What's new

[Chia sẻ] Nam Phi - Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

(bài viết này được dành chia sẽ kiến thức và kinh nghiệm phượt ở Nam Phi. Mọi trích dẫn hoặc sử dụng tài liệu hình ảnh phải được sự đồng ý của tác giả)

Ngày thứ nhất !

Đam mê với công việc nghiên cứu đa dạng sinh học nên tôi có những dịp được khám phá nhiều vùng đất mới ở Việt Nam. Được thưởng lãm nhiều phong cảnh tươi đẹp và những nét chấm phá trong bức tranh thiên nhiên của chúng ta. Nếu ai đó hỏi tôi rằng đâu là nơi đẹp nhất, tôi sẽ hãnh diện và tự hào trả lời về hai chữ Việt Nam. Với hơn 15.000 loài thực vật có hoa và hơn 2.200 loài động vật, hàng triệu loài côn trùng. Trải dài theo bờ biển 3.260 km không kể các đảo cùng nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau. Việt nam xứng đáng là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học đứng đầu trên thế giới. Hiện nay rất nhiều loài mới đang được các nhà nghiên cứu phát hiện và công bố, điều đó đủ để minh chứng cho Việt Nam đáng để không chỉ người Việt mà còn cả thế giới quan tâm tới thiên nhiên hoang dã của chúng ta.
Tuy nhiên được khám phá thêm nhiều vùng đất mới trên thế giới, tìm hiểu về con người, nền văn hóa, phong tục tập quán và những phong cảnh đẹp tự nhiên lãng mạn để ta ngắm nhìn, chiêm ngưỡng, để cảm nhận chắc chắn là những ước mơ cháy bỏng trong trái tim không của riêng ai dù bạn là ai và tôi cũng vậy, ước mơ đó đang thành hiện thực trong một chuyến hành trình khám phá Nam Phi hoang dã sau những kết quả nỗ lực không mệt mỏi. Tôi sẽ chia sẻ với các thành viên website PHƯỢT những chuỗi ngày thú vị và hạnh phúc đó.
Sau 2 lần đổi máy bay từ Hà Nội trên hãng hàng không quốc gia Singapor (Singapor Air). Chúng tôi đến sân bay International Tambo Airport vào lúc 6:30 phút sáng. Sân bay này thuộc thành phố lớn nhất Cộng hoà Nam phi – thành phố Johannesburg - thuộc tỉnh Gauteng với diện tích nhỏ nhất Nam Phi 18.178km2 nhưng lại là thành phố đông dân nhất Nam phi với dân số là 11.191.700 người.

Xin chào đất nước Nam Phi xinh đẹp – Welcome to South Africa !
sa1.jpg


Ở cửa khẩu sân bay làm thủ tục nhập cảnh vào Nam Phi, một anh chàng Hải quan sân bay to béo hỏi mình khá nhiều câu hỏi đại loại như: “Ông đến Nam Phi làm gì ?, Ở lại bao lâu ? Ông đi cùng ai …" tóm lại là những câu hỏi có vẻ không thân thiện lắm khi nhìn tấm hộ chiếu của mình. Hơi bất ngờ vì thái độ thiếu thiện chí của anh chàng vì qua ảnh mắt mình có thể đoán được. Nhưng có lẽ chỉ vài ngày sau khi khám phá ra được nhiều điều lạ lẫm ở Nam Phi thì mình mới hiểu được nguyên nhân của những ánh mắt thiếu thiện cảm ấy. Mình cũng lịch sự trả lời là tôi đi Nam Phi thông qua một chương trình nâng cao việc bảo tồn Tê giác do Traffic và các tổ chức khác của Nam Phi tài trợ. Thế là hắn vui vẻ và có vẻ thân thiện hơn.

