What's new

Myanmar - giấc mộng bình yên

- Lời mở đầu:

Chiều 26/05, máy bay hạ cánh tại Tân Sơn Nhất. Mở điện thoại....
1 phút, 2 phút, 3 phút... chuông điện thoại bắt đầu reo.

11 ngày lang thang mất tăm, mất tích, khóa điện thoại và không báo trước lời nào; 24h về trễ do Hàng Không hủy chuyến bay mà không biết (do không check mail); đặt chân xuống Sài Gòn, tôi nhắm mắt chờ bão tố kéo đến.

Cái giá tôi phải trả cho chuyến đi không hề rẻ, nhưng với hành trình vừa qua, tôi lại cảm thấy không đắt chút nào. Tôi quyết định, do đó, tôi sẽ chấp nhận, cho dù sẽ thế nào đi chăng nữa.

Mở thread từ cách đó khá lâu, nhưng trong đầu mọi thứ vẫn còn rất mù mờ và không có gì chắc chắn. Cuối cùng, nhờ có 2 bạn đồng hành cực kì xuất sắc và 1 chút may mắn không thể ngờ, hành trình 12 ngày trọn vẹn đến từng phút giây. Gấp rút xin visa, đặt vé máy bay khi đã cận ngày. Sáng 15 hẹn lấy vi sa và ngay buổi chiều hôm ấy thì bay.

Quay trở về, mở trang Phượt, bỗng dưng đứng trước cảm giác không thể viết. Không thể viết được. Sợ. Giống như đứng trước 1 tượng đài cao sừng sững đã có quá nhiều áng văn hay ca ngợi, câu chữ của mình trở nên lủng củng và thừa thãi. Bỗng dưng mà hóa vô duyên!

Cuối cùng, cũng quyết định ngồi cặm cụi viết. Viết vì cảm xúc của mình. Viết vì muốn chia sẻ. Cũng hành trình đó, cũng điểm đến đó, nhưng mỗi thời khắc trôi qua đã là 1 thời khắc khác. Mỗi cảm xúc của mỗi người là 1 cảm xúc khác. Và những cái khác riêng biệt đó làm nên 1 cuộc sống đa sắc màu. Thế nên, dù hay, dù dở, viết cái đã rồi tính!
 
Last edited:
Chúng tôi tới Amarapura cách Mandalay 11km về phía nam. Amarapura có nghĩa là “thành phố bất tử” Amarapura là nơi có cây cầu U Bein bằng gỗ teck dài nhất thế giới dài 1,2km bắc qua hồ Taungthaman cây cầu có hơn 200 năm tuổi.

IMG_9874.jpg


IMG_9877.jpg


IMG_9892.jpg


Các nhà sư chơi bóng đá

IMG_9838.jpg


Rất tiếc không chụp được 2 đồng chí này kiss nhău

IMG_9826.jpg


IMG_9846.jpg


IMG_9882.jpg


Ở nơi ấy, mỗi khi chiều về, trên bến, dưới thuyền, trên cầu, dưới bãi bồi xanh mướt cỏ cây…
 
Gần cầu U Bein là 1 dãy các ngôi chùa và tu viện, đa phần sư trong đây còn trẻ, họ được phép chơi các môn thể thao vào lúc rãnh rỗi.
4652129276_81954915f8_b.jpg

Nhà sư đang chơi cầu mây
4652127872_86ef8680e1_b.jpg

Đây là món Spaghetti kiểu Miến, gồm mì trộn với bột thín (?), đu đủ xanh, hành, nước tương.
Món này rất phổ biến ở miền thôn quê, giá chỉ khoảng 200K tại Sagaing, nhưng ở Yangon thì 1,000K. Lúc tôi đứng xem và xin được chụp ảnh, chị chủ hàng đã đon đả làm cho 1 ít (miễn phí) dù mình đã giải thích là chỉ đúng xem thôi, mới vừa ăn cơm xong, không thể ăn được nữa... Họ thật sự là những người rất hiếu khách và đáng yêu. Sau này trong cuộc hành trình tôi & Phương Hoàng còn nhiều lần được offer thức ăn miễn phí nữa trong nhiều tình huống khác nhau...
4652126558_bdf428fbf5_b.jpg

Tượng nhà sư cầm bình bát trong chùa tại Sagaing, xung quanh tràn ngập tiền...

