What's new

[Chia sẻ] Ta ba lô trên đất Phật

Trước tiên xin gửi lời cám ơn đến Lquviet99 , batluong , Sư Cường , thanhtruc ... và tất cả những người bạn đã cung cấp thông tin cho chúng tôi thực hiện chuyến đi này .

CHUẨN BỊ

Năm ngoái , ở Lahsa , khi tôi hỏi Vân ( A châu của lòng tôi ) rằng em sẽ đi đâu sau khi rời khỏi Lahsa . Em chỉ qua bên những dãy núi mờ mờ và nói rằng em sẽ đến Katmandu của Nepal , một trung tâm của Ấn Độ giáo ... Lúc ấy tôi nghĩ ... " Một ngày nào đó , tôi sẽ đến Katmandu ... "
Anh bạn đồng hành với tôi trong chuyến đi Tibet năm ngoái rủ rê tôi đi Ấn Độ theo hành trình của Đức Budha ( tôi thích gọi Đức Phật của lòng tôi là Budha ) . Tôi đồng ý ngay và lên ngay một kế hoạch kết hợp hai điểm đến trong cùng một chuyến hành trình . Và do sự kết hợp này nên chuyến đi của chúng tôi đi ngược lại hoàn toàn với các chuyến đi hành hương mà nhiều người Việt đã từng đi . Điểm đến đầu tiên của chúng tôi sẽ là Katmandu , rồi đến Lumbini , Kashunagar ( Câu Thi Na ) , Sanarh ( Lộc Uyển ) và Bothgaya ( Bồ Đề đạo tràng ) .
Chuyến đi Tibet năm ngoái đã cho chúng tôi khá nhiều kinh nghiệm nên chúng tôi không còn bỡ ngỡ khi tìm kiếm thông tin từ lonely planet ( đây là sách guide book mà chúng tôi cho là hay nhất hiện nay ) . Sự tư vấn của các quân sư giấu mặt như bác Batluong , thanh truc , Sư Cường đã cho chúng tôi khá nhiều thông tin bổ ích
Nhưng không phải là không có trở ngại
Tháng 10 khi tôi đặt vé máy bay giá rẻ ở chỗ bác Lqviet99 , bác Việt báo giá vé rất cao vì tình hình xăng dầu leo thang chóng mặt .Tôi thất vọng ê chề và thậm chí có dự định huỷ bỏ chuyến đi ... nhưng nhờ niềm tin vào đức Budha .... đến cuối năm giá xăng dầu tụt dốc kéo theo sự giảm giá của vé máy bay . Nhưng khó khăn lại tiếp tục khi chúng tôi không thể nào đặt vé máy bay theo đúng lịch trình dự định vì chuyến bay thẳng từ Gaya rất hạn chế ( mỗi tuần chỉ có 2 chuyến ) . Xoay trở , co kéo đủ bề ... cuối cùng chúng tôi cũng có được vé máy bay như ý với giá 754 USD ( luôn thuế ) . Lịch bay của chúng tôi sẽ là : Sài Gòn - Bangkok - Katmandu - Bodhgaya - Bangkok - Sài Gòn .
Lịch trình dự định của chúng tôi như sau :

LỊCH TRÌNH NEPAL VÀ INDIA
27.1.2009 : Bay Sài Gòn – Bangkoc ( 20: 55 – 22:20 ): Nghỉ đêm tại sân bay
28.1.2009 : - Bay Bangkoc – Katmandu ( 10: 35 – 12 : 50 )
- Về Hotel Ganesh Himal : www.ganeshhimal.com ( 10 – 12 usd ) : 4243819 , 4263598 hay Tayoma Hotel ( 10 usd )
- Chiều tham quan Durbakr Square , Bodhanath

29.1.2009 :- Sáng tham quan Bhaktapur
- Chiều tham quan Patan
30.1.2009 - Bay đi Lumbini
- Nghỉ ở Lumbini Village Lodge ( 580432 – lumbinivillagelodge @yahoo.com ) – 250 – 350Rs – Rent bike: 100 Rs/day
- Tham quan Maya Devi temple : Fee : 50 Rs

