What's new

Một vòng Tây Bắc.Một vòng cảm xúc ....

Một cung đường đã cho tôi và tất cả các thành viên trong đoàn có rất nhiều cảm xúc đan chen,chở về với công việc hàng ngày cũng đã gần 1 tuần nhưng với những gi đọng lạ sau chuyến đi với những trải nghiêm đầy thú vị ,mặc dù đã qua nhiều cung đường,dù đã có một chút kinh nghiệm trên đương phươt,nhưng với cung đường này quả là kinh nghiêm của tôi mới chỉ là mới bắt đầu xuất phát.
Cũng như bao chuyến phượt dài ngày khác, chúng tôi lại chuẩn bị ba lô lên đường. Lần này, hành trình của chúng tôi đi qua 3 tỉnh Tây Bắc rồi vòng về Lào Cai, Hoàng Su Phì - Hà Giang. Mục đích chính vẫn là leo cực tây Apachai và ngắm ruộng bậc thang Hoàng Su Phì - di tích quốc gia mới được công nhận ngày 16/9 vừa qua.
Ngay từ ban đầu khi tìm hiểu lịch trình, với cung đường dài 1800km (cả đi và về) trong 6 ngày liên tục, đã đánh thức linh cảm của mấy chị em tôi, là khó có thể hoàn thành vì thời gian quá ít, quãng đường quá dài mà toàn các xế mới, chưa rõ tay lái ra sao. Tuy nhiên, kế hoạch đã vạch ra thì không hà cớ gì chúng tôi lại chùn bước mà không lên đường, dù biết rất rõ khó khăn ở phía trước. Chúng tôi tự bảo nhau “đến đâu hay đến đó”, chỉ cần hoàn thành một mục tiêu thôi đã là quá đủ. Nếu còn sức lực và thời gian, cả tiền bạc nữa, chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc hành trình. Còn nếu không sẽ quay về khi chưa quá muộn.
Ngày thứ nhất (21/9/2012),
Đích đến là thành phố Điện Biên. Vì hôm đó là thứ sáu nên nhiều bạn còn phải hoàn thành nốt công việc. Do đó chúng tôi chia nhau đi theo nhóm. Một nhóm đi xe máy sẽ xuất phát vào sáng sớm, nhóm còn lại sẽ theo xe khách lên đường vào chiều tối. Sáng hôm sau là chúng tôi có thể tập hợp đoàn ở Điện Biên để tiếp tục đến địa điểm tiếp theo. Tuy nhiên, phần lớn các ôm đều say xe ô tô, lại thấy nhóm đi xe máy từ sáng có vẻ đông đúc, lại cũng muốn ngắm cao nguyên Mộc Châu và đèo Pha Đin huyền thoại nên cuối cùng quyết định đi hết bằng xe máy. Chỉ duy nhất bạn Thanh phải đi thi buổi sáng sẽ bắt xe lên sau. Như vậy là chúng tôi lên đường với 11 xe máy/18 người.
Địa điểm khởi hành từ siêu thị Big C trên đường Trần Duy Hưng. Chúng tôi tập trung từ 6 giờ sáng, chuẩn bị chằng buộc đổ, đổ xăng, treo cờ,… cũng mất đứt 1g30p. Do vậy chúng tôi lên đường hơi muộn. Vì phần lớn thành viên trong đoàn đều là thành viên của chuyến đi Khâu Vai - Hà Giang vào tháng 4 và một tuần trước đó đã offline nên chúng tôi bắt chuyện khá rôm rả. Kể cả một số thành viên mới chưa được gặp lần trước cũng hòa nhập khá nhanh với mọi người.

Trước giờ xuất phát
196507_496545440358188_813299395_n.jpg
 
E đổ xe có 1 lần, bẩn mỗi giầy mà a Móc lốp lại bảo e vồ ếch liên tục, lấm lem bùn đất. Dìm hàng nhau quá :))
 
