What's new

Phượt Đà du Đông Bắc (12-16/2/2011)

Hành trình đã kết thúc được vài ngày, vẫn đang còn dư âm đậm nét. Tôi sống ở phương Nam ấm áp, là người có mặt sau cùng trong đoàn, và cũng về tới nhà sau cùng.
Gần 1 tuần chịu cái mưa rét mùa đông miền Bắc, trở lại Saigon dẫu vào lúc nửa đêm, vẫn thấy dễ chịu hơn ít nhiều – có lẽ vì đã sống ở miền Nam khá lâu, cơ thể quên mất cách chịu rét rồi.

Chuyến đi của PĐN, do Pô lão vạch ra, lên kế hoạch. Nếu lão để trên box Tìm bạn đồng hành, chưa chắc tôi đã theo được, may mà lão để “mở” ở topic của PĐN trong box Hội phượt theo khu vực, nên tới giờ phút chót vẫn nhào vào đi được.
7 anh em, 4 chiếc xe, 5 ngày đêm cùng nhau rong ruổi cung đường phía Bắc – Đông Bắc đúng vào dịp không khí lạnh tăng cường ở miền Bắc sau đợt ấm áp giữa Tết Nguyên đán.
Ngoài chàng Mơ sống ở Hà Nội, 6 người còn lại đều đang sinh sống ở Đà Nẵng, Saigon, tức là đều hiếm khi trải qua sự lạnh của mùa đông miền Bắc. Vì thế, hành trình trong mưa phùn giá rét, dẫu làm cho việc chụp ảnh dọc đường gặp nhiều trở ngại – và thực sự thì ảnh chụp được khá … xấu – nhưng bù lại, nó lại tạo ra một sự thú vị khác, không ghi lại bằng hình ảnh được. Đó là cái cảm giác sung sướng – ít nhiều là như vậy – khi vượt qua được những điều kiện khắc nghiệt (Nói thế có vẻ to tát, nhưng với những người sống ở phía Nam ấm áp quanh năm, việc chạy xe trong mưa phùn ở 7độ C, quả là một sự khác biệt rất lớn. Việc thích nghi trong thời gian rất ngắn, quả cũng không phải dễ).
Khi hành trình gần kết thúc, bữa ăn trưa cuối cùng với nhau gần Chi Lăng, trong lúc cao hứng, Pô lão dõng dạc “tuyên” : lâu nay Tunbo với Mer vẫn có “quan hệ” quen thân với PĐN, giờ coi như đã thành thành viên chính thức.
Ôi Pô lão, chuyện đó … nhằm nhò gì đâu chứ (sau đó về đến Đà nẵng, khi đang kể chuyện với bang chúng, Pô lão lại bẩu là “5 anh em PĐN” nhá :D). Anh em có thể bốn bể là nhà, điều quan trọng là sự đồng cảm và chia sẻ.
Bị/được Pô lão giao việc mở topic Hồi ức chuyến đi, Lãnh chúa trại Vịt vừa mừng, vừa lo.
Mừng vì được trưởng lão tín nhiệm.
Lo vì xưa nay đi một mình, viết gì cũng dễ, chưa nghĩ ra, thì … để đó, lúc nào nghĩ ra thì viết tiếp. Còn đây là lần đầu ghép nhóm.
Tuy nhiên, để thuận lợi trong việc viết, bữa nọ chia tay trên sân bay Nội Bài, Pô lão có rỉ tai cho một chuyện … bí mật, mà lão chưa từng nói ra. Nhờ vào đó, chắc chắn (ban đầu) khi viết sẽ bớt khó khăn.
Các cụ, các bác, các cô, các anh, các chị, các em, các con, các cháu (nếu có) cứ chém gió vô tư theo mạch bài.

(Hình ảnh thì xin phép được mượn của tất cả các anh em bạn bè có chụp đoàn theo từng thời điểm phù hợp)
 
CAO BẰNG - THÁC BẢN GIỐC : BIÊN GIỚI MƯA LẠNH (tiếp)


Thác Bản Giốc đẹp quá, "khuyến mãi" cả nhà thêm mấy tấm ... xấu xấu.


