What's new

Những chuyện vụn của người sống xa VN

Chuyện loanh quanh món rau chân vịt

Ở Việt Nam rau chân vịt không phải là loại rau phổ biến. Có chăng cư dân Đà Lạt là những người thường xuyên chén món rau của thủy thủ Popeyes với tên gọi khác là Cải bó xôi. Đi ăn ở nhiều nhà hàng quán ăn tại Sài Gòn, cũng thấy món Cải bó xôi xào tỏi hoặc với thịt bò trong thực đơn.
Vì đâu mà rau chân vịt lại có tên tiếng Việt nữa là Cải bó xôi, có nơi còn ghi là pó xôi, không thấy một tí ý nghĩa hay nội dung gì trong đó nhỉ.
Rau chân vịt thì còn hiểu được, vì hình dáng giống cái chân con vịt có màng xoè ra bơi. Thế còn bó xôi hay pó xôi thì sao? Hơ
Đấy cũng là ngọn nguồn của sự vụ cãi cọ nho nhỏ trong một bữa tối ở tổ chim cúc cu. Người phụ nữ hớn hở bưng súp rau chân vịt ra bàn ăn, tí tởn bảo người đàn ông:
- Chúng mình hôm nay ăn món mà trẻ con Đức vẫn khóc thét khi bị bố mẹ nhồi. Chúng mình cũng cần bổ sung sắt và canxi cho lớn thêm tí nữa nhỉ, hehe.
Người đàn ông hỏi móc máy:
- Spinat có tên tiếng Việt không, ngoài tên rau chân vịt nhá.
Người phụ nữ đáp rất nhanh:
- Cải bó xôi.
- Haha haha, ặc ặc. Người đàn ông lăn lộn cười. Làm gì có cái tên nào kỳ quặc như thế. Xôi làm sao mà bó được. haha haha. Lại còn họ cải nữa, có mà họ rau ngót thì có, vì trước khi nấu phải vò qua một tí.

Người phụ nữ thấy cay mũi. Cô quyết định không tranh luận thêm với một người chả mấy khi phân biệt được đâu là rau ngót đâu là mồng tơi, mặc dù trong bụng cũng muốn cười theo. Tên gì mà quái gở, cải bó xôi. hơ

Người phụ nữ chín chắn bèn vác chuyện tranh luận ở nhà kể cho mấy cô bạn nói tiếng Hoa đi tìm căn nguyên của cái tên rau rất chi là thuần Việt kia.
Hóa ra rau Spinach (tiếng Đức là Spinat) trong tiếng Hoa là 菠菜 bo cài phát âm bo xài buo chài rồi thành bó xôi mấy tí.
hè hè
 
Hóa ra rau Spinach (tiếng Đức là Spinat) trong tiếng Hoa là 菠菜 bo cài phát âm bo xài buo chài rồi thành bó xôi mấy tí.
hè hè

Toet ơi là Toet, hỏi tiếp "tá lả" là gì đi nhé! vẫn cô người Hoa đấy nhé! :F
 
Không phải người Hoa, mà là người Việt nói tiếng Hoa, he he. Để em hỏi rồi báo cáo bác.
 
Hợ, "bo cai", đọc tiếng Việt là "puo tsai" ạ :D

Thế nên cũng được phiên thành âm Việt là Cải pó xôi, hợ hợ
Người Việt mình tài vãi, tiếng Việt mình cực kỳ linh hoạt.(c)
 
Nấu ăn

Ngày trước (lại ngày trước, hị hị, boring nhỉ) mỗi khi các bạn có bố mẹ làm việc hoặc học ở nước ngoài về phép, các bạn ấy toàn khoe được bố hoặc mẹ nấu ăn tưng bừng, khác hẳn với hồi trước khi đi. Mình thấy thú vị lắm. Đến các ông bố mà cũng thành người nấu nướng khéo léo mà lại còn say mê chuyện bếp núc thì chắc hẳn môi trường sống ở nước ngoài phải khác với Việt Nam lắm.

