What's new

[Chia sẻ] Ta ba lô trên đất Phật

Trước tiên xin gửi lời cám ơn đến Lquviet99 , batluong , Sư Cường , thanhtruc ... và tất cả những người bạn đã cung cấp thông tin cho chúng tôi thực hiện chuyến đi này .

CHUẨN BỊ

Năm ngoái , ở Lahsa , khi tôi hỏi Vân ( A châu của lòng tôi ) rằng em sẽ đi đâu sau khi rời khỏi Lahsa . Em chỉ qua bên những dãy núi mờ mờ và nói rằng em sẽ đến Katmandu của Nepal , một trung tâm của Ấn Độ giáo ... Lúc ấy tôi nghĩ ... " Một ngày nào đó , tôi sẽ đến Katmandu ... "
Anh bạn đồng hành với tôi trong chuyến đi Tibet năm ngoái rủ rê tôi đi Ấn Độ theo hành trình của Đức Budha ( tôi thích gọi Đức Phật của lòng tôi là Budha ) . Tôi đồng ý ngay và lên ngay một kế hoạch kết hợp hai điểm đến trong cùng một chuyến hành trình . Và do sự kết hợp này nên chuyến đi của chúng tôi đi ngược lại hoàn toàn với các chuyến đi hành hương mà nhiều người Việt đã từng đi . Điểm đến đầu tiên của chúng tôi sẽ là Katmandu , rồi đến Lumbini , Kashunagar ( Câu Thi Na ) , Sanarh ( Lộc Uyển ) và Bothgaya ( Bồ Đề đạo tràng ) .
Chuyến đi Tibet năm ngoái đã cho chúng tôi khá nhiều kinh nghiệm nên chúng tôi không còn bỡ ngỡ khi tìm kiếm thông tin từ lonely planet ( đây là sách guide book mà chúng tôi cho là hay nhất hiện nay ) . Sự tư vấn của các quân sư giấu mặt như bác Batluong , thanh truc , Sư Cường đã cho chúng tôi khá nhiều thông tin bổ ích
Nhưng không phải là không có trở ngại
Tháng 10 khi tôi đặt vé máy bay giá rẻ ở chỗ bác Lqviet99 , bác Việt báo giá vé rất cao vì tình hình xăng dầu leo thang chóng mặt .Tôi thất vọng ê chề và thậm chí có dự định huỷ bỏ chuyến đi ... nhưng nhờ niềm tin vào đức Budha .... đến cuối năm giá xăng dầu tụt dốc kéo theo sự giảm giá của vé máy bay . Nhưng khó khăn lại tiếp tục khi chúng tôi không thể nào đặt vé máy bay theo đúng lịch trình dự định vì chuyến bay thẳng từ Gaya rất hạn chế ( mỗi tuần chỉ có 2 chuyến ) . Xoay trở , co kéo đủ bề ... cuối cùng chúng tôi cũng có được vé máy bay như ý với giá 754 USD ( luôn thuế ) . Lịch bay của chúng tôi sẽ là : Sài Gòn - Bangkok - Katmandu - Bodhgaya - Bangkok - Sài Gòn .
Lịch trình dự định của chúng tôi như sau :

LỊCH TRÌNH NEPAL VÀ INDIA
27.1.2009 : Bay Sài Gòn – Bangkoc ( 20: 55 – 22:20 ): Nghỉ đêm tại sân bay
28.1.2009 : - Bay Bangkoc – Katmandu ( 10: 35 – 12 : 50 )
- Về Hotel Ganesh Himal : www.ganeshhimal.com ( 10 – 12 usd ) : 4243819 , 4263598 hay Tayoma Hotel ( 10 usd )
- Chiều tham quan Durbakr Square , Bodhanath

29.1.2009 :- Sáng tham quan Bhaktapur
- Chiều tham quan Patan
30.1.2009 - Bay đi Lumbini
- Nghỉ ở Lumbini Village Lodge ( 580432 – lumbinivillagelodge @yahoo.com ) – 250 – 350Rs – Rent bike: 100 Rs/day
- Tham quan Maya Devi temple : Fee : 50 Rs

31.1.2009 :- Buddist Monasteries Tour ( Chùa Việt Nam . Nhật Bản , Trung Quốc , Đức … )
- Trưa : Khởi hành đi qua biên giới Án Độ
- Đón xe đi Gorakhpur ( 56Rs – 2h30’ ) (đón xe ở đâu ? )
- Nghỉ tại Hotel Elora ( 2200647 – 350Rs)

