What's new

Miến Điện - Giấc mơ tìm thấy

Chính tôi cũng chưa từng cắt nghĩa.

Tại sao,

Những nền văn minh quá vãng,

Những đền đài thành quách đổ nát,

Những di sản của ngày xa xưa,

Những hiện thân của quá khứ còn sót lại,

Luôn có sức cuốn hút tôi đến lạ.



Ngày thơ bé, tôi đã không ít lần nghe đến cái tên Miến Điện. Trong trí óc non nớt của tôi, Miến Điện nghĩa là ‘‘gạo Miến Điện’’, là những người phụ nữ cổ dài, là nội chiến, là đói nghèo, là lạc hậu, là xa xôi.

Lớn lên tôi mới biết rằng, Miến Điện chẳng đâu xa, Miến Điện ngay gần kề, mà chính những suy nghĩ, những hành xử, những toan tính, những tham vọng của con người đã khiến Miến Điện thành xa.

Và tôi cũng phát hiện ra rằng, Miến Điện đâu chỉ có đổ máu, có hà khắc, có đói nghèo, có lạc hậu, mà Miến Điện còn hiện hữu đó những tuyệt tác thách thức thời gian từ ngàn xưa để lại.

Và tôi đã ấp ôm một giấc mơ, giấc mơ mang tên Miến Điện.
 
Hồn xưa Bagan

Vẫn chưa thể quên cái khoảnh khắc, khi chúng tôi đang đứng ở cửa sân bay Nyaung Oo, hỏi han mặc cả tiền taxi, bỗng dưng tất cả tối om. Ngơ ngác, hoảng hốt nhìn quanh. Thì ra sân bay đã tắt đèn đóng cửa, và chúng tôi đã là những vị khách cuối cùng trên chuyến bay cuối cùng của ngày hôm nay qua sân bay này.

Cũng tầm giờ này ngày hôm qua, khi chúng tôi đặt chân đến sân bay Yangon, đặt những bước chân đầu tiên đến đất Myanmar, trong khi đợi lấy hành lý, chúng tôi đã ngoái cổ ra đám người lố nhố giơ những tấm biển tên ngoài kia xem có ai đợi mình. Vậy mà chẳng thấy ai. Lấy xong hành lý, đã định tự bắt taxi về Yoma Hotel, khách sạn đã đặt trước đó, thì bỗng xuất hiện bên ngoài cửa kính một người đàn ông đang giơ tấm biển có tên chúng tôi và khách sạn chúng tôi đã đặt. Ra ngoài, ông cho biết khách sạn chúng tôi đặt đã hết chỗ, nếu đồng ý thì xe sẽ đưa chúng tôi về Yoma Inn, khách sạn của cùng một chủ với Yoma Hotel.

Còn hôm nay, không có đám người lố nhố giơ biển tên, không có ai đợi chờ, đón chào chúng tôi cả.

Đường từ sân bay Nyaung Oo về làng Nyaung Oo không quanh co dốc núi, không xa xôi, vắng vẻ như từ sân bay Heho về Inle nhưng cứ có chút gì đó buồn buồn, trầm trầm theo suốt con đường đi. Có lẽ đó là không khí trầm mặc đặc trưng của vùng đất cố đô xưa, của miền đất di sản.

Người lái taxi hỏi chúng tôi đã có nhà nghỉ nào chưa. Chúng tôi cho biết là chưa đặt nhà nghỉ nào cả, ông có biết chỗ nào chất lượng và giá cả hợp lý thì đưa chúng tôi đến. Chỗ ông đưa chúng tôi đến không còn phòng. Chúng tôi nói ra mấy cái tên nơi các bạn Phượt đi trước đã từng ở, Golden Myanmar, May Kha Lar, ông đưa chúng tôi đến, tất cả đều hết chỗ. Chúng tôi chạy quanh các nhà nghỉ khu vực đó, cũng đều đã kín, nơi còn phòng thì chất lượng rất tệ. Cuối cùng ông đưa chúng tôi đến Eden, một nhà nghỉ ở gần khu chợ. Phòng ở chất lượng không cao, nhưng còn đủ một phòng lớn cho 5 chàng trai và một phòng nhỏ cho 3 cô gái. Tối mệt và không còn lựa chọn nào khi các nhà nghỉ khác đã kín vào dịp cuối tuần, chúng tôi đã mặc cả lấy phòng ở đây với giá 5$/người, không bao gồm ăn sáng.

