What's new

Tây Du Ký

Đoàn chúng tôi gồm năm người đã sang tới Italia.Cũng đủ cả Đường Tam Tạng,Hầu vương,Chú Trứ,Bạch Mã và Sa Tăng.Lịch trình đi từ 1-10 nhưng tới nay mới ổn định chỗ ở.Tôi xin thay mặt anh em đoàn đi chào tất cả các bạn.Tôi cũng xin viết nhật ký chuyến đi nhằm mô tả những việc đoàn đã gặp phải hầu mong các anh em khác thêm chút thông tin.
Tối 1-10 toàn bộ anh em chúng tôi xuất phát từ Nội bài lúc 7h45.Đi bằng AF,máy bay và phục vụ rất tốt nhưng có hạ cánh tại Bankok để đón thêm khách.Sau đó trực chỉ Paris,nói chung có phương tiện giải trí nhưng bạn nên mang thêm cái gì đó của riêng bạn thì hay hơn.
Sáng ngày 2-10 tới CDG lúc 6h30 theo giờ địa phương nhưng theo giờ Hà nội bạn phải bay mất khoảng 15h (Hà nội là 11h30 trưa).Nhưng do đến sớm quá mà lại đông khách nên thủ tục transit tắc luôn,hậu quả là đoàn tôi lạc mất hai người là Sư phụ và Đại đồ đệ.Ba người còn lại bạn biết tên rồi đi chuyến sau.Phù.....mệt dã man,tóm lại đã đi theo đoàn thì sống chết cũng phải đợi nhau dù thằng tới muộn hay sớm đều khổ cả (tôi sẽ kể sau).Theo tôi bạn nào phải qua CDG thì đi muộn hẳn sau 9h tối ở Việt nam.
 
attachment.php


Hình ảnh tổng thống Mubarak cùng các sĩ quan quân đội trong ngày chiến thắng.

Vào mùa hè năm 1967, tình hình tại Trung Đông cực kỳ căng thẳng.Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Naser trong các bài phát biểu của mình không hề giấu giếm ý đồ đặt dấu chấm hết đối với Israel. Các nước Ả Rập khác cũng hưởng ứng ý tưởng này. Abdel Naser cảm thấy sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Liên Xô vì đất nước này không tiếc tiền của, trang bị khí tài cho Ai Cập.
Tuy nhiên đất nước nhỏ bé, non trẻ Israel lại có những nước cờ vô tiền khoáng hậu làm cho liên minh mấy nước Ả rập có thể nói là bị thua trước khi bước vào cuộc chiến.Vào sáng sớm ngày 5 tháng 6 năm 1967, các máy bay chiến đấu của Israel tấn công 1 sân bay của Syria, 3 sân bay của Jordani và 11 sân bay của Ai Cập. Kết quả: Phần lớn máy bay của các nước này đang đỗ trên đường băng hay trong các hầm trú bị tiêu diệt, hàng chục phi công bị chết.Sau khi sử dụng không lực, Israel dùng bộ binh.Quân đội Ai Cập bỏ chạy và chỉ trong năm ngày Cairo đã thừa nhận bị thua trong cuộc chiến.Đến ngày thứ sáu vì lo ngại Liên xô can thiệp nên Israel dừng lại và ký hiệp định đình chiến.
Sau này Ai Cập cùng một vài nước Ả Rập lại nhiều lần tấn công Israel từ năm 1969 đến năm 1973 và luôn luôn tự nhận là chiến thắng.Cuộc chiến tiếp tục kéo dài nhì nhằng cho tới ngày 26 tháng 3 năm 1979 khi tổng thống Jimmi Carter, tổng thống Anwar El Sadat và thủ tướng Menahein Pegan của Israel ký hiệp ước hòa bình thì khu vực này mới yên ổn hơn.

attachment.php


Lễ ký kết hiệp ước hòa bình giữa ba bên: Mỹ, Ai Cập, Israel tại Vườn hồng ở Mỹ.

