What's new

Mông Cổ - Không chỉ là thảo nguyên

Chuyến đi bắt đầu từ những thứ lỡ dở và câu chuyện vu vơ.
Ủ mưu đi Tây Tạng vào tháng 9 nhưng giang hồ của tớ lại đùng cái chuyển sang đi từ tháng 5, gia nhập đội khác thì bỗng dưng bọn Tung Của đòi nhóm phải đủ 4 người trong khi trưởng đoàn nhóm này bỗng dưng ko liên lạc gì, chỉ còn có 2 đứa.
Câu chuyện vu vơ của mấy chị em về cái tên mơ hồ Mông Cổ mà mới chỉ duy nhất một lần đọc bài viết của bác Tabalo. Cũng chẳng chắc khi đăng kí thế chân cậu em ko đi nữa trong đoàn vì thú thực tớ rất ngại đi với đoàn quá lạ nhất là hành trình dài và lâu khi đã quen thuộc cách đi với các giang hồ của mình. Nhưng tặc lưỡi cái âu cũng là cái liễn, những người đã chủ động đăng kí đi thì cũng đều phải có sự tìm hiểu và chuẩn bị rồi nên đỡ lăn tăn.
Thế rồi gặp, thế rồi chuẩn bị, thế rồi đi. Cho đến tận khi đứng giữa thảo nguyên, uống trà sữa và ăn thịt cừu. Cho đến tận những ngày gần cuối cùng của hành trình mấy đứa cạ cứng với nhau vẫn lẩm bẩm bảo chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đi Mông Cổ, không hề có tí khái niệm về nơi này chứ đừng nói là đưa vào danh sách những điểm dự định muốn đi. Thế mà...thế đấy, he he, cứ dự với bị trước là bước cấm có qua. Cứ rụp với bụp cái là lại chốt hạ được, chẹp.
Và đấy cũng chính là lí do mà bọn tớ cứ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi biết rằng thông tin về Mông Cổ, đặc biệt về địa hình cảnh vật rất ít và không trọn vẹn. Mông Cổ không chỉ là thảo nguyên với những bầy cừu ;)


IMG_6517.jpg



IMG_6156.jpg



IMG_6518.jpg

Topic đã được gởi đăng bởi BDK, 15/3/2013

https://www.phuot.vn/content/1271-Mông-Cổ-Không-chỉ-là-thảo-nguyên
 
Last edited by a moderator:
Đoạn ra khỏi tu viện, một loạt xe bị ứ hự giữa đường do đường trơn quá có xe bị trượt xuống, loay hoay cũng bò lên được nhưng làm các xe khác chờn, tiến lên lùi xuống dợm dợm mãi. Xe thứ 2 của đoàn là cái xe màu nâu đứng chờ xe chuột bạch kia kìa

P1020754.jpg

Bọn tớ được thể lao xuống hóng hớt, thế là có đứa nhớn nhác sục nguyên chân vào đống bùn, thật nà thung thướng khi đó không phải là tớ.

P1020757.jpg

Tớ thì ung dung đứng ngắm tựnnnn sang phía đồi bên kia đang bạt ngàn hoa lá

P1020765.jpg

Đây là đường, nhìn tưởng thế mà không phải thế vì rất trơn

P1020758.jpg

Trong nhóm xe ách lại có một xe của các bạn khách du lịch mắt xanh mũi lõ, bạn này là hướng dẫn viên của xe đó, nói tiếng Anh như gió và rất hay

P1020760.jpg

Các bạn MC học tiếng Anh rất bài bản và chuẩn, vì vậy đôi khi các bạn ấy sẽ không hiểu bạn VN nói gì vì...toàn phát âm sai, chẹp. Tớ thì không tính vì trong 3 đứa cạ, 1 đứa giỏi tiếng Anh, 1 đứa giỏi tiếng Pháp, tớ thuộc dạng giỏi tiếng...Việt nhất ;).

