What's new

Mông Cổ - Không chỉ là thảo nguyên

Chuyến đi bắt đầu từ những thứ lỡ dở và câu chuyện vu vơ.
Ủ mưu đi Tây Tạng vào tháng 9 nhưng giang hồ của tớ lại đùng cái chuyển sang đi từ tháng 5, gia nhập đội khác thì bỗng dưng bọn Tung Của đòi nhóm phải đủ 4 người trong khi trưởng đoàn nhóm này bỗng dưng ko liên lạc gì, chỉ còn có 2 đứa.
Câu chuyện vu vơ của mấy chị em về cái tên mơ hồ Mông Cổ mà mới chỉ duy nhất một lần đọc bài viết của bác Tabalo. Cũng chẳng chắc khi đăng kí thế chân cậu em ko đi nữa trong đoàn vì thú thực tớ rất ngại đi với đoàn quá lạ nhất là hành trình dài và lâu khi đã quen thuộc cách đi với các giang hồ của mình. Nhưng tặc lưỡi cái âu cũng là cái liễn, những người đã chủ động đăng kí đi thì cũng đều phải có sự tìm hiểu và chuẩn bị rồi nên đỡ lăn tăn.
Thế rồi gặp, thế rồi chuẩn bị, thế rồi đi. Cho đến tận khi đứng giữa thảo nguyên, uống trà sữa và ăn thịt cừu. Cho đến tận những ngày gần cuối cùng của hành trình mấy đứa cạ cứng với nhau vẫn lẩm bẩm bảo chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đi Mông Cổ, không hề có tí khái niệm về nơi này chứ đừng nói là đưa vào danh sách những điểm dự định muốn đi. Thế mà...thế đấy, he he, cứ dự với bị trước là bước cấm có qua. Cứ rụp với bụp cái là lại chốt hạ được, chẹp.
Và đấy cũng chính là lí do mà bọn tớ cứ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi biết rằng thông tin về Mông Cổ, đặc biệt về địa hình cảnh vật rất ít và không trọn vẹn. Mông Cổ không chỉ là thảo nguyên với những bầy cừu ;)


IMG_6517.jpg



IMG_6156.jpg



IMG_6518.jpg

Topic đã được gởi đăng bởi BDK, 15/3/2013

https://www.phuot.vn/content/1271-Mông-Cổ-Không-chỉ-là-thảo-nguyên
 
Last edited by a moderator:
Hê hê, topic tuyệt hay ... thích nhìn quá hình ảnh ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên, dòng sông và những con đường.

Thật là ghen tỵ chết mất thôi.

Ghen tỵ tới mức, phát hiện ra là cho dù chủ topic có cố tình viết sai chính tả và hành văn bằng ngôn ngữ siêu xì tin ( so với tỉ lệ cho phép của 4R) mà vẫn không bị Mod nào vào sửa bài =))

Chúc mừng cậu có 1 chuyến đi tuyệt vời ông mặt zời và làm các Mod box Châu Á đơ luôn :))
 
@Tím: Tớ xin chân thành tự kiểm duyệt về cái sự sai chính tả và lập tức điều chỉnh, lưu ý hơn để không bị sạn. Còn ngôn ngữ xì tin thì do tự ti với khả năng truyền đạt của bản thân, sợ đọc nhàm chán nên có tí hoạt náo cho vui thôi. Cũng là tinh thần của bọn tớ trong chuyến này í mà, hí hí. Cám ơn Tím đã nhắc nhở nhẹ nhàng(wait)

Cùng đi dạo vào phía sâu trong rừng nhá

IMG_7081_zps68f489b6.jpg

Nơi được gặp những chú tuần lộc và nai sừng tấm, một vài chú được buộc lại gốc cây cho du khách chụp ảnh

