What's new

[Chia sẻ] Lệ Giang - Shangri-La 2010: Tìm thấy "Đường chân trời đã mất"

Lệ Giang - Shangri-La 2010: Tìm thấy "Đường chân trời đã mất"

PeterPan và các bạn vừa trở về sau 2 tuần rong ruổi trên các nẻo đường ở phía Tây Bắc của tỉnh Vân Nam. Chúng tôi đã cùng nhau lướt qua hàng loạt địa danh nổi tiếng như Thạch Lâm, Côn Minh, Sở Hùng, Đại Lý, Lệ Giang và đặc biệt là Shangri-La, vùng đất được khai sinh từ tác phẩm "Đường chân trời đã mất" của nhà văn người Anh James Hilton.

Trong Box Diệu kỳ Châu Á đã có rất nhiều topic về Lệ Giang nhưng về Shangri-La thì có lẽ là chưa nhiều. Chúng tôi đặt tên topic là Shangri-La 2010: Tìm thấy "Đường chân trời đã mất" một phần vì thế và một phần lớn hơn là vì chúng tôi thực sự có nhiều khám phá thú vị tại Shangri-La so với tại Lệ Giang.

Lịch trình chi tiết và một số chi phí của chuyến đi (hơi dài dòng và tỉ mỉ 1 chút, vì chúng tôi muốn cung cấp nhiều thông tin cho các đoàn đi sau này tham khảo):

bandoshangrila2010-1.jpg

Bản đồ chi tiết toàn bộ hành trình. Chúng tôi không tới được Đức Khâm nên đoạn đường từ Shangri-La tới địa danh này có màu đỏ, những tuyến còn lại đi được có màu xanh.

Ngày 0 (22/04/2010): Hà Nội - Lào Cai (300km)
Gặp nhau tại ga Trần Quý Cáp lúc 19h30 để bắt chuyến tàu đi Lào Cai (vé 254k/người).

Ngày 1 (23/04/2010): Lào Cai - Hà Khẩu - Côn Minh (450km), Côn Minh - Đại Lý (320km)
- Tới Lào Cai lúc 04h30, hoàn tất thủ tục xuất - nhập cảnh và vào tới bến xe Hà Khẩu lúc 09h00 (từ đây chuyển sang giờ Trung Quốc). Chờ tới 10h40 để lên xe chạy thẳng tới Côn Minh (137Y/người).
- Tới Côn Minh lúc 19h00, đi taxi từ bến Đông sang bến Tây để bắt xe đi Đại Lý lúc 19h45 (100Y/người). Có một kinh nghiệm đó là cứ tìm xe đi Đại Lý và lên ngồi, sau đó mua vé của tài xế thì rẻ hơn (cái này chúng tôi chỉ được nghe khi đã mua xong vé ở quầy, đoàn nào đi sau có thể thử cách mua vé thẳng qua tài xế cho tiết kiệm). Quãng đường Côn Minh - Đại Lý là quãng di chuyển nhẹ nhõm nhất vì là đường cao tốc 320 trên toàn tuyến (đường cao tốc 320 chạy cắt ngang đất Trung Quốc, trải dài từ thành phố Thượng Hải ở duyên hải phía Đông tới tận biên giới Trung Quốc - Myanmar).

Ngày 2 (24/04/2010): Đại Lý
- Cả đoàn tới Đại Lý lúc 01h20 sáng. Do đã đặt phòng trước tại Four Seasons Youth Hostel nên chỉ việc bắt taxi về thẳng đây để nhận các phòng dorm (25Y/người).
- Sau giấc ngủ sâu, chúng tôi dành trọn vẹn cả ngày để khám phá Đại Lý: dạo 1 vòng thành cổ (đi xem đủ 4 cổng thành, xem 1 nhà thờ Ki-tô giáo mang nét kiến trúc đặc trưng Trung Hoa), đi thăm làng cổ Hỉ Châu, đi cáp treo thăm động Thiên Long và ngắm hồ Nhĩ Hải, ghé một cơ sở sản xuất vải ở Châu Thành, ngó qua Tam Tháp. Tất cả nhất trí bỏ qua show "Dream of Butterfly" vì quá... đắt. Chúng tôi dạo thêm một vòng thành cổ Đại Lý vào buổi đêm rồi đi ngủ sớm để hôm sau còn đi Lệ Giang.