Khi các bạn chuột bạch dò dẫm đi trước rồi thì chú của Zolo lái chiếc xe màu vàng nâu với kinh nghiệm của người chuyên lái xe tour theo dõi và quyết định không đi theo các bạn ấy mà đi phía trên cao con đường phía phải ảnh này

P1020764.jpg

Đúng là dững cái loại dư tớ, điếc không sợ súng ấy, đi là cứ tớn tác lên mà ngồi trên xe đoạn này chả dám ngó ra ngoài. Thử tưởng tượng là đi xe máy bên cạnh vực thì vẫn còn cảm giác chủ động cần là lao phắt xuống kệ xe với...hị hị...người khác muốn nàm xao thì nàm. Riêng ngồi ô tô thì đời mình cứ gọi là chênh vênh, nhìn cái sườn nó nghiêng, cái xe cũng nghiêng, góc nhìn thì hẫng tụt ra, đường thì chả có, độ ma sát thì vu vơ cứ như chơi trò đua mô tô trong cái vách gỗ hình trụ to đùng mà hồi bé tớ hay xem ấy. Tớ toàn phải tự lẩm bẩm trấn an trong đầu và trừng mắt trấn an đứa bên cạnh đang ú với ớ, haizzz. Phải có niềm tin, phải có niềm tin, tin vào cái gì thì tớ chả biết, chỉ chắc là đoạn này kiểu gì thì kiểu mình chả có bạn đồng hành. Thấy cũng an ủi tẹo
 
Có một câu hỏi các bạn sẽ đặt ra khi nhìn đường xa vạn dặm và trống huơ trống hoác không một bóng người trong cả một ngày đường là: Xăng ở đâu?. Đừng lo vì các bạn Mông Cổ cũng có chung câu hỏi như thế. MC quá rộng lớn nên dù cuộc sống du mục nay đây mai đó nhưng không phải là sẽ đi đến nơi tập trung dân cư nào đó mà tùy nghi di tản theo nhu cầu và mong muốn. Vậy nên có những người kiến thức đường sá và thông tin cơ bản với hệ thống giao thông cũng...dư chúng ta. Có một bản đồ riêng cho các trạm xăng dầu lớn nhỏ trên lãnh thổ, có cả chỉ dẫn về những điểm bán xăng trong các khu dân cư kiểu như làng xã của mình. Tuy nhiên ở các điểm này xăng không nhiều, có điểm 2 xe của đội tớ đến đổ không đủ phải chia nhau ra 2 nơi, dĩ nhiên cũng không xa nhau lắm, tỷ dụ đầu làng giữa làng. Còn cây xăng bên các đường quốc lộ thì dư lày

P1020771.jpg

Giá xăng trung bình khoảng 15-17.000 Tugruk. Vào các làng xa xa tí thì có khi lên đến 19-20.000 Tugruk. Mỗi lẫn đổ xăng Nô Tì trả tiền mà cứ ngẩn cả ra, xót dã man, toàn mấy trăm khìn Tugruk :(

Điểm nghỉ ăn trưa hôm sau của bọn tớ là ở đây, đi qua thấy hình bác Lê Nin được gắn trên đầu tòa nhà rất to đẹp

P1020772.jpg

Ở đây không khí Naadaam cũng rất rộn ràng náo nhiệt, những khung ger gỗ đang được dựng lên khắp nơi ngay giữa trung tâm đông đúc nhà xe. Tớ chứng kiến họ dựng khung và hoàn thiện ger rất nhanh, chỉ mất chừng 20-30p với 2 người. Bảo sao việc vác nhà đi rong với họ thật đơn giản. Sơ ri vì cái hình lều có bộ mặt gian manh nên tớ không chia sẻ được, hề hề.
Món cơm trưa tại quán của bọn tớ, về cơ bản vẫn là xịt và vì tại trung tâm nên có tí củ quả. Cơm thịt bò thái nhỏ và khoai tây nghiền. Lần nào tớ cũng lăm le xin thêm ít cà rốt khoai tây thái chỉ này mà ít thành công(NT)