IMG_7080_zps7d11c699.jpg


IMG_7078_zps5ab86695.jpg

Ngắm những cặp má rơi rụng và nụ cười đáng yêu

IMG_7094_zpsbe3a972d.jpg

Trong sự thanh bình

IMG_7109_zps9f7875bb.jpg
 
Đang mải săm soi nhìn ngó săm soi các bạn tuần lộc thì thấy một đám đông đang tụ tập. Thúi hí hửng chạy ra rủ tớ với Nô Tì tham gia trò chơi. Thúi xui Zolo ra đăng kí với ban tổ chức dù vẫn chưa biết là...thi giề :D (nói chung là được cái độ ham hố chả kém gì tớ, rất ưng). Tớ với Nô Tì lao ngay ra hóng, mặt nghệt nhìn Zolo thì thầm, nói chuyện, chạy gặp người nọ người kia hỏi han rất nhiệt tình. 3 đứa hỏi nhau: thi cái gì đấy, cưỡi tuần lộc à, bắt tuần lộc à, hay là chạy thi....Ui trời, chả biết, cái bọn này cứ xì xào với nhau thì mấy người dân ở đấy cũng cứ rì rào với nhau, chả ai hiểu ai nên mặt cứ như bò thắt nơ. Nhưng mà kệ chứ, gì cũng chơi, tham gia luôn cho khí thế, hóng mà, hê hê. Lúc sau Zolo ra bảo được rồi, thế là chả đợi đến câu thứ 2, cả 3 đứa bỏ hết túi với ba lô, khăn khố áo khoác, máy ảnh tất tuốt quàng xung quanh người Zolo như cái mắc áo rồi ra đứng mặt rất hồ hởi. Ban tổ chức sắp đội gồm 2 người lớn trong đó có 1 người nước ngoài 1 người bản địa và 1 trẻ em. Xếp xong xuôi vừa được vài phút, trong khi các bạn ban tổ chức đang chạy chỗ nọ chỗ kia quay ra thì mấy nhóc và các đội chạy đi đâu hết, còn lại mỗi 3 đứa tớ lơ ngơ đứng chôn chân chờ đợi. Lại không được rồi, quay sang hỏi Zolo thì Zolo cũng chịu. Lại lấy lại đồ khoác lên người và ra tiếp tục công cuộc sờ sừng vuốt lông mấy chú tuần lộc, ngó nghiêng mấy cái lều trong rừng. Vừa giơ máy chụp được vài kiểu thì Zolo cuống quít chạy đến gọi bảo "ra đây đi", cả 3 đứa lại bắn ra tíu tít hỏi. Zolo trình bày là người ta gọi ra thi. Hô hô. Lại nhanh như cắt mắc các thứ lên mắc áo Zolo và đứng xếp hàng rất nghiêm túc=)). Lần này thì được thi thật, Nô Tì đi trước. Sau khi múa may một hồi, nghệt mặt một hồi thì Zolo cũng giải thích được là cuộc thi kéo tuần lộc. Bọn tớ sẽ phải dắt tuần lộc đến chỗ 1 anh người bản địa, anh ấy sẽ thắng yên và dắt sang chỗ đứa bé đang đứng, cho đứa bé lên lưng tuần lộc và kéo chạy về đích. Nói thật là lúc Nô Tì dắt tuần lộc đi cũng chưa hiểu thế nào nên vừa đi bộ vừa dắt vừa...tạo dáng ngó quanh. Mọi người trong đó có tớ đứng xung quanh cổ vũ giục giã, gào tướng cả lên mà mặt Nô Tì vẫn nghệt ra chả hiểu rì. Anh người MC đứng ở đầu kia ra sức vẫy mà cả người lẫn tuần lộc vẫn thong thả nhẩn nha đi, haizzz. Đến nơi anh cuống quít thắng cương và kéo tất tả chạy sang chỗ đứa bé. Đưa được đứa bé lên lưng thì bỗng dưng chú tuần lộc phóng như bay chả cần thúc giục làm cu cậu ngồi trên mặt méo xệch vì sợ :))

