What's new

[Chia sẻ] Pha Long - Simacai - Bắc Hà - Hang Tiên - những nẻo đường Đông Lào Cai

Đó là một hành trình 4 ngày của chúng tôi. Một hành trình của những ngày đầu xuân năm mới, đón hoa mận đang vụ rộ. Đó là một cung đường khép một vòng kín của 1 phần phía đông tỉnh Lào Cai. Với dân Phượt, cung đường này chẳng có nhiều điều đáng nói, nên tôi cũng không định nói nhiều. Nhưng nhìn các bạn đang kể chuyện cung đường Simacai mà chúng tôi cũng vừa trải qua, tôi cũng muốn được chia sẻ những cảm xúc của mình.

20h30 ngày 5/2/2009 - 11 Tháng Giêng.
Chúng tôi quyết định ra ga Trần Quý Cáp sớm, vì đây là lần đầu tiên chúng tôi mua vé tàu Lào Cai có gửi kèm xe máy. Chuyến tàu LC3, vẫn được biết là tàu chợ, nhưng đây cũng là tàu duy nhất cho gửi kèm xe máy, nên đành chấp nhận. Giá vé giường nằm tầng 1 chỉ có 170 ngàn, bằng nửa giá vé tàu SP, và thấp hơn nhiều so với vé tàu du lịch, tất nhiên chưa kể vé xe máy 130 ngàn cả công dịch vụ. Hành lý của chúng tôi chẳng có gì nhiều, đáng kể nhất vẫn chỉ là những chiếc ba lô máy ảnh đầy lense và dụng cụ phụ trợ, 1 chiếc chân máy ảnh dùng chung, những thứ mà chúng tôi thực ra không mang thì thiếu, mang thì thừa, quần áo cũng chỉ là cơ số tối thiểu, đủ một bộ để thay nếu không may bị ướt trên đường. Chiếc mũ bảo hiểm tòng teng đeo sau balo. Gửi được chiếc xe máy, hơi nhộn nhạo, nhưng rồi cũng xong. Chúng tôi, mấy đứa ngồi quây tròn trên sân ga, uống chén trà nóng của một anh bán nước chè, nhưng diện trọn bộ comple củ sếch, giầy tây hoành tráng. Nấn ná mãi, rồi tàu cũng khởi hành, đúng 10h05 phút. Chuyến tàu chợ, nhưng khoang nằm cũng đỡ nhộn nhạo hơn, dù người ngồi, người đứng,rồi người nhòm ngó cũng chật hành lang. Tết ra, người đi Lễ trên mạn Bảo Hà,Lào Cai đông như hội, vàng mã chất hàng bao tải, thật may chúng tôi là những đứa quen du lịch bụi nhưng không quen chịu khổ, nên không phải hứng cảnh chen chúc. Vé tàu cũng mua sớm cả tuần, nên chiếm toàn giường tầng thấp, đêm ngủ ngon lành, chỉ nơm nớp lo bị mất đồ mỗi khi chuyến tàu dừng ở những ga lẻ. Với tinh thần thoải mái như thế, đêm đầu tiên trôi qua trong yên bình, và những hy vọng về một chuyến đi trọn vẹn.
 
Last edited:
Có lẽ cung đường Mường KHương - Pha Long - Simacai là một cung phượt cực hợp với những kẻ thích độc hành, tìm cái cảm giác tĩnh lặng dội ngược vào trong khi đi trên những đỉnh núi cao ngất của Pha Long và lần mò tìm xuống dòng sông Chảy.

Cung này nhà em đi 2 người 1 xe, lần mò trong khi chiều xuống. Qua được đò thì tối bưng lấy mặt.

Bao giờ thèm tự do thì lại thèm được đi lại cung đường này.
 
