What's new

[Chia sẻ] Lang thang, Sài Gòn - Bali, đường bộ, một mình

Hành trình lang thang một mình bằng đường bộ từ Sài Gòn đến Bali, và hơn thế nữa (!?) của bpk cũng có nhiều câu chuyện buồn vui lẫn lộn. Dĩ nhiên là buồn rất ít mà vui thì rất nhiều, chứ nếu buồn nhiều hơn vui thì ở nhà đi mần cũng vậy à (tức là với bpk thì đi mần luôn luôn là buồn nhiều hơn vui, mà thường là chỉ vui vào cuối tháng thôi!). Trong những niềm vui được khám phá, được học hỏi, được mở mang đầu óc, được thanh thản hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp,… thì còn có những niềm vui nho nhỏ từ những lời động viên, thăm hỏi từ bạn bè ở quê nhà (qua Yahoo 360 blog, giờ đã qua đời), niềm vui gặp gỡ và biết thêm những người bạn mới trên con đường lãng du.


Giờ, ngồi rị mọ vẽ lại hành trình đã qua, lòng vẫn còn bồi hồi như ngày nào lang thang trên con đường đó. Và không hề nuối tiếc. Nếu được cho làm lại, bpk cũng sẽ đi lại con đường này, đi xa hơn nữa, đi lâu hơn nữa, đi nhiều hơn nữa… nhưng biết đến bao giờ?


Indo-1-1jpeg.jpg


Indo-2-1jpeg.jpg


Indo-3-3.jpg

Cung đường lang thang Sài Gòn – Bali


Trong hành trình này, con đường đi màu xanh đậm, nằm song song với con đường màu vàng là con đường trở về của bpk (cũng bằng đường bộ, mãi đến tận Jakarta). Bạn có thể hơi ngạc nhiên vì sao bpk tốn thời gian để quay lại con đường cũ, không dành thời gian đó cho việc khác. Đó là vì một lời hứa cho riêng mình, là lý do của việc bpk đã quay lại viếng Borobudur đến 2 lần, cũng là lý do ngày trước trong blog có 1 entry mang tên “Borobudur, những lỗi lầm sẽ được thứ tha…”. Và đó cũng là 1 điểm nhấn rất quan trọng trong những bước đường lang bạt của bpk.


Cùng đi nào!
 
Last edited by a moderator:
Ngày nắng và gió ở Borobudur, nơi những lỗi lầm sẽ được thứ tha – 9

@ Chitto, cảm ơn bạn rất nhiều nghe. Bpk rất thích:
Người hành hương, mục đích cuối cùng phải là tìm thấy Phật trong chính Tâm mình, tìm thấy Phật tính trong mình, quay về với chính ta, chứ không phải đi tìm hình ảnh nào, trợ lực nào ở bên ngoài cả. Nơi cao nhất sẽ không cần có Phật, vì đó chính là Phật rồi."

@ bluesky, “không phải em, nào đâu phải em…” :LL

@ BM, cảm ơn những chia sẻ, hình ảnh tuyệt đẹp của bạn. Bpk biết là trên diễn đàn này, cũng như ở VN, đã có rất nhiều nhóm bạn đã “dẫm nát” Borobudur nên cũng hơi rụt rè khi chia sẻ. Có gì chưa đúng, hay nói quá, các bạn bỏ qua hén. Và nhớ bổ sung thêm giùm nghen.

@ chaubaogia, còn thiếu một chầu Laolao túy lúy ở Siphandon chưa trả đó nghen bạn. Mai mốt dzìa Đà Nẽng rồi làm sao trả đây??? :T

@ PeterPan, Indonesia có nhiều miền đất là Neverland đang chờ bạn khám phá đấy, Bali chỉ là một rẻo trong đó thôi. Mong sớm có thêm những câu chuyện hay và rất chu đáo của bạn.

:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::



(cont.)


