What's new

Những chuyện vụn của người sống xa VN

Em có đi chấm Sơn La đâu mà dám mong manh ạ!
Không dám nhận tính từ đấy bác A. ạ, hé hé
 
Đi dọc chiều dài tác phẩm, dù chưa đi hết hoặc đôi khi đi tắt, có khí lại đi trở lại, tác giả đã cho người đọc thấy một mùa Xuân không thể nhầm lẫn giữa băng và tuyết, trẻ và già...vân vân và vân vân nhưng vẫn về được tinh thần của cuộc sống đương đại với mùa yêu đương giao phối, của sinh sôi nảy nở...hở ra là hôn,... hờ hờ

Nơi ấy, mùa Xuân trên cao (tận tầng 6) họ không dám nhận mình trẻ, không cho mình là già (chắc biết mình là ai) quyết tận hưởng những đam mê cuộc sống (không quên những chiếc đồng hồ) thế mà vẫn sợ 50 tuổi không được ngủ với nhau;)
Đoản văn làm ta nhớ đến một bài thơ nước ngoài xa xưa mà phải google phát mới ra

AI PHÁT MINH RA ĐỒNG HỒ VÀ CHIẾC HÔN.

Ai ngày xưa phát minh ra chiếc đồng hồ.
Chia thời gian chia giờ, chia phút.
Có lẽ đó là một người buồn lạnh nhạt.
Trong đêm đông suy nghĩ một mình.
Đếm từng tiếng kêu của lũ chuột rập rình.
Từng tiếng côn trùng rả rích bên tai.


Ai ngày xưa phát minh ra những chiếc hôn.
Có lẽ đó là một con người sung sướng.
Được yêu, được hôn không cần liên tưởng.
Trong tháng năm đẹp đẽ, trong tháng năm.
Hoa nở từ mặt đất âm thầm.
Trên cao mặt trời cười và bầy chim ca hát

Ô nhưng mà cuối cùng thì Toét có tí mắt xanh à :LL
 
Nhớ hồi sinh hoạt ở CLB Nhiếp ảnh Hoa Học Trò (thời xưa xửa xừa xưa hồi mồ ma bác Trọng Thanh làm người hướng dẫn í), sinh hoạt cũng đông vui, dân tình tí toáy mua máy móc, phim 100ASA tập chụp tứ tung, mới có cuộc họp bàn đặt tên cho CLB. Nhiều ý kiến đưa ra lắm, nào là Mùa Xuân, Nụ hồng, Xuân Tuổi trẻ...
Em cũng định thả con kiến là "Mắt Biếc", nhưng tính rụt rè không dám lên tiếng. Về sau cứ tiếc hùi hụi, vì cái CLB ấy vẫn tên là CLB Nhiếp ảnh Hoa Học Trò.
Bây giờ may quá vớ được cái sticker Mắt xanh long lanh, lại nhớ lại hồi Mắt Biếc tập tọng năm nào.
 
Xe bus

Bỗng nhiên cô lại có thói quen mới, ngồi ngược trong xe bus hoặc tàu điện. Khi ngồi ngược lại, cảnh vật hai bên đường chạy vun vút về phía sau, bắt đầu từ góc nhìn rất gần, đối tượng từ rất to trở nên nhỏ dần và xa dần rồi lại đến đối tượng tiếp theo, cứ thế mãi cho đến ga dừng. Ngồi ngược ở các hàng ghế đầu toa cũng là vị trí quan sát đồng hành rất tốt. Một bà già chắc là đi đến câu lạc bộ khiêu vũ, khoác áo choàng dạ màu be đỏm dáng, đầu đội mũ cùng màu có cắm lông chim, găng tay bằng da màu sáng, khuôn mặt trang điểm rất kỹ và toả mùi mỹ phẩm ngào ngạt. Đến túi xách cầm tay cũng cùng tông màu trang phục. Ông già ngồi cạnh cứ phải nén cơn hắt hơi vì lịch sự. Chàng sinh viên vừa đi trượt tuyết về lỉnh kỉnh bàn trượt, gậy, ba lô túi dết và hớn hở tán chuyện với cậu bạn đi cùng đang lắc lư theo cú vòng xoay của người tài xế rẽ sang Tiergartenstrasse. Bà mẹ trẻ loay hoay tìm chỗ cho chiếc xe nôi. Một cặp nam nữ ở cuối toa hôn nhau đắm đuối.
Ngồi ngược thật là thú vị.
 
