What's new

Mông Cổ - Không chỉ là thảo nguyên

Chuyến đi bắt đầu từ những thứ lỡ dở và câu chuyện vu vơ.
Ủ mưu đi Tây Tạng vào tháng 9 nhưng giang hồ của tớ lại đùng cái chuyển sang đi từ tháng 5, gia nhập đội khác thì bỗng dưng bọn Tung Của đòi nhóm phải đủ 4 người trong khi trưởng đoàn nhóm này bỗng dưng ko liên lạc gì, chỉ còn có 2 đứa.
Câu chuyện vu vơ của mấy chị em về cái tên mơ hồ Mông Cổ mà mới chỉ duy nhất một lần đọc bài viết của bác Tabalo. Cũng chẳng chắc khi đăng kí thế chân cậu em ko đi nữa trong đoàn vì thú thực tớ rất ngại đi với đoàn quá lạ nhất là hành trình dài và lâu khi đã quen thuộc cách đi với các giang hồ của mình. Nhưng tặc lưỡi cái âu cũng là cái liễn, những người đã chủ động đăng kí đi thì cũng đều phải có sự tìm hiểu và chuẩn bị rồi nên đỡ lăn tăn.
Thế rồi gặp, thế rồi chuẩn bị, thế rồi đi. Cho đến tận khi đứng giữa thảo nguyên, uống trà sữa và ăn thịt cừu. Cho đến tận những ngày gần cuối cùng của hành trình mấy đứa cạ cứng với nhau vẫn lẩm bẩm bảo chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đi Mông Cổ, không hề có tí khái niệm về nơi này chứ đừng nói là đưa vào danh sách những điểm dự định muốn đi. Thế mà...thế đấy, he he, cứ dự với bị trước là bước cấm có qua. Cứ rụp với bụp cái là lại chốt hạ được, chẹp.
Và đấy cũng chính là lí do mà bọn tớ cứ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi biết rằng thông tin về Mông Cổ, đặc biệt về địa hình cảnh vật rất ít và không trọn vẹn. Mông Cổ không chỉ là thảo nguyên với những bầy cừu ;)


IMG_6517.jpg



IMG_6156.jpg



IMG_6518.jpg

Topic đã được gởi đăng bởi BDK, 15/3/2013

https://www.phuot.vn/content/1271-Mông-Cổ-Không-chỉ-là-thảo-nguyên
 
Last edited by a moderator:
Nơi bọn tớ ở là trong khu này

IMG_6943_zpsf974b0b0.jpg

Ở đây có vô số các khu trại bám xung quanh hồ hoặc ở chênh vênh trên sườn núi rất lãng mạn và dễ chịu. Khu nào cũng có các loại hình cho khách lựa chọn từ nhà gỗ nhỏ, ger gỗ hay ger vải. Ger vải là rẻ nhất, mỗi ger có 6 giường kê vòng tròn theo ger và có lò đốt củi ở giữa. Về giá cả là 30.000 Tugruk/cái/đêm (chỉnh sửa theo nhắc nhở của Nô Tì) hì hì.
Đây là khu nhà gỗ sát đường

IMG_6942_zpsb9115276.jpg

Khu ger vải và là đây là 2 cái bọn tớ thuê, he he

IMG_6938_zps074a7433.jpg

Một số nhà gỗ ven hồ

IMG_6909_zps9994a946.jpg

Ở bãi cỏ luôn có gế gỗ đơn hoặc đôi kèm bàn để cho khách nghỉ ngơi và ngắm hồ

IMG_6927_zps15591d0c.jpg

Hoặc ghế sà sát mặt đất thế này

IMG_6967_zpse3d55489.jpg
 
Last edited:
Khu ger vải và là đây là 2 cái bọn tớ thuê, he he

IMG_6938_zps074a7433.jpg

30.000 Tugruk/ger/đêm ~ 500.000VND Tóc Xù nhé. Mà mỗi ger chỉ có 5 cái giường thôi. Thế thì tớ với cậu mới có cơ hội mà dính vào nhau suốt cả chuyến đi chứ.
 
