What's new

Những chuyện vụn của người sống xa VN

- Thì đấy, bọn tao gặp nhau là ăn uống và kể chuyện thức ăn. Cũng còn có gì khoái để kể nữa đâu. hè hè

bọn tao có xung đột khắc khẩu cũng phải mời nhau vài món bác Toet nhỉ? =))
 
Tết Hàn thực nhằm ngày mùng 3 tháng 3 lịch Mặt trăng có nguồn gốc bên Tàu. Chuyện rằng đời Xuân Thu có chàng Giới Tử Thôi là bậc hiền sĩ thông minh giỏi giang, đi theo vua Tống Văn Công (hay là Tấn Văn Công nhỉ, bác Chít?) lưu lạc các nước. Có lần thiếu lương ăn, chàng đã cắt thịt đùi của mình nấu cho vua. Vua biết chuyện, rất là cảm động. Sau vua trở về nước, giành lại ngôi báu và trị vì đất nước, thưởng công rất lớn cho những người đã trung thành phò tá trong lúc hoạn hạn. Mà quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Chàng đưa mẹ về núi Điền Sơn ở ẩn, không màng danh vọng cũng chẳng đòi hỏi bổng lộc gì từ triều đình.
Về sau vua nhớ ra, cho với Giới Tử Thôi vào triều. Chàng nhất quyết không chịu đi lĩnh thưởng. Nhà vua bèn cho người đốt cháy rừng, ý thúc Giới Tử Thôi vào chầu bằng được. Nhưng hai mẹ con chịu chết cháy trong rừng mà không chịu tuân mệnh.
Vua vô cùng thương xót, lập miếu thờ và ban lệnh dân chúng kiêng lửa 3 ngày từ ngày 3/3 đến 5/3, không ăn đồ nóng chỉ dùng đồ nguội đã nấu sẵn.
Tục làm bánh trôi bánh chay có từ ngày ấy.

Nhà mình thì ngày ấy mới bày ra làm bánh, nấu nướng, vẫn củi lửa tưng bừng. Và hầu như không ai để ý đến nguyên do tại sao lại ăn bánh trôi bánh chay vào ngày đấy. Ừ, nhưng ông Giới Tử Thôi tận bên Tàu cơ mà, lại còn từ thời Xuân Thu nảo nào. Có lễ lạt là chén thôi, thắc mắc chi nhiều cho thức ăn kém vị. hì hì

Tết Hàn thực cũng được nhớ đến trên đất Đức

 
Nhớ ngày nào bạn Toét kể chuyện Việt Nam cho dân tình nghe ( trong đó có những thằng ở đi ngoài ra nước như tôi ) .

"Toét" một cái bây giờ kể chuyện nước ngoài cho dân Việt nghe

....nhưng đúng là đang đôi chim non trên cành con hay sao mà toàn kể chuyện mùa xuân, mùa xuân,.......mùa xuân......

.......với....

.... rụng trứng, rụng trưng.... rụng trứng


( Chú thích: Thời xưa , lại ngày xưa copyright Toét, cái thời mà văn nghệ phải phục vụ quân đội, à quên nghệ thuật vị nhân sinh chứ không được vị nghệ thuật thì các bài hát, hay bài thơ về tình yêu đều phải đổi thành mùa xuân hết. Mùa xuân nghĩa là tình yêu hay giống như trong tác phẩm nổi tiếng Tình yêu thời Thổ tả của văn sĩ nổi tiếng đoạt giải Nobel, người Colombia Gabriel García Márquez thì "ỉa chảy có nghĩa là tình yêu" Hớ hớ, bạn nào cười thì nên đi mua sách về đọc, mà nếu lười đọc sách thì bỏ 12000 đồng ra mua đĩa DVD ở Lý Nam Đế về mà xem :)
 
Thấm thoắt, "toét" một cái đã mấy mùa xuân trôi qua kể từ khi chúng mình đánh tiếng với nhau trên Box Du lịch ấy bác Net nhở?
Những bước ngoặt cuộc đời, chả ai biết trước mà chuẩn bị rẽ cho tử tế cả. Cứ phải nghiêng ngả ngả nghiêng nên mới có cảnh rụng trứng hàng loạt đấy. hớ hớ