sa3.jpg


Nam Phi, là một quốc gia nằm ở mũi phía nam lục địa Châu Phi. Nước này giáp biên giới với Namibia, Botswana, Zimbabwe, Mozambique, Swaziland, và bao quanh toàn bộ đất nước Lesotho. Nam Phi là thành viên của Khối thịnh vượng chung Anh. Nam Phi có tên chính thức là Cộng hòa Nam Phi. Nam Phi có một lịch sử rất khác biệt với các quốc gia khác ở Châu Phi, kết quả của quá trình nhập cư sớm từ Châu Âu và tầm quan trọng chiến lược của Con đường Biển Cape. Những người nhập cư Châu Âu đã bắt đầu tới đây ngay sau khi Công ty Đông Ấn Hà Lan thành lập một điểm đồn trú (sau này sẽ trở thành) Cape Town năm 1652. Việc đóng cửa Kênh đào Suez trong cuộc Chiến tranh Sáu Ngày đã cho thấy tầm quan trong của nó. Nước này có cơ sở hạ tầng khá phát triển giúp trữ lượng tài nguyên khoáng sản phong phú và có giá trị cao tiếp cận tới thị trường phương Tây, đặc biệt trong suốt thế kỷ mười chín, khi cuộc cạnh tranh diễn ra khốc liệt giữa các đối thủ thời Chiến tranh lạnh. Nam Phi là quốc gia đa sắc tộc, với các cộng đồng da trắng, Ấn Độ, và người lai lớn nhất tại Châu Phi. Người da đen Nam Phi, nói chín ngôn ngữ được công nhận chính thức và nhiều thổ ngữ khác, chiếm gần 80% dân số. (Nguồn wikipedia.org)

sa2.jpg


Dưới sự hướng dẫn của bà Dr Rynettn là thành viên của Traffic Nam Phi chúng tôi nhận vé để đến sân bay Duban thuộc tỉnh KwaZulu-Natal (Nam phi là một quốc gia rộng lớn với 1.220.813km2 và dân số chỉ có 50 triệu người được chia làm 9 tỉnh, đợt này dưới sự tài trợ của Traffic + WWF và một vài tổ chức khác chúng tôi chỉ đến 1 tỉnh là KwaZulu-Natal- KwaZulu-Natal, cũng được đề cập đến là KZN hoặc Natal) là một tỉnh của Nam Phi. Trước năm 1994, lãnh thổ mà nay là tỉnh KwaZulu-Natal vốn là tỉnh Natal và batustan (khu cách li chủng tộc) của người Zulu. Vào những năm 1830, khu vực phía bắc của tỉnh từng tồn tại Vương quốc Zulu và phần phía nam trong một thời gian ngắn từng là một Cộng hòa Boer gọi là Natalia (1839–1843). Năm 1843, cộng hòa trở thành Thuộc địa Natal của Anh; người Zulu vẫn duy trì độc lập cho đến năm 1879. KwaZulu-Natal là nơi sinh sống của người Zulu. Hai khu vực tự nhiên trong tỉnh là: Công viên đầm lầy iSimangaliso và Cộng viên uKhahlamba Drakensberg, và đã được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO. Nằm ở đông nam của đất nước, tỉnh nằm bên bờ Ấn Độ Dương. Tỉnh có ranh giới với ba quốc gia khác là Mozambique, Swaziland, và Lesotho. Thủ phủ của tỉnh là Pietermaritzburg, và thành phố lớn nhất là Durban). - (Nguồn wikipedia.org)

sa20.jpg


Sau hơn 3 giờ làm thủ tục nhập cảnh, ngồi ở sân bay uống café Capuchino, bánh Honey bee (có lẽ là loại cafe chán nhất trên đời mà tôi được nếm thử). Ngắm nhìn cuộc sống nhộn nhịp của một sân bay hiện đại để cảm nhận những gì trước đây mình chưa có dịp trải nghiệm cũng là một điều thú vị. Chúng tôi làm thủ tục bay đến Duban bay đến sân bay Duban để tiếp tục hành trình và được ra ngoài ngắm nhìn đất nước Nam Phi. Càm giác đầu tiên là sạch sẽ, thân thiện, rất ít tiếng ồn, hiện đại và tươi đẹp.

