What's new

Mông Cổ - Không chỉ là thảo nguyên

Chuyến đi bắt đầu từ những thứ lỡ dở và câu chuyện vu vơ.
Ủ mưu đi Tây Tạng vào tháng 9 nhưng giang hồ của tớ lại đùng cái chuyển sang đi từ tháng 5, gia nhập đội khác thì bỗng dưng bọn Tung Của đòi nhóm phải đủ 4 người trong khi trưởng đoàn nhóm này bỗng dưng ko liên lạc gì, chỉ còn có 2 đứa.
Câu chuyện vu vơ của mấy chị em về cái tên mơ hồ Mông Cổ mà mới chỉ duy nhất một lần đọc bài viết của bác Tabalo. Cũng chẳng chắc khi đăng kí thế chân cậu em ko đi nữa trong đoàn vì thú thực tớ rất ngại đi với đoàn quá lạ nhất là hành trình dài và lâu khi đã quen thuộc cách đi với các giang hồ của mình. Nhưng tặc lưỡi cái âu cũng là cái liễn, những người đã chủ động đăng kí đi thì cũng đều phải có sự tìm hiểu và chuẩn bị rồi nên đỡ lăn tăn.
Thế rồi gặp, thế rồi chuẩn bị, thế rồi đi. Cho đến tận khi đứng giữa thảo nguyên, uống trà sữa và ăn thịt cừu. Cho đến tận những ngày gần cuối cùng của hành trình mấy đứa cạ cứng với nhau vẫn lẩm bẩm bảo chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đi Mông Cổ, không hề có tí khái niệm về nơi này chứ đừng nói là đưa vào danh sách những điểm dự định muốn đi. Thế mà...thế đấy, he he, cứ dự với bị trước là bước cấm có qua. Cứ rụp với bụp cái là lại chốt hạ được, chẹp.
Và đấy cũng chính là lí do mà bọn tớ cứ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi biết rằng thông tin về Mông Cổ, đặc biệt về địa hình cảnh vật rất ít và không trọn vẹn. Mông Cổ không chỉ là thảo nguyên với những bầy cừu ;)


IMG_6517.jpg



IMG_6156.jpg



IMG_6518.jpg

Topic đã được gởi đăng bởi BDK, 15/3/2013

https://www.phuot.vn/content/1271-Mông-Cổ-Không-chỉ-là-thảo-nguyên
 
Last edited by a moderator:
Hành trình của ngày hôm sau khi ở sông Selenge là một hành trình đầy nắng gió. Bọn tớ hoàn toàn bị ngập chìm trong cảm giác lồng lộng và bao la, nếu mà chạy xe máy ở đây sẽ bị ngợp và mất phương hướng luôn ấy.

Ngợp bởi cảm giác mây rất gần cứ như đang sà xuống thả lướt thướt tà áo in mình trên núi bên đường

IMG_6704.jpg

Như đang thò ngón tay xuống để cùng chạm tay với bọn tớ

IMG_6706.jpg

Hay nắng mây chơi trò đò đưa trên võng đất võng núi

IMG_6709.jpg

Cây cỏ rực lên sắc nắng ươm vàng

IMG_6720.jpg

Những nếp nhà cũng tươi tắn khoe mình trong gam màu cơ bản và nổi bật

IMG_6725.jpg

Một con suối nhỏ ven rừng cũng ánh lên màu xanh lục lóng lánh

IMG_6740.jpg

Bọn tớ tràn trề hít thở, tràn trề ngắm nhìn, tràn trề cảm thán

À, nếu mọi người để ý ở cạnh con suối nhỏ trên là đám đất từng mô từng mô lon chon trông thế thôi mà do nghe xui dại lúc chạy xe máy đâm đầu vào đấy tớ bị ngã bổ chỏng luôn. Nói chung là to đầu mà vẫn dại nó khổ thế đới :Dam
 
Này là bao la mây bao la thảo nguyên

IMG_6741.jpg

Này thì bao la nắng gió với những bầy cừu nhởn nhơ

IMG_6751.jpg

Này thì mây in mình loang loang mặt đất

IMG_6771.jpg

Nhìn mà chẳng xác định được thật ảo đâu là bóng mây đâu là bóng đất không biết đấy bằng phẳng hay lượn sóng...hư ảo