Ở VN đang kỵ huý từ thổ tả, nhất là ỉa chảy thì lại càng kiêng, bác Net ạ. Có lẽ tìm từ khác nói tránh đi, kiểu như hiện-tượng-ngược-lại-hoàn-toàn-với-táo-bón, hị hị
 
Kỳ trước Toét nhắc đến mùa xuân với tâm trạng hào hứng vô cùng. Đấy là mùa xuân của hai năm trước rồi, em trót lôi lương khô ra cho các bác nhấm, cũng để cốt cho em nhấm đặng thêm hứng khởi mà viết cho mùa xuân này.

Xuân này chủ đề là măng tây. Em cũng mới trót đọc một bài lẩm cẩm của bạn gì mà Ngô Thị Giáng Uyên lan man về mùa dâu ở xứ Anh mịt mù của bạn ấy. Thế nên chủ đề mùa xuân năm nay của em là về thức ăn, chứ không liên quan đến trứng hay sự rụng nào cả.

Măng tây - chút xuân tình của em, hehe, là một loại rau ở phương tây. Vì thân hình nó giống măng mà lại xuất xứ ở phương tây (kể cả vùng tây Phi thì cũng vẫn là phương tây nhở), nên có tên nôm na mà rất cô đọng là măng-tây. Tuyệt không?
Măng tây là loại thực vật một lá mầm, mọc thành dạng bụi, thân thảo, là loại cây lâu năm. Măng là phần thân mầm mới mọc từ các đốt của rễ trụ, là phần chứa những gì ngon ngọt chất dinh dưỡng, những gì tinh hoa nhất của cả cây. Măng mới hơi nhú khỏi mặt đất là đúng độ thu hoạch, vừa ngọt vừa mọng. Mà cái giống này rất kỵ ánh sáng mặt trời khi bị bứng khỏi rễ nên cần thu hoạch trước khi mặt trời mọc để khỏi bị lục hoá. Măng chính vụ là măng mùa xuân.

Ở Đức nhợn nhà em, măng tây được coi là thứ rau Hoàng đế, dịch nghĩa nôm na là Long rau, hố hố, đúng theo chuẩn Việt nhé. Với con số 57 nghìn tấn rau được đưa ra tiêu thụ hàng năm mà vẫn chỉ đáp ứng được khoảng 61% nhu cầu của dân chúng, và với giá bán đắt lòi những 4EUR trung bình một cân măng loại vừa vừa, 8EUR/kg loại ngon vật, trong khi hoa lơ có 1EUR/cây to đại tướng tầm 2kg thì măng tây xứng đáng là rau Hoàng đế thật. Măng tây thường dân nhập từ Peru hay Mexico hay mấy nước Nam Âu thì chỉ tầm 2EUR/kg thôi. Măng tây made in Germany với vỏ giấy bao ngoài in ba màu đen-đỏ-vàng màu của quốc kỳ Đức mới đích thực được coi là long rau. Cứ đến mùa xuân tầm cuối tháng tư sang đến đầu tháng sáu, các quý dân thường nô nức ra chợ, đến siêu thị mà vác long rau về nhà để hưởng vị vua chúa trong quãng thời gian ngắn tẹo ấy. Vào dịp này long rau xuống giá thảm hại. Ai đời lại tràn lan trong siêu thị, bước vào quầy rau là thấy ngút trời măng tây, lại còn ra nằm hàng đầu ở những thùng đại hạ giá, mua ngay mua ngay giá rẻ giật mình, mua ngay kẻo mai đầu của long rau iủ xìu thì mất ngọt; ai đời thứ rau quyền quý lại nằm thưỡn trên vỉa hè, trên quảng trường chỗ vốn tụ tập dân bụi đời đứng hút thuốc và tán chuyện về chó của nhau. Còn đâu sự nghênh ngang, kiêu ngạo với chỏm đầu nhòn nhọn ngỏng lên rất khiêu khích khi mùa đông chơi vơi ở giá hàng sang trọng nhất siêu thị?