1.2.2009 - Thuê Taxi di Kushinagar ( 800 Rs ) ( Câu Thi Na )
- Mua vé tàu đi Varanasi ( sleeper – 114Rs/pax - có AC : 320Rs – 5 giờ 30’ – mua vé tại quầy số 811
- Đến Varanasi – khách sạn Scindhia guest house – 2420319 – http://scindhiaguesthouse.com . ( 550 Rs )
2.2.2009- Tham quan Sarnath ( Vườn Lộc Uyển ) – cách Varanasi 10km bằng xe kéo ( 100 Rs , 30phút ) hoặc taxi ( 300 Rs )
- Chiều tham quan Varanasi
- Mua vé bus đi Gaya
3.2.2009 :Tham quan Varanasi ( chưa biết đi đâu )
4.2.2009 :
- Khởi hành đi Gaya . Đến Gaya đi xe kéo về Bodhgaya ( 80Rs )
- Ở Deep Guesthouse , 2200463 , Bodhgaya Rd ( 300 Rs ) hay Kirti Guest House ( 2200744 , near Kalchakra Maidan , 800 Rs )
5.2.2009 :
Tham quan Tháp Đại Giác ( Mahabodhi temple ) và Monastery tour
6.2.2009 : Tham quan Rajgir Hill ( núi Linh Thứu ) và Viện Phật học Nalanda
7.2.2009 - Monastery tour
- 12 giờ : Đi ra sân bay Gaya bay về Bangkoc ( 14: 45 – 21: 15 )
- Về khách sạn ở Khaosan

8.2.2009 :

- Shopping tour : Chợ chatuchak
- 16 giờ có mặt ở sân bay để bay về Sài Gòn

Thực tế chuyến đi có nhiều điều không giống như dự định ...những bài viết sau này sẽ là những trải nghiệm trong suốt chuyến đi . Hy vọng sẽ góp phần chia xẻ những thông tin bổ ích cho mọi người

KHỞI HÀNH

7 giờ tối mùng 2 , chúng tôi có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất để làm thủ tục bay qua Bangkok . Tưởng vắng nhưng ngược lại , sân bay đầy người đi du lịch . Bóng ma khủng hoảng kinh tế dường như đã dừng lại bên ngoài sân bay . Nhưng dù sao cũng cám ơn bóng ma khủng hoảng vì nhờ nó mà thủ tục xuất cảnh trở nên dễ dàng hơn , không cần viết giấy tờ lôi thôi , tôi đưa cái passport của mình cho anh hải quan xăm xoi rồi đóng dấu cái cụp .... và thế là lên đường .
Sau gần 1 giờ 30 phút bay , chúng tôi hạ cánh xuống sân bay Suvanabhumi của Bangkok , nơi mà cách đây vài tháng đã nổi đình nổi đám khắp thế giới trong cơn khủng hoảng chính trị ở Thái Lan . Chúng tôi thật sự bị shốc trước sự to lớn đồ sộ của nó . Một sân bay không lồ nhưng sự sắp xếp rất khoa học . Lần đầu tiên đặt chân đến sân bay nhưng chúng tôi lại không cảm thấy bỡ ngỡ vì tất cả mọi nơi đều có biển báo rất cụ thể . Bản đồ có sẵn tại quầy infomartion hoàn toàn miễn phí .Nhân viên nhã nhặn lịch sự .
Vì chuyến bay tiếp đến Katmandu của chúng tôi khởi hành khá sớm nên chúng tôi quyết định nghỉ đêm tại sân bay . Nhân viên của Thái Air chỉ cho chúng tôi lên tầng 3 , nơi có chỗ nghỉ cho hành khách . Nhưng khi lên đến nơi chúng tôi mới phát hiện ra , phòng nghỉ đó chỉ dành cho khách VIP , còn dạng thường dân economic như chúng tôi thì phải nằm ở ghế chờ .
Cũng may tự nhiên anh bạn đồng hành sực nhớ ra rằng mình có phiếu nghỉ tại một cái loung ở cuối tầng 3 . Chúng tôi đến đó và thật sự ngỡ ngàng trứơc sự sang trọng của nó . Trong suốt chuyến hành trình kéo dài 12 ngày thì đêm hôm đó chính là đêm đáng nhớ nhất và hạnh phúc nhất khi chúng tôi được chăn êm nệm ấm suốt 8 tiếng đồng hồ chờ máy bay . Nhưng sáng ra , khi ăn sáng tôi liếc nhìn bảng giá của cái Loung thì muốn lăn ra té xỉu : 8 tiếng đồng hồ chăn êm nệm ấm đó trị giá 160 usd ( hơn cả vé may bay khứ hồi đi Thái ) . Tôi hít hà nói với anh bạn đồng hành : " Người Thái cũng biết moi tiền nhỉ ... ? " Anh bạn tôi nhún vai cười ... " Nhưng u có hài lòng không ? Moi tiền mà u hài lòng còn hơn là u bị moi tiền mà vẫn tức như ở Việt Nam ... "

dscf4909kx8.jpg
[/URL]
Sân bay Suvanarbhumi

dscf4910fg7.jpg
[/URL]

dscf4889hb7.jpg
[/URL]

Phòng nghỉ tại sân bay trị giá 160 usd/ 8 giờ
 
Last edited:
Con đường từ Lumbini đến biên giới Nepal - Ấn Độ là một con đưởng nhỏ băng qua những cánh đồng khô cằn , những nếp nhà tranh nghèo nàn và lẩn khuất đâu đó là những gương mặt khắc khổ , lầm lũi , cam chịu của những người dân Nepal thuần hậu ...