Cảm ơn Linh Evil đã chia sẻ. Để thay đổi không khí, xin tặng bạn Trâu, bạn Evil và các bạn vài bức ảnh hoa ở Bắc Hà. Mận và cải vàng - chúng tôi thật may mắn đón đúng những ngày mà cả mận và cải đều ra hoa đúng độ. Mận thậm chí quả đã to bằng ngón tay, có vị trong nhóm tôi đã tranh thủ ăn tại trận quả mận tam hoa còn non này. Nghe nói, mận non nhưng đã có vị. Mơ bao giờ đến mùa mận chín, lại lên Bắc Hà hái mận tại cây.

3324028025_21442393ed_o.jpg


Hoa mận

3324843984_933666ef74_o.jpg


Hoa cải vàng

3324866204_b7b2eb2c38_o.jpg


Cành mận tím

3324866764_d7e7ace92b_o.jpg
 
Phiên chợ Simacai

Góp vui với bạn dudu08 bằng bài này trích trong nhật kí từ chuyến đi năm 1998 (lâu lắc rồi hen :D). Lúc đó mới học năm 3, tui cùng với hai người bạn cũng mướn xe máy ở Hà Nội, chạy một vòng khoảng ba tuần: Hà Nội-Ba Bể-Cao Bằng-Bảo Lạc- Hoàng Su Phì- Cán Cấu, Simacai- Lũng Cú... (thứ tự ko chính xác lắm nha). Một chuyến đi khá ấn tượng nhưng chỉ có điều hồi đó chụp hình bằng máy phim, bây giờ mất hết, chẳng còn giữ được tấm nào. Thôi, tui "hát", bạn dudu08 "múa hình" minh họa nha... (beer)



Khi nghe tôi huyên thuyên có vẻ hào hứng về những điều trông thấy ở phiên chợ Sa Pa , Bắc Hà ( tỉnh Lào Cai) của người dân tộc, Sải Vần Sến – anh bạn mới quen người dân tộc Phù Lá- cười lớn : “ Chợ phiên SaPa , Bắc Hà chỉ dành cho khách du lịch , Tây balô xem chơi cho vui thôi. Muốn thật sự tìm hiểu chợ phiên của người dân tộc thì mày phải lên Cán Cấu, SiMaCai. Nhưng nói trước đi chiếc Zem (Dream) của mày thì hơi “vất” đấy”. Với một tín đồ của “ chủ nghĩa xê dịch” như tôi làm sao lại có thể bỏ qua lời đề nghị hấp dẫn như thế …


Mấy núi cũng trèo
Vì phiên chợ bắt đầu vào sáng chủ nhật nên tôi khởi hành ngay từ chiều thứ 7 để được dự chợ từ sớm. Quả là “vất” thật. Chỉ khoảng 90 cây số từ SaPa đến SiMaCai tuy đã trải nhựa quá nửa nhưng cũng mất gần 5h đồng hồ tôi mới đến được do đoạn từ Lùng Phình đến SiMai Cai phải vượt qua vài cái đèo quanh co , dốc dựng đứng tòan đá hộc, đá tảng lổn ngổn. Chưa kể chỉ sau cơn mưa nhỏ mà đường trơn như bôi mỡ , xuống dốc mà vẫn phải cài số 1, tay chân liên tục bóp, nhả thắng vì ghì chặt thắng thì trượt bánh xe , không ghì thắng thì lao xuống vực…

Đến thôn phố mới, xã SiMaCai chỉ hơn 6h tối vậy mà lại đìu hiu im ắng lạ thường . Trời lạnh ngắt, tối đen như mực, có chăng là một chút ánh sáng vàng vọt hắt ra từ vài ngọn đèn của hàng quán bên đường. SiMaCai chẳng có nhà khách , tôi phải lân la làm quen với các chị bán hàng để tìm chỗ ngủ. Chị Mai – nhà ở Bắc Hà lên SiMaCai bán men rượu- nói : “Muốn ngủ thì theo tụi tui, 2000đ/ người, chủ nhà có hỏi thì nói lên đây mua bán chứ nếu biết ông đi du lịch thì có thể tiền ngủ sẽ khác đấy”…


Hương chợ vùng cao
Không như tôi tưởng về một phiên chợ vùng cao lèo tèo người. Đến SiMaCai tôi như lạc vào vườn hoa khổng lồ đầy màu sắc bởi hàng trăm bộ váy hoa sặc sỡ sắc màu của các cô gái H’Mông ; những chiếc áo xanh dương , quần lụa đen của các cô gái Nùng ; những chiếc khăn búi thành lọn cao trên đầu của các cô gái La Chí… Mặc dù chẳng phải lần đầu tiên đi chợ vùng cao ,nhưng thấy gì lạ tôi cũng dừng lại xem , thử.