IMG_6776.jpg

Tớ rút ra một kinh nghiệm khi ngồi trên xe chạy ở thảo nguyên khi chụp ảnh là: cứ ống tele mà bắn ra xa thôi. Dùng ống góc rộng thứ nhất là hình sẽ bị bẹt lì ra và đường chạy thường không gần nơi chăn thả gia súc và ở mặt phẳng, sẽ chỉ thấy bao la và mênh mông, các thứ khác sẽ bé tí tẹo. Thêm nữa đường thảo nguyên và toàn chạy trên cỏ, đừng mong yên ổn mà bấm máy, đang đi từ dưng véo cái sáng trái, chiu cái sang phải, còn cái trò nghiêng với ngửa bò lên bò xuống thì thường xuyên. Mà đường lục cục có yên đâu, đang đi hự cái, tâng cái, dùng ống góc rộng thì toàn bắn chim trên trời hoặc cửa xe thôi. Mí lị là tớ bẩu rồi đấy, chạy cả chục km vẫn như đứng im thì góc rộng chụp cái nào chả như cái nào. Ống tele thì dù có thay đổi vị trí nhưng bắt nét bấm cái xoạch thì ngoại cảnh gần chả ảnh hưởng thay đổi giề cả. Nhưng nói thật là chuyến này đi phá máy lắm, mỗi lần mải ngắm nghía dù chân xoạc cả ra, ng tì với đè nhưng mà xe cứ dập một cái mình ko biết là ống lại đập vào thành cửa sổ, xót đứng tim :(. Ấy thế mà tối về cũng phải xóa ảnh mệt nghỉ vì rung với out với bắn lung tung đấy, chẹp.

Tuy nhiên cứ có nắng, mọi sự trở nên đơn giản hơn rất nhiều, hê hê. Tí nghiêng nghiêng triền...sóng này;)

IMG_6792.jpg
 
Nhưng cũng có lần bọn tớ chạy ngang một đàn cừu hoặc chạy vào giữa bọn chúng vì can tội lơ ngơ dắt nhau dạo chơi gặm có giữa đường

IMG_6799.jpg

Tuy là khu vực rộng lớn nhưng những đàn lớn gần nhau vẫn dễ gây nhầm lẫn nên ở đây người dân đánh dấu bằng vệt màu trên lưng - tai các chú dê, cừu hoặc buộc dây màu ở sừng. Các bạn chạy dúi dụi khi bị bọn tớ lao đến

IMG_6745.jpg

Nhìn cái vệt này lại nhớ trong cuốn "Cuộc săn cừu hoang" của Haruki Murakami mà tớ lẩn mẩn nghe 1 bạn đi MC rồi xui đọc. Tớ thì chưa đọc truyện nào của bạn này vì thấy việc đọc giờ dường như bị theo phong trào nhiều quá. Thế mà cả chặng hành trình cũng chưa đọc hết quyển này vì nó cứ mơ hồ, ảnh hưởng phết đến cảm nhận của tớ đấy, he he. Về là nghỉ luôn khỏi đọc, chỉ hóng hớt chuyện truyền mồm của các lá cải giang hồ thấy hấp dẫn và cảm xúc hơn nhiều.