Xe chạy khoảng 30 phút thì dừng trước một văn phòng du lịch cách cửa khẩu khoảng 100 m . Chúng tôi gặp chủ văn phòng du lịch này để nhận 2 vé tàu rồi sang một chiếc taxi khác mang biển số Ấn Độ tiếp tục lên đường . Xe chạy thẳng qua cửa khẩu sang bên kia Ấn Độ một cách dễ dàng . Do hồi hộp , quan sát những người lính Nepal đứng đầy nơi cửa khẩu nên chúng tôi quên làm thủ tục xuất cảnh . Mãi đến khi xe dừng lại tại phòng xuất nhập cảnh của Ấn Độ thì người tài xế mới sực nhớ ra là chúng tôi chưa làm thủ tục xuất cảnh nên anh ta chỉ cho chúng tôi đi bộ quay lại . Không có gì đáng để lo ngại , một nụ cười và một câu hỏi hết sức chuyên nghiệp " May I help you ? " đã đón chào chúng tôi trong văn phòng xuất cảnh của Nepal . Trong tích tắc , họ đóng dấu vào hộ chiếu của chúng tôi để hoàn thành việc xuất cảnh và trước khi trả lại cho chúng tôi , họ xăm xoi hộ chiếu rồi thì thầm cái gì đó với nhau .Tôi còn nhớ mãi câu hỏi cuối cùng của họ ... " Where ' s Vietnam ? "

Chúng tôi quay trở lại làm thủ tục nhập cảnh Ấn Độ . Cũng không có gì phức tạp khi trên bàn đã có sẵn form nhập cảnh , chỉ việc điền vào . Văn phòng nhập cảnh khá đơn sơ với một chiếc bàn dài và vài ba nhân viên ngồi nhai trầu bỏm bẻm trước cửa . Sau khi nhận form từ chúng tôi , mộ gãt nhân viên xem xét lại một cách kĩ càng rồi thận trọng mở bàn lấy một con dấu bằng gỗ mà thoạt trông tôi có cảm tưởng nó có mặt từ lúc cửa khẩu này được mở , rồi đóng lên hộ chiếu của chúng tôi ... Tưởng xong , chúng tôi cười và nói " Thank you ... ! " nhưng đáp lại là thái độ lạnh lùng .Gã nhân viên ngước mắt nhìn chúng tôi rồi buông một câu : " Money .... ! " và tiền mãi lộ mà chúng tôi phải ói ra là 100 India Rupee mỗi người .

Vùng đất biên giới của Ấn Độ có tên là Sonauli khá đông đúc và nhộn nhịp như tất cả vùng biên giới khác . Người đi lại tấp nập , xe cộ đông đúc . Nhìn những chiếc xe bus chờ đầy người đến tận nóc , chúng tôi bắt đầu cảm thấy sự lựa chọn của mình khi thuê Taxi là đúng đắn ...

Đường từ Saunali về Kushinagar không phải là một con đường lớn nhưng khá đẹp khi băng ngang những cánh đồng trồng hoa cải vàng rực , băng ngang những khu rừng cây um tùm với lũ khĩ dạn dĩ ngồi tràn ra cả lề đường , băng ngang qua những lò mía nghi ngút khói và thơm lừng mùi đường ,băng ngang sang những thị trấn nhỏ nghèo nàn đang sôi động lên với chiến dịch bầu cử đang tiến hành trên toàn cõi Ấn Độ

Đoạn đường áng chừng 150km theo Lonely Planet đã dài hơn chúng tôi tưởng . Khi xe rẽ phải vào Kushinagar thì trời đã sụp tối . Bụng đói meo , chúng tôi lê gót vào khách sạn sang nhất của vùng này : khách sạn Pathik Niwas ( 600 R ) khi đồng hồ chỉ đúng 7 giờ tối

Một giấc ngủ chập chờn trong môt căn phòng đầy muỗi , phòng tắm rộng như cũ kỹ và dơ bẩn gợi nhớ đến thời kỳ bao cấp .... Mãi sau này tôi mới biết khách sạn này trông khá sang trọng ở bên ngoài nhưng đã xuống cấp nặng nề ở bên trong là một trong những khách sạn của công ty du lịch Ấn Độ quản lý ...