P1020775.jpg

Mỗi lần vào quán ăn bọn tớ ngó nghiêng chạy loanh quanh như Tôn Ngộ Không và mặt dày cả tấc vì chăm chú săm soi đồ ăn bàn bên cạnh không chút tế nhị :D. Zolo thì luôn phải hỏi quán xong ra giới thiệu với bọn tớ các món thêm phần mô tả trong đó có giề, nấu kiểu thế nào. Mắt bọn tớ mở to, mồm thì rơi ra nghe xong oánh võng mắt đi bàn bên cạnh và sẽ lập tức théc méc sao trong thực đơn Zolo mô tả không thấy món bàn bên cạnh. Zolo lại trình bày kiểu: có 2 loại cơm thịt bò, một loại là cơm thịt bò thái nhỏ, một loại là cơm thịt bò...thái to =)). Ấy thế mà trình bày hỏi kĩ món nọ xong bọn tớ nghe mô tả chán chê lại quay ngoắt sang ăn món khác ngay do cảm thấy loằng tà ngoằng quá. Khổ thân Zolo, đi với bọn tớ bị hỏi như hỏi xoáy đáp xoay, được cái chắc sau chuyến này vốn từ vựng Việt của cậu chàng lên cứ gọi là vùn vụt.

Kinh nghiệm tiếp theo, rũy nhiên là ngoài việc nhòm ngó bàn bên cạnh để gọi đồ là chiêu ruột, thì cứ đến nơi nào món nào ăn được và có vẻ phổ biến thì chụp lại đề phòng trường hợp lỡ bước đường xa mà giở chiêu tay chân phối hợp hình ảnh để không bị đói. Cẩn tắc thì chụp cả một số nguyên liệu rau củ quả mà ú ớ cho có hiệu lực, he he
 
Buổi chiều, bọn tớ có một hành trình khá dài và băn khoăn giữa việc đi ở đến sông Selenge. Quãng đường dài và vì ngày mưa nên trời tối nhanh hơn mọi khi. Thông tin về nơi ăn chốn nghỉ ở Selenge bọn tớ và ngay cả Zolo cùng bác lái xe đều không có, không chắc chắn. Đường vào không khó nhưng có vẻ mù mờ và thay đổi liên tục. Lúc đi trên con đường hẹp giữa rừng nhỏ, lúc đi trên đất mềm trơ trụi. Bọn tớ gặp những người đi cùng chiều ngược chiều có cả, hầu như xe nào cũng có chở trên mui thuyền hoặc lều trại loại lớn. Bọn tớ gặp một khu đất trên đường đi bằng phẳng và cao, có rất nhiều lều trại đồ rằng đây là điểm cắm trại ưa thích của các bạn. Có thấy Zolo và bác tài xế hỏi, nhưng rồi lại bàn bạc với nhau, thông tin không có nhiều. Xe bị trục trặc phần lốp, phải thay bằng bánh dự phòng. Trong lúc ấy bọn tớ len lén đi làm một số việc, hí hí, và ngắm nghía chém gió chờ sửa xe. Trời vẫn mưa tuy không nặng hạt nhưng đủ làm nguội một số tinh thần khi vẫn dùng dằng chuyện đi ở. Nhỡ trong đó không có chỗ nghỉ chỗ ăn có thể đủ cho bọn tớ thì sao. Nhưng theo lịch trình bên tour thì nếu đấy là điểm dừng chắc phải có. Cơ bản là các bạn có vẻ đi vào đấy không ít nên không chắc có đủ chỗ. Cho đến khi bọn tớ lòng vòng hỏi chỗ ở ngoài rồi lại phi thẳng vào sát sông để tìm bọn tớ mới hiểu vì sao mà các bạn MC lăn tăn thế. Ở ngoài không còn chỗ, lúc đó là tầm khoảng hơn 10h tối rồi, trời om om. Nếu không còn chỗ chắc bọn tớ ngủ ngoài xe luôn. May là làm việc được với một chỗ, họ mới xây dựng, lúc vào gặp gia đình đang ăn tối. Họ báo là không có nước để dùng trừ nước đủ để đánh răng rửa mặt. Vào ngắm mấy cái phòng mà ham, sạch sẽ thơm tho tinh tươm và quan trọng là ấm áp. Bọn tớ chốt luôn, bẩn không chít được nhưng nếu không được ngủ thoải mái thì xuống sức rất nhanh. Thật may đó là nơi bọn tớ có thể kiếm được bữa ăn tuyệt ngon của quán gần đấy. Khu quần thể dịch vụ nhà nghỉ và quán ăn đều là của một gia đình MC mở ra để kinh doanh.