Chúng tôi điểm tâm sáng ở quầy bánh đúc của người H’Mông với giá 500 đ/bát. Cô bé nhanh chóng lấy cái bát vừa ăn của vị khách trước đem nhúng sơ vào cái xô để dưới chân và cầm luôn chiếc tô đó múc nửa tô nước ở xô bên cạnh ( mà sau này tôi mới biết đó là nước vo gạo ) . Bàn tay xanh đen ( bởi thường xuyên tiếp xúc với chất nhuộm từ cây lanh để dệt áo) của em tiếp tục cào tảng bánh đúc làm bằng bột ngô đó ra thành từng sợi và bỏ vào bát. Thế là xong. Có lẽ do ăn không quen nên cố gắng lắm chúng tôi mới ăn hết bát bánh đúc lỏng bỏng, lạnh ngắt và lạt nhách ấy.

Chợ SiMaCai hầu hết là người H’Mông, một phần nhỏ là các dân tộc La Chí , Nùng , Phù Lá… và một ít người Kinh ,người Trung Quốc từ biên giới sang buôn bán. Tuy không chia thành từng khu riêng biệt nhưng mé ngòai chợ thường tập trung các cô gái La Chí bán lạc rang, ổi, ớt… Tất cả được chia thành từng mớ nhỏ ( 500 đ/mớ), với 2000 đ có thể mua được hơn đến hơn 20 trái ổi đào ruột mềm, thơm và ngọt cực.

Trà và thuốc lào chủ yếu là do người Kinh bán. Thuốc lào được chất thành từng đống lớn , để bên cạnh là vài ống điếu ( ống điếu ở đây làm từ thân tre đực lớn và dài đến hơn nửa thước chứ không nhỏ như dưới xuôi). Các anh H’Mông chẳng cần hỏi han ai cứ tự nhiên rút sợi thuốc bỏ vào ống điếu kéo sòng sọc. Thấy được thì cứ ixa, aoxa ( tiếng H’Mông có nghĩa là 1 ngàn, 2 ngàn ). Nếu ghiền thuốc mà không có tiền cũng chẳng sao, cứ ngồi đó kéo tì tì hết điếu này đến điếu khác cũng chẳng ai nói gì. Thậm chí đến giờ cơm chủ hàng cứ việc đi ăn vô tư, bỏ hàng ở đó cũng chẳng sao vì ở đây chưa bao giờ mất cắp cả.

Sân lớn giữa chợ là nơi người H’Mông bán váy hoa, chỉ thêu, bán rượu… Tất cả ngồi xếp hàng thành từng dãy , mỗi dãy bán một món hàng. Lạ một điều là dãy bán rượu lại trung phần đông là phụ nữ và trẻ em, ít thấy đàn ông. Từ những cụ bà lụm cụm , các cô gái còn rất trẻ địu con sau lưng đến những chú nhóc chỉ chừng 11, 12 tuổi rất tự nhiên chíp môi thử rượu một cách ngon lành. Cũng cùng là rượu ngô nhưng rượu ở đây( 8 ngàn/lít ) ngon và nặng hơn so với rượu ngô ở Đồng Văn , ở Cao Bằng nhiều. Uống chừng một ngụm nhỏ thôi là đủ thấy thơm, thấy ấm cả bụng mặc dù bên ngòai trời đang rét. Aáy thế mà nhất là các cậu choai choai cứ tì tì đi “thử” hết hàng này đến hàng khác một cách vô tư . Nhưng dù tửu lượng mạnh đến mấy , “thử” giáp một vòng là bảo đảm “lao đao” liền.

