What's new

[Chia sẻ] Mongolia - thênh thang những con đường

Chuyến đi mới kết thúc hai ngày. Từ những thảo nguyên mênh mang, sa mạc hun hút, những mặt hồ rờn rợn, rơi về chốn thành phố khói bụi, thế là ốm luôn.

Chuyến đi này chắc sẽ không sâu nặng như Tibet, như Trung Đông, nhưng cũng tha thiết một nỗi nhớ về tự do trên những con đường dài mãi về phía trước.

Có những câu chuyện vui, có cả câu chuyện buồn, có những thảo nguyên xanh, và cả những hoang mạc cháy nắng, có những cơn mưa lạnh buốt, và những ngày oi bức.

Có những phút nhong nhong trên lưng ngựa, ê ẩm trên lưng lạc đà và cả vật vã trên chuyến xe lắc như điên băng qua những con đường đất gập ghềnh.

Có những đêm trăng sáng vằng vặc lạnh tê và có những đêm vọng từ xa về tiếng hát.

Có những mỏm núi trơ trọi và những cánh đồng ngập hoa.

Có những chiều tắm hồ và những ngày bụi đường đóng dầy trên tóc.

Có những phút lặng câm nghe thời gian trôi và có những lúc ngồi trầm ngâm nghe tiếng đọc kinh trong tu viện cổ.

Có những bữa ngon lành căng bụng và những lúc đói ngấu ngán ngẩm nhìn những món không sao nuốt nổi.

Có hương thơm hoa cỏ và mùi hôi gia súc, có vị béo ngậy thơm ngon của thịt nướng và vị gay gắt của món sữa ngựa chua....

Còn nhiều, còn nhiều nữa.
 
Last edited:
Ongiin Hiid

Giữa vùng khô cằn này mà có một dòng sông, thật là nguồn sinh khí mát lành trời ban. Bởi thế hai bên cỏ cây xanh tốt, và trở thành nơi nghỉ dưỡng của người dân cũng như du khách lang thang qua vùng Gobi nóng lạnh này.

15622602821_7b7d6e9acf_c.jpg


Dòng sông rất nông, chỉ như một con suối, giữa mùa nhiều mưa mà cũng chỉ cao hơn đầu gối một chút ở chỗ sâu nhất nên chúng tôi lội qua lội lại. Còn người dân thì xuống tắm táp vui chơi.

15005106253_b431d0ca6f_c.jpg


Toàn bộ khu vực

15622600791_a7abf15e4e_b.jpg
 
Ngày thứ bảy

Rời thung lũng sông Ogiin Hiid, lại rong ruổi trên đường. Giờ đã ra khỏi khu vực Gobi, cỏ đã xanh tốt hơn, nhưng trời cũng bắt đầu mưa nhiều hơn, cảnh vật xám lại, buồn và lạnh.

Gặp người chăn cừu thời xe máy

15439141608_6cd81b223f_c.jpg


Bữa trưa trên đồng cỏ.

15004507504_a54d122f26_b.jpg
 
Kharkhorin

Một buổi chiều nhiều mưa chúng tôi đến Kharkhorin, một thời gian ngắn kinh đô của đế quốc Mongoglia dưới thời Ogedei Khan (Oa-Khoát-Đài) những năm 1200, con trai của Genghis Khan.

Tuy nhiên thời gian đó Đế quốc Mongolia vẫn "hoạt động" trên lưng ngựa là chủ yếu, Kinh đô chỉ là một chốn dừng chân chứ không hẳn là nơi định cư xây dựng thành phố. Các Khan (Khả hãn = Đại hãn) dựng lều trên một cái xe cực lớn có hàng chục con bò kéo đi, đến chỗ nào tiện thì dừng lại. Trước khi Khublai Khan (Hốt Tất Liệt) thiết lập nhà Nguyên định đô ở Đại đô (Bắc Kinh ngày nay) thì nơi tập trung quyền lực của đế chế Mongolia vẫn là các Lều lớn, gọi là các Trướng, có thể di chuyển.

Bởi thế tiếng là kinh đô cũ nhưng tại Kharkhorin không còn di tích của thời kì năm 1200. Công trình cổ nhất còn lại là tu viện Erdene Zuu được dựng trong giai đoạn Dalai Lama thứ 3 đến Mongolia, những năm 1585.

Chúng tôi đến nghỉ ở một khu trại có khá đông khách phương Tây. Ở đây có vệ sinh sạch sẽ, nhưng cũng không đủ nước cho mọi người tắm.

Để làm món thịt nướng mà chúng tôi đã mua từ chiều, lại vào thị trấn mua củi.

Và trên đường đi, được thấy cảnh đẹp này:

(Ảnh của bạn Tubeo)
15439174928_0a30dc30b0_c.jpg
 
Kharkhorin

Trong lúc trời đang tạm ngớt mưa, mây tụ về đỉnh đầu. Tôi hơi mừng vì mây không chân sẽ hi vọng ngày hôm sau trời nắng. Mây có chân hay mây liền xuống đất thì đáng lo hơn vì như thế chả biết bao giờ mới hết mây, hết mưa.