Khu nhà bọn tớ vào đây (chụp vào sáng hôm sau)

IMG_6590.jpg

Nhõn cái biển thôi nhé, phía ngay sau lưng là sông (tớ nhìn như nhìn chữ tượng hình luôn nhưng chụp lại đánh dấu để hỏi han cho dễ ấy mà)

P1020808.jpg

Cái kiểu vu vơ mà tìm được chỗ ăn ngủ ngon bổ trong đêm thì cảm giác nó sung sướng tăng lên gấp bội ấy. Lóc cóc kéo nhau ra quán bọn tớ được ăn món cơm thịt bò xào khoai tây...ực...thơm ngon nhất từ hôm đầu tiên của cuộc hành trình và đến h thì đó là đia cơm được oánh giá là ngon nhất (hí hí, không tính bữa toàn thịt không ở thảo nguyên tớ sẽ kể sau này nhá(NT) )

Rũy nhiên thì vẫn theo tiêu chí cơm 2 viên như viên kem còn thịt - trứng nguyên đĩa thế này

IMG_2620.jpg

Ảnh của thành viên nhóm​

Cận cảnh thì dư lày, sinh động hơn hẳn với ớt chuông, chẹp

P1020779.jpg

Còn Zolo thì ăn món này, bên dưới lớp nước béo với mỡ bò nổi lênh bênh kia là nguyên bát xịt nhá

P1020782.jpg

Đây là Zolo với vẻ mặt tẽn tò khi bị bọn tớ trêu ví em áp út, 1 trong 2 cạ của tớ, hê hê

P1020785.jpg

Đại khái là thế này: Ku cậu vô tình túm tay của Thúi hay còn gọi là Đứng hình (biệt danh của áp út) nên bị chúng tớ xúm vào:

Tớ và Nô Tì: Zolo cầm tay Thúi nhá
Zolo ngơ ngác: Đâu, nhấc ra khỏi thôi
Tớ và Nô Tì: Không phải, rõ ràng là cầm mà, thấy hết rồi nhá
Zolo luống cuống: Không phải, em cầm bỏ ra chứ không...cầm
Thúi: Zolo có cầm tay tớ
Zolo đỏ mặt: Tớ chỉ bỏ ra thôi
Tớ, Nô Tì, Thúi: Rõ ràng có cầm mà
Zolo quay sang ngượng ngùng: Thôi ăn đi

Hô hô
 
No nê phởn phơ bọn tớ bắt đầu nghĩ ra lắm trò. Nào thì có chai rịu vang mang theo, nào thì nhạc nhẽo cho các bạn xoắn quẩy, nào thì trò chỉ định hành động viết vào giấy rồi bốc thăm, có cái mặt 1 đứa cười chả nhìn thấy tổ quốc đâu khi được đè đầu cưỡi cổ em út, thật nà bản chất xấu xa, hí hí. Tớ với Thúi dặt dẹo lượn sang phòng bên cạnh tá túc tạm vì thấm mệt nhưng chưa kịp đếm con cừu thứ 3 thì đã lịm rồi, nằm im không vẫy tai, chẹp nên các bạn lại phải đổi. Trộm vía chuyến này đi bộ ba cứ hạ lưng xuống chỗ nào hơi phẳng hoặc hơi êm cái là chả biết trời trăng gì nên việc phục hồi sức khỏe được đảm bảo đáng kể trong cả chặng hành trình dài(beer). Và buổi sáng hôm sau quả là một buổi sáng cổ tích với cả bọn dù không có nhiều thời gian. Ánh sáng cổ tích, phong cảnh cổ tích, núi đồi cổ tích...vưn vưn và vưn vưn...tất tuốt đều cổ tích vì nó chưa từng tồn tại trong kiến thức về MC của bọn tớ. Khái niệm thảo nguyên chợt mơ hồ mông lung.