attachment.php


Đây được gọi là khẩu pháo đầu tiên của nhân loại(nguồn Egyptian National Military Museum).Bản thân hai thằng ngó nghiêng ngó ngửa mà không hiểu nó bắn kiểu gì, bắn xong có thể dùng lại tiếp được không hay nó nổ luôn cùng với ...pháo thủ.:D

attachment.php


Máy bắn đá của quân đội Ai Cập thời kỳ chiến tranh Hồi giáo dùng để bắn đá, quả cầu tẩm chất cháy, các túi tro bụi( khiến kẻ thù phải dụi toét mắt) và túi đựng bọ cạp(để kẻ thù ngâm rượu bóp chân).

Cuối cùng hai thằng cũng phải ba chân bốn cẳng kết thúc việc lún sâu vào xem bảo tàng.Thật ra bảo tàng cũng không có gì đặc biệt lắm, hiện vật cũng không nhiều và đầu tư cho bảo quản, trưng bày thì sơ sài.Điều đọng lại duy nhất là Ai Cập cũng đã trải qua những giai đoạn lịch sử chiến tranh lâu dài, liên tục và khốc liệt.Tuy nhiên là một đất nước rộng lớn, nền văn minh, văn hóa phát triển sớm nên họ cũng có những thời kỳ hòa bình lâu dài để phát triển.Giai đoạn lịch sử hiện đại của Ai Cập thì lại bao phủ bởi các cuộc chiến đáng quên.Vì vậy lịch sử quân sự Ai Cập là một sự thăng trầm đáng ngạc nhiên của một quá khứ cha ông lẫy lừng chiến công nhưng thế hệ con cháu thì lại không thể phát huy được truyền thống ấy.
Kế hoạch do N thiết kế được hai thằng sửa đi chút ít là tận dụng chiều ngày mùng 5 để đi luôn nhà thờ Hồi giáo Muhammad Ali và bảo tàng lịch sử quân sự Ai Cập.Điều này thực hiện với mưu đồ là dư ra sáng ngày mùng 8 khi từ Alexandria trở về thì sẽ đi vài nơi khác hoặc nghỉ ngơi.Sự tận dụng vớ vẩn ấy làm hai thằng trở về Thương vụ bằng taxi rất muộn.Lý do là không phải anh taxi nào cũng rành hết đường ở Cairo mênh mông, cái nữa là mặc dù có cái cardvisit của N nhưng anh lái taxi không đọc nổi và khi hỏi người đi đường cũng không đọc nổi luôn bởi lý do đơn giản là địa chỉ trên ấy được viết bằng chữ...la tinh.Tóm lại tốt nhất là bạn ở đâu thì bạn cũng nên ghi ra giấy địa chỉ bằng cả tiếng Anh(phiên âm) và tiếng Ả rập.;)
Khoảng 7h tối hai thằng mới về tới nhà mặc dù quãng đường từ bảo tàng về nhà không xa lắm và phải may mắn khi gặp một ông biết tiếng Anh chỉ đường cho lái xe taxi.Ăn uống tắm rửa tốc hành xong hai thằng chuẩn bị quần áo, vé, tiền bạc rồi chạy ra đầu đường để bắt taxi lên ga Cairo.Hai anh em chọn một cái xe taxi mới coong(Lada mới làm lại xong cách mấy ngày) để leo lên.
- Anh cho tụi tôi ra ga Cairo nhé.
- Các anh đi chuyến mấy giờ ?.Tay này nói tiếng Anh suya luôn, xấu hổ quá vì hắn nói rất nhanh lại luyến âm nên thằng Anh cứ phải hỏi lại mấy lần.
- Chuyến Luxor....9h tối.
- Vậy thì các anh ngồi và bám chặt nhé.Hắn nói nhanh đến mức phải đến khi chiếc Lada lao đi và luồn lách trên đường với tốc độ cỡ 80, 90km/h thằng Anh mới tự rủa thầm là sao mà....ngu thế.
Mới đầu lên thấy xe mới, tay tài xế ăn mặc lịch sự thậm chí hơi...tay chơi(tóc bóng mượt chải lật ra sau và mặc “củ xếch” áo đen quần trắng) nên hai thằng hỉ hả lắm.Đến khi hắn lướt đi vù vù, luồn lách như làm xiếc, mở nhạc Ả rập trong xe ầm ầm(khoe hàng mà) thì hai thằng dở hơi chỉ còn biết gào lên vẻ phấn khích lắm(cho đỡ sợ)....được thể thi thoảng ngó qua gương chiếu hậu hắn cười toe toét và càng luồn lách khiếp hơn.Lạy thánh mớ bái lúc xe vòng xuống cầu vượt để vào sân ga thằng Anh mới hết sợ.Hai chân nó chụm vào cho đỡ run và miệng thì lảm nhảm “wonderful driver” với cái mặt chắc chắn là rất nhợt nhạt.Chẳng biết thằng Em có sợ không nhưng mà trông tay nó xách cái túi có vẻ cũng không....chặt lắm.Ngồi trong sân ga một lúc cho hoàn hồn hai thằng chuẩn bị lên tàu đi Luxor.
- Này lần sau thấy mấy anh giống Clark Gable nhưng lái xe kiểu James Dean như vừa rồi là tránh nhé...tao còn mẹ già, vợ dại, với lại tao chửa bao giờ đi quá 40km/ giờ cả.Thằng Anh tay run run vuốt cái cổ tròn của chiếc áo thun đang mặc.:))
- Em cũng sợ....nhưng tại thấy Anh cười khoái trí thế là....em cười theo.
- Ờ tao thấy nó dòm qua gương chiếu hậu chắc tưởng hai thằng khoái quá nên càng chạy tít....thật đúng là.....
-...Ngu.Anh nói nốt đi xấu hổ với ai chứ.Thằng Em cười khùng khục như phát khùng.
 