Cũng chính vì mải hú hét các bạn cừu, mải buôn chuyện tíu tít, mải trêu Zolo mà xe tớ trong chớp mắt bị xe trước bỏ một đoạn. Rồi chuyện gì đến cũng đến.
Bọn tớ bị lạc :T.
Nhìn ra không thấy đường đâu, không thấy xe đâu, xung quanh là bát ngát mênh mông và phẳng lì không một vết xe, không một đích chạm được. Xe kia mất hút. Vì đường đi mấp mô nên Zolo cứ oánh võng để tránh, vì bọn tớ mải trêu đặc biệt là Thúi nên Zolo bị tẽn tò, vì đường chả có cứ chạy loăng quăng trên cỏ...vì bao nhiêu thứ, chẹp. Lúc Zolo bỗng hỏi "Xe kia đâu rồi" bọn tớ mới giật mình dớn dác. Ôi cái sự nhiệt tình cộng không hiểu biết đúng bằng phá hoại, hic hic
Bọn tớ chả giúp gì mà cứ toáy cả lên. Nhìn mặt Zolo thì lo lắng thật sự cộng với tí hốt hoảng, tay lái xoay liên tục trèo lên phi xuống vòng quanh. Vẫn mất tăm. Zolo xuống xe để xác định phương hướng, rồi lại lên xe chạy ào ào nhưng vẫn có chút bối rối. Bọn tớ bám lấy cửa kính quay sang nhìn nhau mặt nghệt ra. Đầu tớ chỉ có chạy qua mấy thứ cơ bản: ăn gì, ngủ đâu, đi tiếp dư lào. Ăn thì còn ít đồ cá nhân vẫn để balo phía sau, ngủ thì chắc là trong xe chứ đâu nhưng không chăn không gối mà đêm ở thảo nguyên lạnh thấu xương có chịu nổi chăng. Mà thế thì mai đi thế nào với tình trạng này của Zolo, lạc tuốt ra chỗ khác thì sao, mênh mông thế này biết đường mò nào mà tìm về. Im thít. Zolo cứ chạy tung xe đầy sốt ruột loanh quanh cái khu đấy. Bỗng cu cậu thở phìu một cái "Kia rồi" bọn tớ mới cuống lên ngó theo và nhận ra là bọn tớ đang trèo tít lên cao về phía bên trái so với trục đường chính, cái xe kia của bọn tớ đang ở tít dưới kia và dừng lại đợi, thật tình. À, đây là tớ zoom tới mới thấy nhé, Zolo nhìn quen nên nhận ra chứ cả như bọn tớ thì...

IMG_6821_zpsc65096d4.jpg

Gớm, cả bọn mở cờ trong bụng. Zolo quay lại mắng Thúi: "Thúi đừng nói nữa, Thúi nói nhiều thế" :Dam. Bọn tớ ngồi sau phì cười hỏi Zolo: "Zolo sợ không?". "Không sợ". "Zolo lo không". "Không lo". "Zolo lo còn gì, thấy xe chú thở phào mừng còn gì". "Không"...Hê hê. Bọn tớ biết nên cố gắng dùng những từ đơn giản và phổ thông nhất để Zolo hiểu khi nói chuyện với cu cậu. Những cuộc đối thoại có nhiều đoạn cười không khép miệng được, vui cực

Và khi yên tâm tìm được xe hoa tiêu tớ mới nhìn lên và thấy một đàn cừu bay trên trời dễ thương thế này này

IMG_6810_zps1b9fc131.jpg

Còn bầy ngựa thong dong phiêu lãng

IMG_6818_zpsbae59045.jpg
 
Người Mông Cổ sống ở thảo nguyên là một trong những dân tộc đầu tiên thuần hóa được ngựa. Cho đến bây giờ huấn luyện ngựa là niềm vui to lớn và là một phần quan trọng trong cuộc sống của họ. Ngày nay ngựa vẫn là trung tâm chú ý trong các lễ hội Naadaam - một dạng Thế vận hội Olympic của người Mông Cổ với các cuộc đua đấu vật, bắn cung, đua ngựa. Những cuộc đua tốc độ đúng hơn là sự thử thách khả năng chịu đựng với quãng đường dài 30-50km. Các chú ngựa được đưa vào đua thường khoảng được 4 năm tuổi vì đây là độ tuổi sung mãn nhất. Còn các tay đua chỉ được dưới 10 tuổi. Ở Mông Cổ chỉ có các cậu bé ở độ tuổi này mới được phép đua ngựa. Đây được xem là một truyền thống mà các chàng trai trẻ đều phải trải qua như một nghi thức trưởng thành. Khi ngựa về đích có rất nhiều người muốn chạm tay vào hoặc lau mồ hôi trên người các chú vì mọi người đều tin rằng điều đó sẽ đem lại sức khỏe và may mắn cho họ. Zolo và Hùng cho biết ai sống ở MC đều biết cưỡi ngựa từ bé, giống như việc tập đi vậy, ngựa gắn liền với đời sống và tính cách của con người nơi đây. Ngay từ khi khoảng 3 tuổi các cậu bé đã có thể cưỡi những con ngựa trưởng thành sải vó chạy trên thảo nguyên

IMG_6769.jpg

Họ luôn chuẩn bị cho cuộc sống du mục dù ở đâu.