sa4.jpg


sa5.jpg


Cô bạn người Nam Phi xinh đẹp Becky đón chúng tôi tại sân bay và giới thiệu vài nét cũng như lịch trình khoảng 4 tiếng xe chạy trên xa lộ. để đến Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên Nambiti. Chiếc xe chạy với vận tốc 110km nhưng hình như vân cảm thấy chậm vì cơ sở hạ tầng rất tốt. Những chiếc cầu vượt nhiều không đếm xuể, ở Nam Phi theo hệ thống giao thông kiểu Anh nên các tay lái xe đều nằm bên phải, còn ở Việt Nam thì luật giao thông theo kiểu … "khó nói". Nhiều lúc ngồi ở phía trước xe cùng với Becky chạy vào con đường hẹp cứ giống như nó sắp đâm vào mình … hehehe. Các tài xế rất tôn trọng luật giao thông và không thấy bóp còi, phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ. Rất có thể dừng lại khi đèn đỏ ngoài việc tôn trọng luật giao thông còn thể hiện sự văn minh của con người … Bất chợt tôi chạnh lòng nghi về nơi xa ấy …
Trên quãng đưởng gần 400km tôi không phát hiện ra bất cứ “Đồng chí” cảnh sát giao thông Nam Phi nào núp sau cột điện bắn tốc độ, hay chặn xe giưa đường để kiểm tra “Bằng lái và giấy tờ xe, bảo hiểm” cả và cũng không thấy nhiều Camera giám sát giao thông ngoại trừ những ngã 4-5-6… Cô bạn người Nam Phi cho biết việc vi phạm giao thông bị phạt rất nặng và có thể bị truy tố, hơn nữa chả ai muôn vào sổ đen (Blacklist) để bị chú ý, bị tốn thời gian vô bổ vào việc bị thẩm vấn hay làm việc với nhà chức trách. Nhưng theo suy nghĩ cá nhân tôi có lẽ để tạo cho mình một nhân cách, sống có văn hoá sẽ quan trọng hơn những gì mà Becky chia sẻ. Thế mới thấy rằng Cảnh sát giao thông Nam Phi kém xa các Đồng chí cảnh sát của chúng ta với nhiều chốt chặn, bắn tốc độ, kiểm tra liên tục các phương tiên giao thông ở quê nhà nhằm giúp cho giao thông của con dân Việt tốt hơn và an toàn hơn. Những nỗ lực đầy trách nhiệm ấy của các anh người dân chúng tôi cho rằng không phải nước nào cũng có.

sa6.jpg


sa7.jpg


(CÒN TIẾP ...)
 
Last edited:
Re: Nam Phi - Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

Bài viết rất hay, ảnh rất đẹp. Mong anh tiếp tục chia sẻ.
 
Re: Nam Phi - Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

anh cho em xin phép share bài viết. nhìn mà thương mấy con tê giác quá
 
Re: Nam Phi - Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

Cám ơn bạn Tammao - Đúng là lộn thật vì viết nhiều quá mắt nó hoa lên giá mình viết là 220 triệu 1 lạng sừng tê giác chứ không phải 220.000 như đã viết ở trên để mình sửa lại. Cám ơn bạn đã theo dõi chủ đề này và tìm ra những sai sót ngớ ngẩn của mình. Một lần nữa cám ơn bạn và rút kinh nghiệm cho các bài viết kế tiếp, rất mong bạn đón xem và chia sẻ.
Có một điều tôi muốn nói ở đây là tối qua mới nói chuyện với một đồng nghiệp chuyên làm về Gentic anh ấy nói rằng 95% sừng tê giác ab1n ở Việt Nam sau khi phân tích DNA thì đều là giả đấy nhé
Vấn đề bảo vệ tê giác với vấn đề quan tham, tiến sĩ giấy ở Việt Nam cũng nan giải như nhau
Vì sao anh biết không: vì thường là quan tham thì thích dùng sừng tê giác (sĩ+hiểu biết kém) và càng thích biếu xén bằng mấy thứ này!
 
Re: Nam Phi - Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

Thật sự là tàn ác quá, con người ta sao lại dã man thế nhỉ, cám ơn anh đã chia sẻ bai viết này. Em thấy tiêm thuốc độc vào sừng thật là đúng đắn, nhưng khỏi cảnh báo luôn đi, để vài kẻ chết vì sừng thì dịch buôn bán sừng tê giác mới dẹp được.

