What's new

Nhà Phượt đang đọc sách gì ?

Khồng. Cưng là cưng. Cớ gì phải sửa.

P.S: Tớ vẫn say rượu và chán đời. hic hic.

.... bạn nên thêm vài ly nữa rồi mang mấy con lens L ra đập ...đập xong tỉnh liền .. ( xin lỗi cả nhà em sờ-pam lúc nửa đêm )
 
Cưng, tha thứ cho em lúc em đang say vì cơ số beer. Lỗi dek phải ống L, chỉ tại SG nóng.

P.S: Tha thứ cho em, vì em say mẹ nó rồi =((
 
Wow có bạn Chie cũng đọc quyền "Thời của thánh thần" rồi à?

"Thời của thánh thần" nếu chỉ nghe qua cái tựa không có lẽ chỉ có lớp độc giả trên 35 tuổi mới có thể lờ mờ nhận ra chủ đề của cuốn tiểu thuyết này. Đúng như vậy, với cá nhân tôi thì TCTT nằm chung một hàng với "Thời Xa Vắng" "Mảnh đất lắm người nhiều ma" "Những thiên đường mù" "Bên kia bờ ảo vọng" ... và một số tác phẩm khác. Dĩ nhiên ai khó tính thì có thể bắt bẻ ngay từ nhận định này nhưng không sao đó là cảm nhận của mỗi người. Tôi chỉ chia sẻ cảm nhận cá nhân với tư cách của một người đọc bình thường chứ không phải dưới con mắt của một nhà phê bình văn học (và tôi cũng tự biết mình chưa bao giờ đạt tới tầm ấy)

Trờ lại với tiểu thuyết, "Thời" là nói đến hồi ức, kỷ niệm, đến quá khứ ... nhưng với con mắt đương đại. Điểm khác biệt lớn nhất của TCTT so với các tác phẩm liệt kê ở trên đó chính là giới hạn thời gian của câu chuyện. Không như "Thời xa vắng" hay "Mảnh đất lắm người nhiều ma", TCTT là bức tranh toàn cảnh của một ngôi làng Việt xuyên suốt thế kỷ XX vắt sang những năm đầu thế kỷ XXI, là lược trích gia phả của dòng họ Nguyễn Kỳ qua 3-4 thế hệ. Và cũng chính vì "giới hạn" đó mà độc giả dễ dàng nhận ra ngay lỗi đầu tiên của tác phẩm đó là mạch câu chuyện hơi nhanh, có cảm giác như tác giả đã phải cố, phải ôm đồm và hơi gượng ép để cho câu chuyện đi đến hồi kết.

(Cũng chính vì thế mà người đọc không tìm thấy những đoạn nhẩn nha, mượt mà để tô vẽ bức tranh làng quê, để nỉ non, ầu ơ, í ì i với những sinh hoạt đậm đà bản sắc ...)

Thứ đến, kể cả khi tác giả không chú thích về việc nhân vật và tác phẩm là hoàn toàn hư cấu thì độc giả cũng vẫn ngầm hiểu được điều này. Tuy nhiên (theo cảm nhận rất riêng) thì đọc TCTT người ta vẫn có cảm giác rằng tác giả đang ám chỉ đến một cá nhân nào đấy, các nhân vật trong TCTT cũng từa tựa như những nhân vật trong những tác phẩm khác cùng thời. Riêng ở điểm này cũng có thể nói rằng tác giả đã thành công khi đã xây dựng được một loạt những nhân vật hư cấu mang đầy đủ những đặc điểm của một con người XH cụ thể tuy nhiên tôi lại cho rằng tác giả vẫn còn non khi không "đẻ" ra được những nhân vật của riêng mình. Không thể nói là sao chép nhưng vẫn lờ mờ nhận ra những nhận vật bí thư, chủ tịch, cán bộ tuyên huấn, nhà văn nhà thơ ... của cái thời ấy.

Cho dù có thể nói là "Mới thì chưa hay mà hay thì không mới" nhưng không thể phủ nhận một sự thật là TCTT của Hoàng Minh Tường là một tác phẩm có giá trị, là một tác phẩm duy nhất (cho đến thời điểm này) phản ánh trung thực và khách quan về một giai đoạn lịch sử đầy biến động trong tiến trình lịch sử VN. TCTT là bức tranh toàn cảnh sinh động không qua "filter" về xã hội Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến CMT8, giai đoạn kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, thời kỳ xây dựng CNXH sau 1975 cho đến hiện tại. Dĩ nhiên không thể bỏ qua điểm son của tác phẩm đó chính là một cách nhìn thẳng thắn, một cuộc đối thoại cởi mở về những chủ đề rất nhạy cảm từ trước đến nay đó là "cải cách ruộng đất" "nhân văn giai phẩm" "di cư" "thuyền nhân" "việt kiều" ... và thậm chí có cảm giác tác giả còn muốn đi xa hơn thế ... TCTT soi đến từng ngóc ngách của đời sống từ làng quê đến thành thị thời bình cũng như thời chiến, từ cơm áo gạo tiền đến tâm linh của mọi giai tầng xã hội... thậm chí các bạn trẻ (tuổi teen như người ta thường gọi bây giờ) dù không quan tâm gí đến lịch sử, đến cách mạng hay tâm linh vẫn có thể tìm thấy những bài học bổ ích về GDGT qua ngòi bút rạo rực của nhà văn ....

Giờ đi vào nội dung nhỉ...
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,307
Bài viết
1,175,017
Members
192,036
Latest member
imperiaglobalgate
Back
Top