trông cái ảnh khu tập thể trong tuyết mà yêu nước nga quá chừng, vo va, natasha, những quyến sách dạy tiếng nga, bao giờ nước mình mới có sách giáo khoa đẹp như vậy, hồn nhiên và trong sáng như vậy mình chưa bao giờ sang nga, nhưng ngày xưa, môn tiếng nga la môn mình thích nhất, mình quý cô giáo dạy tiếng nga nhất, và mình cũng rất thích văn học nga, nhất là iuri bondarep...:)

Tớ đồ rằng cô Toét chụp ảnh bên Đức , nhưng là Đông Đức nên mấy căn chung cư này giống hệt nhà bên Nga , phỏng ạ?
 
Khu tập thể này là tác phẩm của 1 thời kỳ lịch sử, hè hè. Nó giống nhau ở nhiều nước lắm ah, Ba Lan - Nga - Rumani - Đông Đức.

Còn bạn batman lãng đãng kia ơi, bạn đọc bài cũng phát biểu theo mạch tí nhé, cứ loay hoay râu ông nọ cắm cằm bà kia là tôi cho lên sào phơi nắng đấy.
 
Ăng toan, chú không được gọi madame là mụ nhá:T

Cái thằng ku này! Ai cho mày góp chuyện với người lớn hả?! Mụ nhỉ ! Bọn trẻ dạo này hư quá đi mất thôi ! :LL
 
Thanh âm

Có hai loại âm thanh nghe thấy thường xuyên nhất là còi cấp cứu và tiếng quạ kêu. Những ngày đầu tiên cô bao giờ cũng giật mình thon thót vì tiếng còi cấp cứu hụ lên từng hồi inh ỏi từ sáng đến chiều, cả ban đêm nữa. Mỗi khi ở VN nghe tháy còi cấp cứu bao giờ cô cũng băn khoăn không biết có phải là người thân người quen của mình không. Còn ở đây, đúng là thành phố già, xe cứu thương lượn quanh thành phố suốt ngày. Còi cứu hoả cũng là thanh âm thường gặp. Người già quên tắt bếp khi ra ngoài, người già để vòi nước chảy tràn xuống sàn, người già bối rối khi cụ ông hay cụ bà quên chìa khoá trong nhà. Và xe cứu hoả cứ hụ lên.

Buổi sáng đầu tiên cô tỉnh giấc trên căn hộ cúc cu, trời còn mờ mờ tối, chồng cô đã đi làm từ sớm. Cô vẫn chưa có cảm giác đã ở một châu lục khác. Bỗng có tiếng quà quà quạ lảnh lót ngoài sân. Ồ, mình đã ở nước Đức.
Quạ đậu đen xì trên các tán cây trơ trụi lá. Lá cây như biến đâu hết khi đông sang, chẳng bù cho hồi mùa hè, cây lá xanh um, ít khi nhòm thấy đám quạ. Quạ bay tứ tán từ mái nhà này sang mái nhà khác. Quạ chí choé tranh ăn với đám se sẻ, bồ câu.

Ở VN, tiếng chim lợn và tiếng quạ kêu được coi là điềm gở. Ừ, quạ ở đây cũng chẳng được yêu mến gì cho cam, nhưng chẳng lẽ ngày nào cũng là ngày xấu vì ngày nào mà chẳng nghe thấy quạ kêu.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,120
Members
192,338
Latest member
inhopcartonh
Back
Top