Ngày 3 (25/04/2010): Đại Lý - Lệ Giang (190km)
- 07h40: Cả đoàn thuê trọn 1 xe 19 chỗ đi Lệ Giang với giá 33Y/người.
- 11h10: Tới bến xe Lệ Giang. Không thỏa thuận được với 1 hostel đã được giới thiệu từ ở nhà, chúng tôi cùng nhau kéo hành lý đi bộ khoảng 1km vào thành cổ để tự tìm hostel.
- 14h00: Chúng tôi tìm được Free Life Inn rất ấm cúng và thân thiện. Cô chủ Vicky người Trung Quốc nói tiếng Anh khá ổn. Đặc biệt, tài tử nổi tiếng Trương Vệ Kiện của Hong Kong cũng đã từng ghé qua nơi này.
- 14 kẻ lang thang ăn trưa vào giữa buổi... chiều. Sau đó, cả đoàn chia làm 2 nhóm để tự do khám phá Lệ Giang với các điểm đến như Mộc Phủ ("thẻ sinh viên" phát huy tác dụng, được giảm giá vé từ 60Y xuống còn 30Y/người), Vạn Cổ Lầu (15Y/người), quảng trường Tứ Phương, quảng trường bánh xe nước. Đây cũng là một buổi chiều đáng nhớ của trưởng đoàn Yoyo vì một pha đi lạc kinh điển: từ thành cổ phi thẳng ra khu phố mới của Lệ Giang.

Ngày 4 (26/04/2010): Lệ Giang - Ngọc Long Tuyết Sơn (30km)
- Chúng tôi thuê xe của khách sạn để đi Ngọc Long Tuyết Sơn (100Y/xe trọn gói cả ngày). Do chặng cáp treo thứ hai lên độ cao 4506m đang sửa nên chúng tôi chỉ có thể đi chặng cáp treo đầu lên cánh đồng bò Yak để ngắm ngọn núi tuyết nổi tiếng từ khá xa. Tại đây, "thẻ sinh viên" tiếp tục giúp chúng tôi giảm giá vé vào cửa từ 80Y xuống còn 40Y/người.
- Nhưng đó là một ngày thất vọng nhất trong cả hành trình. Chúng tôi gặp một cơn mưa mù mịt ngay khi bắt đầu vào tới chân Ngọc Long Tuyết Sơn và chẳng thể thấy được ngọn núi tuyết từ cánh đồng bò Yak. Thất thểu ra về, cả đoàn cũng bỏ luôn show "Impression of Lijiang".
- Buổi chiều, chúng tôi tiếp tục khám phá Lệ Giang một cách tao nhã: đi mua sách, mua đĩa nhạc và đắm mình trong không khí rất đặc trưng của thành cổ không có... tường thành này.

