What's new

[Lịch sử] Kể chuyện Thăng Long - Hà Nội

Năm nay, 2010, Một nghìn năm cái tên Thăng Long. Một nghìn năm từ Thăng Long đến Hà Nội.

Người ta nói quá nhiều, và tôi cũng đã dự định viết topic này từ lâu, nhưng giờ mới bắt tay vào thực hiện, như là một phần chia sẻ của mình với nơi tôi đã sinh ra và lớn lên.

Tôi không định cắt dán các bài viết dài dằng dặc trên khắp các báo, trên mạng, mà viết những gì tôi biết, tôi hiểu về mảnh đất này. Nếu ai muốn chia sẻ cùng tôi, xin hãy cũng như vậy.

Topic này có thể sẽ rất khô khan, cũng có thể sẽ rất thú vị, tuỳ theo cách nhìn của mỗi người.
 
Last edited:
Chiêm Thành 4 lần phá Thăng Long

Hết thời Dụ Tông u tối lại đến loạn Dương Nhật Lễ. Em trai vua lấy người con hát làm thiếp, khi đó người này đã có mang với một người họ Dương, sinh ra đứa con là Dương Nhật Lễ, ai cũng biết là không phải họ Trần. Thế mà bà Hoàng thái hậu lại nhất quyết lập đứa cháu nhận vơ để làm vua, để rồi bị chính Dương Nhật Lễ giết chết luôn ! Trần Nghệ Tông giành lại ngôi thì trong nước loạn rồi.

Nhân thấy nhà Trần loạn, năm 1371, vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga đem quân ngược sông đánh vào Thăng Long. Vua Trần vội bỏ chạy. Quân Chiêm tha hồ cướp bóc của cải, bắt người, kho tàng cái gì cướp được thì cướp, không thì đốt sạch. Nhiều sách cổ, sổ sách của Đại Việt cũng ra tro.

Năm sau, vua Trần Duệ Tông đem quân đi rửa hận, mắc mưu Chế Bồng Nga, bị giết tại Đồ Bàn. Lần đầu tiên Đại Việt có một vị vua chết trận.

Thấy nhà Trần yếu lắm rồi, quân Chiêm liên tục tấn công, và đánh chiếm Thăng Long liên tiếp vào các năm 1377, 1378, 1388. Trong 17 năm mà Thăng Long thất thủ và bị cướp đến 4 lần, vua Trần chỉ lo mang của cải đi chôn dấu và bỏ chạy, làm hổ mặt là hậu duệ của Đức Thánh Trần.

Thế là sau 3 lần thất thủ trước quân Nguyên Mông hùng mạnh từ phía Bắc, 80 năm sau, Thăng Long lại 4 lần thất thủ trước quân Chiêm Thành từ phía Nam. Dường như là điềm báo cho thời kỳ đen tối nhất của Thăng Long sắp đến.


Cái con rồng đời Trần đầy vẻ thoả mãn này sắp giãy chết...

34278951.jpg
 
Last edited:
Thăng Long thành Đông Đô

Trần Nghệ Tông u tối, đem cơ nghiệp đặt cả vào tay người anh họ ngoại là Hồ Quý Ly, lại gả bà chị ruột nữa.

Hồ Quý Ly xây thành Tây Giai ở Thanh Hoá, gọi là Tây Đô, năm 1396, dời cả triều đình về đó. Thăng Long mang tên là Đông Đô, nhưng không còn là kinh đô nữa. Năm 1400, Quý Ly phế ông vua triều Trần cuối cùng (cũng là cháu ngoại mình), lên làm vua. Trong thời thuộc Minh, có hai vị tôn thất nổi dậy xưng đế, nhưng không giành được độc lập, cho nên coi như nhà Trần kết thúc năm 1400 này.

Nhà Trần kết thúc sau 175 năm với 12 đời vua, trong đó chỉ có 2 vua được đặt tên phố tại Hà Nội ngày nay, là Trần Thánh TôngTrần Nhân Tông. (năm 2010 đặt thêm phố Trần Thái Tông)

Các danh nhân họ Trần dười triều Trần có tên phố: Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản, Trần Khánh Dư, Trần khát Chân.

Các danh nhân khác: Chu Văn An, Lê Văn Hưu, Mạc Đĩnh Chi, Đặng Dung, Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân, Trương Hán Siêu, Hàn Thuyên, Nguyễn Biểu.
 
Last edited:
Truyền thuyết Hồ Quý Ly

Có một truyền thuyết về Hồ Quý Ly, rằng khi còn hàn vi, có lần ông đọc được trên bờ sông dòng chữ ai đó viết trên bờ cát "Quảng Hàn cung lý nhất chi mai" (Cung Quảng Hàn có một cành mai), thấy hay nên nhớ trong lòng.