dscf5344.jpg
[/URL]
Đã đến biên giới rồi .... Bên kia là đất Ấn

dscf5355.jpg
[/URL]
Welcome to India

dscf5356.jpg
[/URL]
Vùng đất Ấn ở biên giới có tên là Sonauli

dscf5352.jpg
[/URL]
Hoàn tất thủ tục xuất cảnh , Goodbye Nepal

dscf5360.jpg
[/URL]
Phòng xuất nhập cảnh trên đất Ấn Độ
 
KUSHINAGAR

... Năm 543 trước công nguyên , Đức Buddha tiếp tục đi truyền đạo khắp nơi . Từ Vaishali Người đi về Pava , thủ phủ của quốc gia Malla . Đến Pava , đức Buddha nhận được một bữa ăn cúng dường của một người thợ rèn có tên gọi là Chunda . Thức ăn vừa trôi qua miệng , Đức Buddha đã cảm nhận ngay sự khác thường . Cái nóng gay gắt của vùng Bắc Ấn đã làm thức ăn bị thiu rất nhanh chóng mà Chunda không hề hay biết ...

Đức Buddha , sau đó cảm nhận thời khắc ra đi của mình đã điểm nhưng vẫn tiếp tục đi về Kushinagar , một làng quê hẻo lánh cách đó 6 dặm . Đến Kushinagar , Người tắm ở sông Kakuthi rồi lên nằm giữa những hàng cây Sa la đột nhiên nở hoa thơm một cách kì lạ . Đức Buddha nằm nghiêng một cách bình thản , đầu hướng về phía Bắc , chân phải đặt trên chân trái , mắt hướng về Annanda , một trong số đại đệ tử của người với một ánh mắt nhìn dịu dàng và giải thoát . Người nói : " Này Ananda , khi ta nhập Niết Bàn , Pháp và Luật mà ta đã dạy cho các con sẽ tiếp tục là người dẫn đường cho các con đến sự giải thoát .... "

Trong những giây phút cuối cùng , Đức Buddha nhìn khắp tất cả các đệ tử của mình và cất tiếng : " Hỡi các đệ tử , ta khích lệ các người , mọi vật đều sinh ắt có diệt , hãy tinh tấn ....! "

Câu chuyện này luôn làm tôi xúc động . Xúc động trước tấm lòng từ bi của Đức Buddha . Trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời , Người vẫn ung dung , bình thản đón nhận và luôn nghĩ về chúng sanh : lo cho Chunda , nhận Subhadha làm đệ tử và để lại một lời khuyên tuy ngắn gọn nhưng hàm chứa trong đó là cả một chân lý cuộc sống nhiệm màu ....

Tình cảm xúc động đó luôn ngự trị trong tâm hồn tôi , trái tim tôi khiến cho tôi không khỏi rưng rưng khi đặt chân vào khu vườn Kushinagar , nơi chứng kiến giây phút cuối cùng của một bậc vĩ nhân .

Trung tâm của khu di tích là một khu đền thờ được xây dựng theo một motype khá lạ mắt , lờ mờ trong ánh sáng yếu ớt của một buổi sáng mù sương . Bên trong đền là một bức tượng Buddha trong tư thế khi Người ra đi , vàng rực một màu sáng linh thiêng . Tôi không thể nào diễn tả được tâm trạng của mình khi quỳ bên cạnh Đức Buddha , im lặng và văng vẳng bên tai là những tiếng rì rầm của những lời cầu nguyện của những Phật Tử Thái Lan ….

… Vạn vật có sinh ắt có diệt …..!, tôi nhìn gương mặt bình thản của Người và thấy lòng minh than thản lạ kỳ

img8793.jpg
[/URL]
Đường vào tháp chính

IMG_8766.jpg


Tháp thờ tượng Phật nhập Niết Bàn

IMG_8639.jpg

Toàn cảnh khu vườn nơi Phật nhập Niết Bàn

IMG_8771-1.jpg

Cây Sala , nơi Đức Buddha nằm trước khi nhập diệt
 
Last edited:
Bạn đã ở "Ngôi nhà của Chúa" nào rồi, để có thể so sánh như vậy ?

Tôn kính Đức Phật, nhưng so sánh như vậy, theo tôi, là không nên.

Ít nhất là ở nơi em đã từng đến, em cảm thấy vậy, vì cái ko gian và ko khí của nơi đó. em ko có ý xúc phạm gì cả (làm sao dám khi mình cũng mang 1/2 tôn giáo đó), xin lỗi nếu đã gây khó chịu!
 
Last edited by a moderator:
bác Tibet trông y như một tu sĩ vậy. Với em, cảm giác "thiền" nhất là những lúc ngồi trên xe lướt trên con đường cùng nhừng đám mây bay lững lờ bên cạnh. Em không còn thấy một chúc lo lắng nào, không một chút sợ hãi nào, không một chút vướng bân nào. Chỉ một nỗi hân hoan rì rào nhè nhẹ, phê lắm.
 
