What's new

Một vòng Tây Bắc.Một vòng cảm xúc ....

Một cung đường đã cho tôi và tất cả các thành viên trong đoàn có rất nhiều cảm xúc đan chen,chở về với công việc hàng ngày cũng đã gần 1 tuần nhưng với những gi đọng lạ sau chuyến đi với những trải nghiêm đầy thú vị ,mặc dù đã qua nhiều cung đường,dù đã có một chút kinh nghiệm trên đương phươt,nhưng với cung đường này quả là kinh nghiêm của tôi mới chỉ là mới bắt đầu xuất phát.
Cũng như bao chuyến phượt dài ngày khác, chúng tôi lại chuẩn bị ba lô lên đường. Lần này, hành trình của chúng tôi đi qua 3 tỉnh Tây Bắc rồi vòng về Lào Cai, Hoàng Su Phì - Hà Giang. Mục đích chính vẫn là leo cực tây Apachai và ngắm ruộng bậc thang Hoàng Su Phì - di tích quốc gia mới được công nhận ngày 16/9 vừa qua.
Ngay từ ban đầu khi tìm hiểu lịch trình, với cung đường dài 1800km (cả đi và về) trong 6 ngày liên tục, đã đánh thức linh cảm của mấy chị em tôi, là khó có thể hoàn thành vì thời gian quá ít, quãng đường quá dài mà toàn các xế mới, chưa rõ tay lái ra sao. Tuy nhiên, kế hoạch đã vạch ra thì không hà cớ gì chúng tôi lại chùn bước mà không lên đường, dù biết rất rõ khó khăn ở phía trước. Chúng tôi tự bảo nhau “đến đâu hay đến đó”, chỉ cần hoàn thành một mục tiêu thôi đã là quá đủ. Nếu còn sức lực và thời gian, cả tiền bạc nữa, chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc hành trình. Còn nếu không sẽ quay về khi chưa quá muộn.
Ngày thứ nhất (21/9/2012),
Đích đến là thành phố Điện Biên. Vì hôm đó là thứ sáu nên nhiều bạn còn phải hoàn thành nốt công việc. Do đó chúng tôi chia nhau đi theo nhóm. Một nhóm đi xe máy sẽ xuất phát vào sáng sớm, nhóm còn lại sẽ theo xe khách lên đường vào chiều tối. Sáng hôm sau là chúng tôi có thể tập hợp đoàn ở Điện Biên để tiếp tục đến địa điểm tiếp theo. Tuy nhiên, phần lớn các ôm đều say xe ô tô, lại thấy nhóm đi xe máy từ sáng có vẻ đông đúc, lại cũng muốn ngắm cao nguyên Mộc Châu và đèo Pha Đin huyền thoại nên cuối cùng quyết định đi hết bằng xe máy. Chỉ duy nhất bạn Thanh phải đi thi buổi sáng sẽ bắt xe lên sau. Như vậy là chúng tôi lên đường với 11 xe máy/18 người.
Địa điểm khởi hành từ siêu thị Big C trên đường Trần Duy Hưng. Chúng tôi tập trung từ 6 giờ sáng, chuẩn bị chằng buộc đổ, đổ xăng, treo cờ,… cũng mất đứt 1g30p. Do vậy chúng tôi lên đường hơi muộn. Vì phần lớn thành viên trong đoàn đều là thành viên của chuyến đi Khâu Vai - Hà Giang vào tháng 4 và một tuần trước đó đã offline nên chúng tôi bắt chuyện khá rôm rả. Kể cả một số thành viên mới chưa được gặp lần trước cũng hòa nhập khá nhanh với mọi người.

Trước giờ xuất phát
196507_496545440358188_813299395_n.jpg
 
Sáng ngủ dậy tại doanh trại, chả có gì để ăn. Chúng tôi dự định đến được thị trấn Mường Nhé sẽ ăn sáng, đổ xăng. Chào tạm biệt các chú bộ đội tốt bụng, chúng tôi chỉ còn cách Mường Nhé gần 30km nữa. Con đường gian khổ đêm qua, dưới ánh sáng ban ngày đã không còn vất vả, khó đi nữa. Chỉ mất có một phần ba là đường xấu, còn lại chúng tôi được đổ đèo dù có đôi chỗ còn lỗ chỗ xóc. Đoạn đường 30km gần như trong tầm tay của chúng tôi. Đi một lèo đã tới thị trấn, chúng tôi nhanh chóng kiếm quán ăn sáng. Các xế tranh thủ đổ xăng. Ở một thị trấn miền núi xa xôi, vậy mà quán ăn chúng tôi chọn lại nấu rất ngon và có nhiều món như ở dươi xuôi. Quán nằm ngay đầu đường vào thị trấn. Tôi tranh thủ chạy ra chợ xem đồ. Đi du lịch nhiều cho tôi một kinh nghiệm là, muốn tìm hiểu văn hóa ở một nơi nào đó, ngoài tìm hiểu qua các món ăn, chỉ cần chạy ngay ra chợ - là nơi người dân các nơi đổ xô đến giao thương. Chợ thị trấn Mường Nhé lèo tèo vài quán hàng,
IMG_1356.jpg
IMG_1355.jpg
IMG_1354.jpg
IMG_1353.jpg
IMG_1350.jpg