IMG_5213.jpg


IMG_5231.jpg


IMG_5232.jpg


IMG_5216.jpg



IMG_5217.jpg

Giữa trưa mà mây vẫn phủ kín ngọn núi thấp.


p1050500700x0.jpg

Pô lão bỏ đi đâu chụp thác, nàng Út ngồi ... mếu hay sao ấy :)) - Máy Mer chộp được
 
CAO BẰNG - THÁC BẢN GIỐC : BIÊN GIỚI MƯA LẠNH (tiếp)


IMG_5234.jpg

Rồi cũng đến lúc phải đi, xem lại đường đi lần nữa.


IMG_5240.jpg

"Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang."
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)



IMG_5236.jpg

Một bô tập thể trước khi rời thác Bản Giốc.


IMG_5235.jpg


IMG_5245.jpg

Chụp thác lần cuối, trước khi về bãi xe.


IMG_5250.jpg

Chập chùng núi đứng ngửi mây
Dòng thác nhỏ giữa lùm cây xanh rì.


Giữa trưa, trời vẫn xầm xì mưa lạnh. Đến lúc phải rời thác, cả đoàn quay trở lại bãi xe.
Cơm trưa đã được mấy chị em đặt sẵn từ trước khi xuống thác, khi mọi người quay lên, đồ ăn được dọn ra.
Thị bò, cá, rau,... trông rất ngon mắt.
Vì lạnh, và đường chiều còn xa, tất cả đánh chén rất ngon miệng, và dĩ nhiên dọn sạch sẽ đồ ăn. Để chống cái lạnh thấu xương, tất nhiên Vodka vẫn là thứ tốt nhất có thể dùng lúc đó.
Điều đặc biệt là, mấy chị em lúc này hào hứng với Vodka một cách bất ngờ. Chim Cánh Cụt cứ ngơ ra khi Chim Đà Điểu nâng chén cụng liên tục.


p1050540700x0.jpg

Hào hứng với bữa trưa, dĩ nhiên không thể thiếu Vodka. - Máy Mer chộp
 
Nhớ lại quãng đường từ Tĩnh Túc đến Cao Bằng mà thấy ớn. Núi noi trùng trùng điệp điệp, trời thì nhá nhem tối, cứ như ở một thế giới khác mà ko biết có tìm đc đường ra không. Em sợ, cứ ngồi ôm chặt bác Pô mà chẳng dám ho he gì cả.
Haizzzzz, còn cảm giác khi nhìn thấy con đường cái dẫn vào tp Cao Bằng, phải gọi là "Sướng" =))
 
@ Ariel : cái tấm Chim Đà Điểu cầm cả chai Vodka say sưa ... chống rét, thể theo yêu cầu của nàng ấy không post lên, sợ nhiều người choáng, nên ... phải gỡ xuống rồi.


QUẢNG UYÊN - ĐÔNG KHÊ - THẤT KHÊ : ĐƯỜNG NÚI ĐÔNG BẮC SƯƠNG MÙ DÀY ĐẶC


Chừng 13g, bữa trưa kết thúc, đoàn lữ khách phương xa lại nai nịt lên đường, vẫn đóng hết cả bộ đi mưa, vừa là do trời rất âm u, lúc mưa lúc không, vừa là để chống gió lạnh.

Trời càng lúc càng lạnh, suốt dọc đường trở ra Quảng Uyên, quả nhiên lúc mưa, lúc tạnh đan xen, chỉ có cái lạnh là chỉ tăng chứ không giảm. Chẳng ai còn chụp thêm được phát nào dọc đường.
Về đến Quảng Uyên, không ai bảo ai, lại ùn ùn tấp vào đúng cái quán nước lúc sáng để nghỉ cho ấm.


p1050556700x0.jpg

Tấp lại quán nước lúc sáng nghỉ cho ấm.


p1050557700x0.jpg


p1050558700x0.jpg

Vẫn là Bò húc và Vodka, chẳng nhớ chai Vodka thứ mấy. - Máy Mer chộp


Lúc này nhiệt độ nhích lên một chút so với lúc sáng sớm qua đây, nhiệt độ ngoài trời chừng 12 độ, nhưng gió mạnh và mưa khiến cảm giác lạnh giá chẳng bớt chút nào.
Mới ăn trưa ở Bản Giốc trước đó chưa lâu, nhưng do tiếp tục chống rét bằng Vodka, nên Chim Đà Điểu móc bánh ra để đưa cay. Mấy chị em gái nhà PĐN chiến Vodka rất máu, rất tự nhiên, tự nhiên cứ như là gặp lạnh thì phải mặc áo ấm ấy.
Trước khi lên đường đi tiếp, nàng Út còn làm thêm một chén chót cho ... ấm.