Mới đến bọn tớ chưa kịp tìm hiểu nhiều, chỉ thấy rất ưng cái không gian khoáng đạt và đầy sự lạ lẫm cũng như trù phú mướt mát ở đây. Nước tràn trề nhá, cây cỏ xanh tốt nhá, đường xá ngon lành nhá, dịch vụ tận tình nhá, sạch sẽ nhá. Chả liên quan đến sự chuẩn bị tận chân răng về cái trò tắm trong tưởng tượng, có thể nhàm chán với những bát ngát cỏ suốt cả hành trình, ăn những món không chắc đã có thể chịu đựng quá 3 ngày, không điện không đèn, tự phục vụ từ a-z và thiên nhiên triệt để mọi thứ...
Sau những màn vừa bê vác vừa hếch mắt nhìn xung quanh, vừa tháo đồ vừa sắp xếp chỗ thì bọn tớ lao vào nhà hàng ven hồ và chỉ có thể...trầm trồ, chẹp

000018-1_zps4e3648ee.jpg

Sự ấm cúng, sạch sẽ và góc nhìn thì...chẹp...lung linh lãng mạn. Dĩ nhiên là có các trò tự sướng của mấy đứa cạnh khung cửa trong veo nhìn ra hồ lúc chạng vạng. Một màu xanh lục óng ánh, những tia sáng cuối ngày vào lúc 8h chiều lộng lẫy và khiêm nhường. Bàn ghế mượt mà và các bạn phục vụ nhẹ nhàng với một bọn nhí nhố cứ chạy vòng quanh quán. Các bạn này lúc nào cũng nhẹ nhàng dịu dàng, khổ thế chứ lị(wait).

Quang cảnh phía ngoài lúc tầm hơn 9h tối gì đấy, sau khi bọn tớ ăn uống say sưa và phấn đấu mãi mới thò được chân ra để bắt 1 con nghệ thuật. Ấy thế mà có đứa vác áo khoác ra ghế bên hồ ngồi tâm hự rồi buôn dưa lê với bạn rồi lại còn lân la chém gió với khách du lịch lều khác đến tựn 2h đêm. Mà về đêm bình thường nhiệt độ ở đây đã giảm rất mạnh so với ban ngày, huống chi lại còn bên hồ và trong lòng núi, cứ gọi là tê văn tái, chẹp. Tớ cũng ti toe đú đởn ngồi hưởng thụ nghe nhạc giữa khung cảnh thanh vắng yên ả dưng chỉ được 1 lúc là phải lút cút vào ger ôm chăn đảm bảo sức khỏe.

000019-1_zps40edc16a.jpg

Còn đây là bình minh lúc khoảng 5h sáng gì đấy, lúc tớ mon men dậy để giải tỏa nỗi băn khoăn, hí hí, thấy nung ninh quá lại thẽ thọt vào vác máy bắn 1 cái

000023-2_zpsca33cebd.jpg

Và nếu như nhìn thế này thì đúng thật là cảm giác "cứ như có 2 bầu trời" vậy

000026_zps93c60357.jpg
 
Đây là chỗ có đầy đủ không gian cho các trạng thái cảm xúc. Nếu thích tự kỉ à, rất sẵn lòng với 1 chiếc ghế gỗ, thả mình lọt thỏm vào vào đấy duỗi chân sát mép hồ, thả mình vào không gian xanh mơ hồ ảo vọng, tự kiến tạo một thế giới không sự ồn ào, trong vắt và không che giấu

IMG_6916_zps18bde413.jpg

Hay là quây quần tán nhảm nghe nhạc uống trà, nghe mùi thơm của muôn vàn hoa lá đang trải thảm dưới chân, có thể nhắm mắt quơ tay cũng hái được bồ công anh mà thổi ước mơ. Thời gian sẽ ngừng trôi xung quanh, những tiếng cười sẽ lắng đọng lại mãi và điều này hoàn toàn có thật

IMG_6914_zpsfd758782.jpg

Cỏ hoa khắp nơi mọc cứ vô tình nhưng lại có vẻ hữu ý từng ngóc ngách nhỏ nhất kể câu chuyện bức họa tự nhiên

IMG_6960_zps1c6d49f6.jpg

Đôi khi những điều nhỏ nhặt lại là những thứ đọng lại lâu nhất (wait)
 