Last edited:
Chặng Cairo-Luxor, tập thể dục trong cái tủ lạnh.

Ấn tượng đầu tiên khi tới Ga trung tâm Cairo, Ramses Station (sau khi chân tay hai thằng đỡ run) là nó mang nhiều dáng vẻ của kiến trúc Hồi giáo.Các vòm cửa đi, cửa sổ hình búp, các chi tiết gờ phào, đầu cột, trang trí mảng tường đều nhắc nhở người ta đến hình ảnh của các đền đài một thời huy hoàng của đế chế Ottoman và các Pharaon quyền thế.Ga xe lửa Cairo có cấu tạo giống như một số ga ở châu Âu, nghĩa là các đoàn tàu đi vào trong một mái vòm to che khoảng chục tuyến đường sắt phân đi các địa điểm khác nhau.Nó là ga đầu cuối liên kết Cairo với Alexandria xuất hiện từ năm 1892 nhưng đường sắt thì có từ tận năm 1856.Ga tiếp tục được nâng cấp vào năm 1955 và đến năm 2001 thì đã được hiện đại hóa rất nhiều.Trong khu vực có mái che của ga khá nhộm nhoạm, bán vé, bán sách, bán đồ uống, máy ATM đặt lộn xộn nên lúc đông khách tới và đi cứ như ong vỡ tổ.

attachment.php


Bên trong nhà ga Cairo khu vực dưới mái vòm.