Mùa đông ai mà lên cơn thèm măng tây thì quên cái vụ ăn tươi đi nhé, vào siêu thị sục tay trong cái tủ đá vĩ đại ở đấy mà nhặt những gói đóng nguyên cây, cứ chằn chặn 1000gr/gói. Hay là ra cái giá đựng các loại củ quả ngâm dầu, ngâm dấm, ngâm nước muối mà chọn, cứ chằn chặn 500gr/lọ thuỷ tinh dài dài theo đúng độ dài của cây măng.
Chẳng có nâng lên đặt xuống, xem gói nào măng mọng hơn, gói nào đầu thon và mướt mát hơn, măng xanh hay trắng hay tím tím, loại nào, loại nào? dân tình đi mua măng mùa xuân lao xao hỏi nhau.

Khi chế biến măng tây, cắt phần gốc già đi, lấy dao gọt bớt mắt trổ ra ngoài của cây măng. Vớ phải cây măng trắng già, phải tước lớp vỏ ngoài, như là mình bóc áo củ sắn (khoai mì) vậy. Vỏ cũng không dày như vỏ sắn, mà giống vỏ củ gì nhỉ, phải ngợi tí đã, hờ hờ, khó tả. Tóm lại vỏ mỏng như vỏ măng tây, hí hí. Muốn làm món gì với măng tây thì làm, nhưng cứ phải luộc sơ với chút muối sau khi làm sạch và rửa sạch bọn chúng, tất nhiên rồi nhỉ.
Các món làm từ long rau thì nhiều vô cùng, phổ biến nhất là súp cua măng tây, mặc dầu trong nhiều tiệc cưới đãi khách món này chả có tẹo nào măng tây dù là loại đóng hộp cả, toàn lằng nhằng gì ấy mà đẫm vị mì chính, điêu thế không biết. Rồi kể đến măng tây xào tỏi với dầu hào, măng tây rưới hỗn hợp sốt từ cà chua và hành củ, măng tây rưới sốt nấm tươi kem tươi, măng tây rưới sốt … măng tây, hí hí, măng tây cuốn thịt rán, măng tây nấu sốt cá, măng tây luộc chấm mắm tỏi, chấm muối vừng … đủ kiểu tây tàu ta. Dù ăn với vị sốt gì, chấm với gia vị nào, vị của măng tây cũng vẫn là vị … măng tây, không lẫn vào đâu được. Đưa cọng măng ậng nước lên miệng, mới chỉ cắn răng nhẹ vào thân măng mà nước ngọt đã tứa ra chan hoà. Không kìm được khoái cảm, người ăn tự nhiên run lên nhè nhẹ mà hít hà, ôi cha, sao có cái giống gì ngọt nước thấy tía má luôn. Đọt măng ngọt ngào nhanh chóng tan ra trong miệng, mùi măng thơm thơm, vị măng nhặng nhặng, khoái cảm ăn măng tây dâng lên từng tế bào. Một cảm giác thanh nhã.
Ấy vậy mà dân tình ở đây rủ rỉ khuyên nhau năng ăn măng tây và uống vang để tăng một khả năng rất chi là phàm tục, một loại viagra tự nhiên quà của mùa xuân. Chả hiểu có phải ai ăn măng tây cũng tâm niệm thế không, nhưng hàng năm hàng triệu tấn măng được sản xuất khắp nơi trên thế giới vẫn cứ tiêu thụ hết veo. Và thực đơn mùa xuân ở châu Âu không thế thiếu món măng tây, long rau của người Đức!
 
Cô Toét cho anh 2 xu ảnh măng tây , khoai tây gì đấy để anh còn biết đường ra cửa hàng mua với ! :D
 
Bạn Toét cho tớ hỏi măng trắng với măng xanh ăn có khác nhau ko? Nhìn cái măng trắng trông hơi ko mỹ thuật lắm nên tớ chưa thử bao giờ (tớ sợ bỏ 9 đồng mua 1 bó về ăn lại ko ngon, công dụng cũng ko thấy thì rồi lại tiếc đến xuân sang năm:D ).