Chào buổi sáng với mây vờn đỉnh núi nào

IMG_6524.jpg

Mông Cổ được biết đến với 257 ngày không mây trong năm nên buổi sáng nhìn thấy bồng bềnh như thế này làm cảm giác núi non tiên cảnh chấp chới đến. Thế là tớ toáy lên, đầu tóc bơ phờ, mắt còn cay xè, răng chưa oánh vác máy lao bổ ra chạy nhoắng nhít như con chồn cứ đâm bổ theo hạt dẻ trong Ice age ấy (giờ chả dám hình dung ra cái hình ảnh chuối củ của bản thân lúc ấy nữa, chẹp). Thật ra thì cũng chẳng phải yêu nghệ thuật hay nhiếp ảnh gì gì đâu, chỉ là đẹp quá mà không biết có được nhìn thấy nữa không, chỉ là cả nhóm vẫn đang im lìm trong chăn ấm có mỗi mình tớ tung tăng nên cố mà thu lại để có cảm giác đắc chí tiểu nhân khi mọi người xem ảnh và...tiếc rẻ (icon xí hổ một cách thung thướng). Và quả thật khoảnh khắc đó trôi qua rất nhanh như sự biến chuyển luôn bất ngờ của thảo nguyên. Món quà chỉ giành cho người biết nắm bắt, nhề;)

IMG_6521.jpg


IMG_6526.jpg


IMG_6536.jpg
 
Sông Selenge chảy qua MC và Nga có chiều dài 992 km, trong đó khoảng 409 km chảy trong lãnh thổ Nga. Nói chung đây là một con sông đồng bằng; đối với nó đặc trưng là sự xen kẽ của các chỗ với thung lũng hẹp (tới 1–2 km) và các chỗ mở rộng dạng trũng (tới 20–25 km), tại đó nó thường chia ra thành các sông nhánh. Chế độ thủy văn của nó thường là các trận lũ băng thấp về mùa xuân, nước lớn do mưa về mùa hè và mùa thu và mực nước thấp về mùa đông, đóng băng từ tháng 11 năm trước tới tháng 4 năm sau. Vận tải đường thủy có thể thực hiện được tới thành phố Sukhbaatar, thủ phủ tỉnh Selenge của Mông Cổ. Trên hai bờ sông Selenge có các thành phố và thị trấn như Sukhbaatar, Ulan-Ude và Selenginsk của Nga. Sông chảy vào hồ Baikal tạo thành vùng đồng bằng châu thổ có diện tích khoảng 680 km2. Con sông Selenge chia đôi khu vực phía bắc Mông Cổ và cung cấp nước cho "vựa lúa" của Mông Cổ - khu vực bao quanh bởi các quả đồi và là nguồn cung cấp lúa mì cho toàn vùng. Có một mê cung các con kênh bao phủ kín khu vực vùng trũng và đầm lầy tại đây.

Nguồn gốc tên con sông có phiên bản từ gốc từ tiếng Buryat "сэл", nghĩa là "nước lũ, hồ" hoặc từ gốc từ tiếng Tungus "sele" hay "сэлэ", nghĩa là "sắt", và сэлэнга nghĩa là "có tính chất sắt".

