What's new

Những chuyện vụn của người sống xa VN

Vẫn nợ bạn Toet xuất masssage


Cố hình dung cái gì đó tưng tự nhưng khó quá

 
Last edited:
Mein Brötchen

(Bánh mì con con)

Ngày nhỏ, rất ít khi tôi được ăn bánh mì. Bột mì phát cho nhân viên bệnh viện mà mẹ tôi thỉnh thoảng vẫn lĩnh về được nhào với nước và nặn thành viên rồi đem hấp chung với cơm. Bánh mì thuở xa xưa chỉ xuất hiện đôi lần, khi bố tôi đi làm xa về. Bánh mì chấm với đường trắng, ôi sung sướng cuộc đời!

Khi là học sinh cấp 2, có lò bánh mì nóng ở gần nhà bạn tôi. Chúng tôi hay về nhà bạn vì gần sát trường học và nô đùa chơi trò đoán người trong chăn nhiều lúc sập giường. Chơi chán đứa nào cũng đói, và cả lũ gom tiền lẻ để đi mua bánh mì vừa ra lò. Những cái bánh be bé nóng hôi hổi vẫn còn vương bột trắng được chuyền tay nhau. Không cần chấm đường, cũng chẳng cần quệt bơ hay trét pa-tê, lũ chúng tôi nhai ngấu.

Thuở sinh viên, có món bánh mì kem. Thời ấy kem cân tức là kem các loại bán theo kg lên ngôi ở HN. Dân tình coi kem cân là sang trọng là luxury lắm, hơn hẳn kem que toe toe. Bọn tôi khoái nhất kem mùi sầu riêng và mùi cam. Chúng tôi đến thăm bạn bè và mua một hộp kem làm quà cùng với vài ổ bánh mì nóng mua ở Ngã Tư Sở. Mua nhiều đến mức thành quen, chị bán hàng quen mặt luôn lục bánh ở dưới thúng cho tôi, để tránh bị vương bụi đường mà. Bánh mì với kem mùi cam, có sự kếp hợp nào quái gở như thế không nhỉ?

CÒn giờ đây, nơi tôi ở không có loại bánh Bagette nổi tiếng của VN, thậm chí trong các sách du lịch về VN đều ca ngợi loại bánh mì mềm xốp mà vỏ vẫn giòn này. Nhiều lúc đi ngang qua cửa hàng bánh, mùi bánh mới sực nức, và tôi thèm cảm giác ngấu nghiến moi ruột bánh mềm uột vê thành viên chén trước, sau đó mới nhai vội vỏ bánh giòn tan, trong tay ôm cả bọc bánh nóng rấy về cho lũ bạn đang chờ. Hai cái đầu mẩu bánh vốn cứng hơn nhưng lại giòn nhất bao giờ cũng để ăn sau cùng, những vụn bánh lắc rắc trong miệng.
Ôi, bánh mì nóng kiểu Việt Nam!

Hôm nay tôi đi mua hoa dâm bụt trong cửa hàng bách hoá, lễ mễ bưng hai chậu hoa ngang qua tủ bánh, mùi bánh mới ngập tràn. Tôi rón lấy hai cái Brötchen, loại bánh mì nhỏ bằng bàn tay. Ồ, bánh mới nóng hôi hổi, và ruột mềm thật là mềm, và vỏ bánh giòn thật là giòn!
Ôi, mein Brötchen!
 
Ồi ôi, bác gps, mỗi lần em đi SG vào trúng mùa sầu riêng á, em chuyên lượn qua cái phố gì mà ở Q.10 hay sao ấy, cả phố bán sầu riêng. Thích qua phố đấy vì chả mất công hít hà gì cả, mà mùi sầu riêng cứ tràn vào khứu giác, sướng! hehe
Em có thể ăn sầu riêng liên tục 7 ngày, cho đến khi mụn mọc khắp nơi và táo bón gần chết mới thôi.

Khi nào bác đãi em sầu riêng đi hen?
 
(Bánh mì con con)

Ngày nhỏ, rất ít khi tôi được ăn bánh mì. Bột mì phát cho nhân viên bệnh viện mà mẹ tôi thỉnh thoảng vẫn lĩnh về được nhào với nước và nặn thành viên rồi đem hấp chung với cơm. Bánh mì thuở xa xưa chỉ xuất hiện đôi lần, khi bố tôi đi làm xa về. Bánh mì chấm với đường trắng, ôi sung sướng cuộc đời!