Lúc đầu hai thằng ngồi trong khu có mái che vì cứ ngỡ sẽ đi tàu trong đó luôn nhưng chờ mãi mà chẳng thấy biển báo tàu nào đi Luxor nên phải chạy ra hỏi nhân viên nhà tàu.May mà N đã viết lên vé chứ không thì hai thằng cầm một mớ mà chẳng biết mù tịt là cái vé nào dùng để đi đâu.Được nhà tàu chỉ dẫn là tàu đi Luxor nằm ở tuyến đường ray nằm phía sau khu có mái che, nhìn đồng hồ hai thằng tá hỏa vì còn có 15 phút nữa là tàu chạy.

attachment.php


Mặt trước tấm vé đi Luxor.Hai thằng đọc nhõn được chữ Luxor và LE còn đâu là cấm khẩu.Ra hỏi nhà tàu có một bác ngồi trong cái quầy tròn tròn giữa ga giải thích bla...bla bằng tiếng Ai Cập, thấy hai thằng ngu ngu bác ấy rút bút ra giải thích cho một đống ở mặt sau tấm vé, đọc thấy mình....ngu tiếp.Cầm tấm vé bìa cứng nho nhỏ thằng Anh nhớ hồi bé tẹo đi tàu về quê vé cũng vậy, lên tàu bác soát vé cầm kìm bấm tạch một cái tạo thành cái lỗ nho nhỏ tròn tròn bằng đầu đũa....ôi nhớ lại sao bồi hồi quá!!!.:(

attachment.php


Mặt sau cái vé đi Luxor.Cái này nhân viên nhà ga chú giải cho hai thằng về các đoạn chữ loằng ngoằng ở mặt trước.Cái này nếu không nhầm thì là “tàu Cai-dô đi Lắc-xo ngày...giờ...toa...ghế...nếu không đọc được thì xem lại ở mặt trước.:))

Vào phía trong ga nằm sau khu mái che thấy nó “thân thương” quá, trông chả khác Hàng cỏ nhà mình mấy, tinh rác là rác xả ra trên đường ray, cũng có mấy hàng quán có cái tủ lạnh bày nước ngọt, nước suối, thuốc lá mua bán ì xèo.Được cái rộng hơn, từ mặt sân ga xuống tới đường ray sâu hơn, đường ray khổ rộng hơn.Nói túm lại là toa xe của tàu lửa Ai Cập kích thước lớn hơn tàu Bắc Nam của Việt Nam.:)
 
Last edited:
attachment.php


Các bạn đừng cho là nhầm lẫn nhé.Đây là ảnh thằng Anh chụp khi đi mua vé trưa ngày mùng 5, nó mò ra phía sau lượn lờ và cảm nhận không khí.Chẳng đâu dân dã bằng bến tàu bến xe, Á-Phi-Âu đều thế cả, càng lê la bê bết càng sướng.:))

attachment.php


Cầu vượt nối hai bên đơn nguyên bến xe buýt và ga với nhau.Phía xa là cầu Kobri Al Lymoon, còn phía xa nữa là tháp nhà thờ Hồi giáo “Ko Briet”.

attachment.php


Cửa đi ra đầu hồi phải của Ga Ramses.Các anh đền ông đang đứng thành hàng không phải là để “rút gươm chém xuống nước” đâu.Các anh í đang cầu kinh bữa trưa đấy.Chuyện này còn nhiều điều thú vị lắm, xin gửi tới các bạn sau.:))