Em đã từng ngắm không biết bao nhiêu hoàng hôn, hoàng hôn trên biển, trên núi, trên cầu, trên sông...nhưng chưa có hoàng hôn nào ý nghĩa và rực rỡ như buổi cả đoàn mình chờ đợi nhau trên cột mốc Apachải. Tuy cùng với hai bạn nữa là tốp 3 đặt chân lên cột mốc đầu tiên, nhưng em thấy mình lẻ loi và lạnh lẽo vô cùng tận, bởi hai bạn kia không bị lạnh như em chăng? hoặc bởi hai bạn ấy còn đang tíu tít chụp hình cho nhau nên ko nhận thấy điều gì khác lạ nữa, em đứng trơ trọi hết nhìn họ lại nhìn chú porter cười cười khó hiểu, rồi quay ra một mình ngắm mênh mông rừng núi mờ áo dưới ánh hoàng hôn lúc ấy mới chỉ là một đường sáng nhạt nhòa trong mây đen, trong sương phủ của buổi chiều mưa rừng. Gió với mưa cứ quất vào cơ thể mỏng mảnh ướt đẫm mồ hôi của em, thổi qua tai, qua sườn nghe buốt lạnh. Lúc ấy em nghĩ gì chính em cũng ko nhớ rõ nữa, chỉ thấy sợ mông lung...em cứ nghĩ mọi người không đi nữa, quay lại hết rồi, chỉ còn duy nhất anh Ninh mà em tin không bỏ cuộc đang từ tốn bước một ở tít tận dưới xa kia...vậy mà không phải, chỉ một thoáng sau, ngay cái lúc ánh hoàng hôn không hiểu can cớ gì lại bùng cháy lên chói lóa thì các bạn ùa lên, hò reo la hét làm cho em mừng như chết đuối vớ được cọc. Em lại tìm thấy mình, nỗi lo sợ không tên biến đi nhanh chóng, lại toe toét xoắn xít bên họ, cười như chưa bao giờ vui đến thế, lại cùng nhau chụp ảnh, cùng nhau run rẩy và hối thúc người nọ người kia vào cho kín khuôn hình...Sau những phút giây thần tiên ấy, cái lạnh lại một lần nữa xâm chiếm cơ thể, hắt hơi liên tục và đầu đau buốt. Chùm vội áo mưa mỏng, đắp chăn của anh bộ đội vào người, em đứng ngắm những tốp người tiếp theo vừa đặt chân lên đỉnh. Họ đang say men chiến thắng đấy! Em nhìn thấy được niềm hạnh phúc vô bờ trong những lần họ vội vã thay ca nhau chụp, họ cười nói ríu rít khoe nhau góc đẹp nhất của hoàng hôn, của cột mốc 3 mặt tiền. Màu hoàng hôn Apachai này, mây núi này, những người bạn này và niềm rung động sâu trong tim.... Nhỡ mãi!
 
Tôi lên trước nên còn tranh thủ chụp được vài kiểu ảnh khi nắng chưa kịp tắt. Hai ông anh đợi mãi mới thấy lò dò lên sau. Lúc đấy trời vẫn mưa và ông mặt trời đã nhấp nhô giữa đỉnh núi, chuẩn bị lặn sau núi. Cầm cờ và mặc áo cờ đỏ sao vàng, chúng tôi tựa mình lên cột mốc chụp ảnh. Ở ngã ba biên giới này, nơi “một con gà gáy cả ba nước cùng nghe thấy tiếng”, chúng tôi thấy tự hào hơn khi được là người dân Việt. Anh Lốp còn cực đoan đến độ, nhất quyết không chụp ảnh phần cột mốc quay mặt về phía Trung Quốc, tầy chay Trung Quốc.
Cực mốc này tôi không để ý đến tên gọi của nó, chỉ có thể gọi tên là cột mốc Apachai. Nó có hình tam giác, quay mặt về ba hướng. Mỗi mặt khắc một ngôn ngữ của mỗi nước. Phía Trung Quốc làm cả cầu thang lên cột mốc. Tuy có một đoạn ngắn nhưng cũng đủ thấy họ khác hai nước còn lại ở điểm gì. Có lẽ thanh niên Trung Quốc hay Lào chả bao giờ nghĩ sẽ leo đến cột mốc này. Nhưng với người Việt Nam thì khác. Vì đây là cực tây tổ quốc, nơi bờ cõi thiêng liêng nên bất kỳ thanh niên Việt Nam nào cũng muốn đặt chân tới. Hơn nữa, Việt Nam nhỏ bé hơn Trung Quốc, địa hình ít hiểm trở hơn nên có thể đến Cột mốc Apachai dễ dàng hơn người Trung Quốc đến biên giới này. Vốn dĩ người Việt có lòng tự tôn dân tộc rất cao. Do đó, bất cứ đâu có thể thể hiện được tình thần đó thì nơi đó có người Việt trẻ dấn thân. Chú porter kể, cột mốc do ba nước cùng đóng góp xây dựng. Tuy nhiên, Việt Nam và Lào không tự xây mà thuê Trung Quốc xây. Vậy nên chỉ riêng phía Trung Quốc mới có cầu thang lên cột mốc. Nhưng khi tuyến đường đến Apachai đi vào hoàn thiện thì đây sẽ là tuyến đường đẹp nhất và dễ đi nhất khi đến mốc so với hai nước còn lại.
IMG_5754.jpg
IMG_5753.jpg
IMG_5736.jpg
IMG_20120923_181039.jpg
IMG_20120923_181027.jpg
 