Cũng vì mây không chân, tu viện Erdene Zuu hiện lên kì ảo. Quanh tường tu viện này có 108 stupa nhỏ, bốn phía có cổng giống như một tòa thành nhỏ.

15439133578_9c512d5b3b_c.jpg
 
Folk music

Buổi tối ngày thứ bảy của hành trình, trời mưa và rét. Chúng tôi nướng thịt dê đã mua từ chiều đánh chén no nê.

Đây là đêm lạnh nhất trong hành trình. Thực ra các đêm sau còn lạnh hơn nhưng lại ngủ trong lều có lò sưởi, còn đêm này lều chẳng có gì sưởi ấm. Bởi thế từ chiều chúng tôi lượn qua chợ đã mua thêm mấy cái túi ngủ second hand để vượt qua đêm đó.

Sáng hôm sau tại khu lều trại, được nghe một số tiết mục do một lão nghệ nhân biểu diễn. Nhiều năm trước cụ cũng là một nghệ sĩ có tên tuổi, nhưng giờ cụ đã già, chỉ quanh quẩn ở mấy khu nghỉ của khách thập phương để hát và chơi đàn. Cụ cũng có in đĩa CD, và theo như Oogii thì ở Ulaanbataar cũng có đĩa của cụ trên các quầy băng đĩa.

Cụ biểu diễn chơi mã đầu cầm, đàn thập lục, chơi sáo, đập thìa vào trán, mũi để tạo âm thanh, và hát kiểu hát bụng đặc trưng của Mongolia.

Người nghệ sĩ về chiều với cây mã đầu cầm:

15439665710_a31fa656bf.jpg
15439131448_d8ed3f5a1c.jpg
 
Erdene Zuu

Sáng hôm sau, trời vẫn còn mưa. Vào thăm tu viện Erdene Zuu mà vừa lạnh vừa ướt.

Bên trong cái vòng tường với 108 stupa, chỉ còn lại một hai khu nhà. Những tòa điện chính đều đã bị phá hủy hoàn toàn dưới bàn tay của chế độ Xô-viết. Phát-xít tàn ác vì diệt chủng con người, chế độ Stalin cũng diệt tín ngưỡng ở nơi đây khác gì.

Trong cơn mưa, cảnh vật càng thê thảm.

15004496014_d4bc9aa4e7_c.jpg


Còn được khu hậu viện này, cũng được trùng tu rất nhiều gần đây mới được thế này:

15625247135_f014b03381_c.jpg
 
Erdene Zuu Monastery

Trong tu viện treo một số bức tranh theo đúng phong cách Tibet.

15625245115_e08a7ebc28_z.jpg


Các pho tượng cũng được tạo tác theo phong cách Tibet. Tuy nhiên có một điều khác biệt rất lớn là các pho tượng Phật có khuôn mặt rất lồi lõm khắc khổ, rất già nua !

Người Mongolia nghĩ một cách thuần hậu rằng Phật tồn tại rất lâu, vì thế cũng rất già, mà đã già thì tượng phải già nua mới đúng. Còn có ba pho tượng Phật Thích Ca tạc vào ba giai đoạn, một pho già khú đế luôn.

15439657570_8378844e73_z.jpg


Nhưng cũng có những pho tượng Bồ tát với khuôn mặt rất dễ thương

15439247697_213d3df357_z.jpg
 
Linga and Yoni

Không xa tu viện, Oogii bảo có một hòn đá thiêng, mà ai cũng đến đó thăm cả.

Từ xa thấy hòn đá được đặt giữa một vòng rào thế này

15439118458_56b5feae99_z.jpg


Lại gần xem thì đó là hòn đá tạc hình Linga, đang chĩa về phía khe đồi giống hình "Yoni". Người Mongolia xưa thấy khe núi nghĩ đến sự sinh sôi nên tạc ngẫu tượng phồn thực này để cầu nguyện sinh con đẻ cái. Cũng là một tư duy thuần hậu rất đáng yêu.

15438607189_1716932402.jpg
 
Ngày thứ tám

Một thành phố bên đường đi trong cơn mưa

15005075153_63258f0d35_c.jpg


Chúng tôi đi về phía Tây của Kharkhorin, đến với khu vực công viên quốc gia - núi lửa đã tắt Khorgo.

Trời vẫn còn đầy mây, u ám nặng nề, và lạnh nữa. Những con đường dài mãi, xuyên qua không biết bao nhiêu đường gập ghềnh, có lúc muốn lộn hết cả xe lên.
 
Khe Khorgo

Tám nghìn năm trước là lần cuối núi Khorgo phun trào. Ngày nay những di tích của nó để lại khắp một vùng rộng lớn.

Bên đường xuất hiện một khe nứt sâu đến năm sáu mươi mét, bên dưới dòng sông chảy rì rào. Khe nứt cho thấy địa hình địa chất của vùng đất này. Những cây thông rất lớn nghiêng hẳn ra ngoài bờ đá, như chực đổ xuống dòng sông sâu.


15004483604_07f24ed552_c.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,349
Bài viết
1,175,323
Members
192,061
Latest member
sunwinrepublican
Back
Top