8h45 lên tàu, tuy là ghế ngồi nhưng trên tàu lửa Ai Cập khu vực này cũng chia khoang, cứ một khoang 6 chỗ ngồi.Khoang có bề ngang to, trần cao và hành lang rộng rãi.Trông cái toa xe ở Việt Nam mấy bạn Tây ba lô đi lại nằm ngồi đến khổ.Hai thằng ổn định chỗ ngồi xong thì tàu bắt đầu rời ga.Trên toa xe tối hôm ấy có bốn người gồm thằng Anh, thằng Em, hai người Ai Cập, một thanh niên và một ông trung niên.Tàu chạy được một lát thì thằng Anh chủ động bắt chuyện với chàng thanh niên Ai Cập sau khi thấy hai anh Ai Cập và hai anh Việt Nam cứ chuyện ai ấy nói.Vả lại cũng là để thắt chặt tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
- Tôi tên là....Chúng tôi sống ở Hà Nội, Việt Nam và chúng tôi tới Ai Cập để du lịch.Chọn câu dễ nói nhất quả đất thằng Anh tuôn ra thật ngọt để gây ấn tượng.
Chàng trai Ai Cập và bác kia ngẩn ra, ú ớ.Hay rồi đây, rất “hợp với dáng iem” thằng Anh nghĩ.Và từ lúc ấy bằng các loại ngôn ngữ hình thể, tay chân, mồm miệng....câu chuyện nở như ngô rang.Đại khái là hai ông này đều là người Cairo đi Luxor làm việc, chàng trai là thợ còn bác kia là nhân viên công sở(chẳng hiểu có phải không nhưng thằng Anh tổng hợp các loại ngôn ngữ, trang phục, hình dáng rồi....kết luận bừa là như vậy).Nói thì hơi quá nhưng chàng trai cũng tậm tạch câu được câu mất, nói chung là đủ để cứ năm phút hai bên lại hiểu nhau được một ý ngắn nào đó.Họ cũng biết sơ sơ về Việt Nam chủ yếu là đánh thắng được Mỹ(cũng có thể coi là cùng chung kẻ thù vì Mỹ tài trợ cho Israel mà dân Ai Cập thì rất ghét đám Do Thái).Được khoảng 30 phút thì hết chuyên đề văn hóa xã hội thằng Anh bắt đầu chuyển cảnh.
- Tôi rất hâm mộ cầu thủ Mido( cầu thủ Ai Cập Ahmed Mido từng thi đấu cho Middlesbrough ở giải ngoại hạng Anh) và đội tuyển Ai Cập(năm 2007 Ai Cập lần thứ ba liên tiếp vô địch cúp vô địch châu Phi).
Thằng Anh nghĩ thể thao là món dễ xơi nhất, thanh niên lại càng khoái nhất là ở một nước coi bóng đá là vua như Ai Cập.Nhưng chẳng hiểu là do đọc tên sai, nói câu dài quá mà chàng thanh niên cứ ngớ ra mãi.Cuối cùng sau ba lần nói thật chậm “Egypt team is champions” thì chàng ta như được bắt đúng mạch, hào hứng la lên “ Mi-du, Mi-du...săm pì òn...” :Drồi quay sang giải thích cho ông kia bằng một tràng tiếng Ai Cập.Hệ hệ, đúng là “thể thao không biên giới” bác kia cũng có vẻ tự hào lắm, hai người Ai Cập một già một trẻ choảng nhau bằng tiếng mẹ đẻ mất một lúc mà thằng Anh đồ rằng họ đang bảo nhau là” hai cái thằng ở tận đẩu tận đâu này cũng biết về Mi-du và đội tuyển Ai Cập nhà mình...thật là hay quá!!!”.Kể từ lúc ấy trở đi hai bên cực vui vẻ với nhau, tất nhiên chỉ bằng “ ánh mắt, nụ cười...thay cho lời muốn nói” nhưng thú thật là cái khoang bốn người trở nên ấm áp hơn lên rất nhiều.Nói ấm áp lên rất nhiều là vì thế này-đây có thể nói là câu chuyện nhớ đời của cả hai thằng về việc đi tàu đêm ở Ai Cập.Tàu xuất phát lúc 9h, nói chuyện chán chê là tới khoảng 11h đêm( giờ hai ông kia ra ký hiệu đi ngủ) thằng Anh cảm thấy hơi lành lạnh.Số là cả hai thằng đều nghĩ ở châu Phi mang theo áo rét thì chỉ có gọi là...tâm thần, thế là chỉ mang theo quần dài và áo thun, sơ-mi ngắn tay và thằng nào cũng nhõn một bộ trên người...cho nó nhẹ.Tới khoảng 12h đêm thì thôi rồi.....cha mẹ ơi là rét.Hai hàm cứng hết cả lại thằng Anh ra hiệu hỏi chàng thanh niên....”làm sao cho khỏi....rét”.Chàng ấy vẫn thản nhiên(phần vì đã quen với việc này phần vì mặc áo dài tay) thò đầu ra hỏi ông quản lý toa xe.Ông ta đi tới và giải thích.
