What's new

[Chia sẻ] Nam Phi - Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

(bài viết này được dành chia sẽ kiến thức và kinh nghiệm phượt ở Nam Phi. Mọi trích dẫn hoặc sử dụng tài liệu hình ảnh phải được sự đồng ý của tác giả)

Ngày thứ nhất !

Đam mê với công việc nghiên cứu đa dạng sinh học nên tôi có những dịp được khám phá nhiều vùng đất mới ở Việt Nam. Được thưởng lãm nhiều phong cảnh tươi đẹp và những nét chấm phá trong bức tranh thiên nhiên của chúng ta. Nếu ai đó hỏi tôi rằng đâu là nơi đẹp nhất, tôi sẽ hãnh diện và tự hào trả lời về hai chữ Việt Nam. Với hơn 15.000 loài thực vật có hoa và hơn 2.200 loài động vật, hàng triệu loài côn trùng. Trải dài theo bờ biển 3.260 km không kể các đảo cùng nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau. Việt nam xứng đáng là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học đứng đầu trên thế giới. Hiện nay rất nhiều loài mới đang được các nhà nghiên cứu phát hiện và công bố, điều đó đủ để minh chứng cho Việt Nam đáng để không chỉ người Việt mà còn cả thế giới quan tâm tới thiên nhiên hoang dã của chúng ta.
Tuy nhiên được khám phá thêm nhiều vùng đất mới trên thế giới, tìm hiểu về con người, nền văn hóa, phong tục tập quán và những phong cảnh đẹp tự nhiên lãng mạn để ta ngắm nhìn, chiêm ngưỡng, để cảm nhận chắc chắn là những ước mơ cháy bỏng trong trái tim không của riêng ai dù bạn là ai và tôi cũng vậy, ước mơ đó đang thành hiện thực trong một chuyến hành trình khám phá Nam Phi hoang dã sau những kết quả nỗ lực không mệt mỏi. Tôi sẽ chia sẻ với các thành viên website PHƯỢT những chuỗi ngày thú vị và hạnh phúc đó.
Sau 2 lần đổi máy bay từ Hà Nội trên hãng hàng không quốc gia Singapor (Singapor Air). Chúng tôi đến sân bay International Tambo Airport vào lúc 6:30 phút sáng. Sân bay này thuộc thành phố lớn nhất Cộng hoà Nam phi – thành phố Johannesburg - thuộc tỉnh Gauteng với diện tích nhỏ nhất Nam Phi 18.178km2 nhưng lại là thành phố đông dân nhất Nam phi với dân số là 11.191.700 người.

Xin chào đất nước Nam Phi xinh đẹp – Welcome to South Africa !
sa1.jpg


Ở cửa khẩu sân bay làm thủ tục nhập cảnh vào Nam Phi, một anh chàng Hải quan sân bay to béo hỏi mình khá nhiều câu hỏi đại loại như: “Ông đến Nam Phi làm gì ?, Ở lại bao lâu ? Ông đi cùng ai …" tóm lại là những câu hỏi có vẻ không thân thiện lắm khi nhìn tấm hộ chiếu của mình. Hơi bất ngờ vì thái độ thiếu thiện chí của anh chàng vì qua ảnh mắt mình có thể đoán được. Nhưng có lẽ chỉ vài ngày sau khi khám phá ra được nhiều điều lạ lẫm ở Nam Phi thì mình mới hiểu được nguyên nhân của những ánh mắt thiếu thiện cảm ấy. Mình cũng lịch sự trả lời là tôi đi Nam Phi thông qua một chương trình nâng cao việc bảo tồn Tê giác do Traffic và các tổ chức khác của Nam Phi tài trợ. Thế là hắn vui vẻ và có vẻ thân thiện hơn.