Đến khi làm quan nhà Trần, một lần theo vua Trần đi chơi điện Thanh Thử, vua thấy có nhiều gốc quế đẹp quá, ra câu đối: "Thanh Thử điện tiền thiên thụ quế" (Điện Thanh Thử phía trước có nghìn cây quế), Hồ Quý Ly bỗng nhớ câu thuở xưa trên bờ cát, đối lại, thành ra một đôi câu đối rất hoàn chỉnh:

Thanh Thử điện tiền thiên thụ quế
Quảng Hàn cung lý nhất chi mai


Điều đặc biệt là vua Trần có cô công chúa tên là Nhất Chi Mai rất được yêu chiều, sống tại một cung mà vua thường hay gọi là Quảng Hàn (cũng là tên cung của Hằng Nga trên cung Trăng). Vua hỏi sao nghĩ ra câu đó thì Hồ Quý Ly cứ thành thực mà trả lời. Vua cho rằng có duyên nên gả công chúa Nhất Chi Mai cho Hồ Quý Ly, từ đó ông ngày càng vinh hiển.

Câu truyện trên là một truyền thuyết đẹp, tuy nhiên điện Thanh Thử ở đâu, cung Quảng Hàn là cung nào, công chúa Nhất Chi Mai là ai thì trên thực tế không rõ ràng.

Sự thực lịch sử là Hồ Quý Ly có hai bà cô đều làm phi của vua Minh Tông, một bà sinh ra vua Nghệ Tông, một bà sinh ra vua Duệ Tông. Nghệ Tông có bà chị là công chúa Huy Ninh, goá chồng, nên vua làm mai cho Hồ Quý Ly luôn, thành ra Hồ Quý Ly vừa là anh đằng mẹ, vừa là anh rể. Rồi lại cưới con gái Hồ Quý Ly cho con trai vua, thành ra lại còn là thông gia. Lằng nhằng thế nên quyền về tay Quý Ly hết.

Vị vua cuối cùng triều Trần bị Hồ Quý Ly phế bỏ cũng chính là cháu gọi ông ta bằng ông ngoại.
 
Thăng Long thương đau

Họ Hồ dời đô vào thành Tây Đô, và giặc Minh sang xâm lược, năm 1407 Thăng Long thất thủ, Hồ Quý Ly bị bắt sang Tàu, đi đày làm lính, gia tộc họ Hồ và quan lại bị bắt về Minh. Đại Việt mất về tay giặc Minh.

Hồ Quý Ly là vị vua đầu tiên bị Tàu bắt, lại sợ chết không dám tự tử, chịu nhục nhã để sống đời lao dịch ở Tàu. Hai con của ông thì đi theo làm quan cho Tàu.

Hồ Nguyên Trừng nổi tiếng về chế tạo súng thần công nên nhà Minh trọng dụng. Người ta vẫn ca ngợi đó trí tuệ người Việt, riêng tôi thấy chả hay ho chút nào. Trí tuệ đó không giúp nước, giúp vua cha, mà sau lại đi giúp quân giặc, làm quan cho giặc. Bao nhiêu khẩu súng thần công nhà Minh chĩa bắn vào người dân Việt đều có phần của Nguyên Trừng đó !!!

Trong thời loạn, có hai tôn thất nhà Trần nổi lên làm vua, xưng đế là Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng. Trần Ngỗi thì bị giêt trong chiến trận, còn Trần Quý Khoáng bị giặc bắt giải về Bắc, đã nhảy xuống biển tự tử, chứ không chịu nhục như Hồ Quý Ly để cầu sống. Các tướng lĩnh của ông cũng oanh liệt tử tiết chứ không chịu nhục để bị giải về Tàu. Con cháu nhà Trần như thế vẫn còn giữ được khí tiết oai hùng của cha ông.

Từ đây bắt đầu giai đoạn 20 năm đau thương khi giặc Minh đô hộ Đại Việt, trị sở đóng tại Thăng Long, nhưng bị đổi thành Đông Quan.


Con rồng triều Hồ, một con rồng đã mất đầu. Cái oai của nó chỉ còn nằm khoe với ruộng lúa mà thôi. Cái tội để cho đất nước rơi vào tay giặc, đều được quy cho Hồ Quý Ly, vì quá tham quyền vị mà để mất lòng dân, làm tan tác tinh thần đoàn kết của người Việt.

34403316.jpg
 
Thăng Long trong tay giặc

20 năm Thăng Long dưới thời Vương Thông cai trị chịu nhiều tàn phá thâm độc nhất, đặc biệt về mặt văn hoá. Triều đình nhà Minh hạ lệnh: Ngoại trừ kinh Phật, Lão, Nho, tất cả các sách vở của An Nam cái gì mang được về Tàu thì mang hết, còn không thì phải huỷ cho bằng sạch, kể cả sách cho trẻ con.