- Trên toa xe luôn để nhiệt độ này vì mọi người đều thích như vậy.Dẫn thằng Anh đang cóm róm vì lạnh ra cái bảng nhiệt độ toa xe bị đặt trong cái hộp có khóa ông ta vui vẻ giới thiệu.Nhìn vào cái màn hình tinh thể lỏng ở con số khủng khiếp 14 độ C(con số này thằng Anh thề sẽ nhớ tới già mặc dù ba má nó dạy là con số 13 mới là con số ghê gớm nhất) thằng Anh đành lê lết về khoang của mình.
Vốn sinh ra ở một môi trường mà ý kiến của quần chúng là tối thượng thằng Anh biết là chẳng thay đổi được gì khi mà....”mọi người đều thích như vậy”.”Giời đất ơi...” thằng Anh than”....tại sao giời lại ác nghiệt cử một thiên sứ nói tiếng Anh lưu loát thế để thông báo cho con một tin dữ như thế này, hụ hụ”.
Đến lúc này chỉ còn cách chữa cháy thôi(cái này công ơn của Phượt.com muôn đời chẳng thể nào quên).Chẳng là trước khi đi thằng Anh có lân la hỏi về các đồ lề cần mang theo, cô T(trên Phượt) có khuyên rằng “đi chơi nhớ chiếc...áo mưa, lúc mà nó(mưa, vòi nước, hay một cái gì đó phun ra nước) phụt....dây dưa bẩn quần.Vì thế khi nhìn thằng Em đang tím tái mặt mày vì lạnh (nó mà ốm thì vỡ nợ) thằng Anh đang lo chết khiếp thì bỗng sực nhớ ra là trong ba lô có cái....áo mưa giấy.Ờ lắm lúc hay thật...hôm trước khi đi vợ thằng Anh tay lăm lăm tờ giấy ghi các thứ cần mua, tới mục-áo mưa-theo lời dặn của Phượt, thì túm luôn lấy cái áo mưa giấy chứ nhất định không lấy cái “kia”, thế đâm ra....lại được việc.Nói dại lúc ấy mẹ thằng cu thương chồng đi xa đói khát lấy cho cái “kia” thì không khéo chỉ che được mỗi.....”cái đầu ngón tay giữa”.
Áo mưa giấy chỉ có một(thằng Em có biết gì đâu mà chuẩn bị) thế là thằng Anh nghẹn ngào đưa cho thằng Em và nói.
- Sáng ra tới Luxor, nếu em thấy anh......thằng Anh nghẹn giọng....không cử động thì mở cửa sổ....phơi nắng anh một lúc rồi hãy lay gọi, không anh ....vỡ mại nó ra mất, anh mong manh lắm!!!.
Thật sự cả đêm hôm ấy thằng Anh chẳng ngủ tí nào....vì lạnh.Nó dùng cái ba lô ôm trước ngực(chỗ yếu nhất của nó, nơi làm nó ho rũ rĩ suốt mấy tháng ở châu Âu) còn lưng thì cố gắng ép thật chặt vào đệm ghế tàu.Cái cách này cũng khá hiệu quả, nó đã giúp thằng Anh vượt qua cỡ sáu tiếng đồng hồ trong nhiệt độ tương đương với ngăn mát của một cái thủ lạnh.
Khoảng 6h sáng thằng Em với cái áo mưa giấy mặc ngoài(khiến hai ông Ai Cập mắt tròn mắt dẹt) tỉnh dậy.Máy lạnh trên toa cũng đã ngừng chạy, thằng Anh từ từ cử động hai cánh tay và đôi chân, tiếng răng rắc của các khớp xương nghe như tiếng lấy đá ra khỏi khay.Thằng Anh nhận ra rằng mình vẫn còn sống, khi những tia nắng mặt trời Ai Cập đầu tiên lách qua cửa sổ con tàu chiếu vào làm thân thể nó.....rã đông.
Đoàn tàu chạy rất nhanh qua những khu nhà, công trình lớn, đồng ruộng...có cảm giác như đang chạy qua các vùng quê Việt Nam vậy.Đâu đó phảng phất hình ảnh của nông thôn miền Trung, miền Nam với các mảnh ruộng phân chia nhằng nhịt, những rặng mía, rặng chuối, rặng cọ(trông xa như rặng dừa), đoàn bò chạy lốc thốc trong bụi đất mịt mù dưới sự chỉ huy của một nhóc cưỡi con đầu đàn, một lão nông cưỡi lừa đi thong dong cạnh các dãy nhà lúp xúp.Chúng làm thằng Anh có cảm giác nao nao trong lòng nhớ về các vùng đất quê hương mà nó đã qua, điều đó át đi luôn ấn tượng về cái lạnh chết người đêm qua.