Hầu hết taxi ở Myanmar đều đưa khách đi đến khi nào tìm được nhà nghỉ thì thôi, và không tính thêm vào số tiền đã thỏa thuận ban đầu.

Tối hôm đó chúng tôi đã lần đầu tiên được thưởng thức buffet cơm Miến khá dễ ăn sau bữa trưa cắt cổ ở sân bay Bangkok trưa qua, bữa tối “point & shoot” (chỉ món ăn và chủ quán sẽ lấy cho) ở China Town, Yangon tối qua và bữa trưa qua quýt với cơm rang trưa nay ở Yoma Inn trước giờ lên máy bay đến Bagan.

Trên đường về nhà nghỉ, chúng tôi không quên ghé qua văn phòng của Golden Myanmar đặt vé bus tối mai đi Mandalay với giá 7.500 Kyat/vé. Ám ảnh với hình ảnh và chất lượng của những chiếc xe ô tô chạy đầy rẫy ngoài đường phố Myanmar, tôi đã phải hỏi đi hỏi lại xe đấy thế nào, có phải loại Aero Space 45 chỗ, có điều hòa nhiệt độ không. Người đàn ông trông khá hiền lành và đáng tin cậy đã phải xác nhận đi xác nhận lại những câu hỏi liên tục có cùng nội dung của tôi rồi mà chúng tôi vẫn không ngừng phỏng đoán xem chiếc xe ngày mai đi sẽ ra sao, mỗi lần nhìn thấy một chiếc xe khách chạy qua, chúng tôi lại “Đấy, chắc xe mai mình đi sẽ thế đấy”, và không biết bao nhiêu chiếc xe đã được điểm mặt chỉ tên như vậy.

Chúng tôi cũng đặt luôn xe ngựa đi Old Bagan ngày mai tại đây. Nhìn thấy những chú ngựa cao lớn hơn hẳn những chú ngựa nhà mình hùng dũng kéo xe chạy phăm phăm trên đường, chúng tôi đã đặt 2 xe cho 8 người, với giá 15.000 Kyat/xe. Và ngày hôm sau, chúng tôi đã thấy thương những chú ngựa quá đỗi khi còng lưng kéo chúng tôi trên những con đường đất đỏ trong cái nắng khô nóng Bagan…

5476107331_3dc4b20608.jpg


5476109053_bb3fa915e7.jpg
 
Hồn xưa Bagan

5h sáng hôm sau, chúng tôi check-out và lôi bánh mỳ, mỳ tôm mang theo từ nhà sang, xì xụp ăn cùng ruốc và mắm tép chưng thịt. Cậu lễ tân nhà nghỉ rất nhiệt tình lấy nước sôi và cho chúng tôi mượn bát. Hai cỗ xe ngựa đã chờ sẵn ngoài kia. Bước ra ngoài và bảo nhau, chắc trời rét lắm đấy, bởi thấy người xà ích đang quấn mình trong chiếc chăn sù sụ.

5h30, chúng tôi ra đi khi trời vẫn chưa tỏ mặt người. Con đường hun hút men theo những hàng cây. Gió lạnh bủa vây xung quanh. Tiếng móng nhựa gõ lóc cóc trên con đường trải nhựa.

Tôi đang tiến vào kinh đô của đế chế Pagan (Bagan) xưa lừng lẫy trong lịch sử xứ Miến từ thế kỷ IX đến thế kỷ XIII.

5480203792_699a3d6137.jpg

Tôi đang đến với một nơi đã từng nguy nga hiện diện 10.000 đền tháp được xây dựng từ khoảng thế kỷ XI đến thế kỷ XIII, nay chỉ còn 2.200 chiếc đang say ngủ trong cô quạnh.

5479602805_5c834676a8_z.jpg

Pagan một thời là một vương quốc hùng mạnh, nay chỉ là một thành phố không người lặng lẽ bên bờ trái sông Ayeyarwady.