P8120175.jpg

Làm sao có thể dễ dàng chia tay miền thánh tích này



Tôi rời Borobudur khi cái nắng đã ngã sang màu vàng hoang hoải của chiều đã xế. Tôi cũng không biết mình đã làm gì nơi đây từ sáng đến giờ, không có gì vào bụng (cả 2 lần) vì trong Borobudur không bán buôn gì hết. Tôi nuối tiếc chầm chậm bước xuống những bậc thang đã hằn vết thời gian và chân người. Tôi vòng ra phía sau, nơi duy nhất ở Borobudur mà cái máy P&S ống kính hẹp lé của tôi mới có thể lấy hết được ngôi đền. Ngồi nhìn Boroburdur từ xa, chụp thêm một vài tấm hình nữa, rồi lủi thủi ra về. Lòng tôi dấy lên đầy những cảm xúc buồn vui lẫn lộn. Tôi vui vì đã làm được điều mình đã tự hứa, tôi hạnh phúc vì mình có diễm phúc đến viếng được miền thánh tích thiêng liêng, di chỉ Phật Giáo lớn nhất thế giới, tôi may mắn vì đã có những thời khắc thật êm ả yên bình nơi vùng đất Phật này… Tôi buồn vì mình đang chia tay một vùng đất mà không biết khi nào mới có dịp gặp lại, tôi mệt mỏi vì những “tham sân si” tôi muốn bỏ đi vẫn còn quá nhiều lướng vướng, tôi chán vì…


P8120170.jpg

Borobudur và Soeharto


P8120173.jpg

Một thế hệ mới ở Yogya. Những cô bé Hồi giáo vô tư viếng thăm khu thánh tích Phật giáo của cha ông tài hoa ngày xưa? Vậy tại sao Bamiyan giờ đã tan tành…?



Lủi thủi một mình ra đến bãi xe, lóc cóc dắt chiếc xe, lặng lẽ quay lại nhìn Borobudur một lần nữa, rồi tôi đi…


(tbc.)
 
Last edited:
@ chaubaogia, còn thiếu một chầu Laolao túy lúy ở Siphandon chưa trả đó nghen bạn. Mai mốt dzìa Đà Nẽng rồi làm sao trả đây??? :T


Hà hà, khi nào BPK muốn qua đó để uống Laolao cùng với CBG và Mr Phao , hú 1 cái, có khi CBG tới nhanh hơn đó, Đà Nẽng gần Siphandon hơn Sì Gòn mà,:LL
 
Ngày nắng và gió ở Borobudur, nơi những lỗi lầm sẽ được thứ tha – 10

@ chaubaogia: Okie! Hy vọng sẽ có dịp ngồi uống Laolao với bạn thật sự ở Siphandon chứ không chỉ là lời nói suông đâu nghen.

:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::


(cont.)



Đền Mendut nhỏ nhắn, nằm đơn lẻ trên con đường đến Borobudur, rất dễ bị bỏ qua khi bạn đang vội vàng để đến với Borobudur hay đã choáng ngợp khi vừa rời Borobudur. Tuy nhiên, may mắn hơn ngôi đền Pawon, cũng nằm gần đó, là đền Mendut nằm ngay trên đường, còn Pawon thì nằm sâu trong thôn xóm. Nhưng bạn biết không, 3 ngôi đền Phật giáo Borobudur, Mendut và Pawon lại nằm trên 1 đường thẳng băng như kẻ chỉ đó!


P8120244.jpg

Đền Mendut



Người ta cho rằng ngày trước đã có 1 con đường lát gạch hay đá nối liền giữa Mendut và Borobudur (Pawon ở giữa) và 2 bên cũng có tường gạch. Con đường đó cũng là con đường làm lễ hay dâng hương hay hành hương… của người mộ đạo ngày xưa. Tuy không có tài liệu chính xác chứng minh việc này nhưng trong những câu chuyện dân gian, người xưa có nhắc đến việc này. Thêm vào đó, 3 ngôi đền này được xây dựng vào cùng thời điểm, có cùng kiểu kiến trúc nên việc chọn địa điểm và cung đường hành hương nối 3 ngôi đền này cũng là điều dễ có thể tin được.


P8120236.jpg

Đền Mendut – tôi yêu ngôi đền bé nhỏ lặng lẽ bên bóng dừa bóng cọ như một góc làng quê Việt yên bình


P8120221.jpg

Đền Mendut – tôi yêu ngôi đền xưa thấp thoáng qua đám rễ đong đưa của bóng đa cổ thụ


P8120239.jpg

Đền Mendut – tôi yêu màu hoa đỏ hừng hực sức sống bên đền xưa ngàn năm​


Chuyến đầu tiên, tôi ghé cả 3 ngôi đền nhưng ở lần viếng Borobudur lần 2, tôi không ghé lại Pawon nữa, chỉ viếng đền Borobudur và đền Mendut, ngôi đền có những tượng Phật độc đáo nhất tôi chưa bao giờ gặp ở đâu trên những bước đường lang bạt (nghe nói là ở Ajanta, India cũng có những bức tượng tương tự, nhưng tôi chưa được đến đó).