attachment.php


Vùng ven Luxor.Vì hai tay ôm ba lô phải gần 1 tiếng đồng hồ sau mới rã đông nên thấy cảnh hay quá mà không chụp nổi, thằng Anh lấy tạm 1 cái trên “anh tẹc nét” cho nó xôm.

Tàu tới ga Luxor khoảng 7h30 sáng ngày mùng 6 tháng 11 năm 2007.Một ngày mới bắt đầu, quẳng luôn những khốn khó đi để hưởng thụ niềm vui khám phá vùng đất mới, cả hai anh em đều nghĩ như vậy.
 
Last edited:
Thung lũng của các vị vua-huyền sử không bao giờ chấm dứt.

Luxor nằm ở phía nam và là nơi tọa lạc của Thebes thành phố thần thánh của Ai Cập cổ đại.Luxor là một bảo tàng mở lớn nhất thế giới của các ngôi đền như Karnak, Luxor, các ngôi mộ trong thung lũng của các vị Vua và Nữ hoàng.Ngay hai bên bờ sông là vị trí của các di tích khảo cổ này.
Vị thần bảo hộ của Luxor và Thebes là Amun-Đấng Sáng tạo-thần Đầu Cừu được thờ cúng cùng với vợ của mình thần Mút-nữ thần Mặt Trăng, có biểu tượng là chim kền kền.Ngôi đền vĩ đại thờ Amun là Karnak nằm phía bắc của Luxor, là đền thờ quan trọng nhất của Ai Cập cho đến khi kết thúc thời kỳ cổ đại.
Nhà ga tàu lửa Luxor nằm ở bờ phía đông của con sông là một nhà ga nhỏ, mới xây dựng nhưng rất đẹp và duyên dáng.Từ đây bạn có thể bắt taxi đi các địa điểm tham quan bên bờ tây hoặc dùng thuyền đi cắt ngang qua sông để sang bờ bên kia rồi đi tiếp cũng được( cách này rút ngắn được khoảng 2/3 đường từ ga tới thung lũng Vua) .Taxi ở Luxor rất phong phú, giá cả hợp lý, nhưng phải trả giá thật kỹ.Nghe nói bây giờ nhiều xe taxi mới hơn, có điều hòa không khí.Thành phố Luxor bên bờ phía đông có một số tuyến xe buýt chủ yếu được người dân địa phương sử dụng. Khách du lịch có thể di chuyển bằng xe ngựa, được gọi là "Ca-lếch" để tham quan các điểm xung quanh thành phố chứ không thể đi xa.

attachment.php


Xe ngựa-Ca lếch, phương tiện đi tham quan loanh quanh trong Luxor.