Nắng gió thảo nguyên bọn tớ gặp trên đường và tớ thực sự yêu 2 khuôn mặt này ngay từ khuôn hình đầu tiên:L:

IMG_6760-1.jpg
 
Một khu dân cư bọn tớ đi khá đông đúc và nhộn nhịp - điểm đổ xăng và nghỉ trưa tiếp theo. Một khu tưởng niệm hoặc đền thờ gì đó được nhận biết rất rõ bởi hàng rào thưa có hình trụ nhọn màu trắng. Phía dưới là một sân...bóng rổ với phần rổ cao chót vót. Một phạm vị rộng lớn làm cho ko ít người yêu thể thao vua thèm thuồng. Nếu làm sân bóng đá ở đây chắc là phải tăng diện tích cũng như số lượng cầu thủ lên chạy mới bõ ấy nhờ

IMG_6731.jpg

Dừng xe ngó vào quán này

P1020816.jpg

Hỏi ra thì chỉ có bánh rán nhân thịt cô chủ quán đang làm

P1020814.jpg

Tớ để ý thấy dù cây cối rau cỏ không nhiều, điều kiện nước non có hạn nhưng những người dân ở đây cũng rất thích đưa hoa lá vào trong nhà. Các bạn cứ nhìn cái quán của cô bán bánh rán xem nhé, những cây hoa được bày khắp nơi có thể, bàn ghế tuy không chỉn chu vuông vắn nhưng quán tuyệt nhiên vô cùng sạch sẽ, không bóng dáng một con côn trùng nào dù đường vẫn chỉ là đường đất, nhà vẫn chỉ là nhà gỗ và gia súc thì xung quanh và khắp mọi nơi. Còn rất nhiều hàng quán khác kể cả thủ đô lung linh kính chớp thì tớ đều thấy trên mỗi khung cửa sổ đều được đặt rất cẩn thận và thơ mộng một cái cây nhỏ vừa như trang trí, vừa như thể hiện tình yêu thiên nhiên của chủ quán, vừa thể hiện tâm hồn rộng mở và dịu dàng

page21.jpg

(Cái tủ cốc không liên quan nhưng tớ thấy trong quán bọn tớ dừng ăn trưa, sáng và sạch bong nên ham hố quá, hề hề)

Đây là quán ăn mà bọn tớ vào này, cái biển hiệu bé tí và chả có gì báo hiệu đấy là quán ăn nếu như không đọc được chữ. Nếu như ở trong các khu thị trấn hiện đại một chút thì đúng là chả có sự phân biệt với những ngôi nhà xung quanh, còn may mắn là ở các khu dân cư mà xung quanh toàn nhà gỗ thì đây cũng là một điểm lưu ý phân biệt cho những người không biết ngôn ngữ nhé (NT)

P1020832.jpg

Đây, xung quanh nhà gỗ thế này này

page22.jpg
 
Phía bên trong quán ăn rất gọn gàng ấm cúng và sạch bóng

P1020820.jpg

Đồ ăn thì dễ ăn dư lày, trà sữa bán theo bát (3000 Tugruk/ bát). Tớ quán triệt tinh thần là đến đâu ăn đồ ăn ở đấy, uống đồ uống ở đấy. Với vùng nước non hiếm hoi và hành trình ngồi trên xe suốt thì cứ có nước là tớ với Nô Tì bao giờ cũng xung phong mỗi đứa làm bát. Cơm có tí rau tí nước nào đâu

page23.jpg

Những góc ngồi dễ thương

P1020827.jpg

Và cô bé phục vụ cũng dễ thương nữa này

P1020823.jpg
 
Last edited:
Tớ bonus thêm thông tin chi tiết cái lày nhé, khu thư rãn tập trung ở đây hình thù đấy

P1020828.jpg

Nội dung bên trong thì đây, tớ được cập nhật thông tin là giống ở Tây Tạng, hì hì, ở chỗ lịch sự nhá