IMG_3458_zpsc27bb7a6.jpg

Ảnh thành viên nhóm

IMG_3462_zps3b608097.jpg

Ảnh thành viên nhóm​

Đến lượt tớ thì có kinh nghiệm hơn tí nên vừa hô cái là tớ hì hục kéo. Nhưng bạn tuần lộc ứ chạy, ì người lại, ứ chạy đấy, tớ càng nghiến răng kéo bạn ấy càng không đi. Mọi người sốt ruột quá phải lao ra vỗ mông bạn ấy 1 cái thì bạn ấy đi được mấy bước lại dừng, haizzz. Thế là tớ hì hục mãi bạn tuần lộc mới chịu đến nơi, bở hơi tai vì cái sự ì đấy. Vậy mà thắng cương xong, đặt cậu bé lên xong bạn ấy lại chạy như mất trí, hic hic. Chắc là mấy bạn tuần lộc này được thuần hóa theo kiểu chuyên để cưỡi nên phải có yên có người ở trên bạn ấy mới...phi. Dưng đến lượt Thúi thì, chẹp, có vẻ chán với việc làm trò vui cho thiên hạ rồi nên bạn tuần lộc dù làm gì cũng chỉ lôi bạn ấy được 1/3 chặng. Còn lại thì bạn ấy đứng nhẩn nha...gặm cỏ, hê hê. Mặc cho Thúi kéo đủ kiểu, chạy vòng quanh, có người lại lao ra vỗ mông bạn ấy cũng chỉ nhấc 1 chân rồi lại đặt xuống và lại...gặm cỏ ngắm cây. Bạn ấy cứ đứng thôi, không tài nào ủn bạn ấy nhúc nhích được, cuối cùng anh cùng nhóm Thúi không đứng đợi được nữa mà phải lao ra chung sức với Thúi để kéo bạn ấy đến chỗ thắng yên. Dắt sang để đặt cậu bé đứng chờ lên thì bạn ấy lại...phi nước đại về đích. Bó tay. Sau bọn tớ có 1-2 người nữa cũng kéo. Liếc nhìn thời gian thì Nô Tì nhất, tớ nhì roài. Xong, hóng hóng không thấy động tĩnh gì tiếp theo nên 3 đứa rủ nhau đi ra. Được chơi là thích rồi, phởn phơ đã đời

IMG_3479_zpscd36e305.jpg

Ảnh thành viên nhóm​

Khán giả xung quanh

IMG_3474_zpsf7cab434.jpg

Ảnh thành viên nhóm​

Vì tớ tham gia nên ảnh này tớ toàn phải lấy của thành viên nhóm đứng chụp ở ngoài.
 
Phía ngoài đang bắt đầu thi đấu vật, môn thể thao được ưa thích nhất của người Mông Cổ.

IMG_7113_zps931b3ccf.jpg

Trong các kì lễ hội Naadaam, tất cả các nơi trên đất nước Mông Cổ đều trở thành các đấu trường nhỏ và đấu vật luôn thu hút nhiều sự quan tâm chú ý nhất. Trang phục thi đấu của Mông Cổ cũng rất đặc biệt, một chiếc áo gi lê cộc chỉ bao nửa phần lưng phía trên và cánh tay, để lộ phần ngực trước và quần dạng quần nhỏ mặc trong. Việc quy định tang phục này tương truyền do trước đây có phụ nữ đóng giả nam giới tham gia môn thể thao yêu thích này.
Chụp lén cánh gà, he he

IMG_7115_zpse29ac286.jpg

Nghi lễ chào hỏi của các đấu sĩ trước khi vào trận: đi khuỳnh khoàng, hơi khoòng lưng và tay giơ cao dáng như chim ưng vòng quanh người của các trọng tài

IMG_7145_zps62ed7e96.jpg

Một thời gian trước, khi nghiên cứu các đòn thế của đô vật MC các nhà võ học chia chúng thành 2 nhóm:

1. Những cú đá bay với đôi tay xòe rộng; những cú nhảy lên cao chụp đôi trảo thủ xuống đầu, vai đối thủ; trảo thủ đánh vào mặt, bụng đối thủ; trảo thủ chộp vào khớp xương đối thủ? đã được gọi là Ưng quyền (Eagles fighting).

2. Những đòn húc đầu vào bụng đối thủ; nằm xuống đá hất lên; chống hai tay búng hai chân vào ngực đối thủ; chống hai tay dùng hai chân quặp cổ đối thủ quật xuống; đá bay xoay úp người tống hai chân vào ngực đối thủ; nhảy lên quặp cổ đối thủ bằng hai chân xoay úp người quật đối thủ xuống? được cho là mô phỏng động tác chiến đấu của loài ngựa vốn có cú đá hậu vô cùng lợi hại.

Những đòn chống hai tay đá hậu này đã được nhà văn Kim Dung miêu tả là đòn ruột của Tây độc Âu Dương Phong - một nhân vật võ lâm vùng ngoại Mông ? trong tác phẩm Võ Lâm Ngũ Bá từ những năm 70.