Có thể nói đây là nơi tập trung khách du lịch đông nhất ở Mông Cổ vì sự đa dạng phong phú trong địa hình, về cảnh sắc tươi đẹp tựa như nơi khởi nguồn sự sống. Bởi với sự trân trọng nước, coi nước như một thứ thuốc thần dược mà khi chỉ cần uống thôi cũng có thể chữa bệnh được nên người dân đổ về đây rất đông. Tớ đã chứng kiến những người dân bản địa múc nước uống trực tiếp từ hồ dù đứng trên bờ hay đi đang đi thuyền. Cái cách họ lấy nước, cái cách họ uống có vẻ rất bình thường nhưng tớ cảm nhận đấy dường như đấy là cách họ đối xử với một thứ có linh hồn vậy. Khi nhìn bản đồ dài cả mét của hồ, bọn tớ tìm mỏi mắt mới thấy nơi đang đứng nhỏ như 1 cái chấm kim châm để cảm nhận thấy sự rộng lớn. Tớ thấy có rất nhiều điểm trại du lịch san sát ven hồ

IMG_7026_zpsade35678.jpg


IMG_7028_zps4b120142.jpg

Nhưng tịnh không thấy một vệt váng dù đấy là bến đỗ tàu thuyền, không thấy bóng dáng 1 chút rác dù đó là khu sinh hoạt, nước hồ trong vắt từ bờ đến tận giữa hồ. Tớ đã thấy dù nhà sát bên hồ nhưng nhà vệ sinh và tắm thì lại ở tít phía xa. Nếu có cần nước dùng dù đánh răng hay rửa mặt họ cũng xuống múc mang lên trên cao để dùng. Hầu như những người tớ tăm tia quan sát từ người bản địa đến khách du lịch đều thấy múc nước trực tiếp từ mép hồ vào chai uống tại chỗ hay đem theo xe mà không cần đun nấu. Bác tài xế xe van của bọn tớ khi tàu đang đi mượn bác chủ tàu cái cốc (có sẵn) cúi xuống múc nước uống luôn. Dĩ nhiên là độ hóng của tớ ko bỏ qua việc ấy cũng đua đòi mượn cốc múc nước uống. Mát lạnh và trong lành. À, cũng có màn pha nước chanh sau khi mỏi miệng xin đường, luân phiên từng đứa xin đường trong nhà hàng mà mỗi lần được tí để hì hục tận hưởng cái sự sung sướng với mấy quả chanh gói gém từ Việt Nam. Bắt chước kinh nghiệm được chia sẻ của bác Tabalo bọn tớ pha nguyên 1 chai to (với lượng chanh và đường có hạn thì nhạt toẹt nhưng lúc ấy thì chút vị giác đó sánh ngang với nước thánh rồi :D ) dìm chai nước ngâm trong hồ để có món giải khát mát lạnh. Ấy thế mà dù thay phiên nhau canh, nhặt bao nhiêu đá để chặn với che giấu, sểnh đi 1 cái là mất biến:(. Tìm tung lên, hớt hải tiếc của, chủ yếu sợ sóng đánh ra xa chứ không hề nghĩ có người lấy. Hóa ra ku Hùng thấy có cái chai để đấy không biết là gì đổ nước ra rồi múc nước ở hồ vào mang để trên xe...uống dần. Bọn tớ cứ gọi là ức và tiếc đến câm nín luôn=)), hận đến cả ngày sau mà ko làm sao được. Thế nên đành ngồi ngắm lũ trẻ nô đùa cho đỡ lao xuống hồ tự vẫn, hic hic

IMG_6987_zpsa72f9140.jpg


IMG_6995_zps540e9341.jpg
 
Last edited:
Đây là các món ăn mà bọn tớ oánh chén trong nhà hàng bên hồ. Đây là nơi duy nhất bọn tớ được ăn cá nhưng rau thì nguyễn y vân. Những ngày sau này mới thấy rõ là người MC không có nhu cầu về rau, thói quen ăn uống chủ yếu là thịt và thịt và thịt (hình như chế độ Low carb của các bạn ăn kiêng toàn tuân thủ tinh thần ăn này thì phải). Tuy nhiên về vị của món ăn ở đây bọn tớ không khoái lắm vì có vẻ mặn và nó cứ...sao sao ấy. Hay tại làm nông dân ăn cơm thịt bò, mỳ thịt bò ven đường quen rồi đến lúc soang trọng lại chịu không được. 2 đĩa dưới là món cá ăn với cơm và mỳ nui, trên là bánh rán nhân thịt bò (ko ngon bằng hàng quán bên đường cả làng ạ(NT))

