What's new

Lại lên đường: Về thăm lại làng quê yêu dấu

Ngày mai tôi sẽ lên đường làm chuyến phượt đầu tiên của mình. Thực ra đây không phải là chuyến đi đầu tiên của tôi, nhưng đây là chuyến đi đầu tiên tôi ghi lại cảm xúc lên diễn đàn này.
Tôi đã từng lang thang khắp miền Nam trong những năm 2000 - 2003, thời gian tôi sống ở Tây nguyên nhiều hơn ở nhà.
Tôi đã từng lang thang trong trại giam Cái Tàu giữa rừng U Minh Hạ, ăn cơm cùng các quản giáo mà thức ăn là con rắn to bằng cổ tay chặt khúc ra kho mặn, cùng các phạm nhân trồng cây xây dựng trại giam mới.
Tôi đã từng lang thang trên dải đồi Sacly (Kon Tum) nổi tiếng với đầy rẫy bom đạn, đứng trên đỉnh pháo binh của cứ điểm Sacly ngắm nhìn trời mây non nước khi mà dưới chân tôi thung lũng xã Rờ Kơi đang chìm trong mưa giông mịt mùng, ngang sườn núi mây vây kín còn tôi đứng trên đỉnh với nắng chiều rực rỡ. Dãy Sacly cũng là nơi hàng chục nhân công trồng rừng của chúng tôi đã hy sinh vì bom đạn, bão lũ để phủ xanh lại mảnh đất bị tàn phá bởi chất độc da cam.
Tôi đã từng sống với người dân ĐắkTô hiền hậu, họ sẵn sàng cho chùng tôi ở nhờ trong nhà, nấu cơm cho chúng tôi ăn, ngây ngô thương cảm khi nghe tôi nói "vợ em đã khuất núi" và đỏ mặt bẽn lẽn khi nghe tôi giải thích Từ Đồng Nai lên đây bị che khuất bởi rất nhiều ngọn núi chị à! Ôi những người đan thật thà chất phác chưa bị sự hoạt ngôn xảo trá đầu độc !
Tôi đã từng cùng thằng bạn lang thang xe máy từ Kon Tum - Quảng Ngãi và trở về trong ngày khi mà quốc lộ 24 còn phủ kín bởi tán rừng già của đại ngàn Trường Sơn. 2 đứa tôi sau khi ăn cơm trưa ở Quảng Ngãi đã hỏi chị chủ quán hết bao nhiêu tiền và ngơ ngác nhìn nhau khi nghe nói hết 4.500đ (2000đ/đĩa cơm và 500đ cho tô canh) trong khi mỗi đĩa cơm ở Kon Tum thường là 8000-10.000đ. Khi quay về chúng tôi đã được tắm mưa rừng khi trời mưa xối xả từ đèo Violac đến tận MăngĐen, hai đứa lầm lũi chạy 1xe máy trên con đường quanh co như con rắn trườn giữa tán rừng già của đại ngàn Trường Sơn không một bóng người qua lại nhưng không thiếu thú dữ đang rình mồi đâu đó.
Điều đáng tiếc là ngày đó tôi khong có máy chụp hình nên quá khứ giờ chỉ còn trong ký ức. Những kỷ vật của tôi trong thời gian trai trẻ ấy chỉ còn lại hai thứ này:
Mảnh mìn Play-mo tôi lấy về từ đỉnh Pháo binh của cứ điểm Sacly
attachment.php

attachment.php


attachment.php
 
Rời tòa Giám mục, chúng tôi dến thăm một nơi nổi tiếng khác là nhà thờ gỗ Kon Tum. Nhà thờ cũng được làm bằng gỗ Trắc, Cà chít cách đây trăm năm rồi. Ở Kon Tum ít nhà thờ nên vào dịp Giáng sinh, đòng bào dân tộc các huyện sẽ kéo ra rất đông. Họ mang theo lều bạt ra dựng trại ở sân nhà thờ trước lễ một vài ngày để chờ đón đêm Noel.
Nhà thờ gỗ chụp ngược sáng
attachment.php

Và chụp xuôi chiều
attachment.php

Hai phượt tử từ phương xa
attachment.php
 
Cuộc sống ở Kon Tum cũng bình lặng tượng tự BanMê nhưng đường phố ít ô tô con hơn nhiều.
9g sáng chúng tôi trả phòng nhà nghỉ rồi lên dường.
Bến xe khách Kon Tum
attachment.php

Tạm biệt Kon Tum
attachment.php

Đoạn đường Kon Tum ĐắkTô cũng đang thi công nhưng đã được lu lèn nên dễ đi hơn nhiều
attachment.php