Tuy nhiên do việc khai thác mỏ và quặng ồ ạt đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới các dòng sông trong đó điểm nóng ô nhiễm thủy ngân đều tập trung ở vùng sông Selenge thuộc khu vực bắc trung bộ Mông Cổ. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết ở một số khu vực tại Mông Cổ, mức độ ô nhiễm thủy ngân cao gấp 230 lần so với mức an toàn cho phép. Thủy ngân và cyanide đã làm các con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng (thông số của năm 2010)

Một vài hình ảnh dòng sông khi nắng chưa chạm tới

IMG_6621.jpg


IMG_6622.jpg

Và khi nắng vén mây lan tỏa

IMG_6522.jpg

Thanh bình

IMG_6644.jpg


IMG_6647.jpg

Và mướt mát

IMG_6646.jpg


IMG_6649.jpg
 
Ngắm nắng vàng ươm và trong veo trải trên thảm cỏ nhung và những nếp gấp, cây lô xô chạy theo đường trũng

IMG_6533.jpg

Hay một góc "Na Uy" nào đấy bên sông

IMG_6656.jpg

Nắng mây đem lại một khung cảnh ánh sáng mà đôi khi tớ cảm tưởng như chỉ dám rón rén bước, chẳng dám thở mạnh sợ nó sẽ bị vỡ ra

IMG_6650.jpg

Chỉ đứng một chỗ quan sát cùng một góc sẽ thấy vì sao có cảm giác rất rõ về thời gian, cảm giác rất rõ về sự biến đổi, cảm giác rất rõ về sự sáng tạo không giới hạn của thiên nhiên, thứ mà khi ta ở trong một phạm vi hẹp không thể nhận thấy được.

Ví dụ cùng góc bầy cừu nhỏ liu xiu đốm trắng đốm đen này nhé, khi có nắng dù chỉ ở phía xa

IMG_6626.jpg

Và khi mây tràn qua che mất mặt trời

IMG_6606.jpg

Đấy chính là điều thú vị mà tớ rất yêu thích trong chuyến đi này, cái cảm giác mây nắng lọt qua kẽ tay :L
 
Tớ để ý trong cả chặng hành trình, bác lái xe chú của Zolo luôn là một người có chế độ sinh hoạt cực kì khoa học, đều tăm tắp và dù không giao tiếp được với bọn tớ bằng ngôn ngữ nhiều mấy nhưng bác lúc nào cũng trong trạng thái vui tươi phấn khởi. Bác hát những bài hát thảo nguyên ngân nga trên cả chặng đường đi, bác luôn cười tươi rạng rỡ, bác điềm đạm và chắc chắn trong từng lần bẻ lái, mỗi lần nhắc nhở Zolo. Bác thư giãn trong từng ngụm cafe, thoải mái mỗi lần bọn tớ mời đồ ăn sáng, dậy rất sớm tập thể dục dù bất cứ nơi đâu và đặc biệt bác có đôi bốt da truyền thống của Mông Cổ rất đẹp. Tớ đến đâu cũng vào các hàng quán bán đồ ngó nghiêng nhưng bốt xanh đỏ đá điếc của TQ tràn lan, bốt truyền thống ít và chỉ dành cho nam nên to đùng do chân thường được quấn thêm vải rồi mới xỏ bốt. Sau này khi gặp các đô vật trong lễ hội tớ còn được ngưỡng mộ hơn nữa màu sắc và họa tiết trên các đôi bốt ấy. Dưng chỉ nhìn và thèm, xế xôi:(

Khi tớ hí hửng là có mỗi mình tớ dậy sớm chạy tung tăng thì ra phía sông đã thấy bóng bác xa xa trên cây cầu bắc qua thế này

IMG_6625.jpg

Cầu dài ngoằng, chạy hụt hơi nên tớ chẳng đi theo bác chào hỏi rồi nhe răng cười thu hoạch được. Lúc ấy mọi ng cũng lục tục dậy và nắng chỉ còn vài vạt rớt lại trên viền núi, tớ vật Nô Tì chụp vài kiểu cho cô nàng oánh dấu rồi ra phía trước khu nghỉ xem hôm qua mình đã đi qua cái gì.