Dãy cuối của chợ là khu ăn uống, chủ yếu là bún, phở, và cơm. Qua một đêm trọ chung với các thương lái tôi học thêm được nhiều điều. Muốn ăn cơm rẻ thì chớ dại kêu từng phần hoặc dĩa. Kiếm thêm vài người bạn, mua từng bát cơm trắng lớn ( 1 ngàn/ bát) và mua thịt riêng ( 4 ngàn / bát thịt luộc lớn ) ăn là lợi nhất. Phía góc chợ là hàng thắng cố với giá 5 ngàn / bát ( hơi giống như món phá lấu dưới xuôi nhưng không nêm gia vị) . Ông chủ người H’Mông tay cầm con dao bén ngót xẻo từng miếng thịt , miếng lòng , ruột từ tảng thịt lớn treo trước mặt rồi bỏ vào cái chảo cái đang sùng sục sôi. Ông chủ quán nhìn chúng tôi ăn một cách khó khăn bật cười lớn rồi nói bằng giọng Kinh lơ lớ : “Món này mày ăn một lần không quen đâu, nhưng ăn đến lần thứ ba, thứ tư là coi chừng mày “nghiện” đó”. Thật vậy vì thịt , lòng, gan, ruột còn tươi nóng không ướp gia vị được bỏ thẳng vào nồi xương nên món thắng cố có mùi rất đặc trưng. Thắng cố ngựa, bò ăn rất ngon nhưng thắng cố dê phải quen lắm ăn mới được vì có mùi rất nặng .

Tuy nhiên món được ưa chuộng nhất của dân ở đây lại là kem. Đi đâu cũng thấy từ bà già móm mém rụng hết răng cũng cầm que kem mà mút, mà cạp ,đến những anh thanh niên to khỏe đang vác bao gạo chạy huỳnh huỵch trên miệng vẫn không rời cây kem… Cứ nhìn thấy xưởng sản xuất kem ngay trước cổng chợ lúc nào cũng đông nghịt người là biết nhu cầu về kem thế nào. Nhìn những que kem đá đầy đường hóa học bán với giá 500 đ/ 3 cây được làm ra trong điều kiện vô cùng thiếu vệ sinh tôi thấy lo cho sức khỏe của bà con …

Phía ngòai chợ , nơi gần đồn biên phòng là chỗ bán gia súc. Nơi đây có vẻ ồn ào và ngộ nghĩnh nhất. Ngòai những con ngựa cột thành hàng dài ven đường đi thi nhau hí loạn xạ, người thì địu heo sau lưng , người thì cầm sợi dây buộc con lợn, con gà dắt đi như thể người dưới xuôi dắt chó đi dạo. Mấy chú heo mọi ụt ịt chạy lung tung làm các “ông bà chủ” của nó cũng phải chạy theo mệt phờ. Người mua thì săm soi vỗ bụng, vạch răng con lợn , nắn diều con gà y như một bác sĩ thú y đang chẩn bệnh. Người bán thì im lặng , xếp thành một hàng dài , không rao bán , không than phiền. Ở đây bán không cân kí, ai ưng con nào thì chỉ con đó rồi ra giá, thấy được họ bán luôn , không kèo nài.

Đang đi dạo quanh chợ tôi chợt nghe tiếng sáo Mèo, tiếng khèn dìu dặt vang lên giữa phiên chợ đông đúc. Tưởng một anh chàng nào đó đang thổi khèn lượn lờ quanh cô gái mà anh ta thích đầy trữ tình như tôi từng đọc trong các tác phẩm văn học. Tò mò bước đến , tôi mới bỡ ngỡ vì những âm thanh như dịu dàng mơn trớn ấy lại phát ra từ cái cát sét cũ mèm của một anh chàng bán hàng dao, ổ khóa, đinh vít… Không hiểu sao tôi cảm thấy hụt hẫng, bất giác tôi lại nhớ đến tiếng sáo Mèo khắc khỏai vang lên trong đêm vắng tối qua mà lòng tự hỏi những âm thanh đến nao lòng ấy lẽ nào cũng xuất phát từ một sản phẩm điện tử?!...
 