5480204330_4922711e20_z.jpg
 
Hồn xưa Bagan

Những chú ngựa cứ lầm lũi bước đi trong bóng tối. Chú đang đưa chúng tôi đi đón bình minh nơi thánh địa của những đền tháp, một thánh địa vàng son một thời, nay vắng lặng đến hoang tàn. Và thánh địa ấy chắc sẽ vẫn chìm trong cô quạnh giữa đất trời Bagan, mặc cho mặt trời kia có lên có xuống mỗi ngày, mặc cho mưa kia có rơi, gió kia có thổi, nếu không có sự hiện diện của những kẻ hoài cổ cố tìm lại chút huy hoàng quá vãng trong ánh sáng ngày mới sắp lên.

5485186838_db694bf978.jpg

Tất cả kiên nhẫn đợi chờ trong bóng tối. Những đôi mắt nhìn ra những đền tháp xung quanh. Có cái chỉ là những khoảng sẫm trong không gian. Có cái lại được đèn thắp sáng rực. Những giọng nói chuyện nhẹ nhàng như sợ phá vỡ mất không gian yên ắng nơi đây.

Trời sáng dần, bầu trời đã chuyển hồng nhưng mãi không thấy mặt trời ló rạng.

5484591067_e88738531e_z.jpg


5484592247_50a37545b0.jpg


5485187686_a1a17204c7.jpg

Trời khá mù. Có lẽ chúng tôi là những kẻ thiếu may mắn khi hôm nay không được chứng kiến giây phút mặt trời nhô lên khỏi chân trời. Có lẽ sẽ chẳng có cơ hội lần thứ hai, bởi ngay tối nay chúng tôi đã rời khỏi chốn này. Những gương mặt tiếc nuối vây quanh. Nhiều người đã tự cho mình là kẻ kém may mắn, đi xuống khỏi tháp, trong đó có tôi.

5484592737_e7fc0677b8.jpg

Đang loanh quanh chụp ảnh bên dưới bỗng thấy tiếng một bạn Trung Quốc la lên “Xuất hiện rồi”. Vội ngẩng đầu nhìn về phía Đông, đúng là mặt trời đã hiện ra rực rỡ. Vội vàng lao lên tháp, vừa ngắm nghía, vừa chụp, như sợ để tuột mất giây phút tưởng không hề có này.

5485187452_655f6593ee_z.jpg


5484592469_ff51b64b73.jpg

Vậy là mình vẫn có duyên với chốn này, thánh nhân vẫn đãi kẻ khù khờ.
 
Hồn xưa Bagan

Chiếc xe ngựa chở chúng tôi qua những con đường đầy nắng và gió giữa những tán cây lá nhỏ, trôi qua những đền đài chùa tháp, như thể đang quay ngược lại quá khứ, hiện tại nằm lại sau lưng ngăn cách bởi lớp bụi đỏ phủ mờ.

5491382122_15bf65f96e.jpg

Những lối mòn đất đỏ này nối hơn 2.200 đền tháp trong một thung lũng khô cằn rộng 29 km2 nằm gọn bên bờ Đông sông Ayeyarwady. Bagan khí hậu khắc nghiệt. Ban ngày khô, nắng và nóng nhưng đêm lại rất lạnh, nhiệt độ ngày đêm có khi chênh lệch nhau tới 30 độ C và ít có mưa. Bởi vậy đất đai nơi đây khô cằn, dù cho đã được cày xới cẩn thận cũng không thấy trồng trọt, bởi giờ đang là mùa khô, không có nước.

5491382950_cec1f707ce.jpg

Chỉ thoáng thấy lũ gia súc đang nhẩn nha gặm cỏ, vô lo vô nghĩ bên những linh thiêng hào hoa xưa.

5490789079_12bba99b5d.jpg


5490788773_24f8ba0c2c_z.jpg
 
Hồn xưa Bagan

Bagan giờ là khu đền đài bỏ không, không có hiện diện cuộc sống của con người. Bagan quạnh quẽ đến cô liêu. Nhiều khi chúng tôi tưởng mình là những kẻ độc hành trên con đường đất đỏ, tưởng mình bị vây hãm bởi vô số đền đài xung quanh, nếu không có sự xuất diện bất chợt của những du khách khác. Nơi đông vui nhộn nhịp và nhiều âm thanh lao xao của cuộc sống nhất trong thành phố bị bỏ quên này có lẽ là bến sông nhỏ cạnh con sông Ayeyarwady trong lòng Bagan xưa.