Một đòn sát thủ mô phỏng kỹ thuật chiến đấu của loài ngựa mà các đô vật Mông Cổ hay sử dụng là nhảy lên thúc hai đầu gối vào chấn thủy đồng thời đánh hai chỏ vào thái dương đối thủ.

Các du khách tham gia thi, đương nhiên là chỉ sau 2,3 phút là bị trắng bụng ngay

IMG_7118_zps0af83410.jpg


IMG_7154_zps3c93de29.jpg

Luật chơi là chỉ được túm vào đai áo

IMG_7166_zps454dd921.jpg
 
Các bạn khán giả dù có tí tập luyện có vào tham gia bon chen thì cũng bị vật tơi tả dư lày chỉ trong vài miếng đầu nhé

IMG_7142_zpsbf103883.jpg


IMG_7131_zpsfbf87d2a.jpg

Khi thi đấu xong dù thắng dù thua các bạn ấy cũng có hành động rất hay ho. Đó là đi qua nhau và...vỗ mông nhau:D

IMG_7133_zpsede7b851.jpg

Người chiến thắng sẽ được trong tài trao mũ sau đó lên bàn chấm điểm để nhận vốc bánh mỳ và bánh bột gì đó trông như đâu phụ rán của nhà mình cắt quân cờ. Một nửa thì được đấu sĩ tung lên trên cao cảm tạ trời đất, nửa còn lại mang đi phân phát cho những người xem xung quanh (tớ thấy giống kiểu ra lộc trong các buổi hầu đồng phết, hí hí(NT))

IMG_7147_zpseeb0578a.jpg
 
Hì hục chạy đến trưa thì bắt đầu đói, cân nhắc chọn lựa cuối cùng bọn tớ chui vào 1 ger gỗ để oánh chén bánh rán nhân thịt bò và...nhân cá. Đây là nơi duy nhất có cá nên bọn tớ mới thấy có thêm loại nhân này và ăn thì...thực sự là ngon.

Phía bên trong ger bán bánh.

page32_zps8445ffbe.jpg

Tớ phải chân thành khuyên các bạn đi MC là nếu muốn tìm đồ ăn đừng có thói quen nhìn phía ngoài vì thế sẽ chẳng bao giờ tìm được. Phải hỏi han hoặc lao tận vào đấy mà săm soi vì cái ger này không có biểu hiện gì hàng quán ở ngoài, nó như muôn vàn cái ger khác, không một tín hiệu bá cáo là có thức ăn ăn được ở trong. May là có Zolo, phải ghi nhận là bọn tớ quá may mắn khi không phải nói chuyện mỏi tay hay lạc đường hay ăn phải những thứ mình không thể ăn, không có nước nóng hay chật vật với các phương tiện bởi có Zolo và Hùng béo. Các bạn ấy lo chu tất mọi thứ và y như một thành viên trong đoàn, không đòi hỏi thắc mắc hay khó chịu mà còn rất vui tính hóm hỉnh.
No nê bắt đầu oánh võng xem có ôm đồm được đồ gì về không. Những bác bán hàng ở đây rất vui, cứ như thỏa thuận ngầm tất cả những sản phẩm đều có chung 1 mức giá nên hỏi hàng nào cũng nhận được câu trả lời như nhau. Mặc cả sao cũng không được làm tớ nhớ đến việc đi chợ vùng cao nhà mình. Các bạn ấy nói giá xong mặc cả xuống hay ngay cả...lên các bạn ấy cũng không thay đổi :shrug:. Oánh võng mãi mới mua được cái khăn với giá hợp lý bằng lông cừu màu đen rất thô và không được đẹp lắm nhưng khi quàng vào thì...xời ơi...ấm sực. Tớ ngay lập tức cảm nhận được giá trị của nó và rất hí hửng quàng tung tăng đi ngắm đồ tiếp. Đang tần ngần với mấy túi đựng răng gia súc thì có 1 bạn ra đập vai. Giật hết cả nảy:Dam. Quay lại hóa ra bạn cùng đội kéo tuần lộc, bạn ấy ứ nói tiếng Anh nhưng hoa tay múa chân trình bày một hồi với cái mặt nghệt ra của tớ thì tớ cũng hiểu là bọn tớ được giải nhì, đến giờ nhận giải rồi ra đeeee, hê hê, phục mình lăn lóc=)). E hèm, thực ra phình phường cũng có tí ngại lủi tiếng dưng thật ra thì đà ngon trớn từ lúc chơi vẫn còn, lại thêm cái khăn vừa mua được nên tớ hăm hở tìm Nô Tì lôi ra chỗ phông màn. Bạn ấy ra hiệu đứng đợi ý bảo sau đấu vật thì sẽ trao giải. Tớ gọi cả Thúi vì nghĩ chắc cũng được trao giải. Chờ 1 lúc có vẻ hơi lâu, sốt ruột tớ chạy tới chạy lui chụp choẹt. Bạn ấy thấy thế lại ra hiệu đứng đợi không đến lúc trao giải lại lỡ. Ngoan như cún, đứng vế vị trí cũ. Dưng chỉ được vài phút với sự háo sắc và tí tởn tớ lại lao về phía các anh đô vật ăn mặc hếch hy để chụp với choẹt. 3 đứa vẫn thi thoảng bàn tán hí hửng và không kém phần trông đợi. Rồi thì cũng đến lúc. Gớm, long hết cả trọng. Nô Tì được giải nhất, có huân chương, có bằng khen, có bắt tay phấn khởi, lại còn có cả tiền đàng hoàng. Bạn Mông Cổ rất nhanh chóng rút tiền ra...chia đôi (vì chả tìm được em bé cùng đội) làm Nô Tì sướng cười không thấy tổ quốc đâu. Đến lượt tớ cũng long trọng bắt tay, xì xồ mấy câu (tớ cười thu hoạch chứ biết giề), gật lấy gật để, cũng huân chương, cũng bằng khen và cũng...tiền, hế hế. Bạn cùng đội cung rút tiền ra...chia luôn. Tính ra tớ được 10.000 Tugruk tương đương với 300.000vnđ. Chẹp, mặt bọn tớ cứ gọi là lúc ấy ngang với giời. Thúi hóng hóng dưng cuối cùng người ta chỉ phát cho nhất và nhì. Con bé mặt nghệt ra rồi ấm ức hức hức làm Zolo phải dỗ: về Ulaan tớ mua cho huân chương, mấy cái cũng được :D. Tớ với Nô Tì được dịp chém gió phần phật và dìm hàng con bé. Cơ bản là giấy khen, đóng dấu đỏ cái cộp, cơ bản là xiền thưởng rơi trúng đầu, cơ bản là được ghi nhận ấy, nhề(c)