Khi là học sinh cấp 2, có lò bánh mì nóng ở gần nhà bạn tôi. Chúng tôi hay về nhà bạn vì gần sát trường học và nô đùa chơi trò đoán người trong chăn nhiều lúc sập giường. Chơi chán đứa nào cũng đói, và cả lũ gom tiền lẻ để đi mua bánh mì vừa ra lò. Những cái bánh be bé nóng hôi hổi vẫn còn vương bột trắng được chuyền tay nhau. Không cần chấm đường, cũng chẳng cần quệt bơ hay trét pa-tê, lũ chúng tôi nhai ngấu.

Thuở sinh viên, có món bánh mì kem. Thời ấy kem cân tức là kem các loại bán theo kg lên ngôi ở HN. Dân tình coi kem cân là sang trọng là luxury lắm, hơn hẳn kem que toe toe. Bọn tôi khoái nhất kem mùi sầu riêng và mùi cam. Chúng tôi đến thăm bạn bè và mua một hộp kem làm quà cùng với vài ổ bánh mì nóng mua ở Ngã Tư Sở. Mua nhiều đến mức thành quen, chị bán hàng quen mặt luôn lục bánh ở dưới thúng cho tôi, để tránh bị vương bụi đường mà. Bánh mì với kem mùi cam, có sự kếp hợp nào quái gở như thế không nhỉ?

CÒn giờ đây, nơi tôi ở không có loại bánh Bagette nổi tiếng của VN, thậm chí trong các sách du lịch về VN đều ca ngợi loại bánh mì mềm xốp mà vỏ vẫn giòn này. Nhiều lúc đi ngang qua cửa hàng bánh, mùi bánh mới sực nức, và tôi thèm cảm giác ngấu nghiến moi ruột bánh mềm uột vê thành viên chén trước, sau đó mới nhai vội vỏ bánh giòn tan, trong tay ôm cả bọc bánh nóng rấy về cho lũ bạn đang chờ. Hai cái đầu mẩu bánh vốn cứng hơn nhưng lại giòn nhất bao giờ cũng để ăn sau cùng, những vụn bánh lắc rắc trong miệng.
Ôi, bánh mì nóng kiểu Việt Nam!

Hôm nay tôi đi mua hoa dâm bụt trong cửa hàng bách hoá, lễ mễ bưng hai chậu hoa ngang qua tủ bánh, mùi bánh mới ngập tràn. Tôi rón lấy hai cái Brötchen, loại bánh mì nhỏ bằng bàn tay. Ồ, bánh mới nóng hôi hổi, và ruột mềm thật là mềm, và vỏ bánh giòn thật là giòn!
Ôi, mein Brötchen!

Tớ cũng đã được hưởng cái cảm giác cả bọn góp tiền lại mua bánh mỳ tại lò (phải nói là tại lò) vì mới ra lò thì có thể bạn mua của người đi rao bánh nhưng bọn tớ tự tay mình mở cửa lò rồi lấy cái que sắt khều từng cái ra cửa. Từng cái bánh mỳ nóng rẫy tay chôi theo lòng máng rơi vào cái thúng to để dưới đất. Ôi cái cảm giác cấm và ăn chiếc bánh mỳ tại lò thật tuyệt vời. Đúng là chẳng cần chấm với bất cứ thứ gì , bạn sẽ cảm thấy vị ngọt của bột mỳ , tiếng vở bánh mỳ ròn tạo nên nhưng âm thanh không thể quên nổi.

Đã nhiều năm trôi qua (15 năm rồi) tôi vẫn thèm được tự tay nhón cái bánh mỳ tại lò như thế nhưng giờ khó quá. Cách đây vài năm trên đường cắt giữa Đào Tấn và Đội cấn cũng có một lò bánh mỳ với đường máng dẫn bánh ra tận ngoài vệ đường nhưng giờ không thấy nữa rồi hic hic hic. Thêm nữa mình cũng tự hỏi có phải cái ngon của 15 năm về trước là do hồi ấy như Nhà Toét nói ở trên là mình thiếu thốn quá , nghèo quá , thiếu chất quá nên chỉ ăn bánh mỳ không thôi đã cảm thấy "Ôi sung sướng cuộc đời rồi"

Tại sao tớ lại tự hỏi như thế??? đó là vì bây giờ ăn nhiều thứ ngon , đắt tiền nhưng không hề có cái cảm giác thật thú vị nhứ trước nữa :( :( :( Ôi bao giờ cho đến ngày xưa nhỉ hic hic hic
 