Mợ nó vốn chả mấy khi đụng vào nồi niêu. Ăn uống ở HN là chuyện rất đơn giản, hàng quán chi chít, quán sạch có quán bẩn bẩn có, quán rất bẩn có, quán ngon ít, quán ngon vừa, quán cực ngon... gì gỉ gì gi, quán kiểu gì cũng tìm thấy. Vừa ăn vừa nghênh ngáo nhìn giời nhìn người, ăn xong không phải rửa bát dọn dẹp, ngày tốt lại còn có đứa để mà trách móc kiểu như rau già thế này, gà rang cho khách mà mang ra tuyền đít với sống lưng mà cũng bắt khách trả tiền được ... blah blah... Có cái mà trách móc kể ra xả stress tốt cực.
Tóm lại là mợ nó từ lâu lắm rồi không vào bếp nấu. Nhà có cỗ thì tịnh không làm gì, có chăng nhặt mớ rau thơm, chỗ rau sống rồi rửa sạch là hết. Tiếng xấu đồn xa khắp họ hàng, con bé ấy chả biết nấu nướng gì đâu, vụng lắm, ngữ này thì lấy sao được chồng, mà có lấy thì rồi cũng bị giả về sớm.
Hớ hớ
Lấy chồng thì mặc lấy chồng
Còn hàng còn quán vẫn không cơm nhà

Thế rồi mợ nó đi tây.
Hàng quán Âu, Ấn, Nhật, Tàu và cả VC nữa, có cả; nhưng giá cả ở chốn này khác xa HN ồn ào cuả mợ nó, mà thức ăn ở quán châu Á thì mới lai căng làm sao. Mang tính chất toàn cầu hoá mất rồi.
Chén mãi bánh mì trét thịt nguội sao nổi. Lúc ấy mợ nó hiểu vì sao bố mẹ các bạn ngày trước lại thành những người say sưa bếp núc thần kỳ thế.
Và bắt đầu đi cửa hàng khuân các loại chai lọ hộp gói túi xuất xứ đa quốc gia. Thực đơn lên theo 2 tuần/lần các món không trùng nhau, trung bình set course 3 món, cuối tuần có thể 1 món hoặc tới 5. Lại còn trình bày hoa lá cành nữa chứ.
Ôi chu choa
Thật là thần kỳ!
 
Thực đơn lên theo 2 tuần/lần các món không trùng nhau, trung bình set course 3 món, cuối tuần có thể 1 món hoặc tới 5. Lại còn trình bày hoa lá cành nữa chứ.
Ôi chu choa
Thật là thần kỳ!

Ối giời ơi, ở nhà có thời gian thì thế chứ lúc bận đi học hay đi làm thì em toàn nấu một lần một nồi soup gà già (Super Huhn - đông lạnh), khoai tây, cà rôt, brocolli...chung hổ lốn ăn cho 3 ngày luôn, mỗi bữa chỉ cần cắm cái nồi cơm điện con con là xong, còn lười nữa thì có thùng mỳ gói dự trữ rồi,
Nhưng mà công nhận dân mình cũng giỏi, thèm cái gì là có cái đó, em hay ăn bánh cuốn tráng bằng chảo không dính, trứng vịt lộn mua của một anh Việt nam làm trong sở thú (cái này cực hiếm luôn, toàn phải đi hơn 100 km mới mua được 2 chục quả).....các loại bánh xuxe này nọ, các chị ở bên này khéo kinh dị luôn
 