... Cũng như tất cả các thánh tích Phật giáo khác , xung quanh Kushinagar cũng có rất nhiều chùa của các quốc gia Phật giáo và đương nhiên không thể thiếu chùa Thái , Miến và Tạng . Nhưng ở đây , nổi bật hơn cả là chùa Miến Điện . Ngay từ lúc đứng trong vườn nơi Đức Buddha nhập diệt , nhìn về phía tay trái , vượt qua những rặng cây xanh xanh , ta đã có thể nhìn thấy màu vàng chói lọi của đỉnh tháp chùa Miến theo một phong cách không thể lẫn lộn . Theo con đường nhỏ dọc theo cây sala lịch sử ta sẽ đến góc vườn bên trái , nơi đó có một cái cổng rào đơn sơ dẫn qua chùa Miến . Tháp đẹp nhưng qua nhà Tăng bắt đầu có dấu hiệu của sự hoang phế . Điều này khiến cho tôi thật sự đau lòng , đau lòng như khi chứng kiến sự hoang tàn nơi chùa Sri lanka ở Lumbini . Xây một ngôi chùa nơi thánh địa đã khó , giữ cho nó trở thành một nơi tu tập và truyền bá Phật pháp thật sự còn khó hơn ... Kế bên chùa Miến , tôi thấy có một căn nhà nhỏ có ghi bản rằng nó được xây bởi Dalai Latma , tôi thành tâm đảnh lễ .

Bên cạnh chùa Miến là Linh Sơn Tự
Đó là một ngôi chùa khá lớn với một khu vườn rộng được trang trí bằng hình ảnh của tứ động tâm thu nhỏ và một chánh điện nhỏ nhưng khá ấm cúng . Bước vào chánh điện không một bóng người , hình ảnh một cành mai ( dù là mai giả ) kế bên tượng Phật cũng đủ làm tôi rưng rưng một nỗi nhớ quê hương . Nhưng chúng tôi không hy vọng gì nhiều về sự gặp gỡ đồng hương nơi đất khách , sự vắng lặng và tẻ nhạt ở Việt Nam Phật Quốc Tự nơi Lumbini đã làm mất đi sự hào hứng của chúng tôi mà khi ở quê nhà chúng tôi đã vẽ ra bao viễn cảnh tốt đẹp về việc nghe giảng Pháp trên đất Phật .

Chùa không có ai .... ngoại trừ một vài người Ấn Độ làm vườn nhìn chúng tôi bằng cặp mắt dò xét .

Chúng tôi tần ngần trước cổng và định chia tay với Linh Sơn Tự thì may thay có một cô từ trong nhà xe bước ra . Chúng tôi chắp tay chào " A DI ĐÀ PHẬT ... ! " thì nghe một câu trả lời bằng tiếng Anh rất rõ : " Are you Vietnamese ? " . Nói chuyện một lúc mới biết sư cô ấy là người Đài Loan đi chung một đoàn với vài người Mỹ , Anh , Nepal đang trọ tại Linh Sơn Tự . Ngoài vườn và chánh điện , Linh Sơn Tự còn có hai dãy phòng trọ cho thuê khá sạch sẽ . Hôm ở Lumbini , ông chủ Lumbini Village có gợi ý chúng tôi nên thuê phòng ở Linh Sơn , nhưng vì có mang theo một số đồ ăn mặn nên chúng tôi khướt từ chứ nếu không thuê phòng tại Linh Sơn sẽ là một giải pháp tốt vì vừa sạch sẽ , giá rẻ , vừa có thể tham gia đọc kinh theo thời khóa của chùa .

Nhờ sự hướng dẫn của sư cô người Đài Loan , chúng tôi mạnh dạn quay trở vào chùa một lần nữa và may thay chúng tôi đã gặp được Cô Thích Nữ Trí Thuần , trụ trì Linh Sơn Tự .

Hôm ấy là ngày kỵ của Sư Ông trụ trì , người đã có công khai sáng ra Linh Sơn Tự trên đất Kushinagar từ một ngôi chùa của người Hoa không ai chăm sóc .

Trong suốt 12 ngày hành hương trên đất Phật , có lẽ ngày hạnh phúc nhất của chúng tôi là ngày hôm ấy khi chúng tôi được đọc kinh bằng tiếng Việt , được đảnh lễ trong một ngôi chùa Việt và được dùng một bữa cơm chay thuần Việt không thể nào tuyệt vời hơn . Có thể cô Trí Thuần không để ý nhưng khi cầm bát cơm trắng dẻo thơm trên đất Phật , lòng tôi rưng rưng đến nghẹn ngào ....

