiết đã khô hanh nhưng hôm nay tôi có những bông Dã Quỳ phất phơ trong mưa gió
attachment.php

Lúc này mọi người đi ngang đều ngoái lại nhìn hai phượt tử đi chân đất quần áo lấm lem bùn đất.
Nói thêm về việc đi chân đất là do tôi có thói quen không đi giày mà thường dùng dép da. Nhưng năm công tác ở tây Nguyên tôi luôn dùng dép da để băng rừng lội suôi thoải mái mà ghé vào ủy ban xã , huyện làm việc cũng lịch sự, dần nó trỏ thành thói quen. Hôm nay đi phượt tôi cũng dùng Đôi dep da và đã bỏ vào túi treo ở xe cho khỏi ướt. Thế là cả hai đứa đi chân đất mặc áo mưa (bị bùn đất văng lên bẩn từ đầu tới chân) lang thang qua các phố.
16g tới địa phận TP Kon Tum, trời ngớt mưa, chúng tôi ghé váo tiêm rửa xe bên đường nhờ chủ nhà dùng vòi rửa xe xịt rửa bùn đất trên quần áo và rửa xe để khi vào TP nhìn nó đỡ dị hợm. Nhận tiện tôi cũng kiểm tra lại thắng trước đang có tiếng kêu bất thường và phát hiện nó đã bị mòn hết bố. Nguyên nhân là bột đá trên đoạn đường vừa qua theo nước văng lên bám vào hệ thống phanh, trở thành lớp đá mài mài mòn hết cặp bố thắng mới thay cách đây ít lâu.
Đến TP Kon Tum tôi ghé vào nhà nghỉ Bi Bi (tên cũ) thuê phòng (180.000đ/ngày) giặt giũ quần áo rồi đền nhà người bạn liên hoan mừng hai đứa tôi đã trỏ lại Kon Tum.
Bãi chiến trường trong phòng nghỉ hai đứa tôi bày ra sau khi vượt qua đoạn đường khổ ải
attachment.php
 
Last edited:
01/12 Kon Tum - Đà Nẵng: Dầm mưa vượt qua dãy Trường Sơn
Kon Tum đón ngày đầu tuần bằng thời tiết đẹp nên tôi hy vọng hôm nay có ngày xê dịch thuận lợi.
Sáng sớm, anh bạn đang công tác bên tỉnh ủy đến đón chúng tôi đi ăn sáng món phở khô nổi tiếng của GiaLai - Kon Tum trên đường Phan Chu Trinh
attachment.php

Sau đó sang quán cà phê Adam & Eva đối diện uống cà phê. Quán này thiết kế đặc trưng của Tây nguyên với nhà sàn, sân vườn rộng và bộ sưu tập tượng gỗ, cây cảnh và nhiều thứ khác. Cửa vào:
attachment.php

Hai bên là hai nhà sàn
attachment.php


attachment.php

Bên trong
attachment.php


attachment.php
 
Last edited:
Cà phê ở quán này cũng bình thường (theo khẩu vị của tôi), giá cả tôi không rõ vì các bạn ở Kon Tum trả tiền.
Kon Tum là tỉnh cực bắc của Tây nguyên thuộc sườn tây của dãy Trường Sơn với diện tích 9.869km2, dân số khoảng 450.000người, các dân tộc thiểu số có Xêđăng, Bana, Giẻ triêng, Raglai. Các dân tộc ở Kon Tum có nét văn hóa là đẽo thuyền độc mộc và tạc tượng nhà mồ. Các sông suối ở miền núi thường chảy xiết nên người dân tộc dùng một thân cây to đẽo rỗng thành chiếc thuyền độc mộc. Thuyền dài và hẹp với bề ngang chỉ vừa người ngồi nên ít cản nước, dễ vượt qua các dòng nước chảy xiết. Những năm công tác ở Kon Tum tôi đã nhiều lần đi thuyền này vượt qua sông Pôcô. Người Đồng bào ở Kon Tum thường chôn cất người chết bằng thân cây đục rỗng giữa (có khi chỉ bọc bằng chăn mền), chôn xuống rồi đắp mộ đất. Phía trên họ làm một mái nhà che nắng mưa cho ngôi mộ gọi là nhà mồ. Phía trước mộ (hoặc xung quanh) họ đặt 1, 2 hay nhiều tượng gỗ canh giữ nhà mồ. Các tượng gỗ đó được gọt đẽo từ một thân cây và mang nhièu đường nét rất sinh động. Các tượng gỗ trong quán cà phê có lẽ được lấy về từ các nhà mồ trong vùng.
 
Rời quán cà phê, chúngtôi tạm biệt các bạn ở Kon Tum rồi về cửa hàng Honda ở đường Trần Phú thay bố thắng trước
Đường phố Kon Tum buổi sáng
attachment.php


attachment.php


attachment.php

Chiếc xe được tu sửa
attachment.php
 
Last edited:
Sửa xe xong chùng tôi đến thăm công trình lâu đời ở Kon Tum là tòa Giám mục Kon Tum
attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php

Một tượng đài trong sân tòa Giám Mục
attachment.php

Và chiếc thuyền độc mộc, chiếc thuyên này thuộc loại lớn, sẽ khó rẽ nước trên các dòng chảy mạnh, có lẽ nó đã bị tông vào đá nên bị vỡ phần mũi
attachment.php
 
Last edited:
Các bạn có để ý ? Các cột kèo của tòa Giám mục đều được làm bằng gỗ quý như Trắc, Cà chít nên rất cứng và bền, nó đã đứng vững cả trăm năm rồi. Người Pháp cũng rất tính toán phong thủy trong xây dựng. Con đường phía trước (đường Nguyễn Văn Trỗi) chiếu thẳng vào cửa nhưng nó nằm dưới thấp nên các trường khí không xông thẳng vào nhà được
attachment.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,730
Bài viết
1,136,571
Members
192,533
Latest member
68vipwincom
Back
Top