chủ yếu là thịt và hoa quả. Hoa quả vẫn là các mặt hàng đang vào mùa như dưới xuôi: hồng, táo, lê, đu đủ,... phần lớn là hàng Tàu. Riêng thịt thì thấy bán khá nhiều thịt chó. Thịt lợn mán cũng có nhưng ít, vẫn là thịt lợn thường mình hay ăn. Tôi để ý đến mấy chị, không biết người dân tộc gì, đứng bán rau lẫn quả, mỗi thứ một ít. Có người biết tiếng phổ thông, có người không, làm phiên dịch cho nhau. Tôi với Nga mua cho họ nải chuối, gần giống chuối hột của mình nhưng không có hột, quả to, vàng thẫm, nhìn rất thích mắt mà chúng tôi gọi là chuối rừng, nhưng ăn lại rất chua. Có lẽ cái gì là của rừng cũng chua như vậy. Cuối cùng từng đấy người cũng chả ăn hết được nải chuối. Quả chanh rừng thì to như quả chanh chấp ở đồng bằng, nhưng không dầy cùi như quả chanh chấp, thơm và nhiều nước hơn. Tôi quyết mua thử một quả ăn xem có gì khác. Vậy mà tôi tha mấy thứ này về tận Apachai. Còn rất nhiều loại rau rừng khác mà dù đã hỏi tên, tôi vẫn không nhớ nổi. Tôi nghĩ rau này chắc sẽ ăn ngon đây, và sạch nữa. Mang về xuôi thì có mà tranh nhau.
 