Sau khi dùng cơm xong ,chúng tôi nghỉ ngơi một chút trong khu vườn của Chùa và đúng 2 giờ , một chiếc taxi cô Trí Thuần thuê dùm chúng tôi với giá 600R đã có mặt . Chúng tôi lên xe rời Linh Sơn Tự quay trở về Ghorapur để chuẩn bị đón chuyến tàu đêm lúc 10 giờ đi Varanashi .

DSCF5415.jpg

Chùa Miến ở Kashunagar

DSCF5462.jpg

Linh sơn tự

img8604.jpg
[/URL]
Chánh điện của Linh Sơn Tự

DSCF5527.jpg

Chụp chung với sư cô Trí Thuần , trụ trì Linh Sơn Tự .

DSCF5443.jpg

Con đường chính ở Kushinagar

DSCF5449.jpg

Mưu sinh

DSCF5457.jpg
 
Thật vui khi em đọc được bài viết này của thầy, đã 3 năm rồi em ko còn là học trò của thầy, nhưng những kiến thức thầy dạy sẽ theo luôn luôn ở bên em.
Thật bất ngờ khi biết thầy là 1 Phật Tử, mà nhớ lại thì thấy đúng, lúc thầy giảng về vùng đất Ấn này, và những bài có liên quan, em luôn thấy có 1 động lực nào phía sau, rõ ràng là lúc thầy giảng về Thiên Chúa Giáo ko hay bằng nha!
Em ngưỡng mộ thầy quá, thầy có thể đi được và trải nghiệm được nhiều thứ như vậy, lúc đọc bài này, có rất nhiều chỗ em ko hiểu (vì em ko có hứng thú về lịch sử khu vực này, cứ ước là thầy ngồi kế bên giảng giải để khỏi đi tìm tài liệu cực khổ) nhưng mà em sẽ thật phấn đấu để được đi nhiều và hiểu nhiều về những thứ em đang học như thầy vậy.
Ghanh tị với những người còn là học trò của thầy ghê!!
 
Góp vui với bạn một đoạn viết về Lâm Tỳ Ni (ST)

Giống như sư tử bước,
Nhìn khắp cả bốn phương,
Xuống đất đi bảy bước,
Nhân sư tử cũng vậy,
Lại như rồng lớn đi,

Khắp nhìn cả bốn phương,
Xuống đất đi bảy bước,
Đấng nhân long cũng vậy,
Đấng phúc trí sanh ra,
An lành đi bảy bước.



Lâm Tỳ Ni nằm trên một ngọn đồi thuộc chân dãy Hy Mã Lạp sơn (Himalaya), ngày nay thuộc vương quốc Nepal và trên đường từ thành Ca Tỳ La Vệ đi Devadaha. Theo các sử liệu thì thái tử Shiddharta đản sanh vào ngày Vesak (tức là ngày trăng tròn tháng năm theo lịch Ấn Độ) vào năm 624 hoặc 625 trước tây lịch. Tuy rằng Lâm Tỳ Ni là một trong những nơi quan trọng của thánh tích Phật Giáo nhưng nhiều năm tháng đã bị bỏ hoang; ngay cả sau khi đã được nhà khảo cổ người Đức, ông Fóhrer, phát hiện vào năm 1895 qua tàn tích trụ đá vua A Dục (Asoka), nhân một cuộc du ngoạn dưới chân ngọn đồi thuộc rặng núi Churia.

Lâm Tỳ Ni, dầu ngày nay điêu tàn nhưng khi đại đế Asoka đến viếng thì vẫn còn là một thôn thịnh vượng có nhiều cảnh trí nên thơ. Nhà vua đã cho dựng bốn ngọn tháp và một trụ đá bằng sa thạch có tượng một con ngựa trên đầu trụ. Tiếc rằng ngày nay tượng không còn để các nghệ thuật gia có thể so sánh nó với tượng chú ngựa bay đời đường. Trên trụ đá ngày nay chúng ta vẫn còn thấy hàng chữ: “Sau hai mươi năm lên ngôi, vua Priyadarsi, người được chư thiên yêu mến, đã thân hành viếng thăm và cúng dường cũng như lễ bái nơi đây, bởi vì đức Phật, thánh nhân dòng họ Thích, đã được sanh ra nơi đây.

Lâm Tỳ Ni đã từng là nơi mà những nhà chiêm bái học giả như ngài Pháp Hiền vào thế kỷ thứ V và ngài Huyền Trang vào thế kỷ thứ VII cũng như ngài Thích Minh Châu vào thế kỷ thứ XX.