Lúc leo lên ngọn đồi tại Sagaing, tôi đi trước, đi được 1 đoạn, nhìn thấy cái cầu thang dựng đứng phía trước mặt thì lòng hơi ngao ngán, bèn đề nghị cả bọn đi đường mòn kế bên, không lên theo đường chính, thế là con đường đó dẫn đến cơ duyên gặp chú tiểu dễ thương, vừa hái xoài cho ăn (xanh & rất chua :() vừa dẫn đường từ đầu đến cuối, rồi gặp 1 đoàn hành hương có các sư cô người Miến (được đề nghị chụp ảnh chung), đi qua rất nhiều gian thờ đẹp và cuối cùng gặp 1 người đàn ông Miến, cứ hỏi đi hỏi lại có phải chúng tôi là người Việt Nam không, thì ra người Việt Nam cũng đẹp thế :D , rồi lấy điện thoại ra quay phim (mà không hề hỏi xem mình có đồng ý không:shrug:)
 
Last edited:
Cầu Ubein và Lễ hội làng (tt)

Cây cầu dài, lộng gió và tấp nập người qua lại vào 1 buổi chiều yên tĩnh. Thong thả, chúng tôi vừa đi, vừa chụp ảnh. Sông trôi lấp lánh, 1 bầy vịt vẫy đuôi, gật gật đầu, con thì lạch bạch chạy giỡn qua những triền đất giữa sông, con bì bõm lội nước, sục mỏ kiếm cái ăn. Hai cái cây khô trụi lá đứng đơn độc giữa dòng bỗng trở nên đẹp lạ lùng trong không gian ấy.

P5190869.jpg


Gần gốc cây, có vài chiếc áo màu nâu đỏ của nhà sư. Xa xa, vài bóng người thấp thoáng trong nước. Chắc là họ tắm sông. Không biết dòng sông nơi đây có ý nghĩa linh thiêng như dòng sông Hằng của người Ấn không nhỉ? Hay có cùng nguồn cội với dòng sông ấy không? Hai đất nước cách nhau không xa, cùng 1 tín ngưỡng, liệu rằng có chung với nhau 1 niềm tin chăng?

Đang lững thững bước, Hahuta quay lại chụp cho tôi 1 tấm hình theo yêu cầu. Chụp xong bảo:"Vừa quay lại thì thấy hai đứa đằng sau em nó...kiss nhau, chút nữa là chụp được ngay lúc tụi nó đang mi!!!" Tò mò, xem coi hai đứa nó là hai đứa nào... Ặc, là 2 em trai đang vừa đi vừa ôm nhau tình tứ.... Đến đây thì mặc dù trong đầu tôi có rất nhiều câu hỏi bay vòng vòng, nhưng chỉ dám nói mấy chữ...Xin miễn bình luận...

Cầu Ubein không có tay vịn. Dọc hai bên cầu là những cột gỗ đánh số thứ tự của người Miến. Trên cầu là những thanh gỗ Tếch bắc ngang. Đi 1 đoạn sẽ gặp 1 trạm dừng chân, ở đây, diện tích hai bên cầu phình to ra hơn 1 chút, có hành lang, có cả mái che. Người dân tụ tập ở đây bán 1 số đồ linh tinh: tranh, ảnh chụp lấy liền ngay trên cầu, đồ ăn vặt, những con cua hay ghe gì đó luộc đỏ au....

Nhà sư đến cầu Ubein có vẻ như rất thích chụp hình. Dọc suốt đoạn đường qua cầu, tôi thấy không ít nhà sư ngồi làm dáng, tạo kiểu để có những bức ảnh đẹp. Và, có 4 nhà sư, tự giới thiệu là đến từ Yangoon đã đến bắt chuyện và xin được chụp hình cùng tôi và Hahuta. :D

P5190885.jpg


Lúc đầu, khi đến Myanmar, tôi đọc đó ở đâu là nơi đây, đất Phật, phụ nữ không được tự ý nói chuyện hay đứng gần nhà sư, nói chung là không được chọc ghẹo nhà sư. Thế nên cho dù dọc đường có gặp nhà sư thì tôi cũng chỉ dám đứng từ xa mà nhìn. Tấm hình chụp cùng nhà sư hôm ấy, đúng là có hơi khác với những gì mình đã đọc. Thật ra mà nói, thì có lẽ sau 1 thời gian dài, mọi thứ từ trong sách và thực tế đã có những khoảng cách.