31.1.2009 :- Buddist Monasteries Tour ( Chùa Việt Nam . Nhật Bản , Trung Quốc , Đức … )
- Trưa : Khởi hành đi qua biên giới Án Độ
- Đón xe đi Gorakhpur ( 56Rs – 2h30’ ) (đón xe ở đâu ? )
- Nghỉ tại Hotel Elora ( 2200647 – 350Rs)

1.2.2009 - Thuê Taxi di Kushinagar ( 800 Rs ) ( Câu Thi Na )
- Mua vé tàu đi Varanasi ( sleeper – 114Rs/pax - có AC : 320Rs – 5 giờ 30’ – mua vé tại quầy số 811
- Đến Varanasi – khách sạn Scindhia guest house – 2420319 – http://scindhiaguesthouse.com . ( 550 Rs )
2.2.2009- Tham quan Sarnath ( Vườn Lộc Uyển ) – cách Varanasi 10km bằng xe kéo ( 100 Rs , 30phút ) hoặc taxi ( 300 Rs )
- Chiều tham quan Varanasi
- Mua vé bus đi Gaya
3.2.2009 :Tham quan Varanasi ( chưa biết đi đâu )
4.2.2009 :
- Khởi hành đi Gaya . Đến Gaya đi xe kéo về Bodhgaya ( 80Rs )
- Ở Deep Guesthouse , 2200463 , Bodhgaya Rd ( 300 Rs ) hay Kirti Guest House ( 2200744 , near Kalchakra Maidan , 800 Rs )
5.2.2009 :
Tham quan Tháp Đại Giác ( Mahabodhi temple ) và Monastery tour
6.2.2009 : Tham quan Rajgir Hill ( núi Linh Thứu ) và Viện Phật học Nalanda
7.2.2009 - Monastery tour
- 12 giờ : Đi ra sân bay Gaya bay về Bangkoc ( 14: 45 – 21: 15 )
- Về khách sạn ở Khaosan

8.2.2009 :

- Shopping tour : Chợ chatuchak
- 16 giờ có mặt ở sân bay để bay về Sài Gòn

Thực tế chuyến đi có nhiều điều không giống như dự định ...những bài viết sau này sẽ là những trải nghiệm trong suốt chuyến đi . Hy vọng sẽ góp phần chia xẻ những thông tin bổ ích cho mọi người