 
Re: Nam Phi - Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

Thị trấn LadySmith thuộc tỉnh KwaZulu- Natal. Một phần thị trấn nhỏ với cộng đồng dân cư chủ yếu là người Zulu, một bộ tộc lớn và nổi tiếng của Nam Phi.
 
Re: Nam Phi - Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

Ngày thứ 5

Một ngày mới lại bắt đầu với chúng tôi ở iMfolozi vào lúc 4 giờ sáng để chuẩn bị hành trình đi săn tê giác. Lại tất bật với các hành trang lỉnh kỉnh và bữa sáng không trọn vẹn … Nhưng hôm nay chúng tôi sẽ phải chia tay với iMfolozi để đến một khu bảo tồn tư nhân khác. Tất cả đồ đạc được chất lên chiếc xe bán tải của WWF, sau khi săn xong số tê giác như mọi ngày chúng tôi sẽ không quay lại khu resort TopHill.

sa208.jpg


Chuyến săn tê giác ngày hôm nay ở một khu vực khá phức tạp vời kiểu đồi núi và các thung lũng khá sâu nên không có các phương tiện chuyên chở có thể tiếp cận được. “Bố già” tiến sỹ Jacques Flamand quyết định dùng chiệc trực thăng cỡ lớn để chuyển những con tê giác bị bắt sống (live capture) vượt qua thung lũng và các ngọn đồi cao đến nơi tập kết. Nhìn chiếc trực thăng to lớn treo con tê giác hàng tấn lũng lẳng dưới bụng khiến cho những người lần đầu được nhìn thấy cảnh này cực kỳ thích thú.

sa209.jpg


sa210.jpg


sa211.jpg


sa212.jpg


Các chuyên gia bảo tồn và thú y lại bắt tay vào công việc thường ngày mà họ vẫn thực hiện hàng trăm lần như lấy mẫu máu, mẫu da phân tích DNA, khoan sừng gắn chip và đội vận tải lại hì hục với các phương tiện vận chuyển một cách rất chuyên nghiệp. Còn các nhà làm phim quốc tế cũng tất bật với những cảnh quay, không ai nói với ai lời nào ngoài việc cố gắng thực hiện công việc của mình một cách tận tạm nhất.

sa213.jpg


sa214.jpg


Trước khi nói lời từ biệt vì biết chắc là khó có dịp gặp lại các đồng nghiệp cũng như các phóng viên truyền hình của Africa TV chúng tôi chụp với nhau một tấm hình về những ngày ngắn ngủi làm việc chung nhau với những tình cảm chân thành nhất và hy vọng sẽ có dịp gặp lại nếu như cơ duyên cho phép.

sa215.jpg


Trên đường đến khu bảo tồn tư nhân Phinda (Phinda Private Game Resever) một khu bảo tồn rộng lớn, nằm sâu trong hoang mạc với rất nhiều loài động, thực vật. Chúng tôi ghé thăm lực lượng tuần tra bảo vệ trên không của tỉnh Kwa-Zulu Natal. Tiếp đón chúng tôi là kiểm lâm viên Lawrence Munro – Chỉ huy lực lượng này. (người đàn ông đã thoát khỏi hàm cá sấu sau khi được người vợ có thai 5 tháng cứu)