Nếu theo đường cũ qua đèo Mã Phục về lại Cao Bằng theo QL3, rồi bập vào QL4A về Đông Khê, Thất Khê thì có vẻ dễ đi, nhưng ... xa, và không muốn đi lại đường cũ.
Cả đoàn quyết định đi tiếp QL3 từ Quảng Uyên về hướng Na Rài (gần cửa khẩu Phục Hòa) rồi bẻ qua đường 208 về Đông Khê.
Có điều, ngay từ Cao Bằng, sau đó ở Quảng Uyên, hỏi dân sở tại, người thì bảo đường 208 đi được, người thì bảo khó đi vì đường rất xấu. Pô lão lại bốc alo gọi cho lão Sềnh hỏi thêm, Sềnh bảo đi tốt, xe contairner chạy được. Thế là quyết định không lộn về Cao Bằng mà cứ xiên theo hướng Đông về phía biên giới rồi đến Na Rài quặt về Đông Khê.

Đông Bắc toàn núi đá xám, có thể cảnh sắc thua sút nhiều so với Tây Bắc vốn nhiều màu sắc cỏ hoa, nhưng những cung đường núi Đông Bắc thì hoàn toàn không tệ chút nào, thậm chí là rất hấp dẫn với ai thích chạy xe máy.
Từ Quảng Uyên đi Na Rài, đường cũng toàn men sườn núi, nhưng từ đây ít có những khúc nhìn thấy con đường thấp thoáng xa tít như ở đoạn Mèo Vạc hay đoạn Bảo Lạc - Cao Bằng, mà đường liên tục ngoặt cua ôm theo các hõm núi. Cứ nghiêng trái rồi lại nghiêng phải liên tục, liên tục.
Trời lạnh, lất phất mưa, đoàn du khách cắm cúi nuốt đường núi, qua Bản Chang, vượt đèo Khau Chìa thì gặp con sông Bằng chảy phía dưới. Đến một quãng khô ráo, cả đoàn dừng lại nghỉ chút ven đường, để một số người "xả đập thủy điện" theo yêu cầu của ngành Nông nghiệp.
Nàng Út Ariel thì chẳng nói chẳng rằng, vừa xuống xe đã lảo đảo đi lại cạnh cây cọc tiêu ven đường, không ngại ngần gì, ngồi bệt xuống luôn, tựa lưng vào cọc tiêu và ... thăng ngay :)).


p1050566700x0.jpg

Phút dừng chân giữa đường Quảng Uyên - Na Rài


p1050565700x0.jpg

Ariel đang ... thăng ngay trên đường :D - ảnh máy Mer chộp


Mọi người thấy nàng Út thăng say sưa, nên nán lại bên đường một lúc cho nàng nghỉ.
Sau, trước lúc tiếp tục lên đường, thấy nàng Út thỏ thẻ : "Không phải em buồn ngủ đâu, em ... bị Vodka hành đó thôi".
Khổ, mà cũng ... vui. Dọc đường du xuân, lâng lâng men cay mà làm rách cả áo đi mưa. Có lẽ nàng Út chuyến này có chuyện để nhớ mãi.
Cũng may là cái áo khoác của Ariel cũng chịu được mưa, nên chặng đường từ đó về sau cũng không bị ảnh hưởng lắm vì cái áo mưa rách.
 
QUẢNG UYÊN - ĐÔNG KHÊ - THẤT KHÊ : ĐƯỜNG NÚI ĐÔNG BẮC SƯƠNG MÙ DÀY ĐẶC (tiếp)


Đường đi tiếp đến Na Rài trời khô ráo, ngắm cảnh thoải mái, chỉ tội là lạnh không ai muốn giơ tay ra chụp ảnh.
Tới Na Rài, rẽ tay phải vào đường DT208 cắt sang Đông Khê trên QL4A. Đoạn đường có khoảng 20km làm Pô lão lo lắng mãi - có lẽ vì bị ám ảnh bởi gần ba chục km cuối cùng trên QL34. Nhưng mọi người xác định là không ngán, Chim Đà Điểu bảo "Cùng lắm là như hôm qua chứ gì".