P1020829_zpse01d7301.jpg

Phần này có vẻ không liên quan, có vẻ tủn mủn và tế nhị nhưng đây là một phần rất quan trọng trong hành trình đấy :))
 
Hành trình tiếp theo của bọn tớ đến nơi mà mọi người nói không thể không đến khi vào đất Mông Cổ. Có nhóm đi MC rồi đã lại tiếp tục đặt lịch để đến đấy, chỉ để nghỉ dưỡng chơi bời quanh đấy. Đó là hồ Khuvsgul, một hồ nước ngọt lớn nhất Mông Cổ với diện tích lên đến 3.367km2 trong đó có khu làng chăn nuôi loài tuần lộc cao lớn mà tớ chỉ thấy trong các câu chuyện về ông già Nô en. Mốc đánh dấu ở đây, rất nhiều du khách cả trong nước lẫn quốc tế đều dừng ở đây để chụp ảnh

P1020849_zps95c79ccf.jpg

Muốn vào địa phận của hồ phải thông qua một cửa kiểm soát do hồ Khuvsgul đã được bảo vệ như một công viên bảo tồn quốc gia với 838,1 nghìn ha vào năm 1992

P1020855_zpsa9cb403b.jpg

Đây là một địa điểm được ưa chuộng cho các kì nghỉ và dịp lễ hội trong năm nên mật độ xe cộ bọn tớ gặp trên đường khá nhiều (là nhiều so với những ngày trước thôi nhá). Nhưng đường đi thì vẫn dư lày vì không khí ẩm ướt chợt mưa chợt nắng.

IMG_6845_zps60cbec50.jpg

Bọn tớ đi ngang qua một hồ nước nhỏ đúng lúc mặt trời phía đó bị che khuất nhưng những ánh sáng lọt qua kẽ mây làm mặt hồ trở thành một tấm gương phản quang sáng chói

IMG_6853_zps1909977d.jpg

Đấy là phía xa, còn bên cạnh tớ thì có một góc nào đấy mưa và chỗ tớ vẫn lung linh nắng và chiêm ngưỡng cầu vồng rực rỡ thế này

IMG_6843_zps3d004bbd.jpg

Phía trước mặt thì...muôn nẻo đường đi. Mọi người ở đây không thích đi đường được làm lắm, thích trèo lên cỏ, thích nghiêng nghiêng, thích uốn lượn trên thảo nguyên và đấy là kết quả cho những lằn ngang dọc mà tớ thấy

IMG_6880_zps27e9725b.jpg

Bảo sao mà thả ra chẳng lạc chứ. Mỗi 1 lằn đường lại đi theo một hướng khác nhau, cứ dại dột đi theo là chạy xa khỏi đích mà chẳng nhận ra được đâu:(.

Và bọn tớ đã có 2 ngày sung sướng ở Khuvsgul, với bộ cạ của tớ thì phải nói là tuyệt vời vì tham gia một số hoạt động thú vị cũng như hưởng thụ triệt để cái cảm giác không hề có khi ở quê nhà chuẩn bị tinh thần cho cho chuyến đi...BÙM
 
Tớ lại lan man tí ở ngoài.
Không đi tour nhưng vẫn thuê xe có người dẫn có 1 cái lợi thế cho những đứa hay tò mò kiểu như tớ. Đấy là có thể ăn, ở, hỏi han đi loanh quanh rất thoải mái. Tọc mạch được tí thông tin, tọc mạch được tí hình ảnh, tọc mạch được tí đồ ăn địa phương. Suốt quá trình đi Zolo cũng y như bọn tớ, cũng tìm cũng hỏi thông tin khách sạn quán ăn, cũng tìm chỗ mua đồ, cũng chọn hàng rẻ...khác mỗi cái là biết tiếng để giao tiếng và biết tiếng để truyền đạt lại cho bọn tớ.
Cái tớ luôn quan tâm là đi đâu cũng sợ đói khát, hê hê (nông dân chính hiệu mà, chít vì ăn:LL). Tớ với Nô Tì cứ ngắm nghía thấy có vẻ thiếu nước thiếu đồ dự trữ là lại nghĩ ngay đến chuyện phải bổ sung gấp. Bị càm ràm vì tội tha lôi nhưng mà thôi, cứ chắc ăn đã. Tên của Nô Tì bỗng dưng trở nên nổi tiếng vì được réo suốt ngày để hỏi đồ, chẹp, chả nhẽ tớ bảo Nô Tì sau chuyến này về đổi tên cho đỡ lổiiii :D. Xe cộ sau khi xử lý tạm vụ bánh lúc vào sông Selenge cần phải được tu chỉnh lại chính thức nên Zolo thả tớ và Nô Tì ở 1 siêu thị để nhặt đồ rồi quay lại hàng sửa xe. Và siêu thị là đây, he he