sa216.jpg


sa217.jpg
 
Re: Nam Phi - Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

Sau những câu chuyện xã giao, chào hỏi là chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn Tê giác “Việc săn trộm Tê giác ngày càng có dấu hiệu gia tăng và rất khó kiểm soát nên lực lượng chống săn trộm trên không đã được thành lập” L. Munro bắt đầu câu chuyện “Bọn săn trộm hiện nay chuyển đã chuyển hướng đưa sừng Tê giác qua các nước lân cận như Mozambique Zimbabue, Kenia … để vận chuyển qua châu Á tiêu thụ. Trung bình 1 ngày có 3 con Tê giác bị giết hại trên toàn lãnh thổ Nam Phi trong năm 2013. Năm 2011 có 448 con, năm 2012 có 532 con và tính đến ngày 12 tháng 10 năm 2013 đã có 720 con tê giác bị giết hại. Số lượng bị giết ngày càng tăng và không hề giảm mặc dù chúng tôi đã thực hiện đủ mọi biện pháp nghiệp vụ với những trang thiết bị tối tân nhất để ngăn chặn. Chúng tôi cũng đã dùng mọi biện pháp cuối cùng là việc tiêm thuốc độc cực mạnh vào sừng tê giác đế chống săn trộm nhưng vẫn việc săn trộm không hề giảm mà có xu hướng ngày càng tăng. Thực tế theo các báo cáo khoa học sừng tê giác không có khả năng chữa ung thư. Nếu như các nhà nghiên cứu phía Việt Nam chứng minh được sừng Tê giác có khả năng chữa ung thư chúng tôi sẽ đề xuất chính phủ Nam Phi giúp các bệnh viện ở Việt Nam được phép sử dụng để cứu người vì lý do nhân đạo. Nhưng thực tế chưa có bất cứ bằng chứng khoa học nào chứng minh ích lợi của nó.

sa218.jpg


sa219.jpg


Có lẽ câu hỏi mà tôi được nhiều phóng viên truyền hình và các nhà bảo tồn thường hỏi lặp đi lặp lại nhất: “Việt Nam có quan tâm đến tê giác Nam phi hay không, làm thế nào để giảm thiểu việc buôn bán sừng tê giác, trong khi ông đã nhìn thấy chúng tôi đã nỗ lực hết mình trong việc bảo tồn tê giác” - Câu hỏi khiến tôi khó trả lời vì bản thân tôi không thể làm gì tốt hơn ngoài việc tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng không sử dụng sừng tê giác. Và trên cơ sở khoa học tôi cố gắng chứng minh sừng tê giống như móng tay, chân, tóc của con người cũng phát triển trên lớp biểu bì. Tuy nhiên ở góc độ nhà nghiên cứu tôi cũng chia sẽ thẳng thắn rằng ngay ở Việt Nam việc quan tâm bảo tồn đến các loài động vật hoang dã còn chưa nâng cao ý thức người dân, Loài tê giác Việt Nam cũng đã tuyệt chủng và rất nhiều các loài khác đang có nguy cơ tuyệt chủng hay đã tuyệt chủng hoàn toàn ở Việt nam như Bò xám, Heo vòi …Hiện nay các báo chí và các phương tiện truyền thông trong nước đưa ra rất nhiều các vụ phá rừng, săn bắn động vật hoang dã … thì việc bảo tồn Tê giác ở Nam Phi thật xa vời và gần như vô vọng.

sa220.jpg
 
Re: Nam Phi - Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

Hơn hai tiếng chạy xe chúng tôi đến khu bảo tồn tư nhân Phinda (Phinda Private Game Reserve) nằm sâu trong hoang mạc. Sau nhiều ngày vất vả, mệt mỏi săn tê giác để bảo tồn chúng tôi đến đây để relax và hưởng thụ ở một resort 5 sao nằm giữa sa mạc mệnh mông rộng lớn - theo sự hướng dẫn nhiệt tình của Dr. Jo Shaw.

sa221.jpg


sa222.jpg


sa223.jpg


Cũng như các khu bảo tồn khác, Phinda nằm ở cận nhiệt đới phía bắc Kwa Zulu-Natal, gần với biển Ấn Độ Dương. Được thành lập vào năm 1991, Phinda là một khu bảo tồn tư nhân trên thế giới vào thời điểm đó tiến hành việc đền bù và di dời các khu vực dân cư rất lớn nhằm khôi phục lại 34.600 ha đất nông nghiệp bị suy thoái để thành lập khu bảo tồn thiên nhiên của các loài động vật hoang dã nguyên sơ. Hiện nay diện tích của Phinda đã phát triển với tổng diện tích là 56.830 ha phần lõi dành riêng cho việc bảo tồn động vật hoang dã. Với gần 50 giải thưởng lớn nhỏ về nhiều hạng mục (https://www.andbeyond.com/awards/awards-and-accolades) Phinda xứng đáng là một điểm đến lý thú nhưng CỰC KỲ TỐN KÉM.

