What's new

[Tổng hợp] ROME - Thành đô vĩnh hằng

"Thành đô vĩnh hằng" (Eternal City) là tên mà người ta dành riêng gọi thành Rome. Cũng không có gì là quá, khi thành phố hùng vĩ này đã là Kinh đô của La Mã trong suốt 500 năm Cộng hòa, 400 năm Đế quốc, và là Kinh đô của Giáo hội lớn nhất trên thế giới cho đến tận ngày nay.

Đã từng đến thăm Rome, cũng chỉ trong ba ngày, quá ngắn cho một thành phố nổi tiếng đến thế, nhưng cũng muốn viết chút gì cho Rome, dù biết rằng viết về Rome thì cả chục cuốn sách cũng không đủ, và tìm trên mạng về Rome thì cũng vô thiên lủng.
 
Last edited:
Facade


Mặt tiền của Nhà thờ, có một hàng chữ to tướng, đại khái ghi niên đại hoàn thành mặt tiền này, cùng với Hiệu của vị Giáo hoàng đang tại vị khi đó. Cái thú ghi tên mình lên các công trình hình như ở đâu cũng vậy.
Phía trên nóc có tượng của Chúa Jesus, John Tẩy giả và 11 Tông đồ nữa. Riêng hai thánh Peter và Paul thì có tượng đứng ở trước. (Bác Matador có thể thấy là do mặt tiền cao nên các tượng mới nổi bật lên, còn nếu không thì có thể bị lẫn trong hình mái vòm rồi...)


PeterPaul là hai Tông đồ đã đến Roma, và đều tử đạo tại đây. Peter - theo Công giáo - là Tông đồ Trưởng của Jesus, và Jesus trao toàn quyền lãnh đạo Giáo hội cho Peter. Nhà thờ St.Peter được tin là xây ngay trên mộ của thánh Peter, còn nhà thờ St. Paul được cho là xây trên nơi có mộ của thánh Paul.

Trong các bức tượng, thường thánh Peter cầm chiếc Chìa Khóa, vì theo một câu Kinh thánh, Jesus đã nói với Peter rằng: Ta trao cho ngươi Chìa khóa vào nước Thiên đường.
Còn thánh Paul cầm kiếm, với ngụ ý trừng phạt kẻ có tội.

Tượng thánh Peter và Paul, tượng trưng cho Thưởng - Phạt, khiến tôi liên tưởng đến hình tượng ông Thiện - Ác tại chùa.

Cái ban công ở chính giữa tầng hai, chỉ được dùng trong dịp ra mắt của Giáo hoàng mới mà thôi.
 
Last edited:
Swiss Guards

Một trong những hình ảnh thu hút du khách ở Vatican là các anh lính Thụy Sỹ bảo vệ Tòa Thánh. Có tổng cộng 100 anh, phải là người Thụy Sỹ và tín đồ Công giáo. Chọn Thụy Sỹ là vì nước này thường trung lập trong các cuộc chiến tranh.

Đội quân này được thành lập 500 năm trước và được Michelangelo thiết kế cho một bộ quần áo rất đặc biệt, với sọc xanh đỏ vàng, ống thụng mà túm, cổ trắng xếp nếp. Vũ khí của các anh vẫn rất cổ điển, y hệt 500 năm trước. Việc bảo vệ bằng vũ trang hiện đại do các anh cảnh sát của Italia đảm nhiệm, còn các anh này chỉ mang tính truyền thống và biểu tượng thôi.

Nói chung là trông các anh khá giống lá bài Joker trong bộ bài tú-lơ-khơ.

Cái cổng mà hai anh này đang đứng canh là lối dẫn vào khu Hoàng cung của Giáo hoàng, nằm ngay sát bên cạnh Nhà thờ St. Peter.

 
Last edited:
Basilican Doors

Bước vào khu vực này, bắt buộc phải ăn mặc nghiêm chỉnh, nghĩa là bên trên thì không được hở vai, lưng, bụng, bên dưới thì không được hở từ đầu gối trở lên, không mang đồ kim loại.

Nhà thờ St.Peter ở mặt trước có 5 cửa, đều đúc bằng đồng.