Ngày 5 (27/04/2010): Lệ Giang - Shangri-La (180km)
- Chúng tôi nhờ Vicky liên hệ thuê xe trọn gói cho 3 ngày để đi Shangri-La với giá 700Y/ngày.
- 10h00: 14 người khởi hành từ Lệ Giang để thẳng tiến Shangri-La.
- 11h45: Tới khúc quanh đầu tiên của sông Dương Tử.
- 12h00: Ăn trưa gần Thạch Cổ Trấn.
- 13h00: Theo tư vấn của 1 đoàn Việt Nam gặp tại quán ăn, chúng tôi vòng lại chỗ khúc quanh để thuê dịch vụ dẫn lên núi xem toàn cảnh địa danh đặc biệt trên sông Dương Tử với giá 200Y/14 người.
- 15h00: Cả đoàn tới Tiger Leaping Gorge. Tại đây, "thẻ sinh viên" lại giúp giảm giá vé từ 50Y xuống còn 25Y/người. Chúng tôi đi bộ 6km trên con đường mới được làm để tới eo Hổ Nhảy.
- Rời Tiger Leaping Gorge, tất cả được nguôi ngoai phần nào sự thất vọng vì được ngắm cả Ngọc Long Tuyết Sơn và Hà Ba Tuyết Sơn, dù chỉ là từ khoảng cách khá xa.
- 20h30: Chúng tôi tới Shangri-La (Hương Cách Lý Lạp hay Trung Điện) và ăn mừng bằng một bữa lẩu bò Yak hoành tráng, một bữa ăn mà cả đoàn vẫn còn nhớ mãi cho tới khi về Hà Nội.

Ngày 6 (28/04/2010): Shangri-La
- Cả đoàn dậy sớm từ 05h00 sáng để đón 3 xe taxi tới tu viện Songzalin trước 06h00 sáng. Cả đoàn trốn vé trót lọt và rất hiên ngang thăm thú tu viện nổi tiếng nhất Shangri-La. Chúng tôi tiết kiệm được mỗi người 85Y - một khoản tiền không nhỏ.
- Buổi trưa, chúng tôi đổi sang một khách sạn khang trang hơn trong khu phố cổ của Shangri-La nhưng chi phí vẫn chỉ là 25Y/người/ngày.
- Buổi chiều, 9/14 người của đoàn chúng tôi cùng nhau lên được đỉnh cao 4500m của núi tuyết Thạch Ca (Shika) nằm trong thung lũng Trăng Xanh (Blue Moon Valley). Đó là sự đền bù cho chúng tôi sau những thất vọng ở Lệ Giang. Giá vé 2 chặng cáp treo để lên đỉnh núi tuyết là 220Y/người, chúng tôi được giảm 50Y so với giá gốc, chẳng rõ vì sao bởi "thẻ sinh viên" không được chấp nhận ở đây.
- Buổi chiều tối, chúng tôi dạo chơi trong khu phố cổ của Shangri-La, thăm chiếc chuyển kinh luân khổng lồ trên đồi cao. Tối đó, chúng tôi ngủ sớm để hôm sau đi chơi hồ Bita.

Ngày 7 (29/04/2010): Shangri-La - Lệ Giang (180km)
- Buổi sáng, chúng tôi vượt 22km đường đèo dốc để tới Công viên quốc gia Potatso. Tại đây, cả đoàn đã có những phút giây thần tiên khi hòa mình vào không gian tuyệt vời của hồ Thuộc Đô (Shudu), hồ Bích Tháp (Bita), núi tuyết Thiên Bảo. "Thẻ sinh viên" tiếp tục giúp chúng tôi được giảm 50% vé vào cửa, từ 110Y xuống còn 55Y/người. Cộng thêm 80Y vé xe buýt di chuyển trong Công viên, mỗi người phải trả 135Y.
- Buổi chiều, cả đoàn ngược về Lệ Giang.
- 19h00: chúng tôi về tới Lệ Giang và tiếp tục nghỉ tại Free Life Inn của Vicky.

Ngày 8 (30/04/2010): Lệ Giang
- Cả đoàn lại chia làm 2 nhóm, 1 nhóm đi xe đạp (10Y/người), 1 nhóm thuê xe riêng (90Y/ngày) để lần lượt khám phá cổ trấn Thúc Hà, công viên Hắc Long Đàm (vào cửa bằng vé bảo vệ môi trường đã mua khi tới Ngọc Long Tuyết Sơn) và thăm thú hồ Lạp Thị (Lashi) trên lưng... ngựa (150Y/người).
- Buổi tối, chúng tôi chia tay 2 người bạn phải lên tàu về Côn Minh để kịp về Hà Nội đi làm vào sáng thứ 2 của tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ dài.