sa3.jpg


Nam Phi, là một quốc gia nằm ở mũi phía nam lục địa Châu Phi. Nước này giáp biên giới với Namibia, Botswana, Zimbabwe, Mozambique, Swaziland, và bao quanh toàn bộ đất nước Lesotho. Nam Phi là thành viên của Khối thịnh vượng chung Anh. Nam Phi có tên chính thức là Cộng hòa Nam Phi. Nam Phi có một lịch sử rất khác biệt với các quốc gia khác ở Châu Phi, kết quả của quá trình nhập cư sớm từ Châu Âu và tầm quan trọng chiến lược của Con đường Biển Cape. Những người nhập cư Châu Âu đã bắt đầu tới đây ngay sau khi Công ty Đông Ấn Hà Lan thành lập một điểm đồn trú (sau này sẽ trở thành) Cape Town năm 1652. Việc đóng cửa Kênh đào Suez trong cuộc Chiến tranh Sáu Ngày đã cho thấy tầm quan trong của nó. Nước này có cơ sở hạ tầng khá phát triển giúp trữ lượng tài nguyên khoáng sản phong phú và có giá trị cao tiếp cận tới thị trường phương Tây, đặc biệt trong suốt thế kỷ mười chín, khi cuộc cạnh tranh diễn ra khốc liệt giữa các đối thủ thời Chiến tranh lạnh. Nam Phi là quốc gia đa sắc tộc, với các cộng đồng da trắng, Ấn Độ, và người lai lớn nhất tại Châu Phi. Người da đen Nam Phi, nói chín ngôn ngữ được công nhận chính thức và nhiều thổ ngữ khác, chiếm gần 80% dân số. (Nguồn wikipedia.org)

sa2.jpg


Dưới sự hướng dẫn của bà Dr Rynettn là thành viên của Traffic Nam Phi chúng tôi nhận vé để đến sân bay Duban thuộc tỉnh KwaZulu-Natal (Nam phi là một quốc gia rộng lớn với 1.220.813km2 và dân số chỉ có 50 triệu người được chia làm 9 tỉnh, đợt này dưới sự tài trợ của Traffic + WWF và một vài tổ chức khác chúng tôi chỉ đến 1 tỉnh là KwaZulu-Natal- KwaZulu-Natal, cũng được đề cập đến là KZN hoặc Natal) là một tỉnh của Nam Phi. Trước năm 1994, lãnh thổ mà nay là tỉnh KwaZulu-Natal vốn là tỉnh Natal và batustan (khu cách li chủng tộc) của người Zulu. Vào những năm 1830, khu vực phía bắc của tỉnh từng tồn tại Vương quốc Zulu và phần phía nam trong một thời gian ngắn từng là một Cộng hòa Boer gọi là Natalia (1839–1843). Năm 1843, cộng hòa trở thành Thuộc địa Natal của Anh; người Zulu vẫn duy trì độc lập cho đến năm 1879. KwaZulu-Natal là nơi sinh sống của người Zulu. Hai khu vực tự nhiên trong tỉnh là: Công viên đầm lầy iSimangaliso và Cộng viên uKhahlamba Drakensberg, và đã được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO. Nằm ở đông nam của đất nước, tỉnh nằm bên bờ Ấn Độ Dương. Tỉnh có ranh giới với ba quốc gia khác là Mozambique, Swaziland, và Lesotho. Thủ phủ của tỉnh là Pietermaritzburg, và thành phố lớn nhất là Durban). - (Nguồn wikipedia.org)

sa20.jpg


Sau hơn 3 giờ làm thủ tục nhập cảnh, ngồi ở sân bay uống café Capuchino, bánh Honey bee (có lẽ là loại cafe chán nhất trên đời mà tôi được nếm thử). Ngắm nhìn cuộc sống nhộn nhịp của một sân bay hiện đại để cảm nhận những gì trước đây mình chưa có dịp trải nghiệm cũng là một điều thú vị. Chúng tôi làm thủ tục bay đến Duban bay đến sân bay Duban để tiếp tục hành trình và được ra ngoài ngắm nhìn đất nước Nam Phi. Càm giác đầu tiên là sạch sẽ, thân thiện, rất ít tiếng ồn, hiện đại và tươi đẹp.