sa224.jpg


sa225.jpg


Từ ngoài đường vào đến khu vực resort 5 sao, mặc dù mặt trời buổi giữa trưa đang thiêu đốt từng gốc cây, ngọn cỏ của vùng đất mênh mông sa mạc cát này chúng ta vẫn thấy rất nhiều loài động vật hoang dã ở đây đón chào du khách với con mắt đầy thiện cảm.

sa226.jpg


sa227.jpg


sa228.jpg


sa229.jpg


sa230.jpg


Tay quản lý khách sạn người da đen đón chúng tôi tận xe, câu đầu tiên hắn chào khiến tôi cảm thấy thiện cảm và hạnh phúc “Chào các nhà bảo tồn đến từ Việt Nam” cũng may nó mà bảo “Are you Chinese” thì bố cáu là bố đấm cho phát toè mỏ hehehehe. Sau khi được giới thiệu sơ lược về resort và dẫn chúng tôi đi thăm một vòng ngắn. Họ yêu cầu một cách nghiêm túc là “Under no circumstances is guest to walk in or around the logde at night unless accompanied by a staff member” và hắn nhắc lại nhiều lần. Đúng là bọn giãy chết nó nói rất thật và rõ ràng chưa không “bố láo ăn cắp” như là xứ ta. Vì cái mạng mình mà nó bảo hiểm 50-70.000$ thì cũng đáng đồng tiền bát gạo. Hơn nữa cũng phải giữ cái mạng cùi này về với xứ thiên đường không lại bỏ xác nơi đây lại làm mồi cho thú hoang thì hỏng. Sau này và ở đây vài ngày chúng tôi mới thấy việc cảnh báo này hoàn toàn không thừa. Bằng chứng nhãn tiền khi cặp lợn lòi Waghog răng nanh nhọn hắt vừa phóng cắt ngang mặt chúng tôi cách vài mét và dừng lại nhìn tôi như một loài xa lạ.
 
Re: Nam Phi - Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

sa231.jpg


Đang bước đi trên con đường lát đá nhỏ để bước vào khu nhà nghỉ, bên gốc cây dứa dại một chú Thằn lằn vạch xanh - Dwarf plated lizard (Cordylosaurus subtessellatus). Đang nấp sau bụi dứa dại, máu nghề nghiệp nổi lên, trong nháy mắt nó đã nằm gọn trong tay tôi khiến tay quản lý khách sạn suýt ngất. Hắn bảo “mày quá nhanh và quá liều vì ở đây có rất nhiều loài thằn lằn độc, một phát cắn thì mày tiêu đời Trung”. Mình vênh mặt trả lời tao đã nghiên cứu rất kỹ bò sát của tụi mày trước khi qua đây vì đó là nghề của tao. Ngày mai tao biểu diễn bắt rắn cho mày xem … hazzza ! Đúng là mình sống gần kho bom Long Bình nên máu mình cũng nhiểm CMNR.

sa232.jpg


Phòng nghỉ ở đây khá mắc tiền và luôn tôn trọng sự riêng tư triệt để. Một đêm ngủ bằng mấy tháng lương còm cõi của tôi và giữa cái xử “Khỉ ho Cò gáy” này Internet cứ chạy phà phà và miễn phí chẳng như lúc ở sân bay Jobug “five dollas for twenty minutes”. Tôi chụp vài kiểu ảnh để cảm giác như mình được thành “quí sờ tộc” dù biết rằng bao năm cặm cụi nghiên cứu và cũng có chút hư danh trên hành tinh này thì vẫn là thằng “chân đất mắt toét - chưa biết tay nào cầm nĩa, tay nào cầm dao và nĩa nào, dao nào dùng với món gì” … hehehe.