KHỞI HÀNH

7 giờ tối mùng 2 , chúng tôi có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất để làm thủ tục bay qua Bangkok . Tưởng vắng nhưng ngược lại , sân bay đầy người đi du lịch . Bóng ma khủng hoảng kinh tế dường như đã dừng lại bên ngoài sân bay . Nhưng dù sao cũng cám ơn bóng ma khủng hoảng vì nhờ nó mà thủ tục xuất cảnh trở nên dễ dàng hơn , không cần viết giấy tờ lôi thôi , tôi đưa cái passport của mình cho anh hải quan xăm xoi rồi đóng dấu cái cụp .... và thế là lên đường .
Sau gần 1 giờ 30 phút bay , chúng tôi hạ cánh xuống sân bay Suvanabhumi của Bangkok , nơi mà cách đây vài tháng đã nổi đình nổi đám khắp thế giới trong cơn khủng hoảng chính trị ở Thái Lan . Chúng tôi thật sự bị shốc trước sự to lớn đồ sộ của nó . Một sân bay không lồ nhưng sự sắp xếp rất khoa học . Lần đầu tiên đặt chân đến sân bay nhưng chúng tôi lại không cảm thấy bỡ ngỡ vì tất cả mọi nơi đều có biển báo rất cụ thể . Bản đồ có sẵn tại quầy infomartion hoàn toàn miễn phí .Nhân viên nhã nhặn lịch sự .
Vì chuyến bay tiếp đến Katmandu của chúng tôi khởi hành khá sớm nên chúng tôi quyết định nghỉ đêm tại sân bay . Nhân viên của Thái Air chỉ cho chúng tôi lên tầng 3 , nơi có chỗ nghỉ cho hành khách . Nhưng khi lên đến nơi chúng tôi mới phát hiện ra , phòng nghỉ đó chỉ dành cho khách VIP , còn dạng thường dân economic như chúng tôi thì phải nằm ở ghế chờ .
Cũng may tự nhiên anh bạn đồng hành sực nhớ ra rằng mình có phiếu nghỉ tại một cái loung ở cuối tầng 3 . Chúng tôi đến đó và thật sự ngỡ ngàng trứơc sự sang trọng của nó . Trong suốt chuyến hành trình kéo dài 12 ngày thì đêm hôm đó chính là đêm đáng nhớ nhất và hạnh phúc nhất khi chúng tôi được chăn êm nệm ấm suốt 8 tiếng đồng hồ chờ máy bay . Nhưng sáng ra , khi ăn sáng tôi liếc nhìn bảng giá của cái Loung thì muốn lăn ra té xỉu : 8 tiếng đồng hồ chăn êm nệm ấm đó trị giá 160 usd ( hơn cả vé may bay khứ hồi đi Thái ) . Tôi hít hà nói với anh bạn đồng hành : " Người Thái cũng biết moi tiền nhỉ ... ? " Anh bạn tôi nhún vai cười ... " Nhưng u có hài lòng không ? Moi tiền mà u hài lòng còn hơn là u bị moi tiền mà vẫn tức như ở Việt Nam ... "

dscf4909kx8.jpg
[/URL]
Sân bay Suvanarbhumi

dscf4910fg7.jpg
[/URL]

dscf4889hb7.jpg
[/URL]

Phòng nghỉ tại sân bay trị giá 160 usd/ 8 giờ
 
Last edited:
...

Con người chúng ta đang ngụp lặn trong một bể khổ lớn lao . thế nào là khổ ? Sinh , lão , bệnh , tử là khổ . Sầu , bi , ưu , não là khổ , gần gũi với những gì ta không thích là khổ , xa lìa những gì ta thích là khổ , cầu không được , ước không thấy cũng là khổ … Xét ra cả cuộc đời con người , mấy ai không vướng vào cái sự khổ đó ….

Hôm qua em đọc ở đâu đó 1 bài nói rằng thời nay nhiều kẻ cầu mong ước nguyện nhiều quá tranh hết cả phần người khác (vì các đấng thánh thần chỉ chuyên tâm ban phúc và phục vụ cho số này thôi còn đâu thời gian dành cho nhân loại, chúng sinh nữa?)

Sẽ còn rất lâu tôi mới có thể hiểu hết những gì Đức Buddha đã nói trong bài thuyết pháp đầu tiên nơi Sarnath nhưng những hiểu biết nông cạn , hời hợt ban đầu về nó cũng đã đủ mang lại cho tôi một sự cân bằng trong cuộc sống đang có quá nhiều bất an ….

Thầy còn chưa hiểu hết thì tụi em vô thần làm sao hiểu được :)) Em bỗ bã cho vui chứ đọc loạt bài của thầy em thích quá!

Hy vọng sẽ được đọc nhiều bài viết của thầy trên diễn đàn :)
Rất cảm ơn thầy!
 
Em mạnh dạn cho rằng cái sự sợ mình không hiểu là chướng ngại, cái sự tham hiểu là chướng ngại. Đạo phật một chữ "không" càng tham càng thêm khó.

Từ khi ngộ đạo tới lúc thấy đạo mới là con đường xa vời, đến như Khổng tử còn phải thốt "sáng thấy đạo chiều chết cũng vui". Bao giờ thấy chết mà vẫn vui nhỉ =))

Ba hoa một chút, làm phiền chủ topic ạ!
 