sa4.jpg


sa5.jpg


Cô bạn người Nam Phi xinh đẹp Becky đón chúng tôi tại sân bay và giới thiệu vài nét cũng như lịch trình khoảng 4 tiếng xe chạy trên xa lộ. để đến Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên Nambiti. Chiếc xe chạy với vận tốc 110km nhưng hình như vân cảm thấy chậm vì cơ sở hạ tầng rất tốt. Những chiếc cầu vượt nhiều không đếm xuể, ở Nam Phi theo hệ thống giao thông kiểu Anh nên các tay lái xe đều nằm bên phải, còn ở Việt Nam thì luật giao thông theo kiểu … "khó nói". Nhiều lúc ngồi ở phía trước xe cùng với Becky chạy vào con đường hẹp cứ giống như nó sắp đâm vào mình … hehehe. Các tài xế rất tôn trọng luật giao thông và không thấy bóp còi, phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ. Rất có thể dừng lại khi đèn đỏ ngoài việc tôn trọng luật giao thông còn thể hiện sự văn minh của con người … Bất chợt tôi chạnh lòng nghi về nơi xa ấy …
Trên quãng đưởng gần 400km tôi không phát hiện ra bất cứ “Đồng chí” cảnh sát giao thông Nam Phi nào núp sau cột điện bắn tốc độ, hay chặn xe giưa đường để kiểm tra “Bằng lái và giấy tờ xe, bảo hiểm” cả và cũng không thấy nhiều Camera giám sát giao thông ngoại trừ những ngã 4-5-6… Cô bạn người Nam Phi cho biết việc vi phạm giao thông bị phạt rất nặng và có thể bị truy tố, hơn nữa chả ai muôn vào sổ đen (Blacklist) để bị chú ý, bị tốn thời gian vô bổ vào việc bị thẩm vấn hay làm việc với nhà chức trách. Nhưng theo suy nghĩ cá nhân tôi có lẽ để tạo cho mình một nhân cách, sống có văn hoá sẽ quan trọng hơn những gì mà Becky chia sẻ. Thế mới thấy rằng Cảnh sát giao thông Nam Phi kém xa các Đồng chí cảnh sát của chúng ta với nhiều chốt chặn, bắn tốc độ, kiểm tra liên tục các phương tiên giao thông ở quê nhà nhằm giúp cho giao thông của con dân Việt tốt hơn và an toàn hơn. Những nỗ lực đầy trách nhiệm ấy của các anh người dân chúng tôi cho rằng không phải nước nào cũng có.

sa6.jpg


sa7.jpg


(CÒN TIẾP ...)
 
Last edited:
Re: Nam Phi - Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

Sau một hành trình dài trên xe hơi, chúng tôi có mặt ở Khu bảo tồn iMfolozi khi bóng nắng đã ngả về chiều. Mọi thủ tục từ mua vé đến nơi ăn chốn ở Tiến sỹ. Jo Shaw (Nhân viên bảo tồn của WWF) đã hoàn tất trước khi được nghe giới thiệu lịch sử phát triển cũng như đa dạng sinh học của iMfolozi. Những qui định hết sức nghiêm ngặt khi bạn ghé thăm nơi đây nhằm bảo đảm an toàn tính mạng trước các loại động vật hoang dã phải thuộc lòng như: “Không bước xuông xe chụp hình, tránh các loài thú lớn như Voi, Hà mã, Cá sấu … không được dùng đèn flash, không manh động mỗi khi gặp thú dữ … Giá vé vào cửa không rẻ chút nào so với mức lương bình quân của một công chức quèn như tôi, chưa nói đến giá phòng ngủ qua đêm…