sa233.jpg


sa234.jpg


sa235.jpg
 
Re: Nam Phi - Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

Chúng tôi được đánh thức lúc 4:30 phút chiều để chuẩn bị cho chuyến đi xem thú hoang theo lịch trình của Khu bảo tồn tư nhân Phinda. Trước khi lên xe các nhân viên bảo tồn đã đưa ra các yêu cầu như các khu bảo tồn chúng tôi đã đến và khách du lịch cần thiết phải khai báo các bệnh về tim mạch, huyết áp…để họ sẽ bố trí các nhân viên y tế hay bác sỹ đi cùng … và phải chịu mọi trách nhiệm nếu không khai báo rõ ràng, thành khẩn. Chiếc xe chở khách đi xem thú có một thệ thống bộ đàm để các xe khác thông báo cho nhau mỗi khi phát hiện ra một khu vực nào đó trong khu bảo tồn có nhiều thú hoang. Đây là một loài xe đặc chủng, máy rất khoẻ dù bị lọt cả 2 bánh sau xuống hố sâu tài xế vẫn lên được.

sa236.jpg


Cũng như các khu bảo tồn khác, động vật hoang dã ở đây rất, rất và rất nhiều. Tê giác trắng Ceratotherium simum thì nghênh ngang trên những con đường nhỏ, Trâu rừng Syncerus caffer thì từng đàn kéo nhau đi tìm nước, khu vực cỏ non mới, bầy Linh dương đầu bò Connochaetes taurinus nhởn nhơ gặm cỏ. Lần đầu tiên chúng tôi được chứng kiến những hình ảnh ngoạn mục về loài Sư tử Panthera leo săn trâu rừng và một phát hiện hết sức lý thú về tính bầy đàn của loài động vật ăn thịt to lớn này.
sa237.jpg


sa238.jpg


sa239.jpg


sa240.jpg


sa241.jpg


Trong thiên nhiên hoang dã Sư tử cái trong một bầy luôn bị kiểm soát bởi một con sư tử đực to lớn và hung dữ, là một kẻ lười biếng. Nhiệm vụ của hắn chỉ bảo vệ đàn khi có bầy sư tử khác đến chiếm lĩnh lãnh địa mà chúng đang cai quản. Các cuộc chiến này thường diễn ra hết sức khốc liệt và phần thắng luôn thuộc về kẻ mạnh. Do đó phần thưởng lớn nhất của gã trai lông lá này là được hưởng khi bảo vệ bầy đàn của mình là được giao phối với tất cả các nàng sư tử cái trong bầy. Nhiệm vụ săn mồi, nuôi, chăm sóc con thuộc về sư tử cái thế nhưng khi con mồi săn được thì sư tử đực có quyền ăn trên, ngồi trước no nê rồi mới đến được sư tử cái và những con non còn lại.

sa242.jpg


sa243.jpg


Đấu tranh sinh tồn và duy trì nòi giống là 2 thuộc tính lớn nhất của muôn loài, Lũ sư tử Panthera leo và Báo cheetah - Acinonyx jubatus cũng không phải là ngoại lệ. Chúng luôn là kẻ thù không đội trời chung thường thì bọn sư tử rất thích giết báo cheetah vì lý doi cạnh tranh thức ăn với nhau mà không ăn thịt. Theo báo cáo của các nhân viên bảo tồn Phinda khi bầy sư tử đủ lớn thì lượng báo cheetah sẽ giảm xuống rất nhanh. Mặc dù là ông vua tốc độ của vùng đất châu Phi hoang dã, nhưng chúng khó có thể thoát khỏi nanh vuột của lũ sư tử rình mồi kiên nhẫn..
Khi chiếc xe chở chúng tôi tiến đến một bãi đấy trống đã được các nhân viên bảo tồn đốt có kiểm soát để đón chờ mùa mưa đến và các mầm cỏ sẽ nhanh chóng mọc lên làm thức ăn cho bầy thú ăn cỏ. Một con báo cheetah đang ngó nghiêng với một bộ dạng hết sức cảnh giác và hình như nó cố tình manh động bằng cách kêu to thu hút một loài nào đó khá gần. Khi chiếc ống nhòm của tôi quét quanh một lượt thì tôi phát hiện ra gần đó có 4-5 con sư tử cái đang đi săn mồi gần đó.

sa244.jpg


sa245.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,684
Bài viết
1,135,224
Members
192,401
Latest member
Xuanbaongoc
Back
Top