Sarnath

. Sẽ còn rất lâu tôi mới có thể hiểu hết những gì Đức Buddha đã nói trong bài thuyết pháp đầu tiên nơi Sarnath nhưng những hiểu biết nông cạn , hời hợt ban đầu về nó cũng đã đủ mang lại cho tôi một sự cân bằng trong cuộc sống đang có quá nhiều bất an ….

Cuộc sống là cuộc sống, nó như thế và cứ như thế! Cuộc sống chẳng liên can gì đến cảm giác bình an hay bất an của ta cả! Những cảm thọ ấy là con đẻ của vô minh và có sẵn trong tâm thức ta từ vô thỉ; hoàn cảnh chỉ là duyên để cảm thọ khởi lên mà thôi.
Vài dòng cùng bác....
 
Cuộc sống là cuộc sống, nó như thế và cứ như thế! Cuộc sống chẳng liên can gì đến cảm giác bình an hay bất an của ta cả! Những cảm thọ ấy là con đẻ của vô minh và có sẵn trong tâm thức ta từ vô thỉ; hoàn cảnh chỉ là duyên để cảm thọ khởi lên mà thôi.
Vài dòng cùng bác....

Cám ơn bác đã chỉ dạy thêm nhưng thật tình tôi không có cảm tình lắm vơi phong cách hay sử dụng quá nhiều từ Hán Việt khiến cho sự việc trở nên rối rắm và khó hiểu . Xin được hỏi lại cảm thọ là gì ? vô minh là gì ? tâm thức là gì ? vô thi là gì ? khởi là gì ... ? Mong bác chỉ dạy thêm .
 
Cám ơn bác đã chỉ dạy thêm
Không giám! Vì ở đây không có thầy cũng chẳng có trò...chỉ là sự tương tác và chia sẻ giữa các thành viên trên forum mà thôi:D...
...nhưng thật tình tôi không có cảm tình lắm vơi phong cách hay sử dụng quá nhiều từ Hán Việt khiến cho sự việc trở nên rối rắm và khó hiểu
Bạn có quyền không thích "phong cách" này, nếu như có thể gọi đây là phong cách! Và nữa, vốn từ Hán Việt là một phần quan trọng trong vốn từ tiếng Việt; đặc biệt khi đề cập đến những phạm trù Phật đạo thì không thể không dùng từ Hán Việt. Mà, tại sao lại không nhỉ? .
Xin được hỏi lại cảm thọ là gì ? vô minh là gì ? tâm thức là gì ? vô thi là gì ? khởi là gì ... ? Mong bác chỉ dạy thêm.
Nhửng từ in đậm này là những khái niệm thuần túy học thuật, bạn cứ hỏi bác Google bác í sẽ trả lời ngay; bảo đảm không thiếu chi tiết nào!(NT)
Còn chỉ dạy thì như đã nói: Không giám! Nhưng thôi thì:
Ở đời chơi đạo, đạo tùy duyên.
Dzui thì nghé chơi, mệt biến liền!...
Chúc bạn tu tập luôn tinh tấn, thân tâm thường an lạc...(BB)
 
Sông Hằng

... Chúng tôi quay trở về đến Guest House lúc 4 giờ chiều và đặt một tour đi thuyền trên sông Hằng lúc 5 giờ với giá 150R/pax . Lúc sáng khi chúng tôi vừa đến Scindhia , trong lúc lang thang ngoài bờ sông , chúng tôi đã được rất nhiều người mời chào đi thuyền trên sông Hằng với giá 100R nhưng chúng tôi không quan tâm vì lý do an toàn . Đúng 5 giờ chúng tôi được một người đàn ông già nua , ốm yếu dẫn xuống bến sông rồi leo lên một chiếc thuyền nhỏ . Trên thuyền đã có một cậu bé khoảng 15 tuổi đợi sẵn với đôi mái chèo trên tay .