Nhưng con đường không hề tệ như mọi người lo lắng. Mặt đường tuy có vài chỗ không hẳn là mặt đường nhựa, nhưng được lu lèn rộng rãi và rải đá dăm, chạy chả khác gì đường nhựa, thậm chí chả có ổ gà.
Nhưng từ đây, sương mù dày đặc, mới khoảng gần 5g chiều mà hai xe cách nhau khoảng chục met không thấy được nhau.
Lãnh chúa chạy sau cùng, chỉ trong giây lát, hơi nước phủ mờ tịt cái kính chắn gió của nón Fullface, không nhìn thấy nổi đường. Lật kính lên thì ào một phát, mặt mũi ướt nhèm hơi sương, nhưng vẫn phải chịu ướt và lạnh để mà nhìn đường mà chạy.
Cái lạnh giá buốt làm ngón tay cái bên phải của y trở nên đau nhức - sau tai nạn đêm 30/12/2010, hình như nó không còn phục hồi lại được như cũ, cứ gặp lạnh là đau cứng đơ.
Khúc đường này cắt ngang núi bẻ từ phía biên giới trở lại nội địa, đường còn vòng ngoặt liên tục dày đặc hơn cả đoạn từ Quảng Uyên về Na Rài, đã thế, sương mù lại cực dày, mặt đường ướt loang loáng, bật đèn lên cũng chả tác dụng nhiều trong việc nhìn đường, chủ yếu để xe ngược chiều nhận ra nhau mà thôi.

Qua đèo Bá Quảng gần đến Đông Khê, xe chàng Mer lại bắt đầu ca khúc ken két nơi bánh sau, KURA lại chuyển sang xe Lãnh chúa. Vì từ Đông Khê về Thất Khê cũng không quá xa và trời đã sập tối, nên Pô lão tính cứ để Mer chạy một mình cố về Thất Khê rồi sửa luôn. Khi chạy một mình, cái xe chàng Mer nó lại bớt kêu nhiều, nên cả đoàn khi trổ xuống Đông Khê cứ tiếp tục bon vèo vèo vào QL4A nhắm hướng Thất Khê chạy luôn.
Đường chiều nhập nhoạng khá vắng, tiếng là Quốc lộ, nhưng đường khá hẹp, được cái là phẳng chứ không xấu. Người đi lại trên đường khá ít.
Mer được "lệnh" cứ phi trước, không phải lo chờ mọi người. Hắn phi trước, lỡ có hỏng hóc gì, mọi người đi phía sau còn ứng cứu.
Thế mới biết đi đường xa nên có ít nhất 1 xe chạy đơn, lỡ có hỏng hóc xe cộ gì, còn ứng cứu nhau dễ - xấu nhât, lỡ có phải kéo đẩy dọc đường, người ngồi sau của xe hỏng sẽ chuyển sang xe đang chạy đơn, đẩy 1 người vẫn dễ hơn đẩy xe chở đôi.

Từ Đông Khê đất Cao Bằng về Thất Khê đất lạng Sơn, chỉ khoảng 25km, đường vẫn là đường đèo dốc chạy ven sườn núi. Đến đoạn này, Mer băm lên trước, 3 xe sau cũng tăng tốc, có lúc đoàn tách rời nhau khá xa, trên đường núi vắng lúc nhập nhoạng chỉ có xe của mình trên đường. Sau Lãnh chúa và Digicuong sợ Pô lão trục trặc xe, nên tấp lại chờ, khi Pô lão lên đến, 3 xe chạy liền với nhau.
Qua đèo Mường Kim nơi ranh giới 2 tỉnh Cao Bằng - Lạng Sơn, sương mù lại dày đặc trở lại, và mưa bắt đầu xuất hiện dày. 3 xe sau chạy khá sát nhau, một đoạn ngắn lại gặp đèo Lũng Phẩy (Thật ra, cả đoạn đường dài đều chạy bên sườn núi, đều đáng gọi là đèo, chẳng qua mấy chỗ đó dốc cao hẳn lên và đường quanh co hơn hẳn những đoạn kia mà thôi).