Nơi có những con thuyền nối những bờ vui.

5491415764_4ab9a99b78_z.jpg

Nơi có lơ thơ hàng quán phục vụ những người khách qua sông.

5490822901_dd72775515_z.jpg

Nơi có những người phụ nữ lam lũ tảo tần bán mua.

5491416172_2f5e16701c.jpg


5491416492_afbbf48db7.jpg

Và người xà ích ngồi đợi khách mang theo cả đứa con nhỏ xinh xắn của mình đi làm, vất vả nhưng vẫn tươi cười.

5490823601_da64eb0e0c.jpg

Đó là những bức tranh cuộc sống sống động nhất tô điểm cho chốn cô quạnh này.
 
Hồn xưa Bagan

Các đền tháp Bagan chủ yếu là kiểu tháp nhọn xây tường gạch nung, nhuốm mầu phôi pha mưa nắng thời gian. Các công trình còn lại nơi đây gồm cả những ngôi chùa hình tháp đặc kín theo lối kiến trúc giai đoạn đầu thời kỳ Mon và cả những ngôi chùa rỗng bên trong theo lối kiến trúc thời hậu Mon. Có cả những ngôi chùa mang kiến trúc pha trộn giữa phong cách Ấn Độ giáo và Angkor.

5512368346_9baa43fd7a.jpg


5511771151_da401e2fc6.jpg


5511769999_98bb3ceca5.jpg

Chùa xây bằng gạch đỏ đất nung không hề có mạch vữa.​

5511771743_6d79792547.jpg


Dấu vết thời gian

Đi giữa thánh địa này, không ai không thể không choáng ngợp, choáng ngợp về số lượng, choáng ngợp về quy mô và choáng ngợp cả về sự trường tồn của những đền tháp giữa nắng gió mưa giông và qua những thăng trầm thời gian cả nghìn năm qua. Không hề ngoa ngôn khi nói Bagan chất chứa cả một lịch sử huy hoàng phía sau những lớp bụi đỏ mịt mờ.

5512368644_b7224f9ec5_z.jpg

Cái đẹp của Bagan không phải là cái đẹp nhấn nhá vào chi tiết, không phải là cái đẹp của từng đền tháp riêng lẻ mà là cái đẹp của cả quần thể, của tầng tầng lớp lớp những ngọn tháp cao thấp lớn nhỏ xa gần đủ hình dạng nằm xen kẽ nhau trải dài và trải rộng trong không gian. Những ngôi chùa Bagan chỉ xây bằng gạch đỏ thô mộc nhưng chính thứ mầu gạch này lại nổi bật trong sắc nắng vàng ruộm của đất trời Bagan.
 
Những ngôi chùa Bagan

5514211047_451a0b619d.jpg

Mặt sau Gaw Daw Palin Phaya, ngôi chùa do vua Narapatisithu xây dựng năm 1203 sau khi xây Sulamani Temple và được con trai ông là vua Htilominlo hoàn thiện sau đó. Chùa cao 55 m, với kiến trúc tương tự Sulamani Temple. Đây là một trong những ngôi chùa lớn nhất ở Bagan, với kiến trúc 2 tầng. Chùa được xây trên mặt phẳng hình vuông, với mái cổng ở bốn phía, nhưng mái cổng ở phía Đông nhô ra hơn các mái cổng khác. Ở tầng dưới, có một hành lang mái vòm chạy quanh bốn mặt của chùa trước mặt những ngôi tượng Phật.

5514806426_f145197584.jpg

Mahabodhi Temple, do vua Nantaungmya xây dựng năm 1215, mô phỏng ngôi chùa cùng tên nổi tiếng ở Ấn Độ, để tỏ lòng tưởng nhớ đến nơi Đức Phật được khai sáng. Ngôi chùa được xây dựng với khối vuông ở bên dưới, bên trên là những tháp nhọn được trang trí bằng nhiều bức tượng Phật ngồi đặt trong hốc tường. Ngôi chùa này có kiến trúc khác với kiến trúc chung của những ngôi chùa trong thánh địa Bagan.
 