(tbc.)
 
Ngày nắng và gió ở Borobudur, nơi những lỗi lầm sẽ được thứ tha – 11

(cont.)



Nằm cách Borobudur 2,5km, trên con đường về lại Yogya, Mendut Candi được xây dựng vào những năm đầu TK IX Công Nguyên, bởi vua Indra của vương triều Sailendra, trước khi Borobudur được xây dựng. Sử sách, một số tài liệu cho rằng ngôi đền này được hoàn tất vào năm 824. Lúc đó, ngôi đền nằm trong một rừng tre.


P8120177-1.jpg

Tượng Phật với tư thế ngồi rất thong thả


Bên trong điện thờ, có 3 tượng Phật với những tư thế ngồi rất lạ. Tượng ở giữa, cao 3m, là của Đức Phật. Bên trái là Bồ tát Avalokitesvara, bên phải là Bồ tát Vajrapani. Tư thế ngồi 2 chân chạm đất của Đức Phật được cho là “giải thoát nghiệp chướng của thân xác - to liberate the devotees from the bodily karma”. Tư thế của Bồ tát Avalokitesvara được cho là “giải thoát nghiệp chướng của ngôn từ - to liberate from the karma of speech”. Tư thế của Bồ tát Vajrapani được cho là “giải thoát nghiệp chướng của suy nghĩ - to liberate from karma of thought”. (Rất xin lỗi là không biết từ của Nhà Phật để chuyển ngữ).


P8120178-1.jpg

Bồ Tát Avalokitesvara


P8120182-1.jpg

Bồ tát Vajrapani


P8120189-1.jpg

Đức Phật và Bồ Tát Avalokitesvara


Thật sự là trước giờ tôi chỉ đọc các sách truyện về nhà Phật, một số bài viết tư liệu ngắn chứ chưa bao giờ đọc các nghiên cứu hay các sách kinh nhà Phật, cho nên là tôi chịu chết về ý nghĩa, điển tích… của các pho tượng này. Nhưng tôi chỉ suy nghĩ đơn giản là ngay từ thời xa xưa, đạo Phật cũng chỉ mong muốn con người tu tâm dưỡng tính để giải thoát những nghiệp chướng cho thân xác, suy nghĩ hay hành động… đem lại. Và các tư thế khác nhau, “phóng khoáng” của các pho tượng này cũng cho thấy sự dung dị của tôn giáo này, không quá cứng nhắc, mà tôi thấy một số nước như Myanmar, Thailand… vẫn áp dụng cho đến hiện giờ.


(tbc.)
 
(cont.)

P8120118.jpg

Các phù điêu tuyệt đẹp – 6, lại câu chuyện con thuyền.




Hấp dẫn quá bác ạ. Con thuyền có 2 (hoặc 3) thân, đặc trưng của thuyền thổ dân vùng polynesia (giống như thuyền KonTiki) nhưng bộ buồm thì có vẻ giống thuyền của người Hồi giáo (nhưng lại có thủy thủ leo lên để điều khiển dây buồm lại theo kiểu gale). Thân thuyền có mũi nhô cao rất giống một chiếc gale tk 16 của TBN, nhưng bánh lái có một người ôm ngang (để điều khiển?) thì lần đầu em thấy. Borobudur xây tk 10 nhưng không biết phù điêu này làm thế kỷ nào? Người Hồi xâm chiếm và tiêu diệt Phật-Hindu giáo ở Indonesia vào thế kỷ 13 thì phải, có khi nào con thuyền này xuất hiện sau đó??

Minh họa

Thuyền Kontiki
224586-tortora-reed-boat---a-kon-ti.jpg



Thuyền Galé
hms-victoryC-model-ship50.jpg



Và các mẫu thuyền buồm, trong đó có thuyền Arab
http://pirateshold.buccaneersoft.com/pirate_ships.html
 
Last edited:
Ngày nắng và gió ở Borobudur, nơi những lỗi lầm sẽ được thứ tha – 12