Đá bột rải đường chính là thứ mài mòn bố thắng của tôi hôm qua
attachment.php

Tới Huyện Đắk Hà
attachment.php

Cổng chào làng nghề truyền thống, không biết là nghề gì vì tôi chưa nghe nói nghề đặc trưng nào của huyện Đắk Hà cả
attachment.php

Chợ Đắk Hà, chợ này gần như chợ phiên, rất đông vào chủ nhật, ngày thường thì ít
attachment.php
 
Last edited:
Rừng đặc dụng Đắk Uy, rừng này bảo tồn loài trắc, ngày trước rừng ra đến sát đường nhưng bây giờ phần ven đường đã bị giải toả, chỉ còn lại phía trong
attachment.php

Qua khỏi Đắk Hà một đoạn là cầu Diên Bình. Nơi đây cơn bão số 9 quét qua Kon Tum năm 2009 đã đưa từ rừng đầu nguồn TuMơRông về đây hàng trăm ngàn gốc cây rừng, tạo nên bãi gỗ khổng lồ ngay ven đường. Số gốc đó hiện đã được lấy đi hết, chỉ còn lại bãi đất bỏ hoang
attachment.php

Một vài tàn tích còn lại của bãi gỗ năm xưa
attachment.php

10g30 chúng tôi đến thị trấn ĐắkTô, nơi đây năm 1972 là chiên trường ác liệt với cụm cứ điểm đồi 42, sân bay Phượng Hoàng, đồi SạcLy. Tôi dừng lại ít phút tại tượng đài chiến thắng ĐắkTô
attachment.php

Xe tăng tham gia chiến dịch ĐắkTô
attachment.php

Lịch sử của chiếc xe
attachment.php

Một chiếc khác
attachment.php
 
Ở đây còn có nhà rông của các dân tộc Kon Tum với đặc trưng mái cao vút
attachment.php

Sang thăm cứ điểm Tân Cảnh (đồi 42), người trông coi nơi này không có ?! nên vòng hoa đổ chỏng trơ
attachment.php

Ra ngó nghiêng sân bay Phượng Hoàng, giờ chi còn lại đường băng năm ven đường Hồ Chí Minh, người dân tận dụng phơi nông sản
attachment.php

đường băng khi xưa
attachment.php


attachment.php
 
Đến ĐắkTô thì tất nhiên phải ngước nhìn đồi Sacly tý. Đồi Sacly là cứ điểm cao 1300m nằm giữa ba huyện Ngọc Hồi, Sa Thầy và ĐắkTô. Từ đây có thể quan sát ngã ba Đông dương nên Mỹ đã xây dựng một cứ điểm nhằm khống chế đường Trường Sơn và khu vực. Nơi đây trước kia là rừng già nhưng đã bị rải chất độc da cam khai hoang thành đồi trọc cỏ tranh lau lách mọc và thường bị cháy vào mùa khô. Khi chúng tôi triển khai trồng rừng trên dãy đối này thì vẫn còn nhiều thân cây (chủ yếu là sao đen) đường kính >1m bị chết do thuốc khai hoang đổ nằm rải rác, còn bom đạn thì nhiều vô số. Sau này người dân theo các đường ủi do chúng tôi mở chuyển cây giống trồng rừng đã lấy hết gỗ về, còn bom đạn thì cũng bị lấy bán phế liệu. Sacly thực ra là dãy đồi dài trên 20km với nhiều đỉnh nhưng đáng chú ý là đỉnh Pháo Binh và đỉnh Sân bay. Đỉnh Pháo binh là 1 chóp nhọn cao nhất trong dãy đồi, bên trên có mặt bằng hình tam giác rộng khoảng 200-300m2 được bố trí nhiều ụ pháo. Ụ pháo là một đường hào rộng, đáy vát để xe tăng có thể lùi xuống nằm chìm dưới mặt đất chỉ dương nóng pháo lên bắn. Lần đầu tôi leo lên đỉnh này thì dưới các Ụ pháo đầy vỏ đạn pháo, sau này người dân đã gùi về bán phế liệu hết. Mảnh mìn playmo ở đầu topic tôi cũng nhặt trong ụ pháo ở đỉnh này. Đỉnh Sân bay thấp hơn một chút và bằng hơn, năm cách đỉnh Pháo binh khoảng 1km về hướng tây, trên đỉnh có một đường băng ngắn cho máy bay trực thăng. Sacly là nơi diễn ra những trận đánh ác liệt rất nhiều ngừoi hy sinh, là đề tài để Nhạc sỹ Trân Thiện Thanh viết bài "người ở lại Sacly".
Đồi Sacly, bên trái là đỉnh pháo binh, khoảng giữa là đỉnh sân bay, mảng xanh đỉnh bên phải là rừng thông chúng tôi tổ chức trồng năm 2001-2002
attachment.php


attachment.php

Tiếp tục theo đường Hồ Chi Minh, chúng tôi đến Ngọc Hồi
attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php
 