Vượt qua những đám rác rưởi đầy dẫy trên mặt sông , chiếc thuyền nhẹ nhàng đưa chúng tôi lướt về phía trước

Tôi không có cảm tình với sông Hằng . Một sự tan vỡ của niềm tin tràn ngập trong tôi khi lần đầu tiên tôi giáp mặt con sông linh thiêng này . Những tranh ảnh của trang photo mà tôi từng coi trước đó về sông Hằng đã gây choáng và làm tê liệt tất cả cảm giác về cái đẹp trong người tôi . Cái ánh nắng vàng vàng dịu dàng của buổi sớm mai , cái màu đỏ ma quái của buổi hoàng hôn , cái bàng bạc của buổi bình minh đầy sương mù và những cánh chim chới với , nháo nhác xung quanh những con thuyền con bé nhỏ trôi một cách lặng lẽ trên sông đã khiến tôi khao khát một lần được diện kiến .

Và giờ đây khi diện kiến nó , bao nhiêu thiện cảm tôi dành cho nó đã tan biến như bong bóng xà phòng . Người ta đã loại ra khỏi khuôn hình những cái bình thường nhất , những cái hiển nhiên phô bày trước mắt để trưng ra cho mọi người thấy những khuôn hình tuyệt vời làm xao xuyến những trái tim đa cảm …. Chẳng có bất kỳ một tấm hình nào cho tôi thấy những bậc thang xuống sông nhơm nhớp đầy phân bò , rất nhiều và rất nhiều rác rưởi trôi lều bều trên sông … Bờ sông trông như một nhà vệ sinh công cộng khổng lồ , nơi mà người ta có thể tắm , giặt , đi vệ sinh , đánh răng …

Với tâm trạng bực bội và thất vọng nên tôi ngồi im trên thuyền và nhìn sông Hằng đang trôi qua dưới mái chèo một cách lãnh đạm .

Nhưng sông Hằng quả thật là một con sông linh thiêng . Chỉ vài phút sau đó , nó bắt đầu làm tôi ngỡ ngàng với một khuôn mặt mới . Ra xa bờ một chút , bao nhiêu rác rưởi biến mất nhường chỗ cho một làn nước trong vắt đến kinh ngạc và ấm áp lạ thường . Tôi thả bàn tay của mình xuống dòng nước ấm áp , mắt ngước nhìn về phía trong bờ với khung cảnh thay đổi liên tục mà thấy lòng mình dâng lên một cảm giác êm đềm .

Sông Hằng được xem là một con sông linh thiêng của Ấn Độ giáo vì nó khởi nguồn từ Hymalaya , nơi ở của các vị thần và không hiểu tại sao đoạn sông Hằng chảy qua thành phố Varanasi lại thu hút sự chú ý của các tín đồ Ấn Độ giáo đến thế . Tôi đồ rằng có lẽ thành phố Varanasi là thành phố của Shiva nên đoạn sông Hằng chảy qua đây càng gia tăng độ linh thiêng của nó . Chiều đang xuống với cái lạnh cắt da nhưng bên trong bờ tôi vẫn thấy rất nhiều tín đồ đang đứng ngâm mình dưới nước sông , mặt ngửa lên trời với một sự thành tâm tột độ . Chắc hẳn họ đang rất hạnh phúc vì biết rằng mình đã hơn được rất nhiều người khi được ngâm mình trong nước của dòng sông thánh . Và việc đó sẽ giúp cho họ thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử , để khỏi tiếp tục chịu những kiếp nạn của con người .

Để phục vụ cho việc tắm sông , các tiểu vương của Ấn Độ đã cho xây dựng các bến tắm dọc theo bờ sông . Những bến tắm đó được gọi là Ghat và được xây dựng theo nhiều phong cách kiến trúc khác nhau . Và không thể phủ nhận rằng , vẻ đẹp của sông Hằng đã nhân lên gấp bội , kỷ ảo gấp bội nhờ sự hiện diện của những cái Ghat này . Tuy các Ghat có khác nhau về phong cách kiến trúc nhưng đều giống nhau ở chỗ là có bậc thang ăn dài ra tận sông . Những bậc thang đó là nơi các tín đồ Ấn Độ giáo hành lễ , tắm , ngồi hóng gió …