@ danngoc, theo bpk có đọc lướt đâu đó, có rất nhiều tranh cãi về các phù điêu con thuyền ở Borobudur, bạn bên kiến trúc chắc rành hơn bpk rồi. Về lịch sử thì vào TK XIII là Borobudur đã rơi vào hoang phế rồi nên việc bổ sung thêm phù điêu mới chắc hẳn là không thể. Thêm nữa, ở lần đến Borobudur lần thứ 1, bpk có ghé vào Bảo tàng, nơi có 1 con thuyền gỗ rất to nằm chính giữa bảo tàng và các thông tin giả thuyết về việc cư dân của Trung Java có nguồn gốc từ Châu Phi gì gì… đó (lâu quá không nhớ - không biết đúng không nữa), đi trên các cung đường biển, con thuyền gì gì đó… mới đến đây. Tiếc rằng là những hình, văn bản bpk chụp để làm tư liệu đó đã bị xóa sạch rồi. Hy vọng, nếu có dịp được ghé lại nơi đây, bpk sẽ chụp các tư liệu đó và chia sẻ đến bạn.

:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::


(cont.)


Nhưng thôi, tôi không dám lạm bàn về ý nghĩa của các bức tượng cũng như về tôn giáo (mà có biết gì đâu mà nói). Chỉ biết là các bức tượng rất sống động và đầy thần sắc. Điều may mắn là các bức tượng vẫn hầu như còn nguyên vẹn sau gần 1.200 năm, khác với một số phù điêu ở các bức tường bên ngoài.


P8120190.jpg



P8120200.jpg



P8120204.jpg

Nhìn những gì còn lại của các phù điêu này và công tác trùng tu đã làm được, mới biết tài hoa của người xưa



Sở dĩ tôi nói là một số vì có nhiều phù điêu vẫn còn nguyên vẹn, đẹp rực rỡ. Nhưng tiếc thay, “một số” ở đây lại rơi vào 4 bức phù điêu chính ở 4 bức tường. Thời gian và thiên nhiên đã mài mòn rất dữ dội các phù điêu chính, kể về những câu chuyện của Nhà Phật, về các vị Bồ Tát… nhưng, dù vậy, qua những phần còn sót lại, chúng ta vẫn có thể tưởng tượng được vẻ huy hoàng của ngày đó.


P8120196.jpg



P8120202.jpg

Các phù điêu còn sắc nét lại càng nổi bật hơn khi so với các “tác phẩm trùng tu”

(tbc.)
 
Ngày nắng và gió ở Borobudur, nơi những lỗi lầm sẽ được thứ tha – 13

(cont.)


P8120205.jpg

Và đây, một phù điêu còn tương đối nguyên vẹn nằm ở 1 góc nhỏ “lan can” cho thấy sự rực rỡ ngày nào của Mendut


P8120223-1.jpg

Một vách chính của đền Mendut nhìn qua đám rễ đa cổ thụ


Chiều đã muộn, nên Mendut Temple vắng vẻ. Tuy vậy, vẫn không tránh được một nhóm khách TQ ghé thăm. Do vậy, tôi cũng phải chờ họ thật lâu để có thể chụp được các tấm hình bên ngoài đền, mà không dính người. Thời gian đó cũng thật thú vị khi đứng ở một góc đền, tỉ mẩn nhìn một phù điêu nhỏ đẹp sắc sảo và để những cơn gió chiều mơn man vuốt ve mang cái nóng đi mất.


P8120205-4.jpg



P8120205-2.jpg

Tình mẫu tử


P8120205-3.jpg

Vui đùa


Tôi rất thắc mắc về kiến trúc của những ngôi đền Phật ở Borobudur vì kiến trúc Hindu của các ngôi đền này. Xây dựng cùng thời với Angkor, có thể nói là sau các kiến trúc tiền Angkor như Sambor Prei Kuk (TK VI, VII), nhưng trước nhiều các kiến trúc Angkor khác, các kiến trúc giữa những ngôi đền Hindu và đền Phật giáo đều mang những nét tinh tế rất giống nhau. Tuy không có các nàng Apsara xinh đẹp uốn lượn phô phang vẻ xuân thì mơn mởn ở đây nhưng các phù điêu về phụ nữ ở đây cũng căng tràn sức sống mãnh liệt.


(tbc.)
 
http://en.wikipedia.org/wiki/Borobudur
Theo cái này thì Borobudur là Đền Phật giáo Đại thừa và hình ảnh của nó tượng trưng cho 1 stupa chứ không phải là 1 núi vũ trụ Meru của Hindu giáo. Có lẽ Phật giáo tk 9 ở Indo đã kết hợp nhuần nhuyễn với Hindu giáo, tương tự như sự kết hợp giữa Shinto và Phật giáo đại thừa ở Nhật Bản tk 8.
 