sa120.jpg


sa121.jpg


sa122.jpg


sa123.jpg


Khu bảo tồn thiên nhiên Hluhluwe-iMfolozi trước đây Hluhluwe-Umfolozi Game Reserve. Là khu bảo tồn thiên nhiên có lịch sử lâu đời nhất ở châu Phi. Với diện tích 960 km² (96.000 ha) gồm kiểu địa hình đồi núi 280 km (170 dặm) về phía bắc Durban ở trung tâm Zululand, thuộc tỉnh KwaZulu-Natal, Nam Phi và Đây là khu bảo tồn rất nổi tiếng với nhiều loài động vật hoang dã đang được bảo tồn nghiêm ngặt. Khu bào tồn thuộc quản lý Nhà nước của tỉnh KwaZulu-Natal, với 5 loài động vật lớn biểu tượng của quốc gia (Big Five) và là quê hương của loài tê giác trắng. Nhờ những nỗ lực bảo tồn, công viên hiện nay là nơi có dân số lớn nhất của loài tê giác trắng trên thế giới.
Địa hình của vùng đất Umfolozi được chuyển tiếp từ các vùng đất thấp của dòng sông Umfolozi đến các khu vực đồi dốc từ 80 đến 540m, trong đó bao gồm một số thung lũng rộng và sâu. Môi trường sống trong khu vực này là chủ yếu là đồng cỏ, savan, thảo nguyên và rừng cây bụi chiếm ưu thế. Khu vực có địa hình đồi núi Hluhluwe nơi độ cao khoảng đến 540m so với mực nước biển.

sa124.jpg


sa125.jpg


sa126.jpg


sa127.jpg


Ngay khi bước vào cổng khu bào tồn, đập vào mắt chúng tôi là hàng trăm con chim rồng tộc vàng đang ríu rít làm tổ trên một cây Keo dậu châu phi Acacia africa khá thấp. Chúng tự do làm tổ mà hầu như không bị bất cứ sự phiền toái nào ngoại trừ tiếng màn chập máy ảnh của tôi kêu xoành xoạch.

sa128.jpg


sa129.jpg
 
Last edited:
Re: Nam Phi - Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

Cùng như ở các Khu bảo tồn khác nơi chúng tôi đã từng ghé qua, các cư dân của rừng xanh luôn là người đầu tiên chào đón chung tôi với những góc nhìn khá thân thiên và hiền hoà. Có lẽ chúng đã quá quen với sự xuất hiện của con người và những chiếc xe hơi trên con đường nhỏ tiến sâu vào rừng. Những người bạn mặc quần áo và không có ý định xâm hại chúng trong ngôi nhà bình yên mà ngược lại đang cố gắng hết sức bảo vệ sự sống của chúng trên hành tinh xinh đẹp này.

Một chú voi châu phi Africa Elephant - Loxodonta africana ngạo nghễ bên ven đường đang ung dung gặm cỏ:

sa130.jpg


Bầy linh dương Impala – Aepyceros melampus hiền hoà đang thưởng thức bữa chiều bằng những đọt cỏ non mới nhú sau các đám cháy đốt có kiểm soát của nhân viên quản lý khu bảo tồn:

sa131.jpg


Chàng Sơn dương sừng xoắn đực Nyala - Tragelaphus angasii thì đang nghỉ ngơi dưới bóng cây và thuởng thức lại bữa ăn và chăm chú trông coi những bà vợ yếu quí của mình gần đó và sẵn dáng nghênh chiến với bất cứ con Nyala đực nào mon men đến lãnh địa và ve vãn các bà vợ của nó:

sa132.jpg


Cặp Trâu rừng Cape buffalo - Syncerus caffer nhởn nhơ gặm cỏ thỉnh thoảng đưa mắt nhìn đàn sư tử no nê đang nằm ườn mình dưới gốc cây nghỉ mát:

sa133.jpg


Chỉ cần một sự chuyển động nhỏ của hung thần chúa tể sa mạc là chúng bỏ chạy như tên bắn vì biết rằng không đủ sức địch nổi bầy sư tử háu đói kia:

sa134.jpg


Bầy ngựa vằn đồng bằng Plains Zebra - Equus quagga cũng đang kiếm cho mình một chỗ bóng râm ít ỏi để tránh những ánh nắng mặt trời như thiêu như đốt vào buổi chiều cuối ngày:

sa135.jpg


Và đây những con tê giác trắng White Rhino - Ceratotherium simum nằm ngủ bên một bụi cây, chúng chẳng thèm để ý hay ngước mắt nhìn chúng tôi những kẻ vô hại này dù chỉ một lần:

sa136.jpg
 
Last edited:
Re: Nam Phi - Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

mình muốn có một chuyến đi như bạn

Không có việc gì khó/ chỉ sợ tiền không nhiều

Nói vậy thôi nhé bạn, mình làm về Bảo tồn nên có cơ hội tiếp cận chứ ngay cả những vị khách du lịch nhiều tiền từ châu Âu đến cũng khó có cơ hội vì nơi mình ở gần như không thấy bất cứ bóng dáng người châu Á nào kể cả Nhật Bản.

Bạn tiếp tục đón xem hành trìh còn rất nhiều điều hấp dẫn nhé
 
Re: Nam Phi - Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

Vượt qua 28km đường xuyên giữa khu bảo tồn với nhiều kiểu địa hình khác nhau trên con đường trải nhựa ngoằn ngoèo. Xe chúng tôi tới đỉnh cao nhất 540m là khu vực nhà nghỉ resort của khu bảo tồn – Hilltop resort. Đứng ở trên cao lộng gió phóng tấm mắt chiêm ngưỡng phong cảnh xung quanh khiến tôi ngây ngất với vẻ đẹp của một khu bảo tồn rộng lớn và lâu đời. Ngắm nhìn bóng chiều đang buông dần, mở ảo một màn sương lan toả trong những tia nằng yếu ớt cuối ngày.

sa137.jpg


sa138.jpg


sa139.jpg


Nhân viên quản lý resort là một người da đen to, khoẻ anh rất vui vẻ và hỏi tôi một câu khiến mặt tôi gần như tức giận “Are You Chinese ?” Im lặng không thèm trả lời khiến hắn có vẻ lo lắng. Một lúc sau hắn xởi lởi hỏi lại tôi từ đâu đến và tôi đành trà lời hắn “Tao éo phải Tàu Khựa nghe mài, tao là dân Việt Nam” hắn cười hả hả và chỉ hai ngón tay vào không khí bắn tằng tằng. Ôi thế mới thấy được dân ta đánh nhau đúng là number one cả những chú đen thui cách nhau gần nửa vòng trái đất cũng biết đến “Hai cuộc cách mạng thần thánh của nhân dân ta” và cuối cùng gã nhân viên quản lý cũng nói thật với tôi là đây lần dầu tiên khu resort đón tiếp các vị khách đến từ châu Á nên hắn không thể phân biệt được chúng tôi đến từ quốc gia nào.
Trên quảng đường ngắn đến khu nhà nghỉ bầy Gà lôi châu phi thong thả kiếm ăn ngay bên lề đường và chào đón chúng tôi bằng tiếng gáy lanh lảnh của một gã trai già chăn dắt lũ chị em xinh đẹp. Nàng Impala cái thì ngước nhìn những vị khách nhỏ người, mũi tẹt đến từ sứ sở xa xôi với ánh mặt “rất nai vàng ngơ ngác

sa140.jpg


sa141.jpg


Ngôi nhà nơi tôi ở đúng tiêu chuẩn kiểu Nam Phi cho một gia đình du khách gồm bếp gas, điện, các dụng cũ làm bếp, khu vực nướng ngoài trời và các trang bị hết sức đầy đủ cho một chuyến du lịch dài ngày. Một sự cố nhỏ xảy ra trong lúc xếp đồ tôi tiện tay mở chiếc cửa lớn cho thoáng gió và bước ra ngoài ngắm nhìn phong cảnh. Lập tức có một tên kẻ trộm khôn ngoan lẻn vào ăn trộm một quả táo. Khi tôi bước vào tên trộm liều mình phóng ra khỏi cửa khiến tôi giật mình. Hắn trèo tót lên bụi cây và chén một cách ngon lành trong khi lũ bạn của hắn thèm thuồng nhìn nhỏ rãi. Cấm chiếc máy chụp hình ghi lại tên trộm đồ ăn để tối nay nhất quyết phải thông báo cho ban quản lý resort.