Chiếc thuyền đã trôi đến cái Ghat đầu tiên ở gần cây cầu bắc ngang qua sông Hằng . Cậu bé chéo thuyền khéo léo bẻ cua để đưa chúng tôi quay trở lại tiếp tục tham quan các Ghat còn lại . Khi chiếc thuyền trôi qua Scindhia Ghat , nhiều ánh lửa chấp chới bừng bừng rực lên trong bóng chiều chạng vạng . “ No Photo , No photo … ! “ Những tiếng rít lên từ các chiếc thuyền chở du khách xung quanh khiến tôi bất giác giật mình . Hóa ra chúng tôi đang đi ngang qua chỗ thiêu xác lộ thiên của các tín đồ Ấn Giáo . Không phải tín đồ Ấn giáo nào cũng có cơ hội tắm nước sông Hằng , nên nguyện vọng thiết tha nhất của họ là khi qua đời , được người thân mang đến Varanasi hỏa thiêu rồi rải tro xuống sông Hằng để linh hồn họ được siêu thoát . Nguyện vọng tha thiết đó đã khiến Varanasi gần như quá tải với hàng loạt những vụ hỏa thiêu . Từ trên thuyền tôi lẩm nhẩm đếm thấy có tất cả sáu ngọn lửa đang ngùn ngụt bốc cao và có rất nhiều người đứng xung quanh các ngọn lửa với một gương mặt bình thản . Không một tiếng kêu gào , không một tiếng khóc lóc … Cái chết đối với người Ấn Độ chẳng qua chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp của vòng luân hồi sanh tử mà thôi .

Trời bắt đầu sụp tối . Sông Hằng chìm trong màn đêm sâu thẳm . Nhưng nó không yên tĩnh vì ban đêm là thời khắc của thần linh . Bến sông đột nhiên bừng lên với những ánh đèn rực rỡ , các cậu trai tế lễ múa may quay cuồng theo nhịp gõ của chuông , khói từ các que nhang lãng bãng trôi là đà dọc theo bờ sông khiến tôi như bị nhấn chìm trong một cảm giác ma quái đến lạ lùng . Từ bờ sông hàng loạt những chiếc thuyền con chở theo một bức tượng nữ thần được trang trí công phu với hàng loạt những vòng hoa vạn thọ và cả một đám đông hò hét man dại lừ lừ tiến ra giữa dòng . Trước mặt tượng nữ thần , người thanh niên chủ lễ với một gương mặt đầy những vết bột màu đang lắc lư thân mình một cách đều đặn , tay anh ta cầm một chiếc dĩa đang le lói một ngọn lửa và quơ quơ nó trước mặt bức tượng , miệng lẩm nhẩm những câu chú kỳ bí . Và rồi đột nhiên anh ta mở mắt ra với một gương mặt ngây dại khoát tay ra hiệu cho đám đông đang gần như phát cuồng trên thuyền ném bức tượng xuống sông ….Lễ đã kết thúc , chiếc thuyền xuôi vào bờ trong tiếng hò hét phấn khích của những tín đồ Ấn giáo

Toàn bộ các giác quan của tôi gần như tê liệt . Tôi nhìn xung quanh bằng cặp mắt tò mò pha chút sợ hãi . Những gương mặt bừng bừng đến ngây dại , những cặp mắt lờ đờ , những thân hình chao đảo và một mùi nhang trầm ma quái đang lởn vởn xung quanh tôi khiến tôi chỉ biết im lặng rồi nhe răng cười khi có ai đó trên chiếc thuyền lễ kia nhìn lại chúng tôi .