Cửa tận cùng bên phải là Cửa Thánh (Holy door) hay Cửa Thánh Nữ, cánh cửa thiêng liêng chỉ mở trong những Năm Thánh, 25 năm mới có một lần, và phải do đích thân Giáo hoàng mở. Cửa tận cùng bên trái là Cửa Cái Chết (Death Door), vì những hình chạm đồng trên đó mô tả cái chết. Cửa này mở thường xuyên.

Cửa chính giữa so với nhà thờ thì không tương xứng. Nó quá bé với một công trình vĩ đại thế này. Thế nhưng các Giáo hoàng đã quyết định dùng nó vì nó là cánh cửa từ Nhà thờ cũ chuyển sang, và đồng để đúc nó lấy từ những đồ vật thờ cúng còn xa xưa hơn nữa. Do đó nó thực sự mang một giá trị lịch sử và tôn giáo lớn.

Không chỉ có cánh cửa, trong nhà thờ này có vô số vật liệu, báu vật từ nhà thờ cũ cũng như các nhà thờ và đền thờ khác, không chỉ ở Roma mà còn khắp trên thế giới. Trong số đó đáng kể đến là hơn 2000 tảng đá làm móng được lấy từ Đấu trường Colosseum, mà theo Công giáo thì các tảng đá đó lấy từ Đền Thánh Jerusalem từ năm 70.



Cửa chính giữa Nhà thờ St. Peter.​
 
À, mà bác Matador là chuyên gia, cho biết Nhà thờ này xây bằng những vật liệu gì mà tốt thế?

Nhà tớ có chiên gia chiên dụng gì đâu, cũng mù tịt cả - chắc chúng nó cứ vác đá về xây làm gì chả tốt :D. Nhà gỗ của chúng nó còn tồn tại cả vài trăm năm chưa hỏng, nói gì đến đá. Môi trường và khí hậu cũng thuận lợi hơn, cộng thêm con người biết cách giữ gìn và tu sửa nên các công trình kiến trúc của họ tồn tại lâu hơn và bền vững hơn.
 
Nhà tớ có chiên gia chiên dụng gì đâu, cũng mù tịt cả - chắc chúng nó cứ vác đá về xây làm gì chả tốt :D. Nhà gỗ của chúng nó còn tồn tại cả vài trăm năm chưa hỏng, nói gì đến đá. Môi trường và khí hậu cũng thuận lợi hơn, cộng thêm con người biết cách giữ gìn và tu sửa nên các công trình kiến trúc của họ tồn tại lâu hơn và bền vững hơn.

Hì, nhưng mà chất gắn kết của họ là cái gì, so với ngày nay thì thế nào? Dù biết rằng người La Mã từ đầu công nguyên đã biết dùng ximăng, nhưng ximăng ngày ấy nó được làm và dùng thế nào mà tốt thế?
 
Constantine statue


Tận cùng hai đầu của tiền sảnh dài hơn 100 mét, là hai pho tượng cẩm thạch hai kị sĩ tuyệt đẹp do Bernini tạc, cùng với bức rèm cũng bằng cẩm thạch mềm mại như lụa. Đó là hai vị Hoàng đế vĩ đại, một có công lớn nhất với Thiên Chúa giáo nói chung một có công lớn với Công giáo nói riêng.

Đó là Đại đế Constantine, hoàng đế La Mã đã chính thức công nhận Thiên Chúa giáo là quốc giáo năm 313, và là hoàng đế đầu tiên chịu phép rửa tội, cải đạo sang TCG. Người thứ hai là Đại đế Charlemagne, vua người Frank đã thâu tóm gần hết tây Âu, và đăng quang ngôi Hoàng đế tại nhà thờ này năm 800. Và theo Nhà thờ công giáo, thì Charlemagne đã trao tặng Giáo hoàng một vùng lãnh thổ rộng lớn trong đế quốc của mình làm Lãnh địa giáo hoàng. Về sau các nhà sử học đã chứng minh rằng tài liệu về điều đó là do các Giáo hoàng giả mạo ra hòng hợp thức hóa vùng đất mình chiếm.

Dầu gì thì hai vị Đại đế, cũng là hai vị tướng tài ba này đã được Công giáo tôn lên như là Vua Hộ giáo, và chủ đề về Constantine, Charlemagne được dùng rất nhiều trong nghệ thuật TCG.
 