Ngày 9 (01/05/2010): Lệ Giang - Côn Minh (510km)
- Vì không đi được Đức Khâm do đường sửa trên toàn tuyến kể từ Shangri-La, cũng không đi được hồ Lugu vì cả đi cả về sẽ cần tới 3 ngày mới bõ (đi 2 ngày rồi về rất vất vả) nên chúng tôi bị dôi ra 2 ngày tại Lệ Giang. Ngày đầu chính là ngày thứ 8 của hành trình, đi được nhiều nơi. Ngày thứ hai là ngày thứ 9 của hành trình, 14 người chỉ loanh quanh khám phá nốt Lệ Giang đồng thời mua quà cho những người ở nhà.
- 19h40: Chúng tôi thuê xe trọn gói 100Y/14 người để ra ga Lệ Giang bắt tàu đi Côn Minh (tiền vé: 130Y/người, tiền dịch vụ vì nhờ khách sạn mua hộ: 5Y/người).

Ngày 10 (02/05/2010): Côn Minh
- 07h20: Cả đoàn tới Côn Minh, 1 nhóm về ở khách sạn tại trung tâm thành phố (70Y/phòng đôi/ngày), 1 nhóm về ở khách sạn ngay cạnh ga trung tâm của thành phố (54Y/người/ngày gồm cả ăn sáng).
- Buổi chiều, chúng tôi dạo phố đi bộ ở trung tâm thành phố Côn Minh, ghé cổng chào Kim Mã - Bích Kê. Một nhóm 3 bạn nữ tranh thủ đi chơi vườn hoa quốc tế Côn Minh (vé vào cổng 50Y/người, đã được giảm 50% nhờ "thẻ sinh viên").
- Côn Minh đang có Hội chợ văn hóa và du lịch quốc tế nên rất nhộn nhịp, đầy màu sắc và đầy hàng... sale off. Chúng tôi may mắn được xem tiết mục "Trống cơm" và một số tiết mục biểu diễn khác của một đoàn nghệ thuật Việt Nam ngay bên cạnh cổng chào Kim Mã - Bích Kê. Buổi tối, chúng tôi được xem một buổi trình diễn Carnaval tưng bừng trên đường phố.

Ngày 11 (03/05/2010): Côn Minh - Hà Khẩu - Lào Cai (450km), Lào Cai - Hà Nội (300km)
- 09h40: Chúng tôi tụ nhóm tại bến xe Đông của Côn Minh để thẳng tiến về Hà Khẩu (vé: 137Y/người, phí bảo hiểm đường bộ: 3Y/người).
- 17h00: Cả đoàn về tới Hà Khẩu.
- 19h45 (giờ Việt Nam): Cả đoàn lên tàu để ngược từ Lào Cai về Hà Nội (254k/người).

Ngày 12 (04/05/2010): Hà Nội
- 04h20: 14 người về tới Hà Nội an toàn.
- Kết thúc chuyến đi tốt đẹp.

anhcadoan.jpg

Bức ảnh thuộc loại đầy đủ nhất của cả đoàn tại điểm ngắm khúc quanh đầu tiên của sông Dương Tử. Ảnh: PeterPan.
 
Last edited:
Ngày 6 (28/04/2010): Shangri-La

@MannAm: Những thông tin của bác thú vị quá, cảm ơn bác đã chia sẻ :).
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tu viện Songzanlin (tiếp)

Tòa kiến trúc đáng chú ý thứ hai tại khu vực trung tâm của tu viện Songzanlin là điện thờ Shakyamuni (Thích Ca Mâu Ni). Theo bảng giới thiệu được đặt trước lối vào điện thì đây cũng đồng thời là điện thờ Văn Thù Bồ Tát. Điện thờ Shakyamuni cũng được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1679 với diện tích 556m2. Trong điện có tượng Văn Thù Bồ Tát cao 13,58m (có lẽ hơi quá so với kích thước thật?) cùng rất nhiều bức tranh nói về cuộc đời của Đức Phật.