Sự tàn phá không chỉ dừng lại ở cung điện, kho tàng như khi Chiêm Thành chiếm, mà còn ở tất cả các nơi. Tất cả sách vở, tư liệu của triều Lý, Trần đều bị cướp hoặc đốt sạch. Ngay cả các ngôi chùa, đền là nơi Chiêm Thành không dám phạm, thì triều Minh cũng không tha. Các tấm bia - những nguồn tài liệu vô giá - cũng bị đập sạch.

Sau đó, khi bị Lê Lợi vây hãm, Vương Thông còn phá huỷ tất cả các đồ đồng trong Thăng Long. Chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên bị phá trong thời gian này. Trước đó thì các sách đồng, sau thì các chuông chùa, đồ tế khí... đều bị nấu chảy.

Có thể nói bên cạnh sự vơ vét của cải vật chất, sự tàn phá về văn hoá dưới thời Minh đô hộ là vô cùng thảm khốc. Chính vì thế cho đến nay, trong phạm vi Thăng Long, không còn bất kỳ một tấm bia, một quả chuông, một mảnh công trình kiến trúc lớn nguyên vẹn nào còn lại từ trước thời Lê. Trong khi tại các vùng khác thì vẫn còn rải rác nhiều di vật bằng đá và cả gỗ thời Lý Trần, thì chính tại Thăng Long lại sạch sành sanh.

Những mất mát này vô cùng đau xót, chúng ta ngày nay không thể biết được các bộ Luật, các chế định của đời Lý Trần, Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Trần Hưng Đạo, các bài sách thuốc xưa... ra sao. Các đền chùa ở Hà Nội ngày nay thì các tấm bia cũng từ đời Lê về sau, nên thường cũng khuyết phần lịch sử trước đó. Những lỗ hổng tư liệu đó không bao giờ bù đắp được.

Tội của các vị vua, không gì lớn bằng tạo điều kiện để quân ngoại bang vào cai trị đất nước.
 
20 năm Thăng Long dưới thời Vương Thông cai trị chịu nhiều tàn phá thâm độc nhất, đặc biệt về mặt văn hoá. Triều đình nhà Minh hạ lệnh: Ngoại trừ kinh Phật, Lão, Nho, tất cả các sách vở của An Nam cái gì mang được về Tàu thì mang hết, còn không thì phải huỷ cho bằng sạch, kể cả sách cho trẻ con.

Sự tàn phá không chỉ dừng lại ở cung điện, kho tàng như khi Chiêm Thành chiếm, mà còn ở tất cả các nơi. Tất cả sách vở, tư liệu của triều Lý, Trần đều bị cướp hoặc đốt sạch. Ngay cả các ngôi chùa, đền là nơi Chiêm Thành không dám phạm, thì triều Minh cũng không tha. Các tấm bia - những nguồn tài liệu vô giá - cũng bị đập sạch.

Sau đó, khi bị Lê Lợi vây hãm, Vương Thông còn phá huỷ tất cả các đồ đồng trong Thăng Long. Chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên bị phá trong thời gian này. Trước đó thì các sách đồng, sau thì các chuông chùa, đồ tế khí... đều bị nấu chảy.

Có thể nói bên cạnh sự vơ vét của cải vật chất, sự tàn phá về văn hoá dưới thời Minh đô hộ là vô cùng thảm khốc. Chính vì thế cho đến nay, trong phạm vi Thăng Long, không còn bất kỳ một tấm bia, một quả chuông, một mảnh công trình kiến trúc lớn nguyên vẹn nào còn lại từ trước thời Lê. Trong khi tại các vùng khác thì vẫn còn rải rác nhiều di vật bằng đá và cả gỗ thời Lý Trần, thì chính tại Thăng Long lại sạch sành sanh.

Những mất mát này vô cùng đau xót, chúng ta ngày nay không thể biết được các bộ Luật, các chế định của đời Lý Trần, Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Trần Hưng Đạo, các bài sách thuốc xưa... ra sao. Các đền chùa ở Hà Nội ngày nay thì các tấm bia cũng từ đời Lê về sau, nên thường cũng khuyết phần lịch sử trước đó. Những lỗ hổng tư liệu đó không bao giờ bù đắp được.

Tội của các vị vua, không gì lớn bằng tạo điều kiện để quân ngoại bang vào cai trị đất nước.

Thảo nào ngày trước bác bảo bọn tàu nó "cưỡng hiếp" văn hóa các dân tộc khác. thế mấy bộ binh thư yếu lược bán ngoài hàng là fake hả bác?
 
Thảo nào ngày trước bác bảo bọn tàu nó "cưỡng hiếp" văn hóa các dân tộc khác. thế mấy bộ binh thư yếu lược bán ngoài hàng là fake hả bác?