Cái công dụng gì gì thì chưa để ý, nhưng hình như măng tây rất tốt cho hệ tiêu hóa thì phải(c)

Rồi tớ thấy có măng béo, măng gầy, hình như gầy đắt hơn, nhưng ko hiểu tại sao. Rồi thấy bọn nó quảng cáo măng truyền thống với măng mới là nghĩa làm sao nhỉ? Hay măng mới là măng sinh sản vô tính? ko hạt? ko giống???

Ăn nhanh kẻo sắp hết mùa rồi!
 
hí hí
Măng trắng đắt hơn măng xanh đấy.
Măng càng mập thì càng mọng, càng ngon. Măng gầy dưới 1.5cm đường kính chỉ đạt tiêu chuẩn làm măng hộp thôi.
Còn măng truyền thống thì tớ x biết, có thể là giống cũ của chúng nó. Ví dụ như măng trồng ở Đức nhợn thì rất đắt, có thể gấp 3 lần măng từ bên Nam Âu hay Mexico hay Peru sang.
Nhưng mà công nhận là măng trồng ở Đức vị đậm hơn, thơm hơn, ngọt nước hơn mà ít nhặng nhặng hơn.

Mua măng về ăn đi, làm được nhiều món ngon lắm. Mọi lần tớ làm món măng tây, ngon quá, toàn chén luôn, quên cả chụp ảnh.

Các bác chờ em tí, tối nay em diễn món đấy sẽ chụp cho các bác xem.
 
Hôm nay mới có thời gian góp với bạn Toét 1 chút về chủ đề ẩm thực nơi Tây đông hơn ta (chả liên quan gì đến mạch Măng tây của bạn cả, vì tớ chả được ăn món í) :(

- Chuyện thứ nhất: Tính hiếu khách của người Việt Nam
Trong khu nhà ở có cả SV Tây và ta. Có lần mấy bạn VN hào phóng mời 1 bạn khoai Tây ăn sáng, trong đó có 1 gói thịt nguội được các bạn VN cất kỹ trong tủ lạnh nhiều tháng ròng. Mời xong, các bạn VN nhìn kỹ mới nhận ra gói thịt đã mốc xanh mặt dưới do để lâu quá rồi. Bạn Tây lại từ chối ko ăn vì bảo bữa sáng ăn lắm thịt nặng bụng lắm. Các bạn VN nhanh tay vứt toẹt gói thịt vào sọt rác. Bạn Tây lấy làm kinh ngạc lắm, hỏi tại sao. Các bạn VN mới trả lời: phong tục của nước tớ là nếu mình đã nhiệt tình mời ai cái gì, mà họ không ăn, mình cũng vứt luôn đi, để lần sau họ sẽ biết là mình thực lòng muốn dành cái đó cho họ! Bạn Tây sợ vãi, nể phục vô cùng, sau đó lúc nào cũng đối xử với các bạn VN cực tử tế (beer)

- Chuyện thứ 2: Măng khô, tôm khô

Một hôm đẹp zời các bạn VN lấy măng khô và tôm khô ra phơi. Cái mùi ấy, các bạn Tây sợ chết khiếp.
Một bạn mới mạnh dạn hỏi rằng: này, tao hỏi thật chứ chúng mày có món gì mà trông như con sâu, mùi thì như con gì chết cách đây vài ngày thế huh?

Bạn VN bảo: đâu, chúng mày sai rồi. Ai bảo là mới chết cách đây vài ngày? Chết lâu lắm rồi í chứ, tao cũng eck biết là chết từ khi nào, nhưng mà nó nằm trong cái món mà mày ăn của tao hôm cuối tuần vừa rồi ấy.

Thấy bạn Tây mặt nhợt nhạt, đi mất, không hiểu đi đâu, chỉ thấy có âm thanh ì oạp vọng về.

Ví dụ thế nhỉ?
 
Tiếp:

Một bạn Tây được các bạn việt mời đi ăn thịt thú rừng, bạn Tây này cũng biết một ít tiếng Việt, vào quán các bạn gọi ngay món : Ngà voi chấm óc khỉ, bạn tây này mặt trắng bệch, em đố các bác món này là món gi?????
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,143
Members
192,341
Latest member
Hb88compro
Back
Top