What's new

[Chia sẻ] Ngẫu hứng Cambodia - Những câu chuyện

Em đặt cục gạch! cạnh tranh với bài Cambodia chính thống đến rợn người của Madam Toét

Ngẫu hứng CPC dành cho những kẻ ít tiền và thích uống bia, thích mua sắm và đi cào cào, sẵn sàng tụt dép đuổi sư để có 1 bức ảnh áo cam huyễn hoặc giữa những ngôi đền chết

Đợi em nhá!(NT)
 
Đi Du Lịch từ lâu rồi cũng ko còn là thú vui xa xỉ nữa. Túi tiền cho những chuyến du lịch bụi cũgn dần dần được co hẹp lại đến mức phù hợp với mọi giới , kể cả giới trẻ. Riêng nói đến du lịch bằng đường bộ, với 100$ bạn luôn có thể sẵn sàng lên đường cho 2 - 3 ngày xuất ngoại.

Phương tiện di chuyển chắc chắn là xe buýt, 1 chuyến tốc hành SG - SR giá chừng 18 - 20$ tuỳ theo loại xe bạn chọn, Saparco là hãng xe uy tín và nó lại có màu đỏ vì thế Sapaco là lựa chọn của chúng tôi

Visa lại là 1 vấn đề khác, không nan giải như 1 em visa sang Pháp hay phải phỏng vấn nhiều vòng cho 1 em visa Mỹ. Visa Cam được coi như là 1 chiếc vé Donation cho nền kinh tế nước này. Nó được cấp và dán rất nhanh gọn ở ĐSQ hay ở cửa khẩu. Thậm chí các anh lơ xe còn làm thủ tục hành chính lụa hơn cả các nhân viên ở các Cty Du Lịch hạng xoàng. Bọn tôi lên xe buýt và chả phải lo lắng đến cây bút bi , Cứ tênh tênh qua cửa khẩu đến thẳng Siem Reap.

Di chuyển thì như thế, ăn ở lại càng tiện lợi. Nhà nghỉ của chúng tôi ở ngay khu chợ cũ. Vừa nhộn nhịp màu sắc của dân địa phương, vừa gần xịch phố Bar tha hồ ăn nhậu. Nhà nghỉ vừa nhỏ nhắn vừa sạch sẽ, nước nóng chảy ngút ngát, giường êm, quạt chạy vù vù, vô tuyết 90 kênh thì cũng có đến 4 kênh xem được ,,, chạ còn đòi hỏi gì hơn. 1 đêm trả 8$ và bạn cứ tha hồ đi chơi về khuya, tắm nóng và ngủ ngon..

Với giá xe bus tốc hành từ PNP-SR như thế, có thể cân nhắc thêm phương án đi bằng taxi (thực ra là xe con 4 chỗ, điều hoà êm ru, xe cũng tươm lắm), với giá từ 50-60$/chiều. Đi từ 3-5 người sử dụng phương tiện này thoải mái hơn, thích dừng đâu chụp ảnh, tè đường thì dừng;) Tương tự nếu đi qua Tháiland bằng đường bộ theo cửa khẩu Poipet, đường cực xấu, xe bus thổ tả, giá 11$/người thì đi thuê nguyên 1 chuyến "taxi" như vậy đỡ hơn nhiều, lại kịp giờ qua cửa khẩu.

Ở Siêm Riệp có nhà nghỉ Angkor Green GuestHouse cũng ở vị trí và điều kiện như bạn Linh nói, có thêm lựa chọn cho anh em.

Nếu sang CPC bằng Taxi Mailinh, thì để họ lo visa cho mình còn nhanh và rẻ hơn 1-2$ so với mình tự làm lấy ở sứ quán, trớ trêu nhỉ? :shrug:

Đi bụi bằng đường bộ quanh quanh mấy nước láng giềng, quả tình còn rẻ hơn đi chơi trong nước. Mọi người đi đê. Bia Lào còn ngon hơn bia Angkor nữa cơ (beer)
 
Bố khỉ, lại còn có trò đi bằng taxi sang PNH nữa cơ à. Mà gom 3-4 người làm một em taxi 4 chỗ thì khó gì nhể.
Nói chung là mình rất biết ơn bạn Linh vì cái trò chụp say và rung, và rất biết ơn bạn imim vì cái trò gom người đi taxi có 6 sọi sang tịn PNH.