sa142.jpg


sa143.jpg


sa144.jpg


Mặt trời đã bắt đầu xuống núi, màn đêm buông xuống rất nhanh, nhanh như nhiệt độ thay đổi ở nơi đây, những cơn gió lạnh bắt đấu ập đến.

sa145.jpg


sa146.jpg


Tôi thả mình xuống chiếc giường nệm êm ái và thiếp đi sau một ngày di chuyển đường dài mệt mỏi và chỉ bị đánh thức bởi nhân viên quản lý khách sạn tới thông báo bữa tối đã sẵn sàng. Hôm nay chúng tôi được “Bố già” Tiến sỹ Jacques Flamand đãi tiệc với những món đặc sản của nhà hàng dưới bàn tay của các đầu bếp nổi tiếng thuộc bộ tộc người ZULU.
 
Last edited:
Re: Nam Phi - Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

Cứ như đang được xem tường thuật của kênh National Geographic bác ạ. Em cũng muốn 1 lần được tới Nam Phi mà thấy xa xôi quá, đành xem trước ở đây vậy. Tiếp đi bác ơi :)
 
Re: Nam Phi - Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

Ngày thứ 4

Chúng tôi bị đánh thức vào lúc 4 giờ sáng, “Bố già” Tiến sỹ Jacques Flamand thông báo với mọi người hôm nay là một ngày bận rộn vì chúng tôi phải đi săn tê giác để chuyển chúng đến một khu bảo tồn khác nằm cách xa vài trăm km. Sự háo hức như một đứa trẻ khiến tôi thực sự bối rối với nhưng vật dụng mà hằng ngày nó trở nên quá quen thuộc. Tôi chỉ kịp vơ lấy chiếc máy chụp ảnh và cái áo lạnh lao ra chiếc xe hơi đã chờ sẵn, bước thấp bước cao trong khi trời còn tối mịt. Buổi sáng ở Nam phi cũng như những buổi sáng thường nhật ở bất cứ đâu trên trái đất. Mặc dù thời tiết khá lạnh đã kiến những con người ở xứ rừng mưa nhiệt đới run rẩy. Những cơn gió nhẹ **** sáng đủ để thấm qua lớp áo lạnh và vào từng thớ thịt. Vì nằm cách xa biển đến vài trăm km nên vài cơn gió sa mạc không đủ sức đẩy các đám mây hơi nước đi xa được, độ ẩm không khí rất ít nên những vết nứt trên khuôn mặt đã xuất hiện. Nhưng có lẽ đây sẽ là một ngày quan trọng, chúng tôi có cơ hội đi săn tê giác đen để bảo tồn và lần đầu tiên được săn tê giác bằng máy bay trực thăng nên sự háo hức khiến tôi không còn quan tâm đến thời tiết và chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong đời làm nghiên cứu của tôi vì rất khó có cơ hội lần thứ hai và cũng có thể có rất ít các nhà bảo tồn ở Việt Nam được nếm trải cảm giác này.
Hơn một giờ đồng hồ xe chạy chúng tôi đến nơi tập kết, tất cả mọi người đã có mặt, từ bác sỹ thú y, nhân viên bảo tồn, các nhà nghiên cứu và những chiếc máy bay trực thăng, xe chuyên dụng chở tê giác có mặt. Tiến sỹ Jacques Flamand – trưởng dự án bảo tồn, mở rộng vùng sinh sống của loài tê giác đen thuộc tổ chức bảo tồn WWF phổ biến công việc săn tê giác. Các thành viên trong đòn gồm nhiều quốc tịch đến từ châu Á đều chăm chú lắng nghe. Dù gần 70 tuổi nhưng ông ta vẫn khoẻ mạnh, hoạt bát và rất năng nổ, tận tâm với công việc và ông là người chỉ huy chính ở đây. Tất cả mọi người phải nhất nhất tuân theo mệnh lệnh, nếu không muốn biến mình thành cái thây ma trong quá trình bắt sống tê giác.

sa147.jpg


sa148.jpg


Các nhà báo đến từ CNN, Animal Planet, Africa TV … cũng có mặt đầy đủ và chuẩn bị thiết bị cho những cảnh quay đắt giá nhất. Mỗi người một tâm trạng, ai cũng mong muốn công việc săn tê giác đen ngày hôm nay được xuôn xẻ và thành công. Các cuộc phỏng vấn chớp nhoáng được thực hiện liên tục, nhưng tôi từ chối họ để vào lúc khác vì tôi rất cần thời gian, không gian cho cảm giác tuyệt vời này gặm nhấm những niềm vui.

sa149.jpg


sa150.jpg


Lần đầu tiên trong đời được bước lên cabin trực thăng, với một chút hồi hộp, lo sợ thoáng qua. Viên phi công trẻ hướng dẫn chúng tôi những điều kiện an toàn cần thiết khi ngồi trên trực thăng, Thắt giây an toàn, đội nón bảo hiểm, mang tai ghe và không được phép thò tay, đầu ra ngoài cửa sổ… Hôm nay trời trở gió, những cơn gió sa mạc khá mạnh khiến cho chiếc trực thăng 4 chỗ ngồi run lên bần bật lúc bắt đầu cất cánh và càng lên cao gió càng mạnh, bất chợt tôi nghĩ đến điều tồi tệ thoáng qua, nhưng đó chỉ là cảm giác … hehehehe

sa151.jpg


sa152.jpg


sa153.jpg


sa154.jpg


Lần đầu tiên được tận mắt chứng kiến những cánh rừng (bush) của khu bảo tồn iMfolozy gần như bất tận nơi đường chân trời nên việc kiểm soát được các loại động vật ở đây là một công việc hết sức khó khăn, gian khổ nếu không có những trang thiết bị hiện đại và những nhân viên mẫn cán, đam mê công việc nặng nhọc này. Đâu đó trong đầu tôi hiện lên hình ảnh lãnh đạo, nhân viên kiểm lâm một khu bảo tồn ngoài Nghệ An cùng nhau xẻ thịt rừng đem bán và chỉ bị lộ khi bị lật xe chết người mà nao lòng với công chức Kiểm lâm xứ Vịt.

sa155.jpg
 
Re: Nam Phi - Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

sa156.jpg


Từng đàn linh dương đầu bò, Voi châu phi có đến hàng vài trăm, ngàn cá thể đang nhởn nhơ gặm cỏ trên các dãy đồi thấp. Lũ Trâu rừng đang, xúc miệng, tắm sáng dưới dòng sông cạn kiệt nước mùa này. Tất cả đều lặng lẽ kiếm ăn trong ngôi nhà bình yên giữa các loài với nhau. Bầy sư tử no nê lười biếng nằm ngủ dưới gốc cây, thỉnh thoảng chúng ngước nhìn chiếc máy bay trực thăng như đã quá quen thuộc khiến chúng không phải bận tâm với thứ âm thanh náo động đến thế.

sa157.jpg


sa158.jpg


sa159.jpg


sa160.jpg


Dưới kia là dòng sông Umfolozi với lời nguyền chỉ có Thần linh, Vua zulu và các loài hoang dã có quyền uống nước, tắm mát còn bất cứ người Zulu nào uống ước dòng sông này sẽ bị tai hoạ ấp đến. Tôi tin lời nguyền đó của bộ tộc người Zulu hùng mạnh đã định cư hàng ngàn năm, ngàn đời nơi đây là có thật. Đây quê hương, tổ tiên của loài tê giác đã chung sống hoà bình với tổ tiên những người dân Zulu từ bao đời nay và tôi cũng tin vào câu chuyện huyền bị về dòng sông duy nhất nơi đây đã tồn tại và mãi mãi trường tồn không bị huỷ hoại bởi bàn tay con người. Vì dòng sông như một bà mẹ hiền ôm ấp mảnh đất thiêng liêng này để muôn loài cùng chung sống cùng chia sẻ ân sủng của thượng đế và tạo hoá ban cho. Với tôi dù chỉ một lần được đặt chân đến các mỏm cát trắng xoá, ngắm nhìn dòng nước ít ỏi, khô cạn và những bầy thú hoang cũng đủ để ghi lại dấu ấn và ký ức khó quên về đất nước, con người Nam Phi.