Về hướng bắc là một cây hoa Vô Ưu, mà bây giờ đã tàn rụi; đây chính là nơi bồ tát đã ra đời vào ngày thứ tám hạ tuần của tháng Vaisakha, tương ứng với ngày tám tháng ba của lịch ta. Thượng tọa bộ thì cho rằng ngày đản sanh nhằm vào ngày 15 của hạ tuần tháng đó, trùng với rằm tháng ba của ta. Phiá bắc của cây là một cái tháp được dựng bởi vua A Dục, chính là nơi mà hai con rồng đã tắm thái tử.
Bên hông của tháp này và không xa là một trụ đá lớn đã được dựng nên bởi vua A Dục, bên trên trụ là tượng một con ngựa. Sau đó một con rồng hung ác đã làm gãy đổ cây trụ ngay chính giữa. Bên hông nơi đó là một dòng sông nhỏ chảy về hướng đông nam. Những thôn dân nơi đây gọi là dòng sông dầu. Đây chính là dòng nước mà chư thiên đã hoá ra như là một hồ nước trong và chói rạng để hoàng hậu, sau khi sanh thái tử, tắm rửa. Bây giờ thì nó đã biến thành một dòng sông, mà nước của nó vẫn còn thấy nhớt.

Vào thế kỷ thứ XIV, 1314, vua Ripu Malla của tây Nepal đã đến đây chiêm bái và khắc tên mình lên trụ đá. Từ đó đến nay Lâm Tỳ Ni đi vào quên lãng. Mặc dù đã bị bỏ hoang từ nhiều thế kỷ trước, khi ngài Pháp Hiền và ngài Huyền Trang đến đây thì không còn có dân cư ở đó nữa, Lâm Tỳ Ni vẫn còn là một nơi chiêm bái cho những người Phật Tử. Sau khi được khai quật trở lại nhân vào đại hội Tăng Già Thế Giới lần thứ tư 1958 vua Mahendra đã cúng dường hơn 100.000,00 Rúp để trùng tu Lâm Tỳ Ni. Năm 1967 Tổng Thư Ký của Liên Hiệp Quốc U.Thant đã thành lập một hội đồng trùng tu Lâm Tỳ Ni và biến chương trình này thành một vấn đề quốc tế. Tháng 10 năm 1978 đại hội Phật tử thế giới tại Nhật đã tuyên bố năm 1979 là năm của Lâm Tỳ Ni.

Những chiến tranh tôn giáo đã tàn phá thánh tích Phật Giáo này và đưa nó vào quên lãng hơn sáu thế kỷ. Nhưng thông điệp của đức Phật đã bất diệt, lớn dần và trở nên quan trọng qua từng thế kỷ. Nhất là trong thế kỷ này Giáo lý Phật Đà lại càng có giá trị hơn bao giờ hết. Những lời dạy về từ bi, hoà bình, khoang dung và con đường giác ngộ đã được tất cả tôn giáo trên thế giới đón nhận. Lâm Tỳ Ni, nơi thiêng liêng mà Phật giáo bắt đầu vào năm 623 trước tl., một lần nữa đã trở thành một trong những thánh tích tôn giáo lớn nhất thế giới.

Những di tích lịch sử.
Trụ đá A Dục:
Ngày nay chúng ta đến Lâm Tỳ Ni thì, không còn gì nữa cả. Chỉ còn chăng là một trụ đá chơ vơ bị bào mòn bởi thời gian, và gãy đổ bởi giông bão. Trụ đá được bao bọc bằng một hàng rào sắt han rỉ đầy tiêu điều tang thương. Tất cả khách hành hương đều phải ngậm ngùi dừng bước nơi chân trụ đá để tụng một thời kinh như luyến tiếc không thể trở ngược thời gian để chứng kiến cảnh ra đời của một vị cứu thế. Trụ đá làm bằng một loại sa thạch, có lẽ ngày xưa cũng bóng láng như đầu sư tử tại viện bảo tàng Sarnath. Nguyên thỉ trụ cao bao nhiêu không biết, nhưng ngày nay chúng ta thấy một cây cột trên nhỏ dần, đường kính khoảng nửa thước và cao khoảng 5 thước. Trên trụ còn khắc hàng chữ như trên đã thuật, ngoài ra còn có thêm một hàng nữa là ‘dân làng Lâm Tỳ Ni được giảm thuế và chỉ phải đóng một phần tám thuế lợi tức mà thôi’

Đền thờ hoàng hậu Maya Devi:
Kế bên trụ đá vua A Dục là một ngôi đền của hoàng hậu. Trong đó có một bức phù điêu chạm hình đức Phật hạ sanh, đây là nơi được cúng bái từ đầu kỷ nguyên tây lịch. Những nhà nghiên cứu cho rằng đền thờ này được xây dựng trên nền của một ngôi tháp do chính vua A Dục cúng dường. Theo Tây Du Ký thì việc này rất có thể, vì ngài Huyền Trang đã ghi nhận kế bên trụ đá là một ngôi tháp đánh dấu nơi vua trời đế thích đã đưa tay đỡ thái tử khi hạ sanh. Ngày nay đền thờ này đã được dời sang một căn chòi, ngay cửa vào vườn để nhường chỗ lại cho một phái đoàn khảo cổ sửa sang lại nền tháp.