page26_zpsf011cbcc.jpg

Đây là chút tư liệu về phía bên trong lều, trông thế nhưng rất thoải mái, nhóm lò thì chỉ cần ít giấy và củi vụn, bọn tớ bon chen nhưng toàn nông dân đun bếp ga nên khói um. Em phục vụ chạy vào có cái khò lửa phun vài giây là bùng bùng. Củi ở đấy gỗ xốp và khô nên rất đượm. Chỉ có cái lò như thế, ống dẫn khói đưa thẳng lên đỉnh lều mà vào lều nóng rực hết cả lên, bọn tớ toàn diễu quần áo cộc mà vẫn nóng ran. Ấy dưng mà ngưng lửa thì...chẹp, lạnh phết. Buổi sáng để tiết kiệm chi phí và tăng cường tình đoàn kết Nô Tì đi ngoại giao được cái nồi và nước nấu mỳ. Thật ra là cũng để tăng cường chất xơ khi gói canh chua được tận dụng tối đa với tất cả các loại rau cỏ khô trong gói gia vị đấy

page27_zps922278aa.jpg

Và bếp thì chỉ cần đặt nồi lên nắp lò là nước sôi sùng sục, he he. Lều cũng có cái bồn rửa tay oánh răng rửa mặt nho nhỏ bên trong. Nhưng thật tình thì nước lạnh như nước đá, có tinh thần chuẩn bị thì đun nước nóng để pha còn ko thì thử độ mát mẻ với răng thoai.

Một số hoa văn trên các cột và cửa

page29_zpsce39276b.jpg
 
Last edited:
Nếu các bạn đi Khuvsgul vào đầu tháng 9 sẽ đẹp hơn vì lúc đó lá chuyển sang màu vàng & đỏ rất nhiều, nhưng cũng lạnh hơn ;)
 
Ừ, công nhận nếu cỏ màu vàng vàng lại có lá vàng đỏ và nước xanh lục, trời xanh ngắt thì bức tranh hồ sinh động hơn nhiều. Tớ nhìn thấy ảnh của bạn thangdong thời điểm này rồi, đẹp mê li(beer)

Tớ quên không chia sẻ vụ tắm táp ở đây. Phải nói là cảm giác xoải mái dễ chịu nhất trong cả hành trình. Vì bọn tớ đến vào chiều tối nên việc tổng vệ sinh phải chuyển sang ngày hôm sau và phải đăng kí đàng hoàng vì có thu xiền. Duy nhất có một gian nhà với 2 ngăn buồng tắm chỉ che bằng rèm vải cứng, có vòi nước nóng lạnh có thể điều chỉnh rất hịn (cái này kết luận sau chuyến đi vì toàn gặp vòi nóng thật nóng và lạnh thật lạnh chứ ko pha vào nhau được nhé(NT) ). Trước 2 ngăn tắm có một khoảng rộng kê một lò sắt giống như trong ger để xô nước phía trên cho nước sôi tỏa hơi nóng. Có gương lớn, ghế gỗ dài, bồn rửa mặt, mắc áo, trông như một phòng xông hơi. Độ nóng của lò đủ làm cho bọn tớ có cảm giác mùa hè và hoàn toàn ko nhớ gì đến cái lạnh cách đây một bức tường. Thúi lại tiếp tục làm chân hoa tiêu và chuột bạch vì can tội luôn xung phong đầu do tắm nhanh. Cô nàng vào trước ko biết có anh trong đoàn ở ngăn bên cạnh, anh cũng ko biết, đến lúc nghe loạch xoạch biết thì có một núi ngại nên quáng quàng nhanh nhanh chóng chóng qua loa rồi chạy ra làm ngăn bên kia cũng hốt hoảng ko kém bắt chước... ù té quyền =)). Kinh nghiệm được đúc rút nhanh chóng nên từng đôi sẽ phải chọn mà vào không thì 1 người vào rồi chốt cửa ngoài độc chiếm luôn :gun. Thật là, tớ thì được tận hưởng trọn vẹn cái sự sung sướng ở cái gian nhà nhỏ bé này, cứ gọi là phê văn phan mãi mới ra được. Tận dụng triệt để cái sự hưởng thụ có một không hai này và lẩm bẩm: mọi thứ đều vượt quá sự mong đợi và chuẩn bị của mình nên thật, không còn gì thỏa mãn hơn, hê hê. Tớ phấn đấu mãi mới ra khỏi đấy được, thật may vì luôn là đứa chậm chạp trong mấy vụ này mà lúc nào cũng xung phong là người cuối cùng, không ai bị ảnh hưởng :LL.