Người Việt có một niềm thiết tha với đồ ăn vô bờ bến, nhiều khi đến kinh ngạc. Có lẽ cũng giống với dân Tàu, luôn tìm thấy khoái cảm ở ẩm thực.
Người phương Tây thường không hiểu nổi vì sao giống người "mắt nứt" lại say sưa trong việc chế biến món ăn và ăn đến vậy. Mọi nguyên liệu dù là côn trùng có cánh, côn trùng có lông, gia cầm, động vật 4 chân hay nhiều chân, rau củ quả cỏ hoa, tất thảy đều có công thức chế biến riêng. Lại còn phối hợp món hàn món nhiệt, gia vị nóng gia vị lạnh trong cùng một món ăn.
Tình trạng sức khoẻ của bạn thế nào sẽ được cho ngay lời khuyên ăn món gì, uống cái gì khi vừa ngỏ lời tâm sự.
Món nào phải đi kèm món nào, bất luận dân tình cần phải tuân chỉ nhất quán.
Chẳng may luộc trứng vịt lộn mà không có gừng hay rau dăm thì ôi thôi, cứ gọi là bài ca mãi những ngày sau.
Hay kho cá mà không nước hàng thì sẽ bị chê là trắng ởn; nem tai không có thính gạo rang thì coi là đồ vứt đi. Mộc nhĩ mà để miếng to không thái chỉ cho vào món miến nấu thì bị xỉ vả không thương tiếc....

Chồng vợ người phương tây của người Việt thường kinh ngạc khi 2/3 thời gian rỗi của người Việt ở nước ngoài là đi tìm chỗ mua đồ ăn thuần Việt và chế biến thức ăn và ăn!
Đề tài chính trong các câu chuyện của người Việt ở nước ngoài là về món ăn!
Một cặp vợ chồng bạn Toét từ Anh sang Đức chơi, được chiêu đãi lòng lợn luộc chấm mắm tôm oánh sủi bọt với hành hoa chần xanh mướt với húng quế tươi rói nõn nà. Người chồng cứ chấm một miếng lòng xe điếu đẫm vào bát mắm tôm cho lên miệng nhai sần sật, tay nhón cọng húng quế, rồi chiêu ngụm rượu trắng vodka, rồi khà một tiếng, khoan khoái bảo: - Cứ có lòng lợn mắm tôm thế này thì cần gì về Việt Nam nữa.
hớ hớ
 
Mấy người Đức sau một thời gian chơi bời khăng khít, thân lắm mới dè dặt hỏi một cô bạn người Việt và một cô bạn người Mã Lai gốc Hoa, tại sao bọn mày lại ăn thịt chó được nhỉ, không thể tưởng tượng được. Chả cần cô người Việt lên tiếng, cô Mã Lai thủng thẳng đáp:
- Chó cũng là thực phẩm thôi. Có những giống chó chuyên để ăn thịt, người ta nuôi để giết làm thực phẩm như nuôi lợn, nuôi bò. Người Hoa nói chung coi ăn uống là một trong những tứ khoái, chắc người Việt Nam cũng giống thế (quay sang cô người Việt, cô này gục gặc xác nhận). Hễ có thể chế biến được thành món ăn thì bất kể con hay cây, côn trùng hay chim chóc, người ta cũng tìm cách chế biến thích hợp cho món ăn ấy. Và cứ gặp nhau là ăn uống hỉ hả. Ngày thường cũng phải ăn uống đúng kiểu của riêng mỗi người, nếu phải chịu cảnh ăn uống cho qua ngày thì thấy rất khổ sở.

Mấy người Đức gật gù:
- Ờ, bọn tao thì chén cái gì cho đủ dinh dưỡng mà sống cho nhanh. Thỉnh thoảng cuối tuần hay lễ lạt cũng bày vẽ ăn uống, nhưng cũng làm vài ba món là hết. Còn tán nhau, uống rượu và nhảy nhót nữa chứ. Thấy tiệc tùng bọn mày la liệt mà các món đều làm kỳ công mà hãi.

- Thì đấy, bọn tao gặp nhau là ăn uống và kể chuyện thức ăn. Cũng còn có gì khoái để kể nữa đâu. hè hè
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,147
Members
192,342
Latest member
MargoJaj35
Back
Top