Theo tôi biết thì mấy quyển Binh thư yếu lược bán ngoài hàng đó là gần đây bịa ra, lý do tại sao thì tôi không dám chắc.

Theo Lịch triều Hiến chương loại chí của Phan Huy Chú liệt kê hàng chục bộ sách của Đại Việt thời Lý Trần, gồm các sách Hình luật, Điển chế, Thông lễ, Thực lục, Thi tập, Tuỳ bút, Đại điển... của các triều, các vua và các học giả Đại Việt, trong đó có sách của Trần Hưng Đạo đem về Kim Lăng (Nam Kinh).

Một số sách như Đại Việt Sử ký của Lê Văn Hưu đời Trần, vì được khắc bản in ra nhiều và lưu trữ ở nhiều nơi, nên còn giữ được. Một số thi tập của Chu Văn An, vua Trần,..., còn lưu giữ là vì để ở nơi khác. Sách thiền của Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông cũng vậy. Nhưng cũng nhiều thi tập khác đã mất mãi mãi.

Ngược lại, Tàu đem tống sang Đại Việt rất nhiều sách Tứ thư, Ngũ kinh, sách Tu thần luyện đan của Đạo giáo. Phải chăng vì thế mà sang đời Lê thì Đạo giáo lại hưng thịnh trở lại, và rồi Tín ngưỡng thờ Mẫu cũng mang màu sắc Đạo giáo lại phát triển ?

Cái ý "cưỡng hiếp văn hoá" là của ông nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.
 
Bến Bồ Đề

Nhà Minh cai trị 20 năm, nhưng liên tục gặp khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa cuối cùng để giành lại giang sơn của Lê Lợi từ Lam Sơn năm 1418, sau gần mười năm gian khổ đã tiến ra vây thành Đông Quan.

Đại quân của Lê Lợi đóng ở bến Bồ Đề tại Gia Lâm, nay là khu vực chùa Bồ Đề, có lẽ vì thời đó có trồng nhiều cây này. Từ đây, Bình Định vương Lê Lợi lên lầu nhìn về cố đô trong tay giặc. Còn giặc thì chờ đợi tiếp viện.


Từ bến Bồ Đề nhìn qua sông Hồng về Hà Nội ngày nay. Gần 600 năm trước Lê Lợi cũng nhìn về Thăng Long như thế này chăng ?


34449853.jpg
 
Hoàn Kiếm

Năm 1428, Bình Định vương Lê Lợi lên ngôi sau khi vị vua giả tạm là Trần Cảo đã (bị bức) chết. Công của nhà Lê giành lại giang sơn người dân Việt không bao giờ quên, kể cả sau này khi con cháu họ Lê suy đồi thì người dân vẫn vì ơn trước mà luôn ủng hộ.

Truyền thuyết ý nghĩa nhất về Lê Lợi là huyền thoại trả gươm, mà mỗi người dân Việt đều biết. Dưới thời Lý Trần, khu vực Đông của Thăng Long không được chú trọng nhiều, và hồ nước ở đó gọi là hồ Lục Thuỷ, thông với sông Hồng. Hồ có tên đó do màu nước xanh đặc biệt. Vua Lê đi thuyền từ sông Hồng có thể vào hồ, từ đây lên chùa Báo Thiên. Tại đây Lê Lợi đã trả lại gươm thần Thuận Thiên cho rùa vàng, gửi lại Long Quân. Từ đó hồ có tên là Hoàn Kiếm.

Trong hầu hết tài liệu ghi nguồn gốc tên hồ đều viết: "Sau đó hồ Tả Vọng được gọi là hồ Hoàn Kiếm", điều này không phù hợp, bởi cái tên hồ Tả Vọng mãi đến mấy trăm năm sau Lê Lợi mới có !

Cũng không rõ truyền thuyết trên xuất hiện ngay sau khi Lê Lợi lên ngôi hay không, vì sử sách đời Lê vẫn ghi tên hồ là Lục Thuỷ, hoặc Thuỷ Quân, sau đời Chúa Trịnh lại có tên là Tả Vọng, chứ không ghi tên Hoàn Kiếm. Có vẻ như cái tên Hoàn Kiếm được trở thành phổ biến và chính thức từ cuối Lê đầu Nguyễn.

Ngày nay, bên phía Tây hồ Hoàn Kiếm, phố Lê Thái Tổ, có đền thờ Lê Lợi, và bức tượng đồng của vua đứng cầm gươm chĩa xuống hồ, đứng trên một cây cột đá. Tượng được dựng năm 1888, cây cột được làm theo kiểu phương Tây. Không nhiều người để ý đến di tích này.


34450622.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,311
Bài viết
1,175,022
Members
192,036
Latest member
imperiaglobalgate
Back
Top