Đi hết cầu là đến 1 ngôi làng nhỏ. Trong làng đang có lễ hội. Vừa đến đầu làng đã nghe nhộn nhịp tiếng kèn, tiếng trống, tiếng đám đông reo hò... Trước cổng làng, bày 1 bàn thờ cúng bái, và cạnh đó là 1 hàng dài, 1 bên toàn đàn ông, 1 bên toàn phụ nữ, không kể già, trẻ, lớn, bé ... Tất cả mọi người đều cầm chung 1 sợi thừng to chạy, có 1 nút thắt màu đỏ ở ngay khoảng cách giữa bên hàng đàn ông và hàng phụ nữ. Đứng sau cái gút màu đỏ là 1 người đàn ông lớn tuổi cầm 1 cây cờ to. Người đàn ông phất lá cờ....Hai hàng bắt đầu ra sức kéo.... (Miêu tả dài dòng, thực chất là họ đang chơi kéo co :D). Hai bên gắng sức kéo gút màu đỏ về bên mình trong tiếng cười và nhịp trống rộn rã. Một số trẻ em và phụ nữ không tham gia trò chơi, mà chạy đi...thọc lét những người đang kéo hăng nhất của phe bên kia... Kết quả cuối cùng: Phần thắng đã nghiêng về phía phụ nữ ;).
 
Last edited:
IMG_9839.jpg


Các nhà sư đi thuyền ra bãi giữa ăn uống cho lãng mạn

IMG_9854.jpg


Mấy chú vịt này mà đắp bùn rồi lấy rơm cỏ ở đây nướng lên thì ngon fải biết. :D

IMG_9866.jpg


Đi qua cầu gặp 1 ngôi làng, không biết có lễ hội gì mà mọi người chơi kéo có liên tục, nam 1 bên nữ 1 bên nhưng bên nam luôn thua vì bên nữ được cử người sang bên nam để củ nách. :D

IMG_9859.jpg


Đội nữ

IMG_9865.jpg


Đội nam
 
Đi "nhòm miệng" nhà sư

Sáng 20.05, chúng tôi quay lại khu vực gần cầu Ubein để đến tu viện có 1.000 nhà sư tu hành. Mục đích chính: mục kích bữa ăn trưa của các nhà sư. Theo lời giới thiệu của bạn Min Min, đây là 1 trong những cảnh "cần phải xem" khi đến Myanmar.

Xe đến thiền viện, trước sân đã có vài người dân địa phương chờ sẵn. Những đứa bé ở đây được vẽ mặt rất độc đáo. Một chiếc là Thanaka trên trán, tô mắt viền xanh và môi đỏ như những em bé Ấn Độ trong các bức hình ở chùa. Tu viện còn vắng người, các nhà sư vẫn đang ngồi trong nhà. Chúng tôi dạo 1 vòng, ngó nghiêng, và chờ đợi.

IMG_9895.jpg


Gần 10h30, thêm 1 nhóm khách du lịch nữa đến, rồi, 1 hồi chuông vang lên báo hiệu giờ ăn. Các nhà sư từ các nhà dọc lối đi, khăn áo chỉnh tề, tay bưng bình bát, vai vắt 1 chiếc khăn màu sắc tươi sáng lần lượt đổ ra đường xếp thành 2 hàng dọc đi về phía nhà ăn. Sư lớn, sư bé, mỗi người 1 vẻ. Áo các nhà sư lớn có màu nâu đỏ, nhưng những chú tiểu bé bé vẫn có em mặc áo màu trắng hay hồng.
Đặc biệt là cái khăn trên vai, những chiếc khăn nhiều màu sắc và hình như mỗi người là 1 chiếc khăn khác, không ai giống ai.
 
Last edited:
Dịu dàng Bagan

Chiều 20.05, chúng tôi khởi hành đến Bagan. Vừa xuống sân bay, ngay cổng đã bị chặn lại thâu mỗi người 10 usd phí tham quan Bagan. Đi taxi về khách sạn, tại đây, khi check in, điều đầu tiên được hỏi chính là cái vé 10 usd vừa mua ban nãy. Thế mới biết là ở Bagan này họ kiểm soát cái vé tham quan chặt chẽ như thế nào.

Lúc ở Mandalay, chúng tôi cứ lo sợ là về đến Bagan sẽ phải đối mặt với cái nóng như chảo lửa Bagan. Và, tôi cầu mong 1 cơn mưa. Thế là, đến Bagan, mưa thật!!! Buổi tối hôm đó, mưa lất phất nhẹ bay, khí trời mát dịu. Thả bộ trên con đường nhỏ nhỏ dưới cơn mưa ấy, cảm giác quả thật là rất thú vị.