Last edited:
Cảm ơn Linh Evil đã chia sẻ. Để thay đổi không khí, xin tặng bạn Trâu, bạn Evil và các bạn vài bức ảnh hoa ở Bắc Hà. Mận và cải vàng - chúng tôi thật may mắn đón đúng những ngày mà cả mận và cải đều ra hoa đúng độ. Mận thậm chí quả đã to bằng ngón tay, có vị trong nhóm tôi đã tranh thủ ăn tại trận quả mận tam hoa còn non này. Nghe nói, mận non nhưng đã có vị. Mơ bao giờ đến mùa mận chín, lại lên Bắc Hà hái mận tại cây.

3324028025_21442393ed_o.jpg


Hoa mận đẹp và trông quen quen ,giống của bạn nào gửi cho em í :D, Bạn í cũng hẹn bao giờ mận chín thì cho em đi hái mận cùng .:gun
 
@ Zhou: Ờ, thì là một thành viên trong đoàn mà, chắc thế!!! Bao giờ mận chín có đi hái mận không!!! Khoảng tháng 6 nhé. Bắc Hà cũng hay lắm, nghe nói em vừa bị hụt quả Bắc Hà đúng không. Tháng 6 đi nắng đẹp, có lúa, có mận, lúc đấy cũng chưa muộn đâu Zhou!!!
 
Chợ Cán Cấu - những sắc màu rực rỡ của một ngày chợ phiên u ám

3328065206_18ecc9f767_o.jpg


Bữa sáng

3328047258_72c82eeda6_o.jpg


Hàng vải

3328069836_a88153f109_o.jpg


Loại vải màu vàng chanh này không rõ sẽ dùng để làm gì, vì vải rất cứng, khổ nhỏ, nhưng cũng là loại được nhiều người xem nhất.

3328068984_58ac0d58c8_o.jpg


Tiểu thư vùng sơn cước

3327236401_a6492740b3_o.jpg
 
Đọc bài của bạn làm tôi hồi tưởng lại những gì chúng tôi cũng vừa trải qua vào dịp Tết dương lịch,lịch trình của chúng tôi khác bạn một chút,vì chúng tôi còn lên Y Tý, Lũng Pô. Nhìn những bức ảnh bạn post lên thì thấy vẫn chẳng khác gì so với dịp chúng tôi đi,cũng vẫn sương mù dày đặc, vẫn đường vừa nổ mìn phá đá, vẫn con đò qua sông Chảy, song chúng tôi còn được chứng kiến những điều thú vị hơn: chợ Pha Long (chúng tôi đến Simacai vào tối thứ 7 nên ko kịp phiên chợ Cán Cấu, chỉ đi được chợ Pha Long và Bắc Hà vào ngày chủ nhật hôm sau), trò chơi của những em bé thôn Thù Dao (cái thôn ngay trước đoạn xuống đò qua sông Chảy ấy). Chỉ tiếc là khi đó ko có nhiều hoa mận hoa cải đẹp như của bạn thôi, còn các kỷ niệm khác thì vô cùng đáng nhớ.
Mời bạn vào đây để chia sẻ những cảm nhận của tôi về cung đường này
http://vn.myblog.yahoo.com/trunganh_milan/article?mid=286
 