shangri-la77.jpg

Điện thờ Shakyamuni.

shangri-la78.jpg

Mặt trước của điện thờ có nhiều họa tiết cầu kỳ.

shangri-la79.jpg

Lối nhỏ bên hông của điện thờ (phụ nữ không được vào).

shangri-la80.jpg

Phần mái của điện thờ Shakyamuni cũng được dát vàng như phần mái của điện thờ Tsongkhapa.

shangri-la81.jpg

Những người đi lễ sớm tại điện thờ Shakyamuni.

shangri-la82.jpg

Cửa chính dẫn vào điện thờ.

shangri-la62.jpg

Tượng Văn Thù Bồ Tát.
 
Ngày 6 (28/04/2010): Shangri-La

Tu viện Songzanlin (tiếp)

Khi chúng tôi ra tới phía ngoài tu viện thì các vị sư già có trẻ có cũng bắt đầu lục tục ra về sau buổi tụng kinh tại điện thờ Tsongkhapa. Lúc trước, khi còn ở trong điện thờ, chúng tôi đã ở rất gần họ nhưng chẳng thể thấy rõ mặt, phần vì ánh sáng yếu và phần vì không muốn làm phiền họ. Lúc này thì khác, chúng tôi đứng khá xa họ nhưng lại thấy rõ từng người như đang đứng ngay bên cạnh nhờ những ống kính tele.

Các vị sư này nhìn chung đều... béo tốt và sáng sủa. Gương mặt họ cũng không hoàn toàn mang những nét đặc trưng của người Tạng mà có phảng phất những nét của người Hán. Họ cũng chẳng phải là những người quá tách biệt với phần còn lại của thế giới nếu không muốn nói là hầu hết đều tỏ ra khá sành điệu.

Họ đến Songzanlin trên những chiếc xe khá đẹp và vị nào vị nấy đều có điện thoại di động, thậm chí là Iphone... Tàu hẳn hoi. Họ ở trong điện thờ Tsongkhapa và họ khi đã bước ra ngoài tu viện Songzanlin quả thật là những hình ảnh rất khác nhau.

Khi trái tim Lhasa của người Tạng cũng bị cơn lốc văn minh bóp nghẹt thì cũng chẳng có gì là lạ khi một vùng ở phần rìa của đất Tạng như Shangri-La đang phải đối mặt với sự phai nhạt những đặc trưng văn hóa.

shangri-la86.jpg



shangri-la87.jpg



shangri-la88.jpg



shangri-la89.jpg



shangri-la91.jpg



shangri-la92.jpg



shangri-la93.jpg
 
Ngày 6 (28/04/2010): Shangri-La

Tu viện Songzanlin (tiếp)

Rất nhiều người dân tới tu viện Songzanlin từ sáng sớm để làm lễ với mong muốn những điều tốt đẹp tốt đẹp sẽ đến với họ và người thân. Có những người vào tận phía trong tu viện để làm lễ, cũng có những người chỉ làm nghi thức khấn vái ở phía ngoài. Và có những người chỉ đơn giản thực hiện những động tác rất đặc trưng của người Tạng rồi lại rảo bước rất nhanh.

Trong "Mê Kông ký sự", đoàn làm phim đã nhắc đến một nghi thức thể hiện đức tin tuyệt đối của người Tạng vào tôn giáo của họ. Có những người thanh niên sẵn sàng đi từ quê nhà của họ để tới Lhasa sau một quãng đường rất dài di chuyển theo kiểu "tam bộ nhất bái", nghĩa là cứ 3 bước thì lại có một bước bái lạy theo kiểu mà những nhà làm phim gọi là "ngũ thể nhập địa".