Nói chung là mình cũng đang say vang Tây Ban Nha!
 
rất biết ơn bạn imim vì cái trò gom người đi taxi có 6 sọi sang tịn PNH.

Đề nghị nhà Toét đọc kỹ nhá, tớ nói là nói từ PNP đi Siêm Riệp cơ mà ;)

Còn vụ đi taxi từ SG sang PNP, tớ ko nắm đc giá, nhưng đi kiểu í, lại còn trốn luôn đc cả vụ visa cơ. Thích hợp cho những ai vào SG có việc, tự dưng nổi hứng đi CPC mà ko mang theo hộ chiếu thì có thể đi chui như vậy, cánh taxi nào đó họ biết đường tiểu ngạch phi qua biên giới, đến chỗ sòng bạc thì phải. Là tớ nghe đồn thế.

Tháng 12 -1 tới là mùa đẹp ở "bển" đấy, mọi người tranh thủ đi đê.
 
Hờ hờ, bạn imim, tớ nhận lỗi đã đọc vội! Lúc ấy mắt tớ cũng đương hoa lên.
Thế taxi thuê từ PNH là loại gì vậy? Có cho biết tên và địa chỉ để thuê được không?
 
Tượng Phật ở CPC.

Văn hoá phật giáo ở Đông Nam Á chính là một nền tảng quan trọng tạo nên những nét văn hoá đặc sắc của khu vực. Với con đường giao lưu kinh tế nối liền Ấn độ và Trung quốc, con đường biển phiêu lưu ấy chính là luồng chẩy mạnh mẽ mang Phật Giáo đến với các quốc gia trong khu vực, đặc biệt với Thái Lan, Myamar, CPC, Lào, Việt Nam , phật giáo sau khi thâm nhập và bản địa hoá đã tạo nên những tính cách vô cùng đặc sắc và phong phú.

Nghiên cứu về Phật học và những đặc trưng của nó trong từng quốc gia là một câu truyện dài, đồ sộ và không kém phần hấp dẫn.

Vốn là những quốc gia nông nghiệp, người dân phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, vòng tuần hoàn của thời tiết và mùa vụ. Những tín ngưỡng thờ thần ở khu vực muôn hình muôn vẻ, rất dung hoà nhưng có chọn lọc, chính vì thế mà đạo ẤN ( bà la môn) cũng được truyền giáo nhưng không bám rễ được. Chỉ cho đến khi Đạo phật du nhập mới thực sự tạo nên một tôn giáo thống nhất, hoặc tôn lên làm Quốc đạo ở một số quốc gia như Thái Lan. Chính vì sự dung hoà, và sức mạnh to lớn trong dân chúng mà Phật Giáo đựơc dần dần trở thành một công cụ của các vương triều, sự hưng thịnh , sức sống của nó gắn liền với các quốc gia. Và vì thế những di sản văn hoá, kiến trúc, điêu khắc trong khu vực đều rất gắn bó với Phật Giáo

Tôi chưa có dịp đi nhiều và đi sâu vào so sánh, tìm hiểu nhưng với bề nổi của đạo Phật thể hiện qua những mái chùa, phong cách điêu khắc và những pho tượng Phật cũng đã là một câu chuyện dài kỳ với những người phượt

Tôi có may mắn sống ở Thái Lan trong một thời gian dài, sau đó cũng đặt chân đến nhiều quốc gia trong khu vực. Và tôi đã từng ngây ngất trước rất nhiều đường nét, gương mặt, nụ cười, bàn tay của tượng phật ở các quốc gia khác nhau.