Nắng còn chút chút

IMG_6555.jpg

Nắng trôi ra xa và tớ thấy cái chất liệu đường mà hôm qua bọn tớ đã đi qua thế này đây

IMG_6552.jpg

Khi nắng đi mây về

IMG_6580.jpg

Rồi lại chợt bừng lên bên phải nơi có ngôi nhà gỗ mái xanh lưng chừng thảo nguyên. Bộ phim "Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên" hiện hữu

IMG_6630.jpg

Nhưng ngay cạnh đó là một góc thiên nhiên xa lạ như đang đứng ở vùng núi rừng của xứ sở bạch dương bừng sáng, đám hoa tím lan tràn đầy mặt đất là một bản hòa ca

IMG_6582.jpg

Sau đó nắng biến mất hẳn chỉ trong nháy mắt. Tớ thở phào sung sướng vì được sống trọn vẹn giây phút ánh sáng đấy, nhìn ngắm và tận hưởng. Tớ thấy mình may mắn, hoàn toàn thỏa mãn khi bước lên xe ngoái nhìn những nếp núi đang mờ đi, đám cây xám lại
 
Nhớ tóa, nhớ tóa, biết đến bao giờ mới được trở lại nơi đây!!!

Cậu lại muốn làm Nô Tì tiếp hở :D, thôi để dành cho Pê du, Bu tan...đê

Trên đường đi có thể gặp một số biển báo gắn liền với quốc huy thế này

IMG_6181.jpg

Hoặc quốc huy hoành tráng với dòng chữ...tớ chịu không biết là nói gì

IMG_6082.jpg

Hay nhõn thế này

IMG_6508-1.jpg

Hoặc thế này

IMG_6702.jpg

Mặc dù bông lúa mì không đưa vào trong quốc huy của Mông Cổ nhưng nó được xuất hiện khá nhiều trên các bảng hiệu chỉ dẫn

Một lá cờ trong muôn vàn lá cờ cắm trên các xe ô tô ở thủ đô Ulaanbaataar mùa lễ hội

P1030266.jpg

Quốc huy của Mông Cổ được tạo ra bởi Undur Gegeen Zanabazar là người Mông Cổ đầu tiên hóa thân Bogd năm 1686 với các yếu tố có ý nghĩa :

Ngọn lửa: là một biểu tượng chung của tăng trưởng đời đời, sự giàu có, và thành công. Ba lưỡi của ngọn lửa đại diện cho quá khứ, hiện tại và tương lai.
Mặt trời và mặt trăng: tượng trưng cho dân tộc Mông Cổ sẽ tồn tại mãi mãi như bầu trời xanh vĩnh cửu.
Hai tam giác: ám chỉ điểm của một mũi tên hoặc giáo. Họ chỉ xuống để thông báo sự thất bại của kẻ thù nội thất và ngoại thất.
Hai hình chữ nhật ngang: cho sự ổn định cho hình tròn. Hình dạng hình chữ nhật đại diện cho sự trung thực và công bằng của người dân Mông Cổ, cho dù họ đứng ở phía trên hoặc ở dưới cùng của xã hội.
Biểu tượng âm dương (hay còn gọi là Yin-yang): biểu tượng minh họa bổ sung lẫn nhau của người nam và người nữ, một ý nghĩa nhỏ biểu tượng sự sinh sản. Trong thời xã hội chủ nghĩa, nó đã được cách khác giải thích là hai tượng trưng cho cá - sự cảnh giác bởi vì cá không bao giờ nhắm mắt lại.
Hai hình chữ nhật thẳng đứng: có thể được hiểu là các bức tường của pháo đài. Họ đại diện cho sự thống nhất và sức mạnh, liên quan đến một câu tục ngữ Mông Cổ: "tình hữu nghị của hai là mạnh mẽ hơn so với những bức tường đá"

Lá cờ của Mông Cổ bao gồm ba sọc dọc bằng nhau về kích thước và hình dạng. Phần giữa là màu xanh là biểu tượng của bầu trời xanh vĩnh cửu và bên trái và bên phải có màu đỏ là biểu tượng của lửa. Ở 1 bên đỏ có quốc huy màu vàng.
 
