What's new

[Chia sẻ] Mênh mang vàng thu Tibet

1.


Tibet, nóc nhà thế giới, miền đất của những điều bí ẩn chưa được khám phá, miền đất của các chư thiên, miền đất của những giấc mơ trong mộng, miền đất khát khao của một thời tuổi trẻ si dại… nhưng tôi vẫn chưa một lần được đặt chân đến dù đã bao lần tưởng như Tibet đã gần, rất gần. Đi, là có duyên; đến, là có phước, gặp, là có tình… nhưng khi tôi càng khát khao cố gắng để đến Tibet thì khoảng cách giữa tôi và Tibet càng xa vời vợi. Đã bao lần hành trang đã chuẩn bị, visa đã xin, việc đã bỏ… nhưng rồi dang dở vẫn là dở dang… Do vậy, lần này tôi ra đi lòng nhẹ tênh, chỉ hướng về Tibet, chỉ hướng về những con đường lên Tibet…! Đến được là có duyên, có phước, có tình… không đến được, tôi vẫn còn tôi và con đường và những chuyến đi,... Tôi chọn con đường đi làm mục đích, tôi chọn sự lang thang giữa đất trời mênh mang làm điểm tựa, tôi cất giữ những khoảnh khắc chơi vơi, những niềm hạnh phúc khi bàn chân đặt lên miền đất lạ làm hành trang… để lên đường, để hướng về Tibet.


Một mình, một đêm cuối thu, Sài Gòn mưa đổ mịt mù, tôi đi.


P9200406.jpg

Phu Asa vắng vẻ trên đồi trưa – Pakse



P9200608.jpg

Vat Phou mưa chiều cuối thu – Pakse



P9220123.jpg

Hoàng hôn rực lửa trên dòng Mekong – Siphandon, Pakse


Chập chờn trên chuyến xe đêm, nghe giọng ca liêu trai thì thầm từng sợi tình trong đêm “mai tôi đi, mong cho tình xa quên…”, khi ngoài kia trời mưa đổ, hay sương đêm lăn dài từng hạt chầm chậm, trên kính xe lạnh buốt, như những giọt nước mắt long lanh… tôi thấy lòng mình chùng xuống, như tôi đang rơi vào một hố sâu không đáy thăm thẳm... Có tiếng ai đó thở dài trong đêm hay tôi đang nghe tiếng tôi… Nếu thế này mãi, tôi sẽ không đi được, tôi nhắm mắt và mơ về bầu trời Tibet xanh thăm thẳm để cố ru mình vào giấc ngủ chập choạng mệt nhoài. Có lẽ, đó là 1 trong những chuyến xe chơi vơi nhất trong những tháng ngày lang bạt của tôi. May mắn sao, cuối cùng tôi đã qua được để tiếp tục hành trình.


PA020579-1.jpg

Mái nhà xám hoa vàng rực rỡ – Lijiang



PA020605-1.jpg

Hẻm nhỏ hoa nhỏ ở làng nhỏ – Lijiang.



PA010345.jpg

Hẻm đơn sơ nhưng rực rỡ – Lijiang



P9300202.jpg

Hoa tím mùa thu bên cánh đồng vàng – Dali


Rồi tôi lăn dài, trượt dài qua những tháng ngày lang bạt khi rừng, khi núi, khi suối, khi sông, khi đô thị phồn hoa, khi chốn quê dân dã, khi nắng lên bên rừng, chiều xuống bên sông, khi đêm chơi vơi một mình một bóng liêu xiêu quán lạnh gió khuya về… Từ Sài Gòn, tôi đi sang Lào qua ngõ Bờ Y để vòng lại Vat Phou chiều mưa bay mờ mịt, lạc bước Phu Asa lúc nắng lên trên đồi, chôn chân ở vùng 4.000 đảo Siphandon hiền hòa có những ngày mưa bay trắng xóa đất trời nhưng chiều về hoàng hôn lại đỏ rực thiêu cháy cả con sông dài… Rồi từ Nam Lào, tôi lướt nhanh đến Bắc Lào. Tôi vội vã ngang qua Vientiane, Luang Prabang, Udomxay… để có những ngày buốt giá trên con đường mưa mờ mịt đến miền gái đẹp Luang Namtha, những chiều lang thang một mình trên con đường ven sông hun hút không một bóng người của đất Lào xinh đẹp hiền hòa mến khách.