Đây, một vài hình ảnh demo khoe khoang, hề hề

page33_zps4ae02103.jpg
 
Một ngày thỏa mãn, đến giờ phải rút quân vì có đám mây nặng đang trĩu từ phía xa. Bác chủ thuyền hỏi có muốn sang phía "hòn đá" đối diện làng bên kia sông ko. Bọn tớ hỏi bác cũng chỉ mô tả ở đấy có...đá và cao, thế thôi. Mà thời gian thì rộng rãi, giờ đưa đi đâu chả thích khi tâm trạng đang phởn phơ quá đà. Lại gật và ngồi thuyền bồng bềnh đi sang. Hóa ra đấy là một dải đá dài như phần bồi đắp nhô ra của mạn kia hồ. Có điều thú vị là dải đá mỏng dẹt ở giữa, 2 bên lại hình vòng cung như 2 dấu ngoặc đơn úp lưng vào nhau tạo nên đường nét cong cong của phần nhô ra làm cảm giác cứ như có thể đi trên mặt nước vậy

IMG_7192_zps7f2ddae8.jpg

Bến thuyền với những cây lá kim được buộc dải vải xanh cầu may

IMG_7187_zps425f9b9c.jpg

Nước trong vắt đặc trưng tiêu biểu cho các xứ lạnh và đặc biệt sạch ở đây. Những thân cây đã chết gỗ trắng già nua nhấp nhô rễ quanh bờ đá

IMG_7168_zpsdcf6e86d.jpg

Có chiếc thuyền của nhóm khác thấy bọn tớ trèo lên cao trầm trồ hú hét trước khung cảnh hùng vĩ và bát ngát đã đầy tự tin lướt sóng thế này

IMG_7195_zps13c0676c.jpg

Và vẽ một đường vòng cung tròn bên mạn cong bên trái có chút ngạo nghễ khoe khoang

IMG_7197_zpsdb431214.jpg

Khi được sự cổ vũ bạn ấy sang mạn phải vẽ hẳn cho hai vòng nữa đầy kiêu hãnh, thế cơ mà, chẹp