Xuất phát di Sín Thầu - Apachai. Đi chưa xa thì xe bạn Quảng bị thủng xăm. Chúng tôi phải dừng lại thay xăm mới. Quan sát quang cảnh bên cạnh, tôi nhận ra rằng trên suốt quãng đường chúng tôi đã đi, dù qua nhiều địa danh khác nhau nhưng hầu như vùng nào cũng có những cái tên gần giống nhau, đều bắt đầu hoặc kết thúc bằng từ “Huổi” hay “Nậm” như Huổi Van, Nậm Huổi, Nậm Na, Nậm Kè,… Không hiểu nghĩa của các tên ấy trong tiếng của các dân tộc trên mảnh đất Tây Bắc là gì, nhưng tôi đoán nó đều mang ý nghĩa tốt lành.
Ăn sáng muộn, lại kề cà, hỏng xe, đến 1 giờ chiều chúng tôi chưa vào đến Apachai. Lo lắng vì đến quá muộn sẽ không kịp trekking Apachai, chúng tôi tăng tốc. Cũng phải mất thêm gần 1 tiếng chúng tôi mới vào đến Đồn biên phòng 317. Trong lúc đoàn tranh thủ lôi bánh mỳ với mấy quả trứng gà luộc ra ăn, lead Giang đã nhanh chóng liên hệ với các chú biên phòng thuê chỗ ăn nghỉ và đi tìm porter dẫn đường leo núi. Về nguyên tắc, các đoàn sẽ phải leo Apachai vào buổi sáng sớm, vì cả đi và về đã mất 10 - 12 tiếng. Leo sớm sẽ xuống sớm và không phải gặp khó khăn trong rừng buổi tối. Tuy nhiên như vậy sẽ chẳng bao giờ có cơ hội ngắm hoàng hôn trên đỉnh cột mốc nữa. Riêng đoàn tôi đã đến muộn, lại còn đòi leo ngay vì không có thời gian, sợ nhỡ kế hoạch ngày mai. Các chú biên phòng không hề cản mà chỉ khuyên không nên đi tối và không cử người dẫn đường như mọi khi.
Chúng tôi thuê hắn 2 porter dẫn đường vì sợ trời tối, một porter sẽ không quán xuyến được cả đoàn gần 20 người. Với lại, giá thuê một người với hai người như nhau. Chúng tôi sẽ bồi dưỡng thêm cho họ một chút nữa. Porter chính mà chúng tôi thuê là một trưởng bản người Hà Nhì. Chú ấy rất dễ gần và thường xuyên thúc giục chúng tôi đi thật nhanh kẻo muộn.
Lại nói về người Hà Nhì ở Apachai. Trước khi lập cung này, chúng tôi đã được những người đi trước truyền lại cho rất nhiều kinh nghiệm khi đến với Apachai. Rằng nếu đến Apachai vào mùa này - mùa tết cơm mới - tết của người Hà Nhì, thì sẽ không thể di chuyển được vì cứ gặp bất kỳ người Hà Nhì nào trên đường cũng sẽ được mời về nhà, uống rượu cho đến khi say mèm mới được “thả về”. Người Hà Nhì rất hiếu khách, không thể từ chối lời mời. Vì thế, ai không biết uống rượu thì không nên đến Apachai mùa này. Chúng tôi đã “há hốc mồm” khi nghe những thông tin bổ ích như thế, lo lắng vì sẽ không đến được nơi mình mong muốn. Nhưng sau khi tiếp xúc với chú porter thì biết rằng, đó chỉ là lời đồn thổi và chưa hề có chuyện như thế. Đúng là người Hà Nhì rất hiếu khách, nhưng không phải theo cách mà những người đi trước truyền lại cho chúng tôi. Với người Hà Nhì, nếu ai đến nhà họ vào dịp tết, họ sẽ tiếp đón rất nồng hậu và tất nhiên có mời uống rượu, nhưng cũng không phải ép uống đến nỗi say, cho ăn loại cháo đặc biệt để giã rượu rồi lại bắt uống tiếp. Cái này tùy thuộc vào thịnh tình của chủ mà và sự nhiệt tình của khách. Hơn nữa, người Hà Nhì giờ cũng tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài, nhất là các đoàn khách đi trekking Apachai, với bộ đội biên phòng đóng quân tại đó, thì họ cũng đã rất thoải mái và lịch sự trong giao tiếp rồi. Điều này cũng đã được tôi kiểm chứng lại thông qua các chú biên phòng.
 
2 giờ chiều chúng tôi bắt đầu leo Apachai. Từ đồn biên phòng 317 đến chân núi Apachai vẫn phải đi xe máy mất khoảng 7km nữa. Trước đây chỉ vài năm thôi, khi đường chưa được làm, mọi người vẫn phải leo bộ từ đồn biên phòng. Như thế rất xa. Đi một ngày chưa chắc đã hoàn thành chuyến leo núi. Giờ thì đường đất đang được làm, dự kiến một năm nữa sẽ xong phần đất, còn phần đường nhựa chắc cũng phải mất thêm một năm nữa. Chỉ cần 2 năm sau quay lại Apachai, chúng tôi sẽ không phải leo khổ leo sở lên đỉnh núi nữa, mà sẽ có đường nhựa chạy thẳng đến nơi, chỉ cần leo mấy chục bậc cầu thang là đến được cột mốc rồi.
DSC05176.jpg
DSC05162.jpg
IMG_1429.jpg
 
"Nậm" (Nậm Na, Nậm Huổi) tiếng dân tộc (nào đó) là nước, hoặc "Khe" (Khe Phương, Khe Rìa) là khe suối sao đó anh. Em được giải thích là. Ở trên các vùng miền Tây Bắc của mình, không có ranh giới địa chính cụ thể như dưới xuôi. Các tiền tố này hầu như bắt nguồn từ tiếng dân tộc mình và có nghĩa là sông, suối, nước...
Người ta lấy con sông con suối để làm ranh giới cũng như để đặt tên cho các bản làng. Thường một con sông sẽ chảy hết từ tỉnh này qua tỉnh khác mà. Từng đoạn sẽ được đặt tên cụ thể, cái tên của con sông con suối chính chảy qua vùng đất cũng sẽ lấy để làm tên vùng đất ấy luôn anh ạ ;).
 
Đúng là rất sướng, vì trong hoàn cảnh như thế có cái ăn là tốt rồi, hơn 6 ngày đi, ăn nhà hàng đc một lần ở MC, còn lại là cơm bình dân, có gi ăn đấy, lương khô, bánh mì chiến nhìu hơn cơm. Có đi mới biết thế nào là sướng khổ, sức chịu đựng và thích nghi của con người quả là rất tuyệt vời.
 