(tbc.)
 
Hoàng hôn rực cháy trên dòng Mekong – 15

(cont.)

P9230220.jpg



P9230255.jpg

Nắng có vàng ươm trên con sông đỏ?Trời có xanh rất xanh và mây có trắng rất trắng?


Tôi đòng đưa trên võng một lát, Mr. Phao, anh chủ nhà trọ quay về (tình cờ, đây cũng là nơi bạn chaubaogia sau này có ghé). Nói chuyện một hồi về tình hình đất đai con người sông nước nhân tình thế thái..., anh đi lo công việc… để lại tôi một mình với 1 cuốn sách cầm nhưng đọc không nổi vì những chai Beerlao óng ánh và dòng sông sóng sánh ngoài kia.


P9230232.jpg



P9230227.jpg

Hoa dại rực rỡ bên hiên


P9230218.jpg

Cánh đồng lúa lung linh sắc màu



Tôi cứ lơ mơ trên võng đến chiều. Lúc này nắng đã lên xua tan những đám mây sũng nước. Quang cảnh nơi đây giờ như một bức tranh quá nhiều màu sắc…sông đỏ, trời xanh, mây trắng, dừa xanh biếc, đồng xanh nõn, đồng chín vàng, nắng vàng rờ rỡ, trong vườn, bên mép sông… nhiều loại hoa phô phang các sắc màu rực rỡ, đàn bướm tíu tít bay từng vạt giống vườn hoa cải ai gieo giữa trời… làm chốn đảo nhỏ khúc sông quê như cảnh thiên đường…



(tbc.)
 
"Bpk không có nhiều cơ hội đâu bạn. Mỗi lần đi là mỗi lần quit job, sau đó về là mòn mỏi kiếm việc, cực khổ cày bừa, rồi lại quit job, lại đi... Nhưng càng ngày, tuổi càng cao thì kiếm việc làm càng khó, tay thì trắng... nhưng "chơi thì phải chấp nhận" vậy thôi...."

To: Bpk,

Em là em kết cái đoạn này của bác. Mà có lúc em cũng sẽ như thế... :))
 
Hoàng hôn rực cháy trên dòng Mekong – 16

@ Nguyễn Oanh, gianker, tom_the_star, cảm ơn các bạn đã đọc và có lời, nhưng mấy bạn làm bpk ngại quá. Bữa giờ không dám gõ tiếp luôn (!?). Rất mong được đọc về những hành trình, chia sẻ, kinh nghiệm… thú vị của các bạn!

:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::


(cont.)



Chiều đã rờ rỡ nắng trên sông. Tôi cũng đã hết mệt. Sức lực đã quay về, chắc nhờ Beerlao (?!) hơn là vì giấc trưa chập chờn... Tôi lò dò bước xuống võng, rời nhà và đi xuôi Don Det, huớng về chiếc cầu đá nối liền 2 đảo Don Det, Don Khone.


P9210041.jpg

Màu nắng lạ trên sông của những ngày mưa mùa.


Tôi đã đến Don Det một lần. Lần đó, tôi đã đi viếng hết các điểm “must see” của 2 hòn đảo này như thác nước Liphy Fall, đi đò sang bên đất Cambodia xem cá heo nước ngọt, đường ray xe lửa, chiếc cầu đá từ những năm 40 thế kỷ trước, những ngôi nhà kiểu Pháp,… nên giờ tôi cũng lười quay lại mấy nơi đó, chỉ muốn ra chiếc cầu ngồi chờ hoàng hôn.