page25_zps1d2c906d.jpg

Trước khi vào được đến đây bọn tớ chui qua một cái cửa thâm thấp của khu nhà bên cạnh một loạt nhà nghỉ mà sau này lúc trên đường về bọn tớ thử vào mà phải chui ra vì giá quá cao, chẹp. Cái cửa bé tẹo, cái biển báo siêu thị (tớ đoán thế) gắn ở trên đấy cũng bé tẹo, chỉ to bằng cái biển báo lối ra ở các cầu thang thoát hiểm ấy. Chui vào còn lơ ngơ mãi vì ko biết siêu thị là cái nào vì các bạn cứ nhìn đấy, bên trong bao các miếng gỗ dán mỏng kín mít, có nhõn cái cửa như vào nhà người ta. Bọn tớ ngó lên ngó xuống thò ra thụt vào rồi mới mạnh dạn vào ngó. Bên trái là một nhà kho củ quả bánh kẹo, bên phải mới là chỗ có vẻ siêu thị vì có các giá để đồ nhưng cũng ko có tí đồ tươi nào trừ khoai tây, đồ TQ cũng không ít. Bọn tớ oánh võng nhặt lên nhặt xuống, chả biết chọn cái gì cả. Cuối cùng vẫn là mì tôm và nước. Đến bàn thanh toán bắt đầu là bài chân tay hoa và múa loạn lên, mặt nghệt ra đếm tiền. Tớ nghĩ dại mà cái kiểu cầm cả xấp tiền ra đếm, gặp phải bất lương thì coi như...tèn tén ten. Ấy mà trộm vía trời thương kẻ hiền lương, 2 con cừu được giúp đỡ cả việc...nhặt tiền ra để trả. Em bé bán hàng cứ rúc rích nhìn bọn tớ, bọn tớ nói gì cũng nhìn ng kế bến líu lo rồi cười, khổ thế. Xong rồi cứ tay chân thôi, xòe tiền ra, lấy cái gì chỉ tay rồi để cho em ấy với một người -chắc là chú bác gì đấy được em ấy gọi xuống hỗ trợ tiếp khách- rút tiền như rút thăm =)). Hỉ hả với việc mua bán, tớ chợt hấp háy khi nhìn thấy thùng kem. Toàn loại kem là lạ, thế là hồ hởi chỉ trỏ rồi chúi xuống bới tung cả lên nhặt nhặt giơ giơ ngắm nghía cân đo đong đếm để chọn. Em bán hàng nhìn điệu bộ bọn tớ lại càng buồn cười và hiếu kì. Sau một hồi mướt mồ hôi chọn tớ nhặt ra loại kem có hình dáng như cái bánh cuộn và có nhân hình quả cherry khoái khẩu. Kem đắt phết và khá to, Nô Tì cũng ko liều mình nên thống nhất 2 đứa ăn chung 1 cái. Thực ra cũng là truyền thống chung đụng thân mật của cả chuyến, chẹp. Và hình dáng bên ngoài cũng như bên trong em nó đây

page24_zps2979d0e4.jpg

Bọn tớ mang ra ngoài ngồi ngay chân cầu thang của khu nhà để ăn hồn nhiên và hỉ hả. Thật quả là quyết định sáng suốt. Kem tuyệt ngon, mềm, xốp và vị thơm tươi mới, mát dịu tan trong miệng. Đúng là đất nước của cừu, dê, bò. Vì thế mà sữa và các sản phẩm liên quan của nó đều rất ngon. Thử nghiệm này đã mở đầu cho những công cuộc khám phá và ăn hầu như các loại kem ở Ulaanbaator của mấy đứa (rũy nhiên kem trong thùng thôi). Kem ở đây tầm 2200 - 3500 Tugruk/cái nhá
 