Dhammayangyi Temple

Dhammayangyi Temple, do vua Narathu (Kalagya Min) xây dựng năm 1167. Được đánh giá là ngôi chùa có cấu trúc đồ sộ ở Bagan, với kiến trúc tương tự chùa Ananda. Sau khi giết chính vua cha của mình, Narathu chiếm ngai vàng và cho xây dựng ngôi chùa này. Tương truyền Narathu tự mình giám sát việc xây dựng và những người thợ xây sẽ bị hành quyết nếu một cái kim có thể lọt giữa hai lớp gạch, nhưng Narathu chưa kịp hoàn thành công trình của mình thì đã bị ám sát. Tương truyền Narathu đã phật ý bởi các nghi lễ Hindu, và một trong những người thi hành nghi lễ này là một công chúa Ấn Độ, con gái của Pateikkaya. Vì vậy, Narathu đã cho hành quyết công chúa. Cha của công chúa muốn trả thù cho người con gái vô tội của mình nên đã sai 8 thị thần cải trang thành các Brahmans và ám sát Narathu trong chính ngôi chùa đồ sộ này.

5514806806_43a1c0f5ce.jpg


5514807122_4869b7d1b6.jpg

Ngôi chùa được xây hoàn toàn bằng gạch mộc nổi bật từ xa vì vẻ đồ sộ giữa một không gian khá trống trải với mầu gạch đỏ ánh lên trong nắng vàng và chiếc cổng cao lớn đã bị phá hủy một phần không còn mái nhọn.

Ngôi chùa có những bức tường với cột kèo, vòm cửa được trang trí rất đẹp mắt.

5514212413_ac7abd65e2.jpg


5514212715_80812c52ef.jpg


5514808318_8c57a00d20.jpg


5514213617_dbf0aab796.jpg

Hành lang và cửa tò vò của chùa, vừa để thông gió, vừa để lấy sáng, vừa tạo ra những khoảng sáng tối rất đẹp.

5514809060_a3059e4c55.jpg
 
Ananda Phaya

Trong số hàng ngàn đền tháp Bagan, không thể không nhắc đến Ananda Phaya, ngôi chùa mang phong cách kiến trúc Ấn Độ, được vua Kyanzittha xây dựng năm 1105. Được cho là một kiệt tác của kiến trúc Mon còn sót lại, Ananda mang phong cách kiến trúc của giai đoạn cuối thời tiền Bagan và khởi đầu thời trung Bagan. Đây là ngôi chùa được xây bằng chất liệu đá chứ không phải bằng gạch nung như đa số các ngôi chùa khác ở đây, đồng thời cũng được đánh giá là ngôi chùa đẹp nhất, rộng lớn nhất, được bảo tồn tốt nhất và linh thiêng nhất trong số các ngôi chùa Bagan. Ananda đã bị phá hủy khá nhiều trong trận động đất năm 1975 nhưng nay đã được phục chế hoàn toàn.

5526552224_e9512298bc.jpg


5525962653_78d3a9eb9f.jpg

Theo truyền thuyết, một ngày nọ có 8 vị sư từng tu ở chùa Nandamula Cave trên dãy Himalayas đến khất thực. Nhà vua bị hấp dẫn bởi những câu chuyện kể và bị mê hoặc bởi cảnh sắc của những nơi các vị sư đã từng tu tập, đã khao khát xây dựng một ngôi chùa có không khí mát lạnh ở bên trong ở giữa thung lũng Bagan. Sau khi xây dựng xong, nhà vua đã hành quyết các kiến trúc sư để bảo tồn kiến trúc độc đáo duy nhất của ngôi chùa.

5525967461_7156235cbc.jpg


5526557512_f359f0eaa0.jpg

Kết cấu của Ananda theo kiểu chùa có dãy hành lang. Chùa cao 51m, phần dưới được xây dạng hình vuông mỗi cạnh dài 53 m, phần trên có những bậc trang trí và các tháp nhọn. Các lối vào chùa được trang trí hình stupa. Nền và bậc thang được trang trí bằng những viên gạch tráng men có hình ảnh kể về cuộc đời Đức Phật. Các dãy hành lang bị ngăn với chính thất bằng những cánh cửa gỗ teak chạm khắc.

5526556444_62b7f2e8b5.jpg


5525965833_8b1a4f2355.jpg


5526559844_e701c1dc81.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,057
Members
192,337
Latest member
Corinamith4
Back
Top