IMG_7209_zps74c0fc5b.jpg

Vậy thì cũng tận dụng khoảnh khắc này mà vươn vai hít thở, tận dụng cảm giác làm chủ không gian lộng lẫy này thôi chứ nhỉ

IMG_7215_zpsb73e6084.jpg
 
Chơi rồi lại ăn, nghĩ mà cũng thấy vất vả phết, he he. Rủ nhau vào quán mà tớ cứ gọi là quán hải tặc vì mọi trang trí từ phía ngoài đều là những chi tiết mang hơi hướng biển cả, từ đèn măng xông treo ngoài hành lang, dây chão buộc neo ngoặc tay cầm những trụ sắt cứ như trên bong tàu, bánh lái tàu,sàn gỗ, bộ đồ lặn thời xưa được trưng bày ngoài mà những đứa nhỏ thó như em út chui vào mấy giây đã kêu oai oái vì nặng quá không đỡ nổi.

Ảnh này tớ chụp khoảng 9h30 tối

IMG_7248_zps80a67a63.jpg

Trong khi Zolo làm công tác trình bày mô tả đồ ăn thì tớ nhìn ra cửa sổ và thấy nguyên một cặp cầu vồng kép tròn đủ một đường cong bán cầu từ đầu này sang đầu kia, TO - ĐẸP - RÕ RÀNG và tớ lại xoắn, haizzz. Trời có mưa khá nặng hạt nhưng thưa, vì tình yêu màu sắc tớ sẽ...hi sinh dưng chạy tới chạy lui không bắt được hết. Thế là lại phải vác cái máy phim ra...lùi...lùi...lùi kịch tường mới lấy được hết dưng nói thật là chỉ mang tính báo cáo. Cầu vồng là thứ ánh sáng lộng lẫy nhưng cũng rất mau hết, những thứ lỗng lẫy rực rỡ có mấy khi có tuổi thọ đâu nhỉ

000058-1_zps1997db75.jpg

Máy số của tớ có đem phơi mưa thì cũng chỉ được từng góc từng góc thế này thôi

IMG_7230_zps12e09e10.jpg


IMG_7232_zps62e099a6.jpg

Lúc chạy vào thì thấy có món cá hun khói hấp dẫn này trên bàn do 1 anh trong đoàn mua ăn vã, chẹp, nói đến là ứa nước miếng, ngon thôi rồi và chỉ có nhõn cái xương sống. Cứ gỡ cái ăn luôn, tận hưởng vị thơm ngon ngọt ngào mềm nhưng chắc của từng thớ thịt. Cái sự tham lam về món cá này bọn tớ cũng bị bài học trả giá, hức

page34_zps8c96e64c.jpg

Nếu nhìn thấy chiến hạm kia chắc mọi người khá ngạc nhiên nhỉ. Đây là một trong những chiến hạm cổ xưa còn giữ được đến bây giờ và được chỉnh trang tu sửa thành tàu chở khách đi du ngoạn trên hồ.

Trong lịch sử hải quân và thủy quân Mông Cổ không hề yếu họ đã từng đánh bại hải quân Java, Nhật Bản...Rất nhiều chiến dịch khác cho thấy sự thành thạo về thủy chiến của MC như chiến dịch ở Khwarezmid, Hungary, Ấn Độ. Điển hình trong trận Java (với 3 vạn quân) quân MC tấn công Jayakatwang (Nước lớn nhất Indo lúc bấy giờ) để trả thù nước này giết sứ giả, không chịu triều cống. Khi quân MC đổ bộ lên Indo, một số quốc gia nhỏ đã hàng phục MC trong đó có Majapahit của Raden Wijaya. Sau 19 ngày, quân MC đã đánh bại Jayakatwang. Tuy nhiên, khi quân MC đang tổ chức ăn mừng thì quân Majapahit đã bất ngờ tập kích, giết chết 3 tướng chỉ huy, cùng hàng ngàn quân MC, quân MC buộc phải rút lui.