Pietà

Bước qua cửa vào trong Nhà thờ, do đi cổng bên nên chưa thấy hết được tầm vóc của tòa nhà thờ này. Nhưng ngay lập tức, pho tượng để ở bàn thờ đầu tiên bên phải thu hút tôi rất mạnh. Đó là tác phẩm kinh điển Pietà của Michelangelo.

Pietà là tên gọi chung của các tác phẩm mô tả cảnh Đức Mẹ Maria bế xác của Jesus sau khi được hạ từ Thập ác xuống. Đó là một thời khắc thiêng liêng, khi mà người Mẹ bế xác con trai của mình, trong nỗi đau đớn khôn cùng, nhưng lại cũng thần thánh vô cùng, vì người Mẹ đó biết rằng con trai mình là con của Chúa, và sự Chết đó là để cứu vớt tội lỗi cho loài người, sự Chết đó vinh quang và cao cả.

Không ai có thể hiểu được tâm trạng của bà Maria khi đó, người ta chỉ cố gắng mô tả lại qua các tác phẩm nghệ thuật, mang một tên chung là Pietà.

Tôi đã đọc cuốn sách về Michelangelo từ khi còn bé, nên khi nhìn thấy pho tượng, một cảm xúc thân quen và khâm phục, phấn khích tràn ngập. Michelangelo tạc pho tượng từ một tảng đá cẩm thạch nguyên khối khi mới 22 tuổi, và 2 năm sau hoàn thành. Toàn khối tượng cao gần 2m, ngang 2m.

Khi trưng bày pho tượng ra trước công chúng, người ta không nghĩ rằng đó là tác phẩm của một chàng trai 24 tuổi, và cho đó là của một nghệ sĩ khác. Michelangelo - với sự bồng bột tuổi trẻ, đã khắc tên mình lên dải áo bắt chéo qua vai Đức Mẹ, để không ai có thể xóa đi được. Về sau ông hối hận, nhưng không thể sửa được. Và đó là tác phẩm duy nhất của ông có khắc tên ông.
 
Pietà

Ảnh từ mạng

Pho tượng là sự tương phản, hài hòa tuyệt vời giữa những nếp gấp tầng lớp của vải vóc với thân thể, cơ bắp trần trụi, giữa sự thất vọng tột cùng và bình yên vĩnh cữu, giữa cái động và cái tĩnh, sự sống và cái chết.

Tay phải bà Maria cố gắng bế trọn xác Jesus, tay trái đang vươn ra trong một nỗi đau khổ, người ngả ra sau như để ngắm con trai mình rõ hơn. Cả cơ thể bà đang trong một sự chuyển động rõ ràng, với bàn tay trái còn chưa kịp buông xuống. Ngược lại, thân thể Jesus hoàn toàn bất động, với đôi mắt nhắm nghiền, miệng hơi hé, cánh tay buông thõng lạnh lẽo, thân xác hoàn toàn dựa vào vòng tay Người Mẹ.

Nhưng khuôn mặt của bà Maria lại không thể hiện sự đau đớn, ngược lại, lại rất thanh thản, bình yên, dường như bà đang ngắm người con Đang Ngủ chứ không phải Đã Chết. Khuôn mặt bà rất trẻ, bởi theo niềm tin TCG, Đức Mẹ Đồng Trinh thì không bao giờ già. Dường như bà biết rằng con mình đã chết cho một lý tưởng cao cả, và hơn nữa, con mình sẽ sống lại....


Trước đây, đã có một kẻ điên khùng đã dấu búa vào và đập bức tượng, định phá hủy nó, may mà đã bị ngăn chặn kịp. Nhưng từ đó người ta đã dựng một tấm kính lớn chắn trước bức tượng, và người xem cũng chỉ ngắm được ở xa xa. Đó là điều rất đáng tiếc với tôi, vì tôi thực sự muốn được ngắm nó thật gần, hơn cả bức Mona Lisa.
 
Last edited:
St.Peter Basilica


Đằng xa kia là Cửa của cái Chết (Death Door). Bên trên các cây cột và mái vòm là các thiên thần, thần thánh, bay lượn. Các vị thánh tử đạo, các vị giám mục khai phá tôn giáo đứng giữa các cột trụ.

Khắp nơi là cẩm thạch, đồng, và vàng. Mái vòm là các họa tiết hoa văn mạ vàng.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,676
Bài viết
1,171,170
Members
192,352
Latest member
buyverifiedwised
Back
Top