Last edited:
Ngọc Hồi là địa danh quá quen thuộc với các phượt thủ vì nó nằm gần ngã ba Đông Dương nên không cần nói thêm nữa. Tuy nhiên tôi thấy một thị trấn với cửa khẩu quốc tế Bờ Y, khu kinh tế Ngọc Hồi nhưng vẫn còn nhiều điều nhếch nhác.
Chiếu nằm ngoài đường chứ không nằm trên giường
attachment.php

Rác vương vãi ngoài thùng rác
attachment.php

Ngã ba Đông Dương không nằm trong kế hoạch của chúng tôi, vì vậy tôi rẽ phải theo đường HCM
attachment.php
 
Last edited:
Đường từ Ngọc Hồi đi Đắklây chạy dọc theo thung lũng của dòng sông Pô kô nổi tiếng trong thời chiến tranh chống Mỹ. Sông PôKô bắt nguồn từ cực bắc của Tây nguyên chảy xuống TP Kon Tum nhập chung với sông Đắkbla tạo thhành Sông Sêsan chảy qua Campuchia đổ vào sông Mêkông.
Dòng sông Pôkô
attachment.php

Núi rừng Tây nguyên
attachment.php

Bên trái đường
attachment.php

Bên Phải đường
attachment.php

Các bạn có thấy: Tây nguyên xanh giờ chỉ còn rừng xanh trên đỉnh cao
attachment.php

Nhìn hình có thể mọi người nghĩ rằng nương rẫy chỉ có ven sườn thôi, từ đỉnh núi trở vào trong là rừng già đại ngàn ! Thực ra không phải, phía sau đỉnh núi kia là thung lũng có 2 xã ĐắkNa và ĐăkSao của huyện ĐắkTô và họ cũng phát nương làm rẫy đến ngang sườn núi như bên này. Rừng xanh thực sự chỉ còn trên chóp núi, Tây nguyên xanh nay điểm bạc nhiều lắm rồi.
Bầu trời u ám trên đỉnh núi báo hiệu những cơn mưa sắp đến, và thực sự, sau khi tôi chụp tầm hình này ít lâu thì trời đổ mưa. Chúng tôi lại phải đi trong mưa.
Đến huyện ĐắkLây, chúng tôi dừng ăn trưa ở cuối thị trấn (trước đây tôi đã đến đây ăn rồi nhưng quên tên nhà hàng, nó nằm đối diện biển báo vào thị trấn của chiều đèo Lò xo đi xuống). Quán này có món cá suối kho tộ rất tươi ngon.
attachment.php

Bữa trưa của 2 đứa với cá suối, rau luộc và canh tập tàng hết 100.000đ, dưa chua khuyến mãi
 
Last edited:
Sau khi ăn xong, chúng tôi tiếp tục dầm mưa vượt ngang qua dãy Trường Sơn xuống Đà Nẵng. Cả 2 lần tôi vượt qua dãy Trường Sơn bằng xe máy đều bị dầm mưa. Lần trước tôi đi từ Kon Tum xuống Quảng Ngãi (đã kể ở đầu topic), lần này từ ĐắkLây xuống Đà Nẵng.
Rời khỏi quán ăn, chúng tôi vượt đèo Lò Xo trong cơn mưa rừng vần vũ và gói lạnh phương bắc đang kéo về. Trời mưa tôi không thể chụp hình, Những hình ảnh này tôi mượn trong lần đi công tác Kon Tum 3 năm trước.
Đường HCM đèo Lò Xo
attachment.php

Ngã ba rẽ vào Ngọc Linh
attachment.php

Nếu rẽ phải theo ngã ba trên vài km chúng ta sẽ gặp Ngục Đắklây, nó còn được gọi là ngục Tố Hữu vì nhà thơ Tố Hữu từng bị Pháp giam giữ tại ngục này rồi được người đồng bào ở đây cõng chạy thoát. Nơi đó cũng là nguồn cảm hứng để nhà văn Nguyên Ngọc viết tác phẩm "Rừng Xà nu".
Rừng Xà nu bạt ngàn khi xưa giờ chỉ còn vài cây
attachment.php
 