Mấy ai ngờ Mông Cổ, một đất nước không có biển, lại có truyền thống hàng hải từ lâu đời. Nước này từng nắm trong tay hơn 4.000 con tàu, làm chủ vùng biển từ Nhật ở miền bắc cho tới Java (Indonesia) ở miền nam.
Tàu Sukhbaatar từng đóng một vai trò quan trọng khi Liên Xô còn tồn tại. Nó chuyên trách việc nhập khẩu dầu từ Liên Xô mỗi năm, trong 6 tháng nước hồ không bị đóng băng. Nhưng khi Liên bang Xô Viết tan rã, ngành kinh doanh này cũng chấm dứt, và số phận không còn mỉm cười với những thủy thủ Mông Cổ. Purevdoji, kỹ sư của tàu, phát biểu: “Chúng tôi đã không vận chuyển khối hàng nào kể từ năm 1990. Cuộc sống giờ rất khó khăn. Mới đây chúng tôi đã bắt đầu chở khách du lịch đi chơi trên hồ, nhưng cũng chẳng đủ ăn”.
Không thấy ai để ý là Sukhbaatar không đủ tiêu chuẩn để làm tàu chở hàng, chứ đừng nói là chở khách. Hơn 10 năm nay, nó chưa qua kiểm tra, và chỉ mang theo duy nhất 1 con xuồng cứu hộ cùng 7 cái áo phao.
“Tai nạn chết đuối là thường, vì tôi đâu thể ở đây suốt ngày. Nhưng có lần tôi đã cứu sống một đứa trẻ”, Batbayan (là anh thủy thủ duy nhất biết bơi) tâm sự. “Có lần tôi còn cứu mạng cả ông sếp của tôi. Ông ấy say rượu và ngã xuống cái khe nằm giữa con tàu và một cái xà lan”.
Thế kỷ 13, Mông Cổ cũng từng có một đội tàu hùng mạnh. Giáo sư Dalai, chuyên gia về lịch sử Mông Cổ kể lại: “Hiện giờ Mông Cổ không có biển, nhưng mọi chuyện hoàn toàn khác khi Mông Cổ còn là một đế chế hùng mạnh. Trong đợt tấn công lần thứ 2 năm 1281, Mông Cổ có 4.400 con tàu và 50.000 quân. Đó là một lực lượng cự phách vào thời bấy giờ. Hốt Tất Liệt quả là người khát khao chiến thắng. Hai đợt xâm lược Nhật Bản thất bại, vì chúng tôi không có kinh nghiệm hải quân, phải dựa vào thủy thủ Trung Quốc và tàu Triều Tiên. Tôi không dám nói là người Trung Quốc đã phản bội chúng tôi. Nhưng rõ ràng là họ không làm hết sức mình để phục vụ các tướng lĩnh Nguyên Mông, những người đã chiếm đất nước của họ”.

Hơn 700 năm rồi, hải quân Mông Cổ tiếp tục tụt dốc và không hề có dấu hiệu vực dậy. Nhưng những thủy thủ vẫn hy vọng về một ngày mai tươi sáng. Như Bargy chẳng hạn: Là thủy thủ phục vụ trong ngành hải quân lâu năm nhất, ông thuộc nằm lòng tên tuổi của tất cả các vị đô đốc Mông Cổ trong cả thế kỷ qua.

Với một số người, đó có thể là một niềm tin mù quáng, nhưng nó không phải không có cơ sở. Ở thủ đô Ulan Bator, chính phủ đang có kế hoạch huấn luyện thủy thủ ngoài biển khơi, và bán cờ phương tiện cho các tàu nước ngoài. Một dân tộc từng tung vó ngựa từ Á sang Âu sẽ không chịu ngã lòng chỉ vì thiếu vắng một đường bờ biển.

Nếu vậy thì tâm nguyện của Tudev, một nhà thơ Mông Cổ yêu biển, sẽ được thực hiện. Ông vốn cho rằng tất cả những điều bất hạnh của đất nước đều xuất phát từ cách nhìn nhận bó hẹp trong lục địa mà ra: “Chúng ta sống giữa hai nước lớn. Cần phải phá vỡ thế cô lập này. Tiếp cận được với biển, ta sẽ có cơ hội liên hệ với thế giới bên ngoài. Người Mông Cổ đến nay chưa hiểu được điều đó”.
 
Lúc đi học ở Nhật các bạn Nhật cũng có nói là dân Nhật bản có huyết thống gần với dân Mông Cổ và có thể ngày xưa người Mông Cổ đã di cư đến Nhật
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,168
Members
192,389
Latest member
suamaygiatsalat
Back
Top