Đây là hình ảnh cho các bạn dễ hình dung nhá

page28_zps3306a749.jpg
 
Nhởn nhơ chán chê đến tận gần trưa bọn tớ mới thuê xuồng đi vào trong khu làng những người chăn thả tuần lộc phía bên sâu bên trên. Thực ra thì định đi tàu to cơ, nhưng cái đoạn thương thảo quyết định đấy tớ ko nắm được vì còn bận...xông hơi :shrug:. Nhưng với tớ thì khi chỉ số thỏa mãn lên cao thế nào cũng không phải là vấn đề lắm vì ai trong đoàn chả muốn chọn phương án tối ưu nhất, nhề. Có 2 cách để đến làng: 1 là cưỡi ngựa hoặc đi ô tô bằng đường bộ xuyên rừng đến đấy, 2 là đi thuyền lớn hoặc xuồng. Theo kế hoạch bọn tớ có những 2 ngày ở đây và nói thật thì như 1 nhóm đã đi rồi nói rằng để chơi xung quanh đây thì chắc là phải tính theo tháng mới đủ. Dù sao đối với hành trình ham hố 2 ngày cho 1 điểm thế này là rất hợp lý rồi. Tiền đi xuồng khá đắt, khoảng 30.000/người khứ hồi nhưng theo Nô Tì tính toán thì không mất tiền xăng cho việc di chuyển thì cũng tương đương. Và đấy là quyết định đúng đắn khi thật tình cờ thật bất ngờ bọn tớ có may mắn gặp lễ hội và tham gia được những trò thú vị ở đây.

Khi bọn tớ đi phía bên kia bờ hình như có giông mưa đâu đó

IMG_7025_zps9606c85f.jpg

Nhưng bên này thì vẫn nắng và sáng rực rỡ. Chỗ này gần bến cập xuồng của khu làng

IMG_7032_zps101c39d8.jpg

Phía xa góc một dải đá lớn nhô lên cao, đứng trên có thể nhìn ngắm toàn cảnh hồ và những đường cong kiến tạo của đá nơi đây

IMG_7036_zps7c789e8e.jpg

Bến xuồng với bách gờ dao đầy cảm xúc

IMG_7041_zps8c8a2c4f.jpg
 
Trời hơi sầm xì một tí vì đám mây lớn đang bủa ra nhưng không khí lễ hội ở đây thì rất náo nức, màu sắc rộn ràng

IMG_7044_zpscd768b43.jpg

Phía căng phông bạt Reindeer Festaival

IMG_7053_zpsf67afcd6.jpg

Hàng quán bán vòng tròn xung quanh, chủ yếu là những đồ làm bằng tay từ lông bò, cừu như găng tay, mũ, những miếng lót, dép, túi hoàn toàn thô sơ. À, dĩ nhiên vẫn bị lẫn ít đồ Tung Của. Ở đây họ bán những cái túi đựng răng gia súc bé xíu như kiểu túi may mắn của mình

IMG_7052_zps9906cb6a.jpg

Các bác chơi hội thì mặc áo truyền thống tụ tập bên gốc cây, nằm ngà mình trên bãi cỏ...buôn chiện rôm rả

IMG_7085_zps20049a89.jpg

Chỗ này thì các tay đấu vật đang ngồi để chờ cuộc thi

IMG_7059_zpsa9fc1740.jpg

Chuyện...tay ba

IMG_7055_zps887678f9.jpg

Bạn này thì không biết nặng quá hay tại cái ghế đã yếu vừa ngồi thì ghế gãy ngã lăn kềnh ra đất, hê hê

IMG_7056_zps41ada8b4.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,167
Bài viết
1,174,033
Members
191,982
Latest member
haivan12345678901
Back
Top