Khovsgol (Nuur Khuvsgul - "Nuur" có nghĩa là "hồ") là hồ sâu nhất (lên đến 262m) ở Trung Á, và đứng thứ 14 thế giới, chứa đến hơn 1% nước ngọt của thế giới (khoảng 380.700 tỷ lít nước). Hồ cao khoảng 1.645 m trên mực nước biển, dài 136 km. Về mặt địa chất, hồ Khovsgol (Khuvsgul) là em của Hồ Baikal, cách chỉ khoảng 195km về phía đông bắc, và được thành lập bởi lực kiến ​​tạo giống nhau. Vị trí của nó ở miền bắc Mông Cổ sẽ giúp hình thành biên giới phía nam của rừng taiga Siberia lớn, trong đó có cây bao trùm là Larch Siberia (Larix sibirica). Đây cũng là một trong 17 hồ cổ đại nguyên sơ nhất thế giới với khoảng hơn 2 triệu năm tuổi

IMG_7070_zps41447ac5.jpg

Nước trong hồ trong và sạch gần như tuyệt đối với sự bảo vệ rất nâng niu của mỗi người dân và du khách đặc biệt là du khách nội địa, những ng hiểu rõ nhất về giá trị của nước

IMG_7004_zps5e05a677.jpg

Hồ có đầy đủ cá, như lenok và cá tầm, và khu vực này là ngôi nhà của cừu Argali hoang dã, gấu xám và nai sừng tấm cũng như hơn 200 loài chim, trong đó có con chim le le Baikal, ngỗng, cò đen.

Chim le le Baikal

IMG_7010_zps8938329b.jpg

Khu vực này cũng có những dân tộc độc đáo riêng biệt: Darkhad, Buryat và Tsaatan. Hồ bây giờ là một phần của Nuur Khovsgol (hồ Khuvsgul) thuộc Vườn quốc gia (thành lập năm 1992). Diện tích của Vường quốc gia là 838.000 ha, 251.000 là rừng (mặc dù cây che phủ đang bắt đầu biến mất xung quanh bờ hồ). Khoảng 188.634 ha của dãy núi Khoridol Saridag (dãy núi dài 90 km giữa hồ và thung lũng Darkhad có đỉnh cao nhất là Delgerkhaan Uul cao 3093m) được bảo vệ nghiêm ngặt đã thêm vào công viên vào năm 1997.

IMG_7029_zps34d296d0.jpg

Một điều tuyệt vời là có 96 con sông chảy vào hồ, nhưng chỉ có một con sông chảy ra - sông Egiin, nhập vào với sông Selenge và cuối cùng chảy đến hồ Baikal ở Siberia. Hồ được mệnh danh là hòn ngọc xanh

IMG_6968_zps8cfd736c.jpg

Khovsgol Nuur (Khuvsgul hồ) đóng băng trong mùa đông với 120cm băng (và có thể đến tận đầu tháng Sáu cũng chưa tan hết). Thời gian này xe tải lớn chở nhiên liệu qua từ Siberia có thể băng qua mặt hồ trên lớp băng dày. Tuy nhiên việc này đã chính thức bị cấm trong những năm 1980 (nhưng vẫn bị tiếp tục một cách không chính thức) khi chính quyền nhận thấy việc rò rỉ dầu từ các xe tải gây ô nhiễm hồ. Ước tính có khoảng gần 40 xe tải đã bị chìm vào trong hồ trong một số năm qua.

Ở đây, các bộ lạc của người du mục Tsaatan chăn thả cho đàn tuần lộc của họ trong công viên và bạn có thể gặp gỡ những con tuần lộc trong quá trình khám phá nơi đây.

Bác lái xe của bọn tớ bên cạnh tuần lộc

P1020918_zpsc633b0eb.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,687
Bài viết
1,135,248
Members
192,409
Latest member
u888netim
Back
Top