Thú vị thay khi chúng tôi cũng được thấy phần nào cái đức tin mãnh liệt ấy của người Tạng qua hình ảnh một người phụ nữ thực hiện nghi lễ bái lạy đặc trưng ở phía ngoài tu viện Songzanlin.

shangri-la90.jpg



shangri-la95.jpg



shangri-la96.jpg



shangri-la97.jpg



shangri-la98.jpg



shangri-la99.jpg



shangri-la100.jpg


Ảnh: MarsMan
 
Bác gái này đơn giản đang bái lạy thôi, chưa phải là kiểu " ngũ thể đầu địa" của người Tạng hành hương P.P ạ!
 
Vâng, em có nói bác ấy đang "ngũ thể nhập địa" đâu, chị Ariel ơi :).

Thú vị thay khi chúng tôi cũng được thấy phần nào cái đức tin mãnh liệt ấy của người Tạng qua hình ảnh một người phụ nữ thực hiện nghi lễ bái lạy đặc trưng ở phía ngoài tu viện Songzanlin.
 
Vậy thì "ngũ thể nhập địa" (ngũ thể = đầu + tứ chi ? nhập địa = chun xuống đất ??) là làm sao cơ ?
Mình thật tò mò, muốn biết ! :)
 
Hi XINGAPO,

Những người Tạng sùng đạo đi hành hương theo kiểu "tam bộ nhất bái" và "ngũ thể nhập địa", có nghĩa là cứ 3 bước thì có 1 lần bái lạy hướng về phía đích đến của họ và toàn thân đều áp sát xuống mặt đất. Đức tin của họ mãnh liệt đến nỗi họ có thể đi như thế trên một quãng đường rất dài và trong nhiều tháng trời. Mỗi người Tạng có một lần hành hương về Lhasa theo kiểu này trong đời thì sẽ rất mãn nguyện, tất nhiên, đó là quan niệm phổ biến của ngày xưa chứ ngày nay thì hiếm gặp hơn rồi.

nguthenhapdia1.jpg



nguthenhapdia2.jpg



nguthenhapdia3.jpg



nguthenhapdia4.jpg



nguthenhapdia5.jpg



nguthenhapdia6.jpg



nguthenhapdia7.jpg


Ảnh: Internet.
 
Vậy thì "ngũ thể nhập địa" (ngũ thể = đầu + tứ chi ? nhập địa = chun xuống đất ??) là làm sao cơ ?
Mình thật tò mò, muốn biết ! :)
Ngũ thể nhập địa theo mình thấy là: ban đầu người đứng, hay tay khum lại (chú ý là 2 tay chụm lại theo kiểu khum khum, chứ ko phải xòe ra rồi áp vào nhau theo kiểu bái Phật như mình), sau đó đưa tay chạm lên trán 1 lần, hơi chạm vùng cằm 1 lần, đưa xuống chạm ngực 1 lần, rồi mở 2 tay ra, thả suôn theo chiều cơ thể, thân người theo đó ngả về phía trước, quỳ hẳn xuống, chạm toàn bộ người xuống đất (chân tay bụng ngược trán). Lúc này 2 tay đưa ra phía trước, có người thì bấm vào cái máy nhỏ đeo ở tay (để đếm số lần), có người để tràng hạt ở mặt đất rồi họ dùng tay lần tràng hạt đó 1 hạt (coi là 1 lần).

Cái này là mình vừa đi Tây Tạng về hôm qua, được guide người Tạng chỉ cho, đồng thời chứng kiến người dân cũng như monk làm ở khắp mọi nơi trong Tây Tạng (Nyingchi, Lhasa, Shigatse vvv)
 
@yilka: Bạn đi về rồi à, chia sẻ kinh nghiệm và hình ảnh với những người ở nhà nào :). Ôi, PeterPan cũng đang mơ về Tây Tạng...
105.gif
.

@XINGAPO: Bạn xem hình ở trang trước và mô tả của yilka thì chắc hẳn đã hình dung ra "ngũ thể nhập địa" rồi :).
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,084
Bài viết
1,173,575
Members
191,905
Latest member
haidoan1
Back
Top