Lại nói về anh Lốp. Quả thực tôi rất phục sức khỏe của anh. Trong cả đoàn anh là người vất vả nhất, vừa làm chốt đoàn, vừa lo chuyện xe cộ, ăn ngủ cho anh em. Mọi việc gần như đều đến tay anh. Vậy mà anh lại là người ngủ ít nhất, dậy sớm nhất đánh thức cả đoàn. Đến giờ ăn cũng phải ăn sau vì còn lo chằng buộc đồ cho xe khác. Một số xế lần đầu tiên đi phượt nên đến chuyện giấy tờ, chuẩn bị xe pháo, đến cả chuyện chằng buộc đồ cũng không mảy may quan tâm chút gì, phó mặc cho anh Lốp "tự biên tự diễn". Có lẽ một số bạn trẻ, do sống trong sung sướng quen rồi nên không cần phải để ý đến mấy chuyện "cỏn con" đó. Vậy thì sao mà thành phượt tử được, vì phượt là phải dấn thân, là phải đồng cam cộng khổ cơ mà. Không biết sau chuyến đi này, các bạn ấy có rút ra được bài học gì không, nhưng nếu muốn tham gia các chuyến phượt khác thì cần phải tự thân biết vận động, nếu không sẽ khó tiếp tục tham gia bất cứ đoàn nào khác. Trải nghiệm là để khám phá bản thân mình.
 
Ôm của tôi nói nói với tôi sợ leo núi, lại cực lười vận động.Ở nhà chỉ cần leo cầu thang từ tầng 1 lên tầng 3 nơi phòng ôm ở là đã phải thở phì phò, nặng nhọc rồi. Trước đây, thời sinh viên, cứ ôm mãi ôm của tôi là cô bé Dương đã từng cùng lớp đi leo lên chỗ đặt cột viễn thông trên đỉnh núi Tam Đảo và đã bị xỉu ngay khi xuống chân núi. Từ đó em cạch leo trèo. Lần gần đây nhất Liên rủ em đi leo Fanxipang,em không đủ can đảm và không bao giờ nghĩ mình sẽ lại trekking, dù đã qua Sapa - Lào Cai đến tận 4 lần. Vậy mà giờ em đang ở lưng chừng núi Apachai - nơi còn khó leo hơn cả Fanxipang. Mới leo được một lúc em đã thở không ra hơi. Mặt chuyển từ màu đỏ phừng phừng vì nóng sang màu tai tái, nhợt nhạt như có hiện tượng xỉu lần nữa. Tim đập thình thịch, miệng khô đắng. Lúc đấy chỉ muốn quay xuống chân núi chờ mọi người. Sau một hồi ngồi thở, được mọi người động viên, thúc giục, lấy đủ can đảm để tiếp tục leo. Cứ đi được một lúc lại nhụt chí muốn quay về. Cứ leo rồi nghỉ, nghỉ rồi leo như vậy nhiều lần,em đã dần quen với việc leo núi. Mệt nhọc đỡ dần và sau đó có thể cố bước đi tiếp. Lúc đầu khi leo thì được tôi kéo đi bằng cái khăn rằn ,tôi vừa kéo em vửa trêu mang em về trả cho bố mẹ . Một tay chống gậy, một tay bám vào đầu khăn, được kéo đến giữa quả núi. Sau đó khi em quá quen với sự mệt mỏi, có thể tự đi mà không cần ai kéo, thì người mệt mỏi tiếp theo lại là Lốp tôi và Bình. Có lẽ vì được ngủ ít hơn các ôm, lại phải lái xe dài ngày nên sức khỏe hai anh em ấy giờ không bằng mấy chị em gái,Bình thì liên tục bị căng cơ phải dừng nghỉ tôi thì với cơ thể của mình vừa mệt vừa đói ,may sao lúc đó Bình còn một miếng lương khô 2 anh em chia nhau sụ mệt nhọc cũng tan dần . Mấy cô gái loắt choắt, bé nhỏ, vậy mà sao leo núi lại nhanh thế. Chả mấy chốc đã cách xa anh em tôi đến nửa quãng đường. Một nhóm còn lại gồm 4 đồng chí nam, cao to khỏe mạnh, sau khi leo được một phần tư quãng đường, đã quyết định ở lại, giương cờ chụp ảnh rồi xuống núi ăn gà, uống bia, bỏ mặc chúng tôi tiếp tục leo và coi như đã lên đến đỉnh Apachai.