Sầu riêng

Hồi ở Pakse, Lào cách nhà em khoảng 15km về phía nam là cao nguyên Paksong nơi nổi tiếng với Sâu riêng cơm vàng, thơm ngon, béo ngậy, đến mùa từng sọt, từng sọt được chất lên những chiếc xe hàng chở về Đà nẵng và Huế, khối người việt nam giàu lên nhờ buôn thứ quả này.
Cứ buổi chiều đến, thì từng tốp trai gái đèo nhau bằng xe máy phóng như điên đến khu chợ ven đường lak sib ha (km so 15) - địa danh cũng rất đơn giản như chính cái chợ của nó - để thưởng thức cái thứ quả mà nhiều người yêu cũng chẳng ít kẻ ghét.

Người nghiền - ông xếp người Lào của bọn em sống ở Vientiane, mỗi lần đi địa phương sau buổi làm việc, lập tức ra lệnh cho quân của mình:
- chúng mày muốn nhậu nhẹt, ăn uống gì thì tùy cứ đặt đi, 7h anh có mặt, còn bây giờ cho anh mượn một cái xe anh đi lak sib hạ đã.
Ban đầu em cứ thắc mắc là lão này làm gì mà nghiền đến thế nhưng trong một lần tình cờ đi qua thì thấy anh giai đang ngồi bệt ngay trên chõng bên lề đường, xung quanh là các em gái bản đang bón sầu riêng cho anh, ối giời ơi, thả nào.....................
Một lần nói chuyện với ông, ông bảo:
- Vợ anh nó ghét cay ghét đắng cái mùi này mà anh thì nghiện không chịu nổi, chỉ cần người ta nói đến là người anh đã rạo rực hết cả rồi, mà cái thứ quả này nó nhiều năng lượng lắm, ăn xong anh toàn phải chạy bộ đấy em ạ ;)

Kẻ ghét - Một cô bạn người Thái lấy chồng Newzeland sống chung cùng một thành phố với bọn em, anh ta làm cùng một tổ chức với ông chồng em, nên họ hay phải đi họp cùng nhau. Mỗi lần họ đi họp, cô bạn gọi điện bảo:
- Sang nhà tao đi, sang đây ăn uống, nhà tao sẵn ôsin cả ngày không phải dọn dẹp gì hết.
Bọn em làm bạn với nhau trong suốt thời gian ở xứ người, không họ hàng bạn bè thân thích, và cả hai đều thích ăn sầu riêng, thỉnh thoảng những buổi chiều vắng chồng, bọn em cũng phóng xe đến khu chợ đó ăn sầu riêng, một lần em bảo:
- Hôm nay rẻ mua vài quả mang về mai ăn tiếp, đỡ phải đi
- Thôi, thôi ăn no, chùi sạch mép rồi về không có mang về nhà gì hết
Hỏi ra mới biết, lúc mới cưới nhau cô này vẫn chưa biết là anh kia không chịu nổi mùi sầu riêng nên đã mua về ăn và cho vào tủ lạnh, tối anh này về nhà ngửi thấy mùi không thể chịu nổi và đã ca cẩm suốt đêm không ngủ được, hôm sau và hôm sau nữa mặc dù đã lau chùi nhiều lần nhưng cái mùi này vẫn không thể hết được và anh chồng đã ra lệnh cho chị osin luôn cái tủ lạnh, may mà là tủ lạnh bé hé hé hé =))
 
Phở

Lại nhắc đến chuyện ngày xưa một tẹo. Những tháng năm bao cấp thập kỷ 70 và 80 thế kỷ 20, khi mà nhà nhà các bộ công nhân viên phải ăn gạo hẩm đổi từ tem phiếu, thì khái niệm phở là một khái niệm rất mơ hồ. Mơ hồ như là đám khói nghi ngút bốc lên từ bát phở nóng ở tiệm phở Bờ Hồ ấy. Khi đám khói tan đi hết thực tại là một bát lõng bõng dăm miếng thịt lằng nhằng không gọi được tên nguồn từ bộ phận nào của con bò được thái mỏng dính phủ lên trên đám cọng phở loằng ngoằng có tí hành xanh xanh điểm tô.
Hồi ấy bọn tí hon chúng tôi rất khoái mẹ mình có ca trực đêm. Trực đêm không có tiền, nhưng được một bát phở bồi dưỡng. Mỗi khi mẹ chuẩn bị đi trực, các con sung sướng lau khô cặp lồng và cho vào túi giúp mẹ. (Tử tế không?;) ) Đêm nằm ngủ đã chóp chép miệng sẵn chờ sáng mai tươi hồng.

Những ngày bon chen ở HN, nhiều lần sốt sình sịch vẫn cố bò đến quán phở mậu dịch Lý Quốc Sư (mà bây giờ chuyển dịch xuống dưới ở phố Nhà Chung í), để sụp soạp cả cái lẫn nước, để toát mồ hôi ra và hết sốt. Ăn xong, cái mùi xương bò ninh lâu với nước mắm với đủ thứ gia vị hầm bà lằng cứ quẩn quanh mãi ở đầu tóc quần áo, nhất là hôm nào mùa đông mặc áo len áo dạ thì ôi thôi.

Ở cái xứ ôn đới này, người ta không hảo ăn các món nóng có nước. Người ta không bị sức nóng và độ ẩm cao làm cho uể oải trí não và bủn rủn tứ chi để mà hớn hở chén một tô bún - phở - miến - mỳ - bánh đa - bánh canh gì đấy, để mà toát mồ hôi tưng bừng và sảng khoái đến từng đầu ngón tay chân, mọi tế bào đều giãn nở trong sung sướng. Và người xứ nhiệt đới nóng ẩm lấy lại được năng lượng nhanh chóng bằng cách ăn ấy.
Ở đây tôi chả kiếm được quán ăn nào chỉ chuyên bán phở và các đồ ăn nóng - nước.
Vậy phải làm gì để có phở ăn?
Phải tự làm thôi nhỉ, chả còn cách nào khác.
Ờ, đầu tiên là mua xương bò ống phần có thật nhiều tuỷ, mua thịt bò loại bắp, phần nạm phần gầu, rồi cả đoạn đùi bò non làm tái. Xương bò ống ninh lâu, ném vào vài con sá sùng khô đã rửa sạch cát vùng đảo Bái Tử Long cho ngọt nước, nướng thảo quả, hoa hồi, hành tây cho thơm um cả cái bếp xinh; phần nào làm thịt chín thì luộc cho mềm, để nguội thái mỏng; phần nào làm thịt tái thái mỏng ướp tí gia vị để sẵn; hành hoa xắt sợi phần trắng, cắt khoanh phần xanh; đập dập mẩu gừng để đấy; ớt cắt khoanh đỏ au; chanh bổ miếng cau; bánh phở chần sẵn để ráo.
Chẹp chẹp, chỉ còn chờ nêm gia vị vào nồi nước dùng cho vừa ăn, bật bếp cho sôi sùng sục, nhúng giỏ bánh phở vào nồi nước sôi ấy cho mềm từng cọng rồi chia ra từng bát. Cái tay xếp thịt, hành, ớt lên trên mà nước miếng cứ tứa ra đợi đến lượt chan nước dùng màu nâu nhạt trong trong.
Thế rồi sụp, thế rồi soạt, thế rồi sần sật.
Đầu ngón tay chân lại tê đi. Và người xứ nhiệt đới nóng ẩm lại được sạc năng lượng!
 
EM bổ xung cho Toet tý nhé. Nước phở nấu với xương bò muốn thơm và ngon thì nhất thiết phải nêm gia vị là nước mắm ngon , thiếu cái đó coi như vứt. Bây giờ các hàng phở toàn cho gia vị , còn rất ít nấu bằng nước mắm như Bát đàn , trong ngõ gần đườnng Nguyên Hồng , Cổ Cừ Thụy Khuê , Chuyên Bò Lạc Trung , và trước nữa có phở bò bánh to Nguyễn Khuyến.
 
Haha, đã có lần tớ ở nhà con bạn ở Paris, sáng thứ 7, thèm phở quá nhưng đứa nào cũng ngại đi chợ, vì nhà nó tít trên tầng 7 áp mái, lại ko có thang máy, hehe, thế là "tối kiến" nấu nước phở bằng carrot, trên nguyên tắc carrot cũng ngọt! Cũng cho hoa hồi, quế, hành nướng, gừng nướng, đến lúc ăn cũng cho tương ớt đầy đủ! Cũng ngon phết, cứ có cái gì nước nước, nóng nóng để húp là ngon rồi!

Ăn uống dễ enjoy thế này chắc mình sắp thành tiên!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,117
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top