sa161.jpg


sa162.jpg


sa163.jpg


sa164.jpg


Chiếc trực thăng lượn khoảng 2 vòng trên không thì các nhân viên kiểm lâm phát hiện ra mộ con tê giác đen đang ăn sáng ở một bụi cây lớn và một con khác gần đó. Hạ thấp độ cao và đuổi con tê giác lớn hơn chạy đến bãi đất trống, nơi các phương tiện đặc chủng chuyên chở có thể tiếp cận được. Mặc cho những cơn gió mạnh như gào thét dưới cánh chiếc trực thăng đang bay với tốc độ cao. Tôi bấm máy liên tục như cảm giác chưa từng được chụp ảnh bao giờ ...

sa165.jpg
 
Re: Nam Phi - Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

[video=youtube_share;fys4pd6ZNOU]http://youtu.be/fys4pd6ZNOU[/video]
Đây là Tê Giác trắng mà đoàn khách của em quay được tại khu vườn quốc gia hồ Nakuru - Kenya bác ợ !
 
Re: Nam Phi - Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

Anh nhân viên kiểm lâm người da đen đưa cây sung bắn thuốc mê ra ngoài cánh cửa (anh ta là tay súng chuyên nghiệp vì sau nay tôi mới biết anh ấy đã từng bắn vai trăm con như thế). Khẩu sung bắn thuốc mê rung nhẹ và mũi kim thuốc mê bắn trúng vào mông con tê giác. Bị trúng mũi kim thuốc mê con tê giác đen bất ngờ lao đi với tốc độ rất nhanh trong khu rừng chằng chịt bụi rậm. Mặc cho hàng ngàn cây gai bụi rậm cào xước lên làn da của nó. Nhưng chỉ chưa đầy 4 phút sau nó đã ngã vật xuống vì ngấm thuốc. Nhận được tín hiệu từ bộ đàm của chúng tôi trên máy bay, các nhân viên bảo tồn lao xe đến khu vực con tê giác đen đang nằm bất động.

sa166.jpg


sa167.jpg


sa168.jpg


Mỗi người một việc rất chuyên nghiệp. Đầu tiên họ cắt bỏ những bụi cây nhỏ xung quanh và dùng thiết bị bịt tai con tê giác vì đây là giác quan nhạy cảm nhất của chúng. Tiếp theo là bịt mắt, tưới nước lên người, xịt thuốc tím vào các vùng da bị trầy xước … Bác sỹ thú y lấy mẫu máu, mẫu lông đuôi, mẫu da và mẫu sừng để phân tích DNA. Chuyên gia gắn chịp bắt đầu khoan mũi khoan nhỏ, sâu vào chiếc sừng lớn để gắn microchip (đây là loại chịp để sau này có thể kiểm tra và biết nguồn gốc của con tê giác này phân bố ở đâu) vào sừng trước khi dùng mũi khoan 35mm để khoan một lỗ đủ lớn ngay gốc sừng để gắn con chip lớn nhằm theo dõi đường đi của nó sau khi được thả vào vùng sinh cảnh mới. (hình ảnh minh hoạ các bước công việc)

1.Khoan sừng để gắn microchip để ghi nhận nguồn gốc loài

sa171.jpg


2.Lấy mẫu máu để phân tích gen (DNA)

sa172.jpg


3.Lấy long đuôi để phân tích gen (DNA)

sa173.jpg


4.Lấy mẫu da để phân tích gen (DNA)

sa174.jpg


5. Khoan sừng để gắn chip theo dõi đường đi khi thả vào khu sinh cảnh mới

sa175.jpg


sa176.jpg


sa177.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,425
Bài viết
1,175,784
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top