Sau khi ăn tối, chúng tôi ghé vào 1 phòng trưng bày và cũng là Bảo Tàng Thanaka duy nhất trên thế giới. Ở đây, họ phân chia là nhiều khu: Khu bán quà lưu niệm, đồ gỗ, đá... Có cả những gian hàng đồng giá 1 usd, 2 usd. Khu Ẩm thực gồm các nhà hàng ở phía trong, khu bán các sản phẩm ngọc bích.... Và, độc đáo nhất là Bảo Tàng Thanaka. Trong bảo tàng, người ta trưng bày các vật dụng làm từ gỗ cây Thanaka: từ chiếc lược, vòng chuỗi đến các khúc gỗ để mài trên bàn đá, dùng để thoa mặt... Họ còn bào chế các hộp phấn Thanaka dùng để dưỡng da, trang điểm...

Sau khi mua sắm, ngắm nhìn đã đời tại đây, chúng tôi rẽ vào 1 cửa hàng mộc phía ngoài đường. Đồ gỗ ở Bagan rất là rẻ và rất đẹp. Hahuta và Cong Chua thi nhau mua đồ. Đến ngày về, hai người này khệ nệ tay xách nách mang 1 đống sản phẩm mỹ nghệ ở Bagan, vẻ mặt rất ư là mãn nguyện và hạnh phúc. ;)
 
Last edited:
Quay lại tu viện 1 chút, đúng như nhận xét của 1 bạn trong nhóm bác Chitto, đa phần các nhà sư đều rất trẻ, họ phải tu tập 1 thời gian dài để trở thành tăng già. Chúng tôi đến nơi sớm hơn giờ ăn khoảng 15 phút, trong lúc chờ đợi, tôi trò chuyện với 1 anh bán sách và sau đó là một nhà sư trẻ, vị này vào tu viện từ năm 8 tuổi đã ở đây được 12 năm, hiện đang phụ trách các lớp tập Thiền trong tu viện. Nhà sư đang phấn đấu cuối năm nay vượt qua 1 cuộc thi gì đó, giống như thi lên lớp (vì không rõ chuyên ngành này nên nghe y như nước đổ đầu vịt). Nhà sư này (không biết nên gọi thế nào cho ngắn gọn) chỉ cho tôi xem những màu áo khác nhau của từng vị sư phản ánh từng level khác nhau. Sau đó còn nhiệt tình giảng giải rất chi tiết về Thiền & kỹ năng tập Thiền (lại không hiểu lắm nên không thể nhớ nổi!). Hậu quả cuộc trò chuyện này là nhà sư đó đã bỏ lỡ bữa ăn duy nhất trong ngày, còn nói là rất vui vì đã làm thế! Thật áy náy! :T
Cũng tại Mandalay, tôi có ít nhất 3 câu hỏi làm cho người khác phải ngẩn người ngạc nhiên (tất cả đều do vô tình), lần đầu là hỏi máy nước nóng trong khách sạn, lần thứ hai hỏi bác đánh xe ngựa ở Sagaing, con ngựa này là đực hay cái, câu trả lời là ngựa cái! Cuối cùng là hỏi nhà sư trẻ "có phải những tiểu sư phụ kia là do cha mẹ gửi vô chùa?" thế là nhà sư lại phải giảng giải thêm, là ở Myanmar, việc chọn con đường tu tập lau dài phải do tự nguyện, chính bản thân ông ấy từ năm 8 tuổi đã quyết tâm dành trọn cuộc đời cho con đường này (thật sự tôi không hình dung nổi mình có thể có được quyết định hệ trọng gì cho cuộc đời khi chỉ mới 8 tuổi). Trước khi ra về, nhà sư còn hẹn sau này nếu tôi quay lại đây thì sẽ dành trọn thời gian (whole time) để nói về tu Thiền, nhưng do phát âm hơi nặng nên tôi nghe ra là dành trọn đời (whole life) rồi lắc đầu nguầy nguậy nói, không, tôi không dành trọn đời ở đây đâu! Thật khổ cho bạn Chan Cha (tài xế tuk tuk) phải nhảy vào thông dịch Tiếng Anh qua Tiếng Anh, nói là ổng hứa sẽ dành trọn thời gian cho cô, chứ không phải kêu cô dành trọn đời ở đây! Thật là....!!! :shrug:
 
Hahuta và Cong Chua thi nhau mua đồ. Đến ngày về, hai người này khệ nệ tay xách nách mang 1 đống sản phẩm mỹ nghệ ở Bagan, vẻ mặt rất ư là mãn nguyện và hạnh phúc. ;)

...nhưng lúc mua hàng thì mặt mày đau đớn (do lo lắng bị hết tiền giữa đường), thậm chí khóc lóc (một cách giả tạo) với em bán hàng vì rất muốn mua mà không thể mua nữa và bất ngờ được em tặng cho 1 chai nước suối...
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,056
Members
192,337
Latest member
Corinamith4
Back
Top