Bên trong điện thờ, có 3 tượng Phật với những tư thế ngồi rất lạ. Tượng ở giữa, cao 3m, là của Đức Phật. Bên trái là Bồ tát Avalokitesvara, bên phải là Bồ tát Vajrapani. Tư thế ngồi 2 chân chạm đất của Đức Phật được cho là “giải thoát nghiệp chướng của thân xác - to liberate the devotees from the bodily karma”. Tư thế của Bồ tát Avalokitesvara được cho là “giải thoát nghiệp chướng của ngôn từ - to liberate from the karma of speech”. Tư thế của Bồ tát Vajrapani được cho là “giải thoát nghiệp chướng của suy nghĩ - to liberate from karma of thought”. (Rất xin lỗi là không biết từ của Nhà Phật để chuyển ngữ).

Ba pho tượng này thuộc về Phật giáo Đại thừa; tác giả tiếng Anh cũng không thể chuyển nghĩa được từ ý nghĩa gốc tiếng Phạn sang tiếng Anh, thì chắc chắn Backpakervn cũng không cần phải chuyển nghĩa một lần nữa chính xác được.

Vị ở giữa là Đại Nhật Như Lai, một bên là Quán Thế Âm bồ tát, và bên kia là Kim Cương Thủ bồ tát.

Đại Nhật Như Lai chính là Pháp Thân của chư Phật trong Tam thiên đại thiên thế giới, chính từ Pháp thân nguyên thuỷ thanh tịnh tuyệt đối này đã lưu xuất ra các vị Phật trong khắp các thế giới. Đại Nhật Như Lai tương ứng với Thức trong Ngũ uẩn, thuộc về Tâm, nằm ngoài Sắc của thân xác.

Quay về với Đại Nhật Như Lai là về với Phật tính, Bản tâm, Chân Như, hoàn toàn không phụ thuộc vào tất cả các dạng mang hình thái của danh sắc, của thụ hưởng, của tưởng tượng, của hành động nữa.

Do đó tác giả tiếng Anh viết như bạn đã đọc thấy.
 
Ngày nắng và gió ở Borobudur, nơi những lỗi lầm sẽ được thứ tha – 14

P8120227-1.jpg

Hình ảnh ở pano trong đền Mendut, chú thích về các pho tượng Phật độc đáo trong ngôi đền này.


@ Chitto, cảm ơn bạn rất nhiều! Nói thật với bạn là hôm trước bpk có lên mạng tìm kiếm thông tin về Ngôi đền Mendut này, nhưng rất ít thông tin. Có 1 trang web về du lịch (tiếng Việt) còn nói rằng bức tượng Đức Phật Như Lai đó là Phật Di Lặc nữa. Dốt đến đâu thì bpk cũng biết đó không phải nên bpk bỏ chạy mất dép luôn. Thông tin tiếng Anh trên wiki (mà bpk có trích kèm theo trong bài) là gần giống nhất với thông tin mà bpk đã thấy và chụp hình lại ở đây. Do biết phận mình, nhưng không thể không chia sẻ với các bạn về ngôi đền rất thú vị này nên bpk mới tạm dịch (hạch) như vậy. Cảm ơn bạn đã giải thích và chia sẻ!

::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::


(cont.)



P8120208-2-1.jpg

Có giống những nàng Apsara?


Hơn thế nữa, các phù điêu chạm khắc những hình người khác đều có những nụ cười rất linh hoạt. Tuy không bí ẩn như nụ cười Bayon, nhưng có rất nhiều những gương mặt thể hiện những nụ cười cũng bí hiểm và lạ lùng không kém. Và hầu hết các gương mặt đều thể hiện sự khoan thai, sự ung dung thư thái… Có lẽ, thời đó, người ta đã sống rất hạnh phúc nơi này.


P8120228.jpg

Một cánh “lan can” tuyệt đẹp, mới như ngày hôm qua!



P8120231.jpg



P8120232.jpg



P8120230.jpg

Những câu chuyện nhà Phật trên một mảnh lan can be bé


Mê mẩn lang thang trong khuôn viên đền Mendut, tôi có lon ton ra ngoài tìm đến ngôi chùa gần đó, nơi có cho phép thiện nam tín nữ có thể đăng ký tu tập trong thời gian ngắn. Nhưng sao chiều nay chùa vắng và đóng cửa, nên tôi lại về đền Mendut, giờ chỉ còn tôi và vài người bản xứ đi cúng đền.


(tbc.)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,667
Bài viết
1,171,077
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top