Nhưng thực sự tôi vẫn thấy yên bình nhất, êm ả nhất khi nhìn những pho tượgn Phật Cam pu chia. Những ánh mắt cụp cong và yên ả, những bàn tay thả xuôi bình thản, và làn môi dầy, trề xuốgn vừa hiền từ vừa "gợi cảm"

Tôi sẽ từ từ chia sẻ những bức ảnh Phật của Cam nhung nếu các bác có ảnh xin post chung để mọi người chiêm ngưỡng

(c)
 
Khác với những tượng phật dát vàng hay bằng đồng lấp lánh ở Thái Lan hay lào, tượng phật Cam phần nhiều là bằng đá hoặc hiếm hoi sót lại một vài bức bằng đồng. Cam và Thái cũgn là những quốc gia chảy máu cổ vật nhiều nhất trong khu vực.

Có lẽ chỉ còn Bayon mới trụ lại đc qua nhũng cơn lũ buôn bán cổ vật

Đây là một gương mặt Bayon điển hình điềm tĩnh, mũi to môi dầy, mắt khép chẳng màng đến thế sự kể cả con bé đứng nhe nhở phía dưới



Đây là bức tượng phật bằng đồng hiếm hoi còn sót lại ở ankor, tượng có mũi to và gương mặt bình thản, được đặt trong một dãy hành lang dài. may mắn là còn một ít tượng nguyên lành, ngoài ra đã bị mất đầu vì đầu chính là phần hồn, phần đẹp nhất của các pho tượng



Tượng Phật ở Cam thường được vắt qua mình những chiếc khăn mầu cam, vừa tăng vẻ linh thiêng, vừa làm bức tượng sốgn động gần gũi hơn với cõi thực. Bức tượng này đặt ở lối ra của bayon, tượng có mái tóc xoăn, lưng còn sót lại 1 mảnh cà sa hoặc giả đồ trông giống da răn...có thể là phần sau tượng là một naga?

 
Tiếp

Khi nhìn mặt trước của bức tượng (sẽ post ảnh sau) thì bạn có thể thấy phần dưới tượng chính là một con rắn lớn quấn thành nhiều vòng tạo nên một đài, mà ở Việt Nam ta thường là đài sen. Sẽ là rất lạ lẫm với người Việt khi liên tưởng 2 hình ảnh Phật và Xà, người Việt ta thường coi Phật tượng trưng cho cái Thiện, Xà tượng trưng cho cái Ác. Nó khác nhau và không thể dung hoà Khẩu Phật Tâm Xà ( Miệng nói lời tốt mà cái tâm ác) là câu nói cửa miệng mà người già hay phê phán những kẻ ác tâm. Phật giáo nước ta rất thuần khiết, những điều thanh cao nhất định là phải đi với thanh cao ( đi với Phật mặc áo Cà Sa), Phật là phải ngồi trên tòa sen trắng nhiều cánh thơm nức.

Nhưng ở Cambodia và Thái Lan, hình ảnh Phật và con rắn Naga biến hóa khôn lường lúc 7 đầu, lúc 9 đầu lại rất hay đi song hành thậm chí Naga thường xuyên xoè 7 đầu tạo nên 1 cái lọng che cho tượng phật ngồi thiền.

Bức tượng này tuy chỉ còn sót lại phần thân rắn sau lưng tượng và phần bệ ngồi của tượng do con rắn quấn quanh tạo thành nhưng cũng có thể liên tưởng đến phần đầu con rắn khi chưa bị chặt đi sẽ tạo nên một cái lọng trên đầu Phật?

Tôi bắt đầu tìm hiểu bức tượng này liệu Naga có đầu hay không và nếu có đầu chiếc đầu rắn sẽ vươn ra ở đâu từ trên đầu Phật

Câu trả lời có vẻ sẽ thú vị....

(NT)

Ngoài lề,

Tranh vẽ tường, Phật ngồi trên toà sen và 1 Naga phía sau đang vươn lên không những đỡ toà sen của Phật lên cao mà còn xoè tán che cho Phật khỏi cơn mưa

 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,573
Bài viết
1,169,128
Members
191,425
Latest member
shopdancing123
Back
Top