Ngày 7 tháng 2 - Ngày 13 tháng Giêng
Chợ Cán Cấu - một phiên thứ 7 đầu xuân


Rời Simacai muộn, vì đường từ đây đến chợ Cán Cấu chỉ chừng mươi km, trong khi phiên chợ sẽ diễn ra cả buổi sáng, cao điểm nhất vào tầm 10 giờ sáng. Chính vì vậy mà chúng tôi không vội vã lên đường ngay. Đường đi khá đẹp, thật là mơ ước so với hành trình hôm qua. Đi vòng vèo một lúc, chắc chỉ chừng 15 phút, chúng tôi đã thấy chợ Cán Cấu bên đường. Lúc này mới có hơn 8h, chợ mới bắt đầu xếp hàng. Chợ nằm chênh vênh trên 1 sườn núi, rất nhỏ so với chiếc xe máy của chúng tôi, nên chỉ chừng 3 phút đã lượn xong 1 vòng quanh chợ. Xác định xong địa hình, chúng tôi đi sâu vào chợ, đến một hàng chuyên bán đồ tranh thêu thổ cẩm, thấy có mấy tấm ưng ý, chúng tôi sà vào. Một cuộc mua bán chóng vánh diễn ra, nhưng đã ngốn của cả mấy đứa chừng 500 ngàn đồng. Chẳng biết đắt hay rẻ, thấy ưng là mua thôi, nhưng cũng khá rẻ nếu so với giá ở Sapa mà cách đây chừng 3 -4 tháng tôi vừa lượn qua. Mua hàng xong, gửi luôn tại hàng để còn chơi chợ. Tiện thể gửi luôn xe máy, gửi các thể loại đồ đạc lằng nhằng. Được cái an ninh ở đây thật sự đảm bảo, bà chủ bảo: cẩn thận thì gửi, không cứ khóa vào để đấy, chẳng ai làm gì đâu. Nhưng cái tính cẩn thận của người Kinh, cũng như nỗi lo sợ thường trực của người thành phố làm chúng tôi vẫn cứ cẩn tắc vô áy náy. Đi loanh quanh ngắm hàng, ngắm chợ vẫn còn thưa thớt, chúng tôi sà ngay vào một hàng ăn, có vẻ sạch sẽ nhất của chợ Cán Cấu. Tuy mang danh Phượt nửa mùa, nhưng tôi cũng hơi khó ăn, nhìn bẩn bẩn là kinh, không dám ăn, chọn nhà hàng này, chắc là có đắt 1 tý, bù lại được cái yên tâm. Tôi chỉ dám gọi những món truyền thống, như thịt nướng, phở, trong khi những người bạn kia thì liều mạng gọi món thắng cố. Bà chủ hàng bảo: lấy bao nhiêu; 30 ngàn hay 40 ngàn. Bảo: thôi, ăn thử thôi, gọi 10 ngàn thôi. Thế mà mang ra bát thắng cố to như cái chậu con, hú hồn. Gọi cả chắc chết chìm trong bát thịt ngựa này mất. Tôi không đụng đũa, còn mấy vị kia hít hà có vẻ ngon lắm. Món thịt nướng ăn cũng tạm được, tất nhiên là theo khẩu vị của tôi. Mấy vị dân tộc gợi ý: rượu ngô Cán Cấu ngon lắm, có thử không. Thôi, em xin, em không uống được rượu. Ăn xong, thấy mấy món thịt treo bếp, cá nướng rất hấp dẫn, nhưng mà thôi, đi đường xa an toàn bụng dạ làm đầu.
Rồi lại chơi chợ. Chợ Cán Cấu chủ yếu bán vải vóc, nông cụ, và mía, rất nhiều mía. Có cả khu bán trâu nữa. Chợ cũng vui, nhưng tôi vốn quá quen với các phiên chợ vùng cao này, nên không hứng thú mấy. Đi loanh quanh thêm một lúc, lại mua thêm một đống tranh thêu dân tộc. Thật là dại, vì mãi sau mới biết, ngày hôm sau cũng những hàng này lại xuống chợ Bắc Hà. Mất công chúng tôi thồ như ngựa thồ hàng.
Rồi chuyện đi WC. Cô bạn cùng đoàn muốn lắm, nhưng chẳng biết tìm đâu. Theo thói quen ở đây, đàn ông thì chạy lên sườn núi ven chợ, nấp sau bụi cậy hay tảng đá gì đó. Chị em thì chịu. Có cái WC công cộng xây sau chợ, mấp mé định đi vào,gặp ngay anh dân tộc ngồi án ngữ. Thấy người lạ, anh chàng lấy tay che mặt. Đúng phong cách vùng cao...
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,800
Bài viết
1,138,682
Members
192,751
Latest member
sv3885acom
Back
Top