000045-1.jpg

Lịch sử phật giáo ở đây cũng có một quá trình biến động lớn đặc biệt trong thời gian còn đang từng bước đi tìm hướng riêng cho mình với những cuộc thanh trừng làm phật giáo Tây Tạng ở đây gần như biến mất.

Thời kỳ Phật giáo hưng thạnh thứ hai bắt đầu từ triều đại của Hoàng đế Altan Khan (1507-83), khi Mông Cổ có cuộc tiếp xúc mới với Tây Tạng, chính vì thế mà phái Hoàng Giáo (Gelugpa) của Tây Tạng được chính thức truyền vào Mông Cổ và phát triển rất nhanh trên đất nước này qua sự bảo trợ của hoàng đế Altan Khan , và từ đó trở đi, Hoàng Giáo phái (Gelugpa) đã thay thế vị trí của phái Thích Ca để làm công tác truyền giáo ở Mông Cổ.

Đến thế kỷ 20, Mông Cổ chịu nhiều đau khổ vì chiến tranh, xung đột chính trị từ các cường quốc bên ngoài, sau Trung quốc (1912), Nhật Bản đánh chiếm vào Manchuria vào năm 1931, và sau thế chiến thứ 2 vào năm 1945, Hồng quân của Liên Xô bắt đầu cuộc giải phóng cho Mông Cổ. Và từ đó trở đi, với chính sách không khoan nhượng tôn giáo của chính quyền Xô Viết, có 20 ngàn tăng ni và cư sĩ Phật tử trí thức bị giết, 40 ngàn người khác bị tống giam, thanh thiếu niên dưới 18 tuổi không được xuất gia, hơn 800 tự viện bị phá hủy hoàn toàn trên khắp Mông Cổ.

Tuy nhiên ngày nay, Phật giáo tại Mông Cổ đã và đang tiếp tục phục hồi lại sau mấy mươi năm bị gián đoạn. Những trụ cột cầu nguyện, là ụ đá hình tháp được gọi là ovoos, được xây lên khắp nơi ở thôn quê. Các tài xế xe tải đâm thủng lốp xe rời (bánh xe để ngoài không dùng đến) để cầu nguyện cho chuyến đi an toàn và những người chăn cừu để dành những xương sọ của những con cừu với hy vọng có được một đàn cừu khỏe mạnh. Những chiếc khăn màu xanh bay phất phới trong gió, biểu tượng của bầu trời xanh mà người Mông Cổ thờ cúng trong thời kỳ tiền Phật giáo.

Phật giáo Mông Cổ theo là tông phái Mũ vàng của Phật giáo là môn phái được tu tập tại Tây Tạng và Trung Quốc. Tuy nhiên bây giờ Phật giáo ở đó đã thay đổi thành một tông phái của riêng rẽ, là sự hòa hợp của những tôn giáo địa phương có trước Phật giáo như đạo Tangarism cũng như ảnh hưởng của đạo Shamanistic.

Người Tây Tạng thích khăn màu trắng, người Mông Cổ màu xanh, ngay cả một số vị thần được ưa thích của Phật giáo Mông Cổ là những người đại diện cho màu xanh vĩnh cửu, rộng rãi và toàn diện của bầu trời. Vì thế nếu để ý có thể thấy từng dải khăn xanh được buộc ở khắp nơi, trên cả đồ đạc hay phương tiện đi lại như một thứ bùa cầu may cầu an cho những người sử dụng nó hoặc buộc ở những nơi linh thiêng.

IMG_4904.jpg


IMG_4906.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,167
Bài viết
1,174,033
Members
191,982
Latest member
haivan12345678901
Back
Top