Last edited:
Từ ngã ba Ngọc Linh nói trên trở đi là những cung đường tôi chưa từng đi, hôm nay chúng tôi sẽ khám phá. Chỉ tiếc là trời mưa tầm tã suốt từ ĐắkLây đến Đà Nẵng nên tôi không chụp được tấm hình nào dọc đường.
Đèo Lò Xo xưa kia là đường nhỏ vượt ngang dải Trường Sơn từ ĐắkLây sang Phước Sơn. Đường đi hẹp, trơn trượt với một bên là vách núi một bên là vực thẳm, ngoằn ngèo uốn lượn theo sườn núi nên có tên là Lò Xo. Mùa mưa xe ô tô không thể qua lại. Ngày nay đường Hồ Chi Minh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đã bắc cầu qua những vực sâu, cắt xẻ những dông núi chắn ngang nên đi dễ đi hơn nhiều. Tuy nhiên, vẫn có những đoạn rất dốc, xe tải nặng khó vượt qua nổi. Đi đường này chúng tôi chỉ gặp xe khách và xe tải nhỏ. Khi vượt đèo Lò Xo tôi bị nứt vỡ gương chiếu hậu bên trái vì sự cố nhỏ: chiếc vali cột sau xe xộc xệch, tôi dừng xe chống nghiêng cài số 2 tắt máy bước xuống kiểm tra thì xe vẫn trôi dốc rồi đổ ngang. Đi trong mưa gió đến gần 16g chúng tôi mới đến Khâm Đức - một thị trấn nhỏ bám dọc theo đường HCM. Lúc này cả 2 đứa đều lạnh nên dừng lại một quán cà phê và thực sự: cà phê quán này rất ngon. Ôm sau khi uống hết ly tại quán còn mua thêm một ly mang theo. Nhân lúc chờ cà phê, tôi lấy điện thoại chụo cảnh thị trấn nhỏ giữa núi rừng Trường Sơn
attachment.php


attachment.php

Mọi người có thể thẩy đỉnh núi hiện ra mờ mờ sau hiên nhà.
Trời mưa nên tôi không thể dùng điện thoại định vị, dò đường nên phải vừa đi vừa hỏi đường. lạ đường tôi không dám chạy nhanh nên 17g30 tôi mới đến Thạnh Mỹ - thị trấn này lớn, sầm uất như miền xuôi. Mùa đông càng ra phía bắc trời càng nhanh tối, từ Thạnh Mỹ về đến Đại Lộc tôi đi trong đêm tối và gặp nhiều khó khăn với sự cố kỹ thuật nhỏ của xe.
Trước khi đi tôi đã mang xe đi bảo dưỡng và họ để đèn chiếu hơi cao. Khi để đèn cos thì ánh sáng vẫn chiếu ngang nên không thể nhìn rõ mặt đường sũng nước mưa và không có đèn đường. Vì vậy, tôi không thể tránh những ổ gà nhỏ trên đường, may là không bị xòe lần nào.
Đây là vấn đề các bạn đi phượt đêm nên lưu ý, đèn xe chỉ nên để tầm chiếu khi cos ở khoảng <10m mới có thể nhìn rõ mặt đường nếu phải đi những cung đường lạ, không có đèn chiếu sáng.
 
Last edited:
Tới Đà Nẵng lúc 19g, ôm mệt nên nằm nghỉ, mình tôi lang thang ra ngắm phố phường và dùng điện thoại chụp ít hình cho ôm ở nhà coi. Đà Nẵng ban đêm lung linh ánh đèn màu từ các tòa cao ốc và các cây cầu. Dọc theo sông Hàn rất đông bạn trẻ đi dạo hoặc ôm ấp tình tự, cảnh lãng mạn thế này mà mình chỉ lông bông một mình cũng hơi buồn. Phố xá thì nơi nào cũng na ná nhau cả, thấy trên sông Hàn có 4 cây cầu có đèn trang trí lạ mắt tôi bèn chạy qua cả 4 cho biết
attachment.php

Cầu Rồng lúc xanh lúc đỏ
attachment.php


Cầu sông Hàn
attachment.php

Cầu Thuận Phước
attachment.php

Trên đường sang cầu thuận phước thấy dải đèn sang giống như sợi dây giăng ngang trời, mãi mới phát hiện đó là đèn đường bên bán đảo Sơn Trà
attachment.php

Chạy qua cầu Thuận Phước thì trời lại đổ mưa nên quay về, cầu Trần Thị Lý để sáng mai. Chụp ảnh cầu Trần Thị Lý
attachment.php


attachment.php
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,730
Bài viết
1,136,571
Members
192,533
Latest member
68vipwincom
Back
Top