Tín đồ Ấn Độ giáo có vô số lễ trong tháng , vô số lễ trong năm …đến mức tôi có suy nghĩ rằng ngoài việc làm , ăn và ngủ bao nhiêu thời gian còn lại người Ấn Độ đều dành cho những nghi lễ thờ cúng . Và họ tiến hành những nghi thức thờ cúng đó hết sức nhiệt thành biến nó thành một lễ hội thật sự với một không khí đầy tính phấn khích . Suốt những ngày sau đó , tôi còn chứng kiến những lễ tương tự diễn ra trên đường phố ở Varanasi và cả Bodhgaya nhưng phải công nhận rằng những nghi lễ trên dòng sông Hằng linh thiêng của đêm hôm ấy là ấn tượng hơn cả . Nó gieo vào lòng tôi một sự sợ hãi mơ hồ khi tôi bắt đầu hiểu được hai chữ cuồng tín .

Và thời khắc đẹp nhất , kỳ ảo nhất … Thời khắc giúp tôi xóa đi tất cả những ác cảm về một môi trường sông đang bị hủy hoại nghiêm trọng là thời khắc bình minh trên sông Hằng . 4 giờ sáng , chúng tôi đã bị đánh thức dậy bởi tiếng chuông leng keng và tiếng đọc kinh nghe ai oán não nề đang vang vọng trên mặt sông hoang vắng . Trời vẫn lờ mờ tối . Ánh đèn cao áp nơi những bậc thang soi bóng những chiếc thuyền nằm chơ vơ đến tội nghiệp trên bến sông …. Và rồi sau đó không lâu , đường chân trời hồng hồng lên và trong tích tắc cả dòng sông nhuộm đỏ một sắc đỏ dịu dàng đến nao lòng .

Tôi đóng máy ảnh và nhìn sông Hằng đỏ trước mặt mình , nhìn những cánh chim chao liệng trên dòng sông lấp lánh như muốn thu hết tất cả vào tầm mắt . Không phải là tín đồ Ấn Giáo nhưng giờ đây tôi đã hoàn toàn bị khuất phục trước vẻ đẹp của dòng sông Thánh.

img9213.jpg
[/URL]
Hoàng hôn trên sông Hằng
img9169.jpg
[/URL]
img9080.jpg
[/URL]
Một con thuyền đang ra giữa sông để hành lễ
img9181.jpg
[/URL]
Lễ luôn là dịp vui chơi của thanh niên
img9185.jpg
[/URL]
Scindia Ghat , bến có nhiều người tắm nhất
img9119.jpg
[/URL]
Một Ghat được xây dựng theo phong cách kiến trúc Nam Ấn
img9172.jpg
[/URL]
Bhonsale Ghat
 
Ảnh quá đẹp ạ! bác làm em nổi lòng tham muốn đến xem rồi!

Dọc bài bác viết thì nhà thuyền cho ngủ đêm trên sông hả bác? bác có thể mô tả cái tour đi thuyền trên sông Hằng này cụ thể hơn một chút được ko?
 
Last edited:
Bài của bác tibet3217 thật tuyệt, thích cảm nhận của bác về những nơi bác đã đi qua ở Nepal. Tôi sang đó năm trước nhưng chỉ đi cung đường Kathmandu - Pokhara chứ không xuống Lumbini. Mặc dù phần lớn dân số Nepal theo Ấn giáo (Hinduism) nhưng có lẽ do sự chênh lệch về giàu nghèo không lớn như ở Ấn Độ, thêm nữa Phật giáo cũng ăn sâu vào tâm thức của con người ở đây làm cho cuộc sống rất nhẹ nhàng, chấp nhận, không có nhiều phân biệt đẳng cấp mà tôi hay thấy ở Ấn. Ở Nepal, Ấn giáo là tôn giáo chính nhưng đôi khi Ấn giáo và Phật giáo trở thành một. Kumari Devi là một thí dụ, việc chọn ra người thánh sống này là theo tục lệ của Ấn giáo nhưng những người theo đạo Phật ở Nepal cũng công nhận và thờ cúng. Tôi có nhiều cảm tình với Nepal cả con người lẫn phong cảnh.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,340
Latest member
xjjrc
Back
Top