Hồ nước:
Không xa trụ đá là một hồ nước, đánh dấu nơi hoàng hậu tắm sau khi sanh thái tử. Đứng xa xa nhìn hồ nước vô cùng nên thơ, bầu trời phản chiếu trong nước một màu xanh ngọc bích, màu xanh da trời đã bị màu xanh rêu của nước biến thể đi, và tàng cây bồ đề to lớn với những cành dài vươn trên hồ như muốn tắm mình trong nước thật là nên thơ.

Các Tự Viện:
Xưa nhất nơi đây có thể nói là chùa Tây Tạng gồm một chánh điện lớn với tượng bổn sư trong tư thế xúc địa ấn (tay chạm đất). Ngoài ra cũng còn nhiều tự viện đang được xây cất từ khi có chương trình tái thiết lập Lâm Tỳ Ni, trong đó Việt Nam ta cũng dự phần qua hai vị tiên phuông là giáo sư Lâm Trung Quốc -Thầy Huyền Diệu (Dr.Lam như những người Ấn Độ gọi) và sư cô Trí Thuận thuộc giáo hội Linh Sơn. Chùa Việt Nam Lâm Tỳ Ni của gs Quốc đã gần xong dãy nhà khách đồ sộ sẽ ‘được các đệ tử Âu Mỹ của Thầy trợ giúp và thiết kế sang trọng để đón các bậc quốc khách, riêng phật tử Việt Nam thì mỗi người được phép ở lại 1 ngày trong đời mình miễn phí϶à đang tiến hành xây chánh điện. Trong khi đó thì phái đoàn của hoà thượng Linh Sơn cũng đã sang Ấn Độ năm 1995 để làm lễ đặt viên đá đầu tiên cho chùa do sư cô Trí Thuận đứng ra đảm trách xây.

Để viếng Lâm tỳ ni.
Quý Phật tử có thể từ hai ngã đến Lâm Tỳ Ni, một trực tiếp từ ngã Nepal qua phi trường Kathmandu, rồi chuyển máy bay đi Bhairawa, một nơi cách Lâm Tỳ Ni khoảng 18 Km. Sau đó thì lấy taxi để đi tiếp. Ngã thứ hai đi từ Ấn Độ. Phần đông quý vị hành hương đều theo ngã này. Sau khi viếng thăm Câu Thi Na Thành, hay trên đường đến Câu Thi Na Thành cũng thế, phái đoàn phải băng qua một tỉnh mang tên là Gorakhpur. Từ Gorakhpur đến biên giới Ấn Độ - Nepal, Sonauli khoảng 140 km. Sau khi xong thủ tục hành chánh phái đoàn tiếp tục cuộc hành trình khoảng 40 km nữa. Trong trường hợp quý vị nào thích làm lữ hành riêng lẽ thì phải chọn nhà ga Gorakhpur làm điểm trục dầu mình đến từ đâu đi chăng nữa. Từ đó mới đổi xe bus đi Sonauli và sau khi ‘vượt biên’ thì đi tiếp tục xe bus vào Lâm Tỳ Ni. Dĩ nhiên là vẫn có những trường hợp xảy ra như kinh nghiệm tôi đã được. Dĩ nhiên là an toàn hơn hết là mướn một chiếc Taxi đi từ Gorakhpur.


Ngủ lại đâu?

Là một vấn đề mà nhiều khách hành hương thường băng khoăn. Ở một nơi thánh tích như thế tất nhiên là có nhiều nhà trọ, thí dụ: Lumbini Guest House hay Nepal Goverment Guest House, nhưng nếu quý vị nào không quen có thể cho rằng những nơi đó không được vệ sinh lắm. Ngoài ra còn có một khách sạn của Nhật HOKKE rất sang trọng và sạch với giá biểu đặc biệt mắc. Một phương cách nhẹ nhàng và dễ chịu hơn, là đi lùi lại cách biên giới khoảng 4 Km. Thị trấn Shiddarta Nagar rất phồn thịnh và cũng là nơi mua sắm đồ ngoại với giá đặc biệt rẽ. Tại đây có những khách sạn đủ cỡ đủ hạng:
Khách sạn Nirvana (tel.&fax. 977-71-20837) với những nhà tắm hơi và tiệm ăn tương đối hạp khẩu vị. Khách sạn tuy bốn sao nhưng so với Ấn Độ thì phải cho vào hạng năm sao deluxe. Giá phòng chiếc khoảng 120 và phòng đôi khoảng 150 $.
 
Bài viết của bác hay quá rất bổ ích.

Hi vọng tháng này em cũng đc theo chân Phật đi 1 cung Nepal - Ấn Độ thăm những thánh tích này.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,676
Bài viết
1,171,063
Members
192,338
Latest member
senrilamaha74com
Back
Top