Tới nơi thằng Em móc máy điện thoại ra gọi cho Muhammad, đứng chờ khoảng 10 phút thì hắn xuất hiện cùng một con Peugeot cũ rích.Trao đổi qua kế hoạch, Muhammad nói sẽ đưa hai thằng đi thung lũng Vua trước sau đó quay về mới đi đền Karnak.Hai anh em nhất trí luôn vì N dặn là cứ để hắn đưa đi đâu thì đi.Cước toàn thể cho chuyến đi cả ngày là 250LE tương đương khoảng 600 ngàn tiền Việt.Sau này mới thấy là vô cùng rẻ bởi quãng đường đi tất cả cỡ 60km và hắn phải đợi hai thằng cả ngày trong cái nắng chang chang.

attachment.php


Taxi driver-Mohammad (bạn chú ý đôi mắt nhé)....

attachment.php


....và con xe của anh ấy.

attachment.php


Bới lông tìm vết mãi mới dịch ra được là xe.....”Lơ cổ” tức là xe Peugeot cổ theo lối gọi ngoài Bắc.

Muhammad là một người đàn ông Ai Cập trung niên với khuôn mặt dài, mặc bộ đồ Ả Rập màu trắng ngà nhưng đặc biệt có đôi mắt rất gian(đỏ như mắt cá chày và hắn liên tục liếc hai anh em qua gương chiếu hậu) hệ hệ.Từ ga đi tới điểm dừng đón khách để giới thiệu về các lăng mộ trong thung lũng Vua khoảng 25km.Cảnh vật hai bên đường trông như là thôn quê Nam bộ vậy.Đường khá đẹp và vắng xe do hai thằng đi sớm nên khoảng hơn 8h là đã tới nơi.Hai anh en dừng lại để mua vé và vào tòa nhà Trung tâm thông tin tham quan các mô hình, vị trí đánh dấu các lăng mộ, tên các đời Pharaon chôn cất ở trong ku vực thung lũng các vị Vua.

attachment.php


Sơ đồ vị trí các lăng đã tìm thấy trong thung lũng của các vị Vua.

Lăng đầu tiên mà hai thằng vào là của pharaon RamsesI (KV16), sau đó là cụm lăng RamsesII (KV7) và SetiI (KV17). Ba lăng này có thể chọn sao cho gần nhau để dễ đi và là của các vị vua nổi tiếng trong lịch sử Ai Cập-giá vé cho cụm ba lăng mộ là 100LE.Riêng lăng của Tut-ankh-Amun (KV62) hay còn gọi là vua Tut có vé vào cửa riêng là 40LE và để cho đỡ mỏi vì vào tới lăng khá xa hai thằng mua thêm vé xe điện(gọi là mini train) hết 4LE một người có cả....khứ hồi.

attachment.php


Đường vào khu vực các lăng mô trắng bụi đá vôi, như trong một công trường khai thác đá.Dưới cái nắng chang chang hai thằng như lọt vào trong phim ”Bí mật lăng mộ” vậy.

attachment.php


Thằng Em bên lối vào lăng vua Tut.

Tranh tường trong lăng của Ramses I là cảnh mùa màng lễ hội phản ánh đúng thời kỳ thái bình thịnh trị. Ramesses I, hay Ramses I (còn có tên là Pramesse trước khi lên ngôi), là vị pharaoh sáng lập ra Vương triều thứ 19 của Ai Cập cổ đại.Ông vốn là một vị tể tướng tài giỏi của pharaoh Horemheb, vị pharaoh cuối cùng của Vương triều thứ 18. Sau khi Horemheb qua đời mà không có con kế vị, Pramesse lên ngôi hoàng đế với vương hiệu Ramesses I và cai trị trong khoảng 1295-1294 TCN hay 1292-1290 TCN. Ông qua đời khi mới cai trị được 2 năm 16 tháng và con trai ông là Seti I lên ngôi.
Phần tranh tường trong lăng Seti I cũng không có gì đặc biệt vì nó cũng chủ yếu là mô tả lễ tang của ông với con thuyền đưa thi hài ông trên sông Nile và cảnh cái quách của ông nằm trên một cái giá. Seti I (hay Sethos I) là pharaong thