What's new

[Chia sẻ] Nepal ngày thu xanh

Thấm thoắt, hè đi đã nửa, thu mới cũng đã sắp sang. Những ngày hè 2009 năm nay oi nồng quá, lang thang trên mạng đọc về Nepal hiền hòa, chợt nhớ làm sao những chiều thu Nepal xanh ngăn ngắt diệu kỳ. Gần 1 tháng trời lang thang Nepal thu một mình, ký ức mong manh giờ chợt òa vỡ trong những đêm say mộng mị trăng vằng vặc bên cửa, những chiều hoang lòng vắng tênh bỏ phố về sông quê… Mua vui vài trống canh cho bạn nghe chơi về những ngày lãng đãng đó nhé!

Trên diễn đàn, có nhiều đề tài về Nepal, nhưng hầu như các bạn chỉ dừng chân vài ngày ở đất nước tươi đẹp này. Nepal, hay chính xác Kathmandu, thường chỉ được xem là điểm dừng tạm, sau khi du khách chìm đắm ngất ngây với Tibet huyền bí, hùng vĩ, trước khi lên máy bay về quê nhà, hay xuôi nam về miền đất Phật Lumbini, hay dừng chân thăm thú Chitwan hoang sơ rừng rú, cỡi voi ngắm tê giác, thú hoang, gái lành… Cũng như các bạn, lúc đầu bpk chỉ định dừng chân ở Nepal vài ngày trước khi xuôi Ấn, nhưng vì mối nhân duyên nào đó, bpk đã bị “kẹt” ở đây gần 1 tháng trời. Những ngày “kẹt” ở Nepal đó, lúc đầu bpk cũng nhiều phiền muộn, nhưng thời gian đã từ từ thay đổi nhận thức của kẻ khù khờ. Nếu không vì cuộc hẹn ở Delhi cũng như chuyện riêng ở quê nhà, có lẽ bpk sẽ lưu lại Nepal lâu hơn, như thằng ku SV Thụy Điển gặp trên đường, dự định ở Nepal 3 tháng (!). Cũng như các bạn đã từng đến Nepal, bpk cũng ghé các điểm du lịch kể trên, còn lang thang nhiều ở ngõ ngách ở đó nữa (quá rảnh mà). Do vậy, khi gõ bài lần này, bpk sẽ chỉ lướt qua các điểm mà bạn đã đến, đi chi tiết vào những nơi bạn chưa đến (hoặc có thể đã đến nhưng chưa thấy chia sẻ trên diễn đàn), và sẽ càng chi tiết hơn ở những điểm bpk yêu thích.

Tibet những ngày cuối tháng 10. 2009. Rời Tingri, Tibet vào sáng thật sớm, 6.30 nhưng ngỡ như 4.30am (mãi đến 8am mặt trời mới lấp ló). Lý do là để kịp đến Zhangmu / Kodari buổi trưa để tiện đường về đến Kathmandu sơm sớm. Trục trặc tại cửa khẩu Zhangmu vì chú HDV đã quay lại Tibet từ Custom Check-point mà không đi đến Immigration Check-point*. Lý do CA TQ không cho rời biên giới là vì không xuất trình được Tibet Entry Permit. Vì có vào, mới có ra. Gọi điện thoại cho Kalsang, ku HDV người Tibet, không được vì con đường từ Zhangmu về lại Tingri chạy trong rừng già không có sóng điện thoại. Phải nhắn tin cho ku, cầu may tin nó đến ở đoạn đường có sóng. Rồi lại gọi về tận Chengdu xin số ĐT của sếp của ku ở Lasha. Gọi về Lasha mãi mới được, rồi cậu chàng hớt hải chạy ngược lại biên giới chìa tờ giấy nhàu nát ra (vì đã bị kiểm tra quá nhiều lần). Mất gần 2h cho vụ này. Suốt gần 2h ngồi tám với 1 thằng ku CA TQ. Nó tưởng mình người Nepali (!). Thây kệ, may mà cũng đọc ít nhiều về Kathmandu đủ tám với nó. Phần cũng gợi gợi để xem chúng bạn có nói gì về VN hay không? Mà nó cũng chẳng biết Vietnam, dù là dân Chengdu chính hiệu!

Rồi cũng vẫy tay chào biên giới TQ, xen lẫn với đoàn người Sherpa đang chất trên lưng bao nhiêu là hàng hóa, sang Kodari. Làm thủ tục visa thật đơn giản, 40$ cho 30 ngày lưu trú, mai mốt muốn ở thêm thì về Kathmandu gia hạn. Cán bộ hải quan vui vẻ nói nói cười cười khác xa quê mình. Xong xuôi, lại chen lấn tiếp với dòng người và tranh đấu với cò xe để lên 1 chiếc xe pick-up chật cứng. Đường tắc, vì rất nhiều xe chở hàng từ TQ sang mà CA Nepal kiểm tra rất kỹ càng từng xe một. Thời gian rảnh rỗi, nhảy xuống xe đi lòng vòng chờ, có đi kiếm beer địa phương nhưng ở đây chỉ có Tuborg, ghét, chẳng uống. Chỉ đi lang thang ngắm người ngắm cảnh, chờ thông đường. Rồi đường cũng thông, mất hơn 2h, và chiều đã xế.

PA240428.jpg

Đã sang đất Nepal. Cửa khẩu Kodari vẫn nhiều cờ phướn ngỡ như vẫn còn ở Tibet. Bpk cũng 1 mình 1 balo như 2 tên "bụi đời" này.

PA240430.jpg

Thung lũng Kodari xanh

PA240441.jpg

Đoàn xe kẹt dài từ biên giới.

PA240438.jpg


CopyofPA240442.jpg

Suối & thác nên thơ ở cửa khẩu biên giới.

CopyofPA240435.jpg


PA240433.jpg

Các em bé Nepal dễ thương, xinh xắn và mến khách.


Cũng biết trên đoạn đường về Kathmandu có The Last Resort, nơi có trò bungee, cũng có ý định dừng lại đó. Nhưng đi xe công cộng, chiều lại xế rồi nên đành thòm thèm nuốt nước bọt khi xe chạy ngang và hẹn ngày tái ngộ. Chỉ cách biên giới nhưng cảnh quan bên Nepal khác xa bên Tibet. Cũng có dãy Hymalaya xa xa ánh hồng pha bạc trong chiều, nhưng dân tình ở đây lại giống giống như ở làng quê Việt. Cũng heo bò gà qué tí tởn trên đường, cũng những người dân quê tụ tập tám trước nhà, cũng những cửa hàng xén hàng hóa bộn bừa, chợ tạm ven đường tấp nập…. Chỉ khác là thỉnh thoảng xe đi qua những thung lũng với những cánh đồng bậc thang đẹp như mơ. Lòng thầm hẹn là sẽ quay lại, nhưng hỡi ôi, thường “lời hẹn thề là những cơn mưa…”!!!

Đi mải miết trên đường, xe cũng đến ngoại vi Kathmandu vào khoảng 7.30pm. Lòng vô cùng thất vọng vì đường xá ổ gà ổ voi lổn ngổn chen nhau, đường thì bụi mờ mịt, xe cộ thì đông đúc chen chúc, trời thì cúp điện tối mò mò. Hỡi ôi, Kathmandu danh tiếng là đây sao?

Đã vậy, khi xe dừng lại cho 1 người khách xuống xe trong khu chợ tối um, bẩn thỉu, thiếu đèn… lòng lại càng rờn rợn. “Biết ra sao ngày sau” đây hả trời!? Nhưng cảm giác băn khoăn từ từ tan biến khi xe tiến vào khu Thamel tấp nập khách qua lại, hàng quán um tùm... Là người cuối cùng lê bước xuống xe, xuống vùng đất chan hòa ánh đèn chớp nháy, xôn xao tiếng người nói cười, bpk cứ ngỡ là vừa đến Khaosan hay Kuta hay Adriatico… Ah, cuộc sống sôi động cho dân lang bạt đây rồi, miền đất hứa đây rồi. Và bpk đặt chân xuống Thamel lúc 8.30pm, miền đất thiên đường cho dân hippy ngày nào đang dang tay chào đón kẻ lang thang. Hello Kathmandu!!!


* Thời gian bpk đi Tibet, tháng 10/2009, bên cạnh việc bắt buộc phải xin Permit, du khách vẫn không được tự đi mà phải có HDV đi kèm. Ở 1 số điểm tham quan, dù khách có Permit, tự cầm và đưa ra, vẫn không được cho vào nếu không có HDV đi cùng. Chẳng hiểu làm sao, lúc đến cửa khẩu, cậu chàng này lại quên, bỏ về sớm.
 
Last edited:
Chitwan – đến rừng quốc gia để cỡi… - 5

(cont.)


Về đến Sauraha cũng vừa kịp giờ voi đi tắm. Đây là thời gian thư giãn thú vị trong ngày của các chú voi, sau những giờ lao động phục vụ chủ và khách. Và bây giờ ở Sauraha, việc đi tắm voi, đi xem tắm voi lại là 1 trò vui mới cho du khách.


Buổi trưa, bên bờ sông du khách đông nghẹt. Khách Âu Mỹ thì khoái chí phơi mình dưới nắng cho da đỏ như con tôm luộc rồi thi thoảng nhảy ùm xuống sông, rồi leo lên phơi tiếp, rồi nhảy, rồi phơi… Khách Á thì cứ núp trong mấy cái lều tre hoặc dưới mấy cái gốc cây to có bóng mát. Dĩ nhiên là bpk cũng ở trong đám đó rồi, nhưng may mắn là kiếm được nguyên cái bụi tre to đùng, chun dưới đó nằm làm mấy ngụm bia xem voi tắm và xem mấy người đẹp tắm voi.



Giai đoạn ban đầu tắm voi thì chỉ có chú quản tượng hỳ hụi kỳ cục cho chú voi đang nũng nịu nằm kềnh ra dưới sông. Giai đoạn này có chút cực nhọc nên mấy bạn khoai Tây đang nghỉ ngơi ít tham gia. Giai đoạn 2 là lúc chú voi đứng lên và chú quản tượng mời các cô chú khoai Tây leo lên lưng voi tắm bằng nước do chú voi hút bằng vòi và phun lên như 1 cái vòi sen thiên thiên. Dĩ nhiên là chú quản tượng và bạn voi có biểu diễn demo cảnh này, hình ảnh rất nhẹ nhàng thanh thoát. Thế là mấy cô chú khoai Tây ào ạt xuống sông. Thiên hạ leo lên lưng voi chủ yếu bằng cái đường bên hông, đạp lên đầu gối voi, khi voi khuỵu xuống để mà lên. Còn các cô thì cứ leo bằng cách đu lên tuột xuống cái vòi voi, mà chẳng biết khó leo hay sao mà các cô cứ tụt lên tụt xuống cái vòi voi hoài mà vẫn không leo lên được. Hèn chi mấy con voi này cái vòi nhẵn bóng (!?). Nhưng leo lên cực khổ là vậy, giai đoạn tắm chỉ vừa bắt đầu, chú voi nhún nhẹ 1 cái là mấy cô rơi tõm xuống sông. Lại leo lại tụt, lại tụt lại leo… Cả khúc sông vang dội tiếng cười đùa huyên náo…. Đó, có nhiêu đó mà hết cả buổi trưa, hết người này leo lên đến người kia tụt xuống. Cuối cùng cũng chẳng biết đây có phải cái sô diễn tắm voi hay tắm người nữa.


PB140340.jpg

Ban đầu là người tắm cho voi


PB140347.jpg

Rồi đến lúc leo lên


PB140344.jpg

Rồi đến người cỡi voi để tắm


PB140350.jpg

Rồi đến voi lắc cho người tắm sông


PB140355.jpg

Biểu diễn demo thì rất dễ dàng, nhưng xin mời cứ thử xuống sông xem nào…


Thấy giọng có vẻ đầy ghen tỵ chưa? Đó là lý do không được tắm voi đó thôi. Cũng muốn xuống sông, không cần leo lên tụt xuống cái vòi nhưng cũng muốn thử cảm giác tắm voi nó thế nào. Nhưng đã trót vác cái thân đi một mình rồi thì đành bùi ngùi ôm hận nằm trên bờ mà ngắm, mà hờn, mà tỵ thôi. Xuống đó chơi bời, trên này đồ đạc, passport không cánh nó bay thì chắc ở đây tắm voi cả đời luôn cho nó đã. Em chã!!!


PB140357.jpg

Cái vạc, mày bay đi đâu, mày để bạn cò 1 mình?


PB140362.jpg

May mà chú cá sấu này không thích xem tắm voi


Buổi trưa, khi voi về, bên bờ sông vắng vẻ rất dễ chịu. Sông trưa loang loáng nước, sáng tươi ánh mặt trời. Bên kia sông, cò vạc bay chập chờn… lại có cả những chú cá sấu bò ra tắm nắng nữa chứ. May mà mấy chú không thích xem tắm voi.


Về nhà nghỉ cũng chẳng biết làm gì, bpk nằm luôn bên bờ sông, ngắm sông chờ đầu giờ chiều đi jeep-safari trong rừng luôn cho tiện. Ngắm sông, chẳng những không có vụ án “nhớ em buồn muốn khóc” như anh Trần Tiến mà chỉ thấy “đời thế mà dzui”!


(tbc.)
 
(cont.)

Thấy giọng có vẻ đầy ghen tỵ chưa? Đó là lý do không được tắm voi đó thôi. Cũng muốn xuống sông, không cần leo lên tụt xuống cái vòi nhưng cũng muốn thử cảm giác tắm voi nó thế nào. Nhưng đã trót vác cái thân đi một mình rồi thì đành bùi ngùi ôm hận nằm trên bờ mà ngắm, mà hờn, mà tỵ thôi. Xuống đó chơi bời, trên này đồ đạc, passport không cánh nó bay thì chắc ở đây tắm voi cả đời luôn cho nó đã. Em chã!!!

(tbc.)

Đang từ từ đọc cái thread này mà đọc đoạn này buồn cười quá chịu không nỗi :)
Lúc mới đến Nepal có bị khó chịu nhiều khi áp suất thay đổi không bpvn?
 
Chitwan – đến rừng quốc gia để cỡi… - 6

@ kikitran, đó là cảm giác rất thật mà.
Ở Nepal bạn không gặp vấn đề về áp suất bởi độ cao đâu, nếu bạn không dự định đi trekking vào dãy Hymalaya hoặc lên EBC. Còn với cung đường bình thường Kathmandu, Pokhara, Chitwan, Lumbini… thì độ cao chỉ bình thường, còn thấp hơn Dali, Lijiang Trung Quốc nữa. Mà Chitwan, Lumbini là đồng bằng luôn rồi.
...................................................................


(cont.)


1pm lại lên đò qua sông, lên jeep vào rừng. Rừng trưa mát lạnh. Con đường đi jeep-safari chiều nay khác hẳn con đường ban sáng. Xe chạy trong những khu rừng mọc nhiều cỏ voi. Theo lời người tài xế kiêm HDV, cỏ có tên này vì lúc cao nhất nó dài đến 7m và là thức ăn yêu thích cho loài voi, sau đó là tê giác. Rừng cỏ này cũng là nơi ẩn náu ưa thích của các loài ăn thịt như hổ, báo... Cỏ mọc rất nhanh vào mùa mưa, trong rừng có nhiều đội ngũ nhân công đi phát cỏ 2 bên đường để xe có thể chạy được không bị vướng víu. Họ được phân chia “bảo dưỡng” từng đoạn đường, mà có khi cắt, dọn cỏ đến đoạn cuối vừa xong là phải quay lại làm lại đoạn đầu.


PB140368.jpg

Đi jeep-safari trong rừng già – cảm giác cũng đã đã


PB140370.jpg

“Làm cỏ” cho đường rừng


Vì rừng quá rậm rịt cỏ nên chẳng thấy con thú nào cả, dù chỉ là thú bình thuờng, cho nó ra vẻ rừng. Xe dừng lại ở 1 cái đầm sen cuối mùa tàn tạ, mọi người căng mắt nhìn một hồi mới mò ra 1 chú chim gì đó, giống bồ nông, diệc gì gì đó, đen thui thùi lùi… mà cũng tấm tắc khen lấy khen để.


PB140376.jpg

Bàu sen mùa đã tàn


PB140379.jpg

Chim lạ


Rồi xe chạy vào khu nuôi dưỡng cá sấu, các bạn khoai Tây cứ tấm tắc trần trồ, còn cõng nhau lên để chụp hình cho đẹp nữa chứ (!). Chán, ở Sài Gòn bây giờ thiên hạ nuôi cá sấu đầy ra đó. Thích thì ra “Cá sấu hoa cà” vừa xem cá sấu vừa nhậu cá sấu, chẳng cần đi đến cái trang trại giữa rừng Nepal xa tít mù để xem cá sấu.


PB140382.jpg

Thiên hạ chụp hình cá sấu, mình chộp hình thiên hạ. Ảnh chỉ có ở Chitwan!


PB140385.jpg

“Ngậm một khối hờn căm trong cũi gỗ”…


PB140386.jpg

Bonus thêm hình voi rừng Chitwan, vừa mới bị bắt xong, đang thuần dưỡng


Rồi đi đến 1 cái khu bé bé, anh HDV hướng dẫn mọi người nhìn qua các khe hở trên hàng rào gỗ kín mít để xem bên trong. Té ra là 1 con hổ "hoàn cảnh" vô cùng - con hổ duy nhất bị nhốt trong chuồng ở Chitwan, theo thông tin vô cùng “xót xa” của BQL rừng. Số là lúc nó còn bé, mẹ nó chẳng hiểu vì sao trong vòng 2 tháng đã "xơi tái" 4 người dân lành vô tội sống cận kề rừng Chitwan. Mẹ nó nuôi 3 anh em nó, vừa mới sinh, cũng bằng thức ăn dễ săn tìm ấy. Và sau khi quen mùi thịt người và thấy dễ săn hơn các động vật khác, mẹ nó bắt đầu chuyển hướng săn bắt rình rập con người. Người ta tìm cách khống chế mẹ nó nhưng đã lỡ tay giết luôn. 3 anh em nó cũng bắt đầu mon men đến bìa làng rượt đuổi người già và trẻ con, vì trước giờ chỉ quen với mùi thịt này. Và sau đó, 2 tên anh em của nó ngủm cù teo vì còn nhỏ quá cũng chưa bắt người được, dù có rình rập quanh làng. Tên này cũng vậy, không có khả năng săn bắt động vật khác (vốn nhanh nhạy hơn con người nhiều) nên cũng bắt đầu đói ngoắc ngoải. Thế là nó được đưa vào đây để nuôi dưỡng rồi hàng ngày cứ nằm í ra như thế. Chắc hàng ngày nó giận dữ thèm thuồng và giận dữ lắm khi mồi thơm cứ lảng vảng bên ngoài mà chẳng làm gì được.


(tbc.)
 
...................................................................

(cont.)


Lên đường bắt đầu khám phá Pokhara thôi!


...
(cont.)

... Pokhara rất thanh bình. Không thể quên những ngày ở Pokhara, đạp xe vòng vèo dọc theo hồ Fewa, ngắm dãy Himalaya soi mình kiêu hãnh và Fewa đổi màu trong một ngày mưa...

DSC01095_resize.jpg
 
... Pokhara rất thanh bình. Không thể quên những ngày ở Pokhara, đạp xe vòng vèo dọc theo hồ Fewa, ngắm dãy Himalaya soi mình kiêu hãnh và Fewa đổi màu trong một ngày mưa...

Đọc những dòng này mà thấy bùi ngùi quá. Mình ở Nepal những 9 ngày mà chẳng devote hết cho nó, chẳng cảm nhận được nhiều như các bạn. Pokhara, mình chỉ ở trọn vẹn 1 ngày, đón "bình minh mưa" trên Sarakot (viết thế đúng ko nhỉ), trek bằng xe máy :) Cũng may là quyết định quẳng hết máy ảnh ở nhà chỉ để enjoy trip và relax. Bây giờ giữa đống công việc bộn bề, nghĩ lại thấy khoảnh khắc ngồi uống bia trong quán, nhìn ra hồ bất chợt gặp đàn chim trắng bay qua...thật quý giá!!
 
Mấy hôm nay do cần tìm thông tin đi Thái bằng đường bộ từ Cam nên mới "dám" theo chân BPK lang bạt kỳ hồ. Nói là "dám" cũng có lý do, vì trước đây đã nhiều lần vào các topic hot của BPK rồi lại ra ngay vì không đủ can đảm để đọc tiếp. Bây giờ viết những dòng này vẫn thấy tim quặn thắt. Đó là cảm giác tiếc nuối một thời những đam mê khám phá, những ngẫu hứng đi hoang ....đã bị đè bẹp bởi gia đình,trách nhiệm,cơm áo gạo tiền...mà bỏ rơi dang dở.
Nhớ đến rơi nước mắt những chuyến lang thang độc hành, những bước chân lâng lâng không biết say vì men hay say vì cảnh vật....
Vậy đó, nhưng rồi lỡ theo BPK là bị cuốn vào không thể dứt ra được, gần như cả hai đêm nay đã thức trắng vì mê mẩn những "bước giang hồ". Nhấn nút thanks mà cứ sợ bỏ mất trang nào...
Hôm nay quyết định comment vào đây là do làn khói trắng bay lên từ những giàn thiêu lộ thiên. Ngày ấy tụi mình cũng khám phá được một lò hoả táng trong ngôi chùa giữa lưng chừng núi dọc đường xa lộ Hà Nội...đã nhiều lần quay lại xem thiêu người, một vài thằng bạn lì lợm nhất cũng không nuốt nổi cơm, chỉ ngồi uống bia suông nhìn sông Đồng Nai ở quán quen gần chùa Hội Sơn...Vì thế mới cảm được hết cái BPK cảnh báo những người yếu bóng vía...Ở những giàn thiêu lộ thiên bên ấy còn không có hòm...nhắm mắt lại thấy tưởng tượng khủng khiếp há...vậy mà còn ngồi xem hết cả buổi, thán phục.
Thêm nữa cũng nhờ BPK mà thấy cái máu mê "bạn" bia bọt rượu chè của mình đỡ tội lỗi. Thanks mấy phát cho món này.
À, mà BPK đi du hành trước thời gian giỏi vậy ta? Topic viết hè 2009 mà đã đi tới tháng 10/2009 rồi...hi hi

P/S: Để cái comment của mình đỡ lãng nhách, bổ sung cái bạn chim lạ hình như có họ hàng với bạn chim ở Bàu Sấu - NCT mà nhà 442 chúng mình làm quen được hôm nọ, thế nhá. Không hiểu sao thấy cái Chitwan này lại nhớ Nam cát tiên quá.
https://www.phuot.vn/album.php?albumid=608&pictureid=14182
(mạng không cho upload nên đành gửi link. Hay tichuot vô đây edit giúp chị cái nhỉ)
 
Chitwan – đến rừng quốc gia để cỡi… - 7

@ oilman, Pisces, hix, bpk đã khóc rưng rức khi cắn răng chia tay Pokhara tươi đẹp thanh bình để gắng gượng lê thân đến đây, giờ các bạn lại lôi tuốt tuồn tuột bpk quay lại “nơi ấy bình yên” rồi. Vậy, té ra có quá nhiều cao thủ đã từng hành hiệp trượng nghĩa trên cung đường Nepal mà trước giờ vẫn mai danh ẩn tích, cứ để bpk lải nhải một mình, xem như là múa gậy nơi vườn hoang vậy... Các cao thủ giờ lộ diện tý nhưng lại thoắt ẩn thoắt hiện, tung vài đường gươm lả lướt rồi tiếp tục ẩn bóng mất tiêu rồi… Các bạn vào đây chia sẻ với bpk và các bạn khác trong diễn đàn đi nào. Bình minh mưa Sarangkot hay chiều xanh thắm màu Phewa hay chim trắng dập dìu bên hồ xanh mưa bay… gì gì đó, tất cả đều đang được chờ đón nồng nhiệt…


@ dugiang, cám ơn bạn đã chia sẻ chân tình. Về cái lỗi vượt thời gian đó, lúc bpk nhận ra lỗi thì cũng là lúc đã hết thời hạn được edit rồi nên đành phải để vậy. Có cái lỗi nhỏ mà nhờ vả các bạn min/mod chỉnh sửa thấy phiền hà quá nên bpk để luôn vậy. Chúc bạn sớm kiếm đủ cơm áo gạo tiền rồi quay lại chốn giang hồ nhé… Hẹn gặp khi gặp nhau trên giang hồ!!!
........................................................................................................

(cont.)



Chuyến đi tưởng đã sắp kết thúc như 1 chuyến cỡi xe jeep dạo rừng, trong sự thất vọng của nhiều người thì cuối cùng lại gặp 1 chú tê giác mò ra bờ hồ ăn cỏ. Tê giác là một động vật to xác nhưng rất nhút nhát chứ không như vẻ bề ngoài của chúng. Ở nhiều nước ĐNA, các nhà khoa học dùng bẫy ảnh canh cả thời gian dài mà còn chưa thấy được chúng. Đôi lúc chỉ thấy bãi phân của chúng đã lấy làm mừng vì biết chúng còn tồn tại. Vậy mà ở Chitwan chúng cứ đi nhởn nhơ trong rừng. Nepal là 1 nước nghèo lắm, nghèo nhất nhì thế giới đó, nghèo hương quê hương ta giàu đẹp, rừng vàng, biển bạc nhiều lắm lắm... vậy mà họ bảo tồn rừng rất tốt, người dân rất nghèo của họ vẫn rất tôn trọng và yêu quý rừng. Do vậy, mỗi khi nghĩ về những cơn mưa lũ khốc liệt hàng năm lại càng tăng mức độ hung dữ tràn về tàn phá quê nhà xác xơ là lòng cứ gợn lên quá nhiều những nỗi niềm….


PB140390.jpg

Anh HDV tài thật, xe đang chạy anh dừng lại nghe ngóng gì đó, tắt máy, kêu mọi người im lặng rón rén xuống xe nhìn vào trảng cỏ vắng tanh bên kia hồ.



PB140395.jpg

Rồi 1 cái đầu thận trọng của 1 chú tê giác thò ra.


PB140398.jpg

Để mọi người sung sướng ngắm nhìn mình đang ung dung nhai cỏ trong khoảng 5phút, chú tê giác quay lưng đi thẳng vào rừng sâu.


Thế là "mãn nguyện" ước mơ, được thấy sờ sờ 1 chú tê giác tự do ung dung nhẩn nha nhai cỏ bên kia hồ. Chú tê giác thật ung dung tự tại, đứng đủng đỉnh nhai cỏ, thỉnh thoảng giương đôi mắt lên nhìn qua bên kia hồ xem cái đám 2 chân lóc nhóc kia đang hí hoái bấm xành xạch cái gì đó mà chẳng hiểu chúng đang làm cái việc ngớ ngẩn gì đó. Vậy tạm coi như là ngày hôm nay thành công mỹ mãn rồi. Rừng Chitwan trông vậy mà rất hay, bảo tồn được rất nhiều động vật hoang dã, để chúng sống tự nhiên trong môi trường nguyên sơ và cũng rất gần gũi với con người.


PB140404.jpg

Những khoảng trống thênh thang trong rừng chiều



Đường chiều về, hoàng hôn trong rừng ụp xuống rất nhanh, nhanh hơn rất nhiều với chiều qua khi ngồi bên bờ sông nhìn sang rừng. Chẳng hiểu tại làm sao mà cuộc chạy đua giữa jeep với ông mặt trời thất bại thảm hại. Khi chiếc jeep ra khỏi bìa rừng, mọi người lục tục xuống xe lên đò sang sông thì mặt trời đã chìm khuất sau hàng cây, để lại 1 hoàng hôn bảng lảng mãi chơi vơi chơi vơi nơi dòng sông chiều.


PB140410.jpg

Hoàng hôn rực rỡ trong rừng già


Đêm chia tay Chitwan, sương bỗng từ đâu thật nhiều ùa về trắng cả con sông nhỏ, cả phố phường. Mùa này ở Sauraha, dạ lý hương về đêm nở thật rộ khắp nơi làm trời đêm càng thêm nồng nàn. Lúc bpk từ quán net ra đến bờ sông, đã gần 9pm, sương đã rất dày, hương dạ lý lại càng quánh đặc nồng nàn vì sương níu kéo ôm ấp, không cho hương bay đi. Những chiếc đèn dầu nho nhỏ trên những chiếc bàn bên bờ sông làm thành những đốm sáng mờ mờ lung linh huyền ảo trong màn sương dày thật thú vị.


Buông mình trên chiếc ghế, dù đã được lau, vẫn còn ướt rượt sương đêm, bpk lơ mơ nhấp những ngụm bia thật ngọt thật giá buốt, rồi thơ thẩn nhìn ra sông sương đang bay bay mờ ảo. Chẳng thấy gì cả, chỉ thấy một màn trắng đùng đục như sữa thỉnh thoảng mỏng đi 1 tý khi có cơn gió khuya lạnh tê tái tạt ngang. Bên bờ sông, những khách du lang thang đủng đỉnh ngược xuôi, những cậu chàng phục vụ thi thoảng đi lại trong sương, bóng chầm chậm di chuyển như những nhân ảnh mờ. Những cậu chàng phục vụ này đã quen mặt bpk, cũng nhiệt tình ghé tới nói chuyện khi rảnh rỗi nhưng sao đêm nay bpk không thích tám, chỉ muốn ngồi một mình. Có lẽ bpk đang nuối tiếc cho những ngày vui sắp chia xa với những miền đất hiền hòa, hay lòng đang nôn nao cho chuyến đi ngày mai vào vùng đất mới… chẳng biết nữa. Chỉ biết khi bpk loạng choạng đứng lên rời bờ sông để về nhà thì người đã thấm ướt sương đêm, lòng cũng đẫm ướt rối bời bời…, đêm đã xuống thật sâu, sương đã đặc sánh trên sông, hương dạ lý khuya thơm ngọt nồng nàn ma mị quấn quít… Một đêm Nepal khó quên lại đi qua trong đời!


...
...
 
Manakamana Mandir

Đọc những dòng này mà thấy bùi ngùi quá. Mình ở Nepal những 9 ngày mà chẳng devote hết cho nó, chẳng cảm nhận được nhiều như các bạn. Pokhara, mình chỉ ở trọn vẹn 1 ngày, đón "bình minh mưa" trên Sarakot (viết thế đúng ko nhỉ), trek bằng xe máy :) Cũng may là quyết định quẳng hết máy ảnh ở nhà chỉ để enjoy trip và relax. Bây giờ giữa đống công việc bộn bề, nghĩ lại thấy khoảnh khắc ngồi uống bia trong quán, nhìn ra hồ bất chợt gặp đàn chim trắng bay qua...thật quý giá!!

Vậy cũng có nhiều người thích Pokhara. Sau những ngày trekking mỏi mệt, chen chút trong xe bus chật chội, choáng ngợp ở Kathmandu đông người thì Pokhara là nơi thư giản cực hay. Buổi sáng leo lên Sarakot để đón bình minh, ngắm "fish tail", chiều về đạp xe rong ruổi quanh bờ hồ vắng xe vắng người, buổi tối thưởng thức món ăn khắp nơi, nhắm nháp ly bia với vài người bạn mới quen tán dóc chuyện chu du thiên hạ.

Chỉ làm cung Kathmandu-Pokhara theo đường quốc lộ "duy nhất" của Nepal nên không xem được nhiều nơi như bpk. Để lâu lâu chen vô giới thiệu vài nơi hẻo lánh dễ bị dân du lịch bỏ qua.
-----

Trên đường tới Pokhara, tôi dừng ở Mankamana Mandir, một ngôi chùa linh thiêng của dân Nepal nằm cao trên ngọn núi của dãy Himalaya. Chắc vì sự mầu nhiệm của nó và để giúp người hành hương khỏi phải leo núi cực nhọc, người ta bỏ tiền ra xây cáp treo, có lẽ là một trong những cáp treo hiếm hoi ở Nepal. Cáp treo có toa dành riêng cho súc vật tế lễ và súc vật chỉ cần vé 1 chiều. Các cặp vợ chồng mới cưới tới đây, tế con dê hay con gà để cầu xin 1 đứa con trai :).

DSC00993.jpg


DSC01000.jpg


DSC01027.jpg


DSC01022.jpg
 
Last edited:
Hành trình đến miền đất Phật Lumbini – 1

Tôi rời Chitwan 1 sáng sớm khi sương rừng còn bãng lãng, cũng như lòng tôi sáng hôm ấy. Sáng sớm thức giấc người cứ như mơ như tỉnh, tôi cứ quẩn quanh lang thang trong sân vắng vẫn mênh mang sương trắng của khu nhà nghỉ, đi ra đi vào căn phòng, nhìn cái balo đã đóng gói kỹ càng từ chiều hôm trước, nhấc lên, rồi lại để xuống, rồi nhấc lên… mãi vẫn vấn vương vì chưa muốn lên đường.


Nhưng rồi tôi cũng phải ra đi, một mình một bóng lầm lũi rời nhà nghỉ. Muốn gửi lại câu chào đến những người phục vụ đáng mến hay anh chủ nhà thân thiện cũng không được vì mọi người và cả đất trời vẫn đang còn say trong giấc nồng của 1 sáng mai lạnh giá.


PB150416.jpg

Những con đường làng trong Sauraha, Chitwan một sớm sương hồng


PB150419.jpg

Làng quê ở Chitrasali, Chitwan sớm vẫn còn sương


Con đường đi cỏ cây ướt đẫm sương đêm, giờ vẫn còn mê mệt trong sương sáng. Tôi đi qua những cánh đồng rau xanh mướt, qua những hàng tre rũ bóng ven ao, quanh vườn… mà cứ ngoái đầu lại để nhìn lần cuối thôn xóm tươi đẹp ngái ngủ dịu dàng trong màn sương hồng đầu hôm. Đâu đó, từ một mái nhà tranh, có chút khói sớm nào bay lên rồi tan lẫn trong sương sớm, tiếng gà gáy sớm cũng đùng đục như không xuyên nổi màn sương, cứ rơi chầm chậm, chầm chậm trên đường quê…


Thời gian qua lang thang trên đất Nepal, từ ngỡ ngàng ban đầu, đến nhanh chóng thân quen, đến dễ dàng yêu mến… tôi mải mê chìm đắm trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, đền đài kiến trúc xưa hoành tráng, cuộc sống quê nghèo bình dị… mà hầu như quên hết tháng ngày. Một nỗi khổ lúc đầu nhưng sau đó lại là một điểm hay là ở Nepal không có roaming ĐTDĐ quốc tế, điện thoại của Nepal thì có cho gọi quốc tế nhưng lại không roaming về việc nhắn tin, nên những ngày này tôi hầu như tách biệt khỏi quê nhà. Ít bị phân tâm bởi chuyện vui lẫn chuyện buồn từ quê nhà, bỏ luôn thói quen khi rảnh rỗi, buồn buồn, lưng tưng… hay nhắn tin về bạn bè quê nhà để chọc ghẹo, chia sẻ, tám… tôi lại có thời gian sống trọn vẹn hơn với Nepal… Ngày vui đã sắp qua mau, dù biết trước nhưng vẫn buồn. Rời Chitwan hôm nay, thời gian còn lại trên đất Nepal của tôi cũng không còn nhiều nữa. Niềm vui được khám phá vùng đất mới rồi sẽ đến, nhưng trước khi nó đến, nỗi buồn chia tay vùng đất cũ đã ùa về…!!!


Nepal-2-1-800.gif

Những cung đường lang thang ở Kathmandu và chung quanh (cái này nợ bạn Gianker từ lâu lắm rồi).


Nepal-3-3-800.gif

Hành trình từ biên giới Kodari (Nepal) – Zhangmu (Tibet) đến hiện nay.​


Nhưng cũng phải đi thôi! Chỉ mong có ngày tao ngộ. Vẫy tay chào Chitwan, tôi xốc lại balo thẳng tiến lên đường. Chào Chitwan rừng xanh núi đỏ, tôi đang bước đi đến miền đất Phật đầu tiên trong đời tôi sẽ được thăm viếng – Lumbini! Lên đường thôi bpk, Lumbini đang chờ!

(tbc.)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,171,065
Members
192,337
Latest member
xjjrc
Back
Top