Đang đổ dốc đèo Lũng Phẩy, lại gặp chàng Mer (chạy trước một đoạn) đang hì hụi dừng bên đường. Bánh sau kêu ken két to quá, hắn xót ruột và lo lắng, đang dừng lại xem xét, kiểm tra.
Giữa đèo hoang vắng lúc trời nhá nhem, mưa và lạnh, chẳng biết tính thế nào. Ổ bi sau mới thay tối qua, nhưng gã Mer này thay có một ổ bi bên phía đĩa xích - đáng ra nguyên tắc là phải thay cả cặp ở cả hai bên luôn.
Chỉ còn khoảng chục km nữa là về đến Thất Khê, trời đã tối. Bàn tính một hồi, thử một hồi, thấy cứ vào số kéo ga thì nó kêu, còn quay bánh xe thì nó không kêu. Bèn quyết định cứ để chàng Mer ... chạy cố tiếp, nếu xuống dốc thì tận dụng đà dốc mà không kéo ga.

Cuối cùng, khoảng 18g30 ngày 15/2/2011, cả đoàn ướt nhẹp và lấm lem bùn đất cũng tiến vào thị trấn Thất Khê (huyện Tràng Định - Lạng Sơn).
Dừng lại đầu thị trấn tính sủa xe Mer, gặp hai ông thợ đang mải đánh cờ, nhất định bảo không phải do ổ bi bánh sau, và không chịu mở ra kiểm tra. Mà kỳ lạ, lúc đó nó lại hết kêu ken két.
Cả đoàn bèn tiếp tục đi vào thị trấn tìm nhà nghỉ. Cuối cùng tìm được khách sạn Thanh Hằng ở cuối thị trấn. Khách sạn kiêm đại lý xe máy Suzuki luôn, tiện thể giao xe Mer cho cửa hàng xử lý.
Xong xuôi, tất cả kéo vào phố ăn tối. Một ngày cũng khá vất vả, nhưng không vất vả theo cái kiểu của ngày hôm trước từ Bảo Lạc về Cao Bằng.
Bữa ăn tối khá muộn, nhưng ấm cúng và vui vẻ, với Vodka còn lại từ Quảng Uyên. Sau mấy ngày đồng hành, đồng cam chịu ... rét, mấy anh chị em trong đoàn lúc này đã thân thiết nhau lắm rồi, đi đến đâu cười đùa đến đấy, cả lúc sắp leo lên giường cũng còn thò sang phòng khác trêu nhau một lúc.

"Đúng là đám người ... rảnh việc, nhà cửa ấm êm, vợ con đề huề thì không ở, kéo nhau đi dầm mưa dãi rét. Thật bó tay"
- đấy là Pô lão than như thế dọc đường =))
 
THẤT KHÊ - ĐỒNG ĐĂNG - HÀ NỘI : NGÀY CUỐI CỦA HÀNH TRÌNH


Đêm ở thị trấn nhỏ vùng núi, mưa và lạnh, thêm một ngày đường chủ yếu đi trong mưa rét, nên khi măm bữa tối xong, trêu nhau một lát rồi mọi người đều nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Ngày áp chót của hành trình vừa qua là ngày thời tiết khắc nghiệt nhất : mưa nhiều và nặng hạt nhất, lạnh nhất.
Nhưng mọi người dường như đã quen dần với cái lạnh, giờ giấc vẫn giữ được thói quen chính xác.
Đúng 6g sáng, trời còn tối, phố xá mờ mịt trong màn mưa bụi, vài cột đèn đường trong thị trấn còn sáng đèn, hắt ra thứ ánh sáng vàng ệch dưới mưa, cả đoàn khách phương xa đã lục tục rời khách sạn.
Việc đầu tiên là phải đi đổ xăng và ăn sáng. Bên trong thị trấn chỉ có 1 cây xăng, khi cả đoàn kéo qua, cây xăng vẫn còn ... chìm trong giấc ngủ, nên phải kéo nhau đi ăn sáng trước. Lại là những món quen thuộc gần 1 tuần nay : bún và phở.


p1050577700x0.jpg

Ăn sáng ở Thất Khê. Phố xá còn tối, điện đường, điện quán đều phải bật sáng - ảnh máy Mer


Ăn sáng xong rồi, mà cây xăng vẫn còn chưa thức dậy, nhưng ai mà biết khi nào nó mới dậy, nên PĐN cứ đúng giờ là lên đường. Ra khỏi thị trấn chừng hơn cây số thì có trạm xăng trên QL4A.
Ra khỏi Thất Khê, mưa lại bắt đầu dày hạt, đường đèo dốc ướt nhẹp và đầy bùn đất. Qua khỏi Thât Khê chừng chục km, con đường bắt đầu vào các đèo nho nhỏ. Qua hết đèo Kéo Đẩy, đến đoạn đèo Khách thì bắt đầu thấy sông Kỳ Cùng chảy song song với con đường.


p1050582700x0.jpg


p1050585700x0.jpg

Đường đèo ướt và đầy bùn đất.