Mấy đòng chí ở lại tự sướng với chân Apchai
DSC05187.jpg

DSC05215.jpg

DSC05213.jpg

nói chung các bạn cũng bắt được những bức ảnh rất đẹp đáng nhớ
DSC05211.jpg

DSC05207.jpg

Đường lên núi khá dốc. Vì thế chúng tôi mất rất nhiều sức. Trước khi leo lại không chịu vận động nên sức càng xuống nhanh. Chú porter dẫn đoàn mấy cô gái leo trước, vừa đi vừa giục cuống. Ba anh em tôi thuộc tốp sau cùng do một đồng chí thanh niên dẫn. Đồng chí này cũng người Hà Nội, lên Sín Thầu mới được 4 năm và định cư tại đây. Vì hai nhóm cách xa nhau nên anh thanh niên thường xuyên giao tiếp với nhóm đi trước bằng những tiếng hú gọi, vang vọng cả rừng. Chúng tôi cũng lấy hết chút sức lực còn lại, bắt chước hú theo. Chỉ sợ đi lạc sang nước khác thì mất đường về. Sau này khi xuống chân núi chúng tôi mới biết, đồng chí thanh niên đã dẫn chúng tôi đi tắt qua đất Trung Quốc. Các chú biên phòng bảo, đi đường đó rất nguy hiểm vì có thể bị đặt bẫy bất cứ chỗ nào mà ta không thể biết.
 
Last edited:
Nắng bắt đầu nhạt dần. Mặt trời chuẩn bị xuống núi. Cơn mưa rừng ập đến với những tràng sấm sét đùng đoàng. Đường trơn trượt. Chúng tôi ướt hết. Nhưng nghĩ đơn giản rằng chỉ khi lên núi đường mới trơn thế, đâu có biết rằng xuống núi còn khó khăn hơn. Chúng tôi quyết tâm leo nhanh lên đỉnh khi mặt trời chưa lặn hẳn.
Nhắc đến cơn mưa rừng, đây là lần đầu tiên tôi đi trong mưa rừng. Khi cơn mưa chuẩn bị ập đến, chúng tôi cứ tưởng nó phải ở một nơi nào xa xăm lắm. Có thể là ở một quả núi khác chứ không phải chỗ bọn tôi đang đứng. Vậy mà ngay tức thì nó đã ở trước mắt. Nhìn sang đỉnh núi bên cạnh, trời vẫn sáng trưng và ánh mặt trời vẫn le lói. Chúng tôi đi dưới những tán cây rừng nên mưa cũng bớt nặng hạt hơn. Chúng tôi chạy đua với mặt trời, vì tối ở rừng đến khá nhanh. Chỉ còn mấy sải chân nữa là đến cột mốc rồi, phải nhanh thì chúng tôi mới được ngắm hoàng hôn ở nơi tận cùng tổ quốc - nơi mặt trời lặn muộn nhất.
DSC05190.jpg
DSC05183.jpg

DSC05191.jpg
 
Cuối cùng thì chúng tôi cũng đến nơi. Cực tây Apachai là đây ư? Chỉ là cái cột mốc nhô ra trên đỉnh núi, trơ trọi giữa khoảng không bao la. Từ trên đỉnh phóng tầm mắt ra xa, trùng trùng điệp điệp núi non hùng vĩ, hiểm trở. Ánh hoàng hôn mờ ảo với ông mặt trời đỏ rực, quện với mưa và những cơn gió núi phần phật khiến chúng tôi rùng mình vì lạnh. Nhưng cảm giác chiến thắng bản thân đã khiến chúng tôi phấn khích đến cực đỉnh, gào rú ầm ỹ, khiến cho chú porter ngồi cười lắc lẻ. Chẳng biết tiếng gào rú ấy cả ba nước có cùng nghe thấy không nhưng cần gì quan tâm, chỉ cần chúng tôi tự chia sẻ với nhau là đủ. Mà giữa chốn hoang vu này, cũng chằng thể có nổi một bóng người, một nóc nhà khuất trong sương núi,về sau mới được chú porter nói lại đoàn chúng tôi là độc nhất vô nhị đón được hoàng hôn trên đỉnh Apchai này
IMG_5719.jpg

Lê La lết đây đúng với tên của em yếu nhất đoàn nhưng cùng với Tammao là người đầu tiên đạt chân tới cột mốc 0
IMG_5718.jpg

Hoàn hôn trên đỉnh Apachai
em Liên
IMG_5736.jpg

IMG_5740.jpg

IMG_5755.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,730
Bài viết
1,136,574
Members
192,535
Latest member
wokushop1
Back
Top