Last edited:
"Nậm" (Nậm Na, Nậm Huổi) tiếng dân tộc (nào đó) là nước, hoặc "Khe" (Khe Phương, Khe Rìa) là khe suối sao đó anh. Em được giải thích là. Ở trên các vùng miền Tây Bắc của mình, không có ranh giới địa chính cụ thể như dưới xuôi. Các tiền tố này hầu như bắt nguồn từ tiếng dân tộc mình và có nghĩa là sông, suối, nước...
Người ta lấy con sông con suối để làm ranh giới cũng như để đặt tên cho các bản làng. Thường một con sông sẽ chảy hết từ tỉnh này qua tỉnh khác mà. Từng đoạn sẽ được đặt tên cụ thể, cái tên của con sông con suối chính chảy qua vùng đất cũng sẽ lấy để làm tên vùng đất ấy luôn anh ạ ;).
Anh nghĩ mỗi địa danh ở đây chắc thế nào cũng gắn với truyền thuyết của ngưới dân ở địa phương
 
Bóng tối bắt đầu lan dần và chúng tôi bắt đầu sợ. Chúng tôi vội vàng xuống núi. Lên núi vất vả bao nhiêu thì xuống núi còn khó khăn gấp bội phần. Chưa bao giờ chúng tôi có cảm giác tuyệt vọng, chán nản như thế, kể cả đêm hôm trước cũng chưa ăn thua gì. Mưa vẫn to, đường vẫn trơn dốc. May mắn cho chúng tôi là không có vắt xanh. Tôi đã bị vắt đen bám trên người, nhưng loại này vẫn không nguy hiểm như vắt xanh. Chú porter nói, vào mùa vắt xanh, thì kể cả mặc quần áo dày, đi tất kín đến tận đầu gồi, đến lúc về cởi ra, vắt vẫn bám đầy bên trong và no căng bụng máu. Chỉ nghĩ đến đấy, mấy chị em gái đã “sợ xanh mắt mèo” rồi. Trong đoàn có bạn Huyền, chắc là người sợ vắt nhất. Lần trước đi rừng Cúc Phương, mới chỉ nghe dọa là có vắt thôi mà bạn ấy nhất quyết không vào chiêm ngưỡng cây trò nghìn năm. Lần leo Apachai này, thế nào mà bạn ấy quên khuấy mất trong rừng có vắt, còn hăng hái leo trong tốp đầu. Khi về đến đồn biên phòng mới bảo không kịp nghĩ đến có vắt. Nếu nghĩ đến sớm chắc đã không dám leo. Mà như thế thì giờ đang ân hận lắm.
Chúng tôi khó nhọc xuống núi, lê từng bước chân, thậm chí còn phải trượt bằng mông như đi trượt cỏ. Vì núi quá dốc và quá trơn, chúng tôi không thể đi theo chiều thẳng đứng, bị trượt ngã là chuyện quá bình thường. Nguy hiểm hơn, có vài người còn bị trượt xuống sườn núi, may mà bám được vào mấy cành cây, lại đu lên. Hú vía. Trước khi trekking, chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ vật dụng từ nước uống, lương khô, găng tay, quần áo mưa,… Nhưng vì nghĩ trời nắng vậy chắc gì đã mưa nên bỏ hết ở nhà. Nếu không có đôi găng tay, chắc tôi ở luôn trên núi mà không thể xuống.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,730
Bài viết
1,136,576
Members
192,535
Latest member
wokushop1
Back
Top