What's new

[Chia sẻ] Nepal ngày thu xanh

Thấm thoắt, hè đi đã nửa, thu mới cũng đã sắp sang. Những ngày hè 2009 năm nay oi nồng quá, lang thang trên mạng đọc về Nepal hiền hòa, chợt nhớ làm sao những chiều thu Nepal xanh ngăn ngắt diệu kỳ. Gần 1 tháng trời lang thang Nepal thu một mình, ký ức mong manh giờ chợt òa vỡ trong những đêm say mộng mị trăng vằng vặc bên cửa, những chiều hoang lòng vắng tênh bỏ phố về sông quê… Mua vui vài trống canh cho bạn nghe chơi về những ngày lãng đãng đó nhé!

Trên diễn đàn, có nhiều đề tài về Nepal, nhưng hầu như các bạn chỉ dừng chân vài ngày ở đất nước tươi đẹp này. Nepal, hay chính xác Kathmandu, thường chỉ được xem là điểm dừng tạm, sau khi du khách chìm đắm ngất ngây với Tibet huyền bí, hùng vĩ, trước khi lên máy bay về quê nhà, hay xuôi nam về miền đất Phật Lumbini, hay dừng chân thăm thú Chitwan hoang sơ rừng rú, cỡi voi ngắm tê giác, thú hoang, gái lành… Cũng như các bạn, lúc đầu bpk chỉ định dừng chân ở Nepal vài ngày trước khi xuôi Ấn, nhưng vì mối nhân duyên nào đó, bpk đã bị “kẹt” ở đây gần 1 tháng trời. Những ngày “kẹt” ở Nepal đó, lúc đầu bpk cũng nhiều phiền muộn, nhưng thời gian đã từ từ thay đổi nhận thức của kẻ khù khờ. Nếu không vì cuộc hẹn ở Delhi cũng như chuyện riêng ở quê nhà, có lẽ bpk sẽ lưu lại Nepal lâu hơn, như thằng ku SV Thụy Điển gặp trên đường, dự định ở Nepal 3 tháng (!). Cũng như các bạn đã từng đến Nepal, bpk cũng ghé các điểm du lịch kể trên, còn lang thang nhiều ở ngõ ngách ở đó nữa (quá rảnh mà). Do vậy, khi gõ bài lần này, bpk sẽ chỉ lướt qua các điểm mà bạn đã đến, đi chi tiết vào những nơi bạn chưa đến (hoặc có thể đã đến nhưng chưa thấy chia sẻ trên diễn đàn), và sẽ càng chi tiết hơn ở những điểm bpk yêu thích.

Tibet những ngày cuối tháng 10. 2009. Rời Tingri, Tibet vào sáng thật sớm, 6.30 nhưng ngỡ như 4.30am (mãi đến 8am mặt trời mới lấp ló). Lý do là để kịp đến Zhangmu / Kodari buổi trưa để tiện đường về đến Kathmandu sơm sớm. Trục trặc tại cửa khẩu Zhangmu vì chú HDV đã quay lại Tibet từ Custom Check-point mà không đi đến Immigration Check-point*. Lý do CA TQ không cho rời biên giới là vì không xuất trình được Tibet Entry Permit. Vì có vào, mới có ra. Gọi điện thoại cho Kalsang, ku HDV người Tibet, không được vì con đường từ Zhangmu về lại Tingri chạy trong rừng già không có sóng điện thoại. Phải nhắn tin cho ku, cầu may tin nó đến ở đoạn đường có sóng. Rồi lại gọi về tận Chengdu xin số ĐT của sếp của ku ở Lasha. Gọi về Lasha mãi mới được, rồi cậu chàng hớt hải chạy ngược lại biên giới chìa tờ giấy nhàu nát ra (vì đã bị kiểm tra quá nhiều lần). Mất gần 2h cho vụ này. Suốt gần 2h ngồi tám với 1 thằng ku CA TQ. Nó tưởng mình người Nepali (!). Thây kệ, may mà cũng đọc ít nhiều về Kathmandu đủ tám với nó. Phần cũng gợi gợi để xem chúng bạn có nói gì về VN hay không? Mà nó cũng chẳng biết Vietnam, dù là dân Chengdu chính hiệu!

Rồi cũng vẫy tay chào biên giới TQ, xen lẫn với đoàn người Sherpa đang chất trên lưng bao nhiêu là hàng hóa, sang Kodari. Làm thủ tục visa thật đơn giản, 40$ cho 30 ngày lưu trú, mai mốt muốn ở thêm thì về Kathmandu gia hạn. Cán bộ hải quan vui vẻ nói nói cười cười khác xa quê mình. Xong xuôi, lại chen lấn tiếp với dòng người và tranh đấu với cò xe để lên 1 chiếc xe pick-up chật cứng. Đường tắc, vì rất nhiều xe chở hàng từ TQ sang mà CA Nepal kiểm tra rất kỹ càng từng xe một. Thời gian rảnh rỗi, nhảy xuống xe đi lòng vòng chờ, có đi kiếm beer địa phương nhưng ở đây chỉ có Tuborg, ghét, chẳng uống. Chỉ đi lang thang ngắm người ngắm cảnh, chờ thông đường. Rồi đường cũng thông, mất hơn 2h, và chiều đã xế.

PA240428.jpg

Đã sang đất Nepal. Cửa khẩu Kodari vẫn nhiều cờ phướn ngỡ như vẫn còn ở Tibet. Bpk cũng 1 mình 1 balo như 2 tên "bụi đời" này.

PA240430.jpg

Thung lũng Kodari xanh

PA240441.jpg

Đoàn xe kẹt dài từ biên giới.

PA240438.jpg


CopyofPA240442.jpg

Suối & thác nên thơ ở cửa khẩu biên giới.

CopyofPA240435.jpg


PA240433.jpg

Các em bé Nepal dễ thương, xinh xắn và mến khách.


Cũng biết trên đoạn đường về Kathmandu có The Last Resort, nơi có trò bungee, cũng có ý định dừng lại đó. Nhưng đi xe công cộng, chiều lại xế rồi nên đành thòm thèm nuốt nước bọt khi xe chạy ngang và hẹn ngày tái ngộ. Chỉ cách biên giới nhưng cảnh quan bên Nepal khác xa bên Tibet. Cũng có dãy Hymalaya xa xa ánh hồng pha bạc trong chiều, nhưng dân tình ở đây lại giống giống như ở làng quê Việt. Cũng heo bò gà qué tí tởn trên đường, cũng những người dân quê tụ tập tám trước nhà, cũng những cửa hàng xén hàng hóa bộn bừa, chợ tạm ven đường tấp nập…. Chỉ khác là thỉnh thoảng xe đi qua những thung lũng với những cánh đồng bậc thang đẹp như mơ. Lòng thầm hẹn là sẽ quay lại, nhưng hỡi ôi, thường “lời hẹn thề là những cơn mưa…”!!!

Đi mải miết trên đường, xe cũng đến ngoại vi Kathmandu vào khoảng 7.30pm. Lòng vô cùng thất vọng vì đường xá ổ gà ổ voi lổn ngổn chen nhau, đường thì bụi mờ mịt, xe cộ thì đông đúc chen chúc, trời thì cúp điện tối mò mò. Hỡi ôi, Kathmandu danh tiếng là đây sao?

Đã vậy, khi xe dừng lại cho 1 người khách xuống xe trong khu chợ tối um, bẩn thỉu, thiếu đèn… lòng lại càng rờn rợn. “Biết ra sao ngày sau” đây hả trời!? Nhưng cảm giác băn khoăn từ từ tan biến khi xe tiến vào khu Thamel tấp nập khách qua lại, hàng quán um tùm... Là người cuối cùng lê bước xuống xe, xuống vùng đất chan hòa ánh đèn chớp nháy, xôn xao tiếng người nói cười, bpk cứ ngỡ là vừa đến Khaosan hay Kuta hay Adriatico… Ah, cuộc sống sôi động cho dân lang bạt đây rồi, miền đất hứa đây rồi. Và bpk đặt chân xuống Thamel lúc 8.30pm, miền đất thiên đường cho dân hippy ngày nào đang dang tay chào đón kẻ lang thang. Hello Kathmandu!!!


* Thời gian bpk đi Tibet, tháng 10/2009, bên cạnh việc bắt buộc phải xin Permit, du khách vẫn không được tự đi mà phải có HDV đi kèm. Ở 1 số điểm tham quan, dù khách có Permit, tự cầm và đưa ra, vẫn không được cho vào nếu không có HDV đi cùng. Chẳng hiểu làm sao, lúc đến cửa khẩu, cậu chàng này lại quên, bỏ về sớm.
 
Last edited:
Hành trình đến miền đất Phật Lumbini – 7

(cont.)


Điểm nhấn thứ 3 của khu vườn thiêng là chiếc hồ sen mà hoàng hậu Maya Devi đã tắm ngay trước khi lâm bồn. Hồ xưa nay chẳng còn. Chiếc hồ sen ngày nào giờ chỉ là 1 cái ao xi măng vuông vắn, chẳng có sen mà cũng chẳng có cây cối gì cả, chỉ có mấy chú rùa được phóng sinh chậm rãi bò bên dưới hay bên thành hồ. Bên cạnh hồ là 1 cây đa rất nhiều tuổi tỏa bóng râm mát xung quanh. Bên dưới cây đa rất nhiều tu sĩ và cả những holy-man của Hindu giáo cũng đang ngồi thiền, khấn nguyện hay chỉ ngồi nhìn dòng đời đang trôi, ai nào biết…


PB150456.jpg


PB150453.jpg

Chiếc ao sen ngày xưa


PB150463.jpg

Du sĩ trong vườn thiêng


PB150481.jpg

Bpk cũng thật may mắn vì di tích này cũng chỉ mới được mở rộng cửa trong mấy năm gần đây


Trong vườn còn có rất nhiều các dấu tích của các stupas và dấu tích của chùa chiền xưa xung quanh, giờ chỉ còn là di tích. Trong vườn cũng có rất nhiều cây cổ thụ xanh um tùm và được giăng đầy những dây cờ phướn nhiều màu bay phần phật trong gió chiều. Những tín nữ Nepal hay Ấn độ trong những chiếc saree nhiều màu rực rỡ, những dây cờ phướn Tây Tạng đa sắc, những khu vườn, hàng cây xanh mướt tràn đầy sức sống chen lẫn với những phế tích xưa cũ ngàn năm đã mòn nhẵn, đã rạn vỡ, đã bạc màu thời gian lặng lẽ nằm miên man trong khu vườn rộng tạo cho khu vườn một gam màu rất lạ, cho lòng du khách những cảm giác rất lạ. Nhất là khi những tia nắng cuối ngày chợt trở nên vàng hoang hoải, khi những cơn gió lạnh chiều chợt rung lên rủ rê những tiếng vỗ về lao xao của hàng triệu triệu những cờ những phướn… Lumbini một chiều thu muộn làm lòng khách bỗng lãng đãng vô cùng.


PB150484.jpg

Đêm đã về trên khu vườn thiêng


PB150478.jpg

Hoàng hôn chùa Maya Devi


Sau khi lang thang, chụp hình "đầy đủ" các di tích cần lưu, bpk ra trước bãi cỏ vắng trong khuôn viên chùa, xa xa trước Ashoka Pillar, ngồi im lặng, khấn nguyện, nghĩ suy mông lung về cuộc đời dâu bể, rồi chẳng suy nghĩ gì nữa, cứ ngồi một mình... mãi đến khi đêm đã xuống thật sâu trên miền đất Phật thiêng liêng.
 
Chỉ vào viết ké thêm vì thấy bpk đi hầu như khắp Nepal và còn có chuyến hành hương đất Phật quá đẹp. Trong các chuyến đi của oilman thì chuyến Nepal khá ngắn nhưng lại có nhiều cái hay. Lần đó đi vào dịp lể Holi hay Festival of Colours, đi ra đường có thể bị lãnh một bịt nước vào lưng, có khi bị tát nước nhưng mọi người đều vui. Cũng là dịp Nepal chuẩn bị bầu cử, lính UN xuôi ngược trên Prithvi và là lúc vua Nepal thoái vị. Khi tới Pokhara lại thấy người Tây Tạng xuống đường vì tình hình ở Tây Tạng. Mỗi nơi mỗi đẹp và không có gì phải vội vã.
 
Lumbini, khi hồng hạc bay về* - 1

*Mượn tên cuốn sách của thầy Huyền Diệu


@ oilman, bạn cứ tiếp tục chia sẻ, cả những câu chuyện ở Kathmandu, Pokhara… vì mỗi cảnh mỗi vật đều sẽ được nhìn dưới những góc cạnh, những thời điểm, những cảm giác… rất khác nhau của từng người. Do vậy, càng đa chiều, càng nhiều khía cạnh được chia sẻ sẽ hay hơn rất nhiều. Mình sống cả đời ở 1 đất nước nào đó mà còn rất nhiều chuyện chưa hiểu, chưa biết… huống gì chỉ mới cỡi ngựa xem hoa lướt qua lướt lại một quốc gia, mà ngay cả ngôn ngữ bpk mới biết chưa được 10 từ!!! Do vậy bạn cứ vào “tám” cho vui hén.
…………………………………..



PB160557.jpg

Hồng hạc đã bay về trên miền đất thiêng Lumbini.


Đêm qua, Lumbini thật yên bình. Sau khi từ vườn thiêng trở về và sau cả ngày dài miệt mài chỉ ăn mấy cái bánh cầm hơi, bpk đã có 1 đêm thật nhẹ nhàng thú vị nơi đây. Từ vườn thiêng trở ra, bpk định mon men đi lên Làng chùa nhưng thấy trời tối và vắng quá, với lại không ước lượng đường đất bao xa nên để luôn sáng mai sẽ đi. Về phố nhỏ, con đường đầy bụi đi xuống làng hôm nay cúp điện tối đen tối mò nên bpk cũng chỉ đi một đoạn rồi quay lại, phát hiện có 1 nhà hàng ngoài trời trên sân thượng, cũng chỉ là tầng 1 của một ngôi nhà, cách Lumbini Village Lodge vài căn, thế là bpk mò lên đó. Hỏi nửa đùa nửa thật là có bia hay không thì được trả lời là có. Quên mất mình vừa trong chùa ra, quên mất bao suy nghĩ vấn vương để tự tra vấn tội lỗi của mình lúc còn trong chùa, quên mất… chỉ nhớ đêm nay là 1 đêm hạnh phúc, đêm nay là 1 đêm lạnh cô đơn, đêm nay là 1 trong những đêm cuối ở Nepal… và gọi bia :T.


Chờ một hồi thì nhóm khách ở cái bàn bên ngoài, gần lan can rời quán, bpk xông ra chiếm đoạt ngay cái bàn ngoài cùng ngoài sân đó, nhìn được xuống phố đêm cúp điện tối đen với những ngọn đèn leo lắt, chập chờn, những bóng người di chuyển chầm chậm trong đêm đen như hư như ảo… Bpk ngồi mãi đến khi sương khuya ướt đẫm cả chiếc bàn đá mới lon ton ra về rồi chìm trong 1 giấc ngủ thật sâu và yên bình.


PB160500.jpg

Tụ tập bàn tán về đình công


PB160506.jpg

PB160768.jpg

Rạch nước chia làng chùa thành 2 nhánh đông tây, gồm các tu viện của nhiều quốc gia, bpk sẽ cùng bạn đi viếng hết luôn nghen.


Nhưng sáng nay, Lumbini lại không yên bình – có biểu tình và đình công xảy ra trong phố nhỏ. Chèn đét quỷ thần ơi, cả 1 hành trình dài của bpk trên đất Nepal thật yên bình, đến những ngày này lại gặp biểu tình, đình công. Lý do là có vài vị cán bộ nào đó đấu tranh cho quyền lợi của dân làng vừa bị bắt cóc (?!) trong mấy ngày trước nhưng chính quyền không có động thái gì cho việc tìm kiếm. Thế là dân làng biểu tình, đình công để đòi hỏi tiếng nói từ nhà cầm quyền. Lúc đầu là biểu tình ngay ở gần bến xe gần nhà trọ bpk đang ngụ, sau đó là dời ra đường cái chính, cách đó hơn km. Việc đình công, không cho xe bus chạy mới khổ cái thân bpk, phá vỡ kế hoạch đi thăm phế tích của kinh thành cổ Tilaurakot, của vương triều Kapilavastu, nơi hoàng tử Gautama đã sống 29 năm hạnh phúc trước khi giác ngộ ra con đường cần phải đi. Nhưng thôi, chuyện biểu tình này còn dài, bpk sẽ kể sau, bây giờ là chuyến đi thăm Làng chùa, với ngôi chùa đầu tiên được xây ở đây, Việt Nam Phật Quốc Tự, nơi hồng hạc đã bay về trên miền đất thiêng…


(tbc.)
 
vỗ tay khen thật là khen cho bạn bpk!!
chú thích rất chu đáo và rất hay.
ai đó cóp lại in ra là thành sách luôn đó!
chắc sẽ bán dắt lắm!!
xin cám ơn
 
Lumbini, khi hồng hạc bay về - 2

@ TINYCAT, mitalead, cảm ơn 2 bạn đã quá khen, bpk không dám nhận nhiều thế đâu ạh (beer).
.........................................

(cont.)

Sáng nay bpk đã thuê chiếc xe đạp cũ rích cũ xì ở Lumbini Village Lodge, nên việc đi đứng cũng dễ dàng hơn. Lúc sáng sớm, ông chủ trẻ của nhà nghỉ khuyên bpk không nên đi vội, vì tình hình biểu tình đình công còn chưa ổn lắm – dù họ ít khi đụng chạm đến du khách. Có lẽ anh ấy nói vậy vì giờ nhìn thấy bpk rất giống cư dân địa phương với cái nước da được tắm nắng, tẩm bụi đường sau hơn 2 tháng trời lang bạt chăng? Do vậy lúc bắt đầu thì cũng đã hơi trễ trễ, nên bpk tranh thủ đạp nhanh.


Đi vào làng chùa, cũng bắt đầu bằng con đường vào chùa Maya Devi nhưng thay vì đi vào chùa, bạn rẽ trái và đi tiếp sẽ đến 1 ngã 3, nếu tính con hào nước là 1 con đường thì đó là ngã 4. Nếu đi con đường bên phải, còn gọi là con đường Đông, sẽ gồm các chùa Thái, Myanmar, Sri -Lanka… Nếu đi con đường bên trái, con đường Tây, sẽ có các chùa Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc,… Do xác định tư tưởng là sẽ viếng Việt Nam Phật Quốc Tự và có thể sẽ dừng lâu ở đây nên bpk chọn con đường bên bờ Tây trước.


Theo L.P thì khu làng chùa này được xây dựng bắt đầu từ năm 1978. Theo cuốn “Khi hồng hạc bay về” (mà bữa giờ kiếm lại chưa ra nên chỉ nhớ mang máng) của thấy Huyền Diệu thì chùa Việt Nam là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng ở đây và ông cũng đã đóng góp nhiều công sức cho việc cải thiện cuộc sống dân làng ở đây. Với bpk, khi trả giá (hay dùng từ “thương lượng” cho nó sang hén, vì bpk đi một mình bị nhét vào phòng đôi nên phải thương lượng, để dành tiền uống bia!!! – cho thanh minh thanh nga tý) với ông chủ nhà trọ thì được ưu tiên giảm giá vì “mày là người Việt àh? giảm giá cho mày vì khi xưa thầy Huyền Diệu có dạy tao”. Chẳng biết là có thiệt hay là selling-skill của anh chàng đó nhưng cũng vui vui. Lại lạc đề rồi, quay lại bờ Đông thôi.


Ngay tại điểm chia đôi 2 con đường cũng là nơi có ngọn lửa vĩnh hằng cháy sáng. Ngọn lửa này được thắp lên từ ngày 01.11.1986, do vị chủ tịch của Tổ chức Phát triển Lumbini. Năm đó cũng được chọn là năm hòa bình thế giới. Xung quanh đây, dân chúng cũng lễ viếng nhiều để mong cầu cho hòa bình và hạnh phúc như mong muốn của nhà Phật.


PB160507.jpg

Ngọn lửa vĩnh hằng​


Bắt đầu ngay bên cánh Tây là Trung tâm tu tập Panditarama International Vipassana nằm lặng lẽ sau khu vườn xanh và cánh cửa đóng im ỉm. Chẳng hiểu làm sao cửa nhà Phật lại đóng và vắng tênh nên bpk không dám gõ cửa để vào viếng, chỉ lặng lẽ ngang qua.


PB160508.jpg

Trung tâm tu tập Panditarama International Vipassana


Lên tiếp nữa thì vườn tược đã không còn, chỉ có ngôi bảo tháp Drubgyud Choling Gompa, theo kiểu tu viện Tibet truyền thống, được xây dựng 2001 bởi Phật tử Nepal & Singapore, nhỏ nhắn và trắng tinh khôi bên cạnh những đất đá ngổn ngang của những công trình, những ngôi chùa khác đang mọc lên. Kế bên là 1 bảo tháp đang xây dựng cũng đã gần xong.


PB160512.jpg

Bảo tháp Drubgyud Choling Gompa


PB160509.jpg

Một bảo tháp xây dựng đã gần xong

(tbc.)
 
Lumbini, khi hồng hạc bay về - 3

(cont.)


Đi lên tiếp nữa, đập vào mắt bạn và không thể lẫn vào đâu được là ngôi chùa Trung Hoa Zhong Hua. Đặc biệt, ngoài kiến trúc vàng vàng đỏ đỏ, ngôi chùa này còn giống giống kiến trúc của Tử cấm thành. Một ngôi chùa nhỏ, cũng là cửa ra vào, bên trong là các vị thần trấn giữ cửa (không cho chụp hình bên trong chùa nên các bạn chịu khó nhìn xa xa vậy). Ôm quanh là bờ rào được xây dựng như bờ thành, màu đỏ với mái vàng bên trên, nhìn không thể nào không biết đó là chùa Trung Hoa.


PB160522.jpg



PB160521.jpg



PB160514.jpg

Chùa Trung Hoa Zhong Hua hoành tráng sắc màu rực rỡ​


Kế bên chùa Trung Hoa là 1 thiền viện đã cũ và 1 đại quốc tự đang xây của Hàn Quốc. Ở thiền viện này, bạn có thể trọ miễn phí được 3 đêm, đến đêm thứ 4 thì phải báo cho chùa biết. Vậy bạn nào muốn tiết kiệm mai mốt vào đây ngụ, rồi đóng góp tiền công đức cho chùa là được rồi nghen. Thiền viện cũ nhưng rất sạch sẽ ngăn nắp và có rất nhiều các bạn trẻ, các học sinh Nepal đang trú ngụ ở đây. Ngôi đại quốc tự tuy đang dở dang nhìn nhìn ngôi chùa 3 tầng đang xây này cũng biết 1 tương lai hoành tráng mai sau.


PB160516.jpg

Thiền viện Hàn Quốc cũ kỹ


PB160517.jpg

Đại tự Hàn Quốc đang xây



Và từ lúc rẽ vào con đường để viếng chùa Trung Hoa, chùa Hàn Quốc, tầm nhìn của bpk đã vấn vương bởi một khu vườn xanh ngắt xa xa, có hàng tre thân thương bao quanh đang mềm mại đong đưa trong nắng trong gió và thoắt ẩn thoắt hiện là những mái ngói đỏ, những đầu hồi uốn cong nhẹ nhàng với những con rồng đang hiên ngang vươn lên trời xanh… Tầm nhìn đã vương vấn, lòng người đã bấn bíu… thế là viếng nhanh 2 ngôi chùa trên, bpk phi như bay đến khu vườn xanh xanh mang hình dáng quê nhà thân quen. Nhưng đến nơi thì hỡi ôi, “thôi rồi còn chi đâu em ơi”!!!


PB160526.jpg

Một góc quê hương trên xứ người​


(tbc.)
 
Lumbini, khi hồng hạc bay về - 4

(cont.)


Chèn đét quỷ thần ơi, đã lặn lội từ ngàn dặm xa xôi cách trở, nay thấy bóng dáng quê hương nơi xa xa bpk liền đem hết sức mình chạy đến. Dù chưa biết thực sự đây có là chùa Việt hay không, nhưng sao thấy thân quen quá. Đến nơi, nhìn vào cổng thì thấy càng vui mừng hơn khi thấy chữ S yêu mến thân thương nằm ngay trên cánh cửa. Quê nhà là đây rồi!


PB160571.jpg

Chữ S thân quen trên cánh cửa chùa

Nhưng cũng do chú tâm tìm kiếm những nét thân quen của quê nhà nên bpk mới không để ý nơi đây sao quá vắng lạnh. Và sao ở ngay đường vào chùa lại có 1 đống gai nằm chắn đường đi. Có lẽ nào các chú tiểu hay những người giúp việc hay người làm công quả dọn dẹp rồi để đây chưa kịp mang đi đốt. Bèn loay hoay tìm đường khác đi vào.


PB160573.jpg

Nhưng sao lại rào gai để chắn lối!​


Nhưng làm sao đi vào trong đây, vì khi đến gần hơn mới thấy tấm bảng ghi rõ là “nơi này đang xây dựng nên tạm thời không mở cửa”. Lòng bỗng trĩu nặng, người lơ mơ chẳng biết làm gì nữa, bèn đứng thẩn thơ ven chùa, bồi hồi xốn xang trong dạ, tư tưởng càng thêm mông lung, nhất là khi thấy 1 tốp các em học sinh Nepal đến hỏi han người gác cổng gì gì đó, rồi xúm xít nhau kéo đi mất, để lại đám bụi đỏ mịt mù bay quanh bpk đang đứng ngơ ngẩn.


PB160572.jpg

Tấm bảng lạnh lùng



(tbc.)
 
Lumbini, khi hồng hạc bay về - 5

@ chuotchitxu, cám ơn bạn, bpk đang “làm màu” tý ấy mà!

......


(cont.)


PB160527.jpg

Chiếc cầu và con rạch nên thơ trước cổng chùa


PB160528.jpg

Cánh cổng mang 2 chữ S vẫn đóng im ỉm​


Đừng tần ngần một hồi, bpk quyết định nên làm một điều gì đó, trước khi bỏ đi. Cứ hỏi thôi, chỉ có được chứ có gì để mất đâu. Thế là bước đến cổng, chờ đến khi một chú người Nepal đang quét dọn trong sân bước ra đến gần cổng bpk bèn lên tiếng hỏi. Chỉ mới vừa cao giọng “xin lỗi, cho tôi hỏi thăm” thì đã bị chú ấy quát lên một tiếng rồi lấy tay chỉ vào tấm bảng thông báo lạnh lùng. Đợi cho chú ấy quát xong, bpk nói tiếp “tôi là người Việt…” mới nghe đến đó, chưa kịp tròn câu là chú ấy giương mắt nhìn kỹ bpk để xác minh, xong à lên một tiếng rồi vội vàng ra mở cửa cho bpk vào. Chắc chú ấy cũng không hiểu nhiều tiếng Anh lắm nên cuộc trao đổi giữa 2 bên hết sức ngắn gọn. Kết thúc cao trào là chú ấy khua tay chỉ khắp khu vườn cho bpk, như muốn kêu bpk đi tham quan cho hết. Thế là bpk mừng quá, cám ơn rối rít và bắt đầu lang thang trong chùa, một mình một cõi, trong cái khuôn viên mênh mang của chùa Việt Nam Phật Quốc Tự.


PB160531.jpg



PB160545.jpg

Chùa đang xây dựng ngổn ngang đất đá và các công trình chưa hoàn thiện.​


À, có một điều bpk thiết nghĩ cũng nên nói rõ là ngôi chùa này thật sự đang trong giai đoạn sửa chữa chứ không như có một vài ý kiến khác bpk lang thang trên net có đọc được. Trong khuôn viên chùa còn ngổn ngang những đống đất đá nằm đó đây cũng như những chiếc liên kiều còn đang làm dang dở. Không biết vì lý do gì mà việc sửa chữa này có vẻ chậm, bpk cảm giác vậy. Hôm bpk đến viếng, không có công nhân làm việc trong chùa mà chỉ có 2 chú già già quét dọn, làm vườn mà thôi.


PB160529.jpg

Lời “giáo huấn” trong chùa, rất thích hợp cho kẻ lang thang vô công rồi nghề (!?) bpk​


Ngay khi vào cổng, chùa đã đón khách thập phương bằng những dòng chữ Việt, các triết lý nhà Phật, …, đặc biệt với câu giáo huấn “Thường xuyên bạn phải có cuộc sống lý tưởng và làm việc với tất cả nhiệt huyết và tâm hồn cho công việc…”! Chèn đét ơi, xấu hổ quá, xấu hổ quá! Bpk đọc xong rồi cứ đứng ngẩn ngơ mà xấu hổ cho mình. Chẳng biết nói thế nào nữa, đành lấy hết sức lực nuốt cái cục nghẹn đó xuống cổ, rồi đi tiếp vào trong. Nhà Phật dạy là nên giảm thiểu sân si đến mức có thể mà, từ từ mai mốt về phấn đấu sau vậy! Mà có làm được không đây hả trời!!!


(tbc.)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,340
Latest member
xjjrc
Back
Top