P9210032.jpg



P9210031.jpg

Cánh đồng Don Det


Tôi rất thích cách người Lào làm ruộng và bảo vệ cây, bảo vệ rừng. Khi vỡ đất làm ruộng, người Lào không chặt bỏ những cây gỗ nằm giữa ruộng mà giữ lại. Do vậy, ở Lào, bạn khó thể thấy những cánh đồng cò bay thẳng cánh mà chỉ thấy ruộng lúa và rừng cây nằm chung với nhau. Thực ra, số lượng cây đó cũng không quá nhiều như rừng, nhưng khi bạn phóng tầm mắt nhìn rộng thì những cây đơn lẻ trên cánh đồng sẽ làm thành một “màn” cây và cho bạn cảm giác như một cánh rừng. Ở Lào rừng rất nhiều, có lẽ do họ rất tôn trọng và gìn giữ cây cối. Họ còn cúng xôi cho cây nữa mà. Nhưng gần đây, rừng của họ bị tàn phá rất nhiều. Dĩ nhiên không phải bởi họ, những người yêu cây, quý rừng. Trên chuyến xe bus từ Luang Prabang về Vientiane những ngày tháng 4. 2010, 1 thanh niên Lào ngồi kế bên đã thở dài khi nói về thiên nhiên Lào đang bị “destroy” – nguyên từ của bạn ấy… tuy bạn ấy không nói là ai, nhưng chắc ai cũng biết…


P9210038.jpg



P9210039.jpg

Những con đường quê đẹp thanh bình trong dáng tre, bóng nắng


Lan man trong những con đường quê êm đềm, những cánh đồng tươi tốt, những hàng cây căng tran sức sống sau mưa… khi tôi đến được chiếc cầu đá xưa cũ, mây mù lại ùn ùn kéo về ụp xuống Siphandon một màn mây đầy nước…


P9210047.jpg



P9210046.jpg

Chiếc cầu đá gần trăm năm tuổi vẫn vững vàng giữa dòng nước xiết cuồn cuộn


(tbc.)
 
Hoàng hôn rực cháy trên dòng Mekong – 17

@ bluesky, đừng đụng đến “niềm đau chôn dấu” của người khác chứ….!!! :T

::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::


(cont.)



P9210050.jpg

Chiếc cầu đá nối Don Det – Don Khone


Nhưng hoàng hôn vẫn không chịu dứt tình ra đi, vẫn còn đó đây chút ánh sáng đỏ len qua đám mây đen sũng nước đang trùm trên Siphandon. Đi lang thang trên chiếc cầu “băng qua dòng nước dữ”, với rất nhiều nam thanh nữ tú của nhiều quốc gia đang thả cuộc đời trôi chầm chậm ở đây, tôi cũng vui vẻ hòa vào 1 nhánh con trong dòng sông biếng nhác đó…


P9210056.jpg



P9220084.jpg

Hoàng hôn ít sắc màu


Đêm. Uống Lao Lao với 2 bạn trẻ bản xứ mới quen lúc chiều. 3 tên cưa hơn 1lit. Ai đã uống Lao Lao rồi sẽ biết. Nồng nàn hơn Gò Đen. Ngọt ngào hơn Làng Vân. Nóng bỏng hơn Bàu Đá... (cảm nhận của riêng bpk, bà con đừng ném đá hén). Đến 10pm, máy phát điện tắt... gió theo mây đen về vần vũ trên mái lều tranh, ngoài kia sông đen rì rào chảy, những con sóng khe khẽ vỗ về vào lòng đêm, lòng người... đang chập chờn đong đưa theo những chén Lao Lao mềm môi.



(tbc.)
 
Bkp ơi, mình xin bạn mấy bài viết về Nepal, Ấn độ, Tibet để bỏ vào cái blog tào lao của mình nghen.
Cảm ơn thật nhiều.
TTK
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,676
Bài viết
1,171,063
Members
192,338
Latest member
senrilamaha74com
Back
Top