Lần lượt, các thị trấn nhỏ trên đường : Nà Cạn, Lũng Vài đã trôi lại phía sau, ngang đèo Bó Củng, mưa ngớt ngớt, cả đoàn dừng lại chụp vài kiểu. Một bên là vách đá vôi dựng đứng, một bên là sông Kỳ Cùng xanh ngắt chảy phía dưới.


IMG_5252.jpg

Một bên vách núi đá vôi dựng đứng


IMG_5255.jpg

Một bên là dòng sông Kỳ Cùng xanh ngắt chảy phía dưới


IMG_5264.jpg

Pô lão : "Lau giày, lau biển số xe cho sạch, sắp vào Tân Thanh rồi"


p1050605700x0.jpg

Một phát đầy đủ cả đoàn trước khi tiếp tục lên đường
 
THẤT KHÊ - ĐỒNG ĐĂNG - HÀ NỘI : NGÀY CUỐI CỦA HÀNH TRÌNH (tiếp)


Tiếp tục đi, qua Nam Sầm một quãng thì rẽ trái lên cửa khẩu Tân Thanh.
Trái với sự vắng vẻ dọc QL4A, Tân Thanh nhộn nhịp hơn nhiều, mặc dù mới vừa qua Tết, hàng hóa không nhiều như hồi cuối năm.


IMG_5268.jpg

Cửa khẩu Tân Thanh, bên kia là đất Trung Quốc rồi.


IMG_5265.jpg


IMG_5267.jpg

Đoàn PĐN vừa đến cửa khẩu.


p1050625700x0.jpg

4 tay lái bên ngựa ở của khẩu Tân Thanh.


Ban đầu cũng định gửi xe, lò dò sang đất Tàu chơi một hồi, nhưng chàng Mer lại không đem theo Hộ chiếu. Đi thì tất cả cùng đi, không thì thôi.
Vì không ai lại bỏ bạn lại làm Bật Mã Ôn trong khi mình tung tẩy nơi đất khách. Không đi chợ bên Tàu thì đi chợ đường biên bên đất Việt vậy.

Chợ đường biên Tân Thanh, chủ yếu hàng Tàu - dĩ nhiên. Nhưng Tết vừa mới đi qua, hàng về chưa nhiều, chủ yếu là quàn áo, giày dép và đồ điện tử Trung Quốc.
Vợ chông nhà Chim vác theo khá nhiều đồ trở ra, KURA và Ariel vác áo khoác, Lãnh chúa thì chỉ xách theo ít hạt dẻ, còn Mer chỉ dạo dạo.
Riêng Pô lão thì tấp vào quán nước nơi gửi xe, mới nhoằng một cái, đã thấy lão ngửa cổ dốc chai bia Tàu vào miệng, khà một hơi dài đầy sảng khoái.


IMG_5269.jpg

Tập kết ở quán nước đối diện chợ. Pô lão đã ngồi đánh bia Tàu ở góc khuất bên kia rồi.


Rời cửa khẩu Tân Thanh về xuôi, lúc này đã hết mưa, trời vẫn lạnh, nhưng bắt đầu về xuôi, về với phố xá nhiều hơn trên đường. Thế là bắt đầu có một số em thà chịu lạnh để ưu tiên ... thời trang - quả là một sự hy sinh ... đáng giá :)).
 
Công nhận lãnh chúa thuộc và nhớ nhiều địa danh phết. Anh chỉ nhớ được một số địa danh chính thôi. Đi qua con sông Kỳ Cùng nổi tiếng mà không biết.
 
CAO BẰNG - THÁC BẢN GIỐC : BIÊN GIỚI MƯA LẠNH (tiếp)


IMG_5195.jpg

Cột mốc 836 - nếu tính theo vị trí cột mốc, thì quả là phần lớn thác thuộc về Trung Quốc

Với những nơi biên giới là sông, suối thì cột mốc cắm 2 bên bờ mỗi bên một cột và đánh số (1),(2). Yêu cầu bác sửa lại bài viết tránh gây ra hiểu lầm
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,681
Bài viết
1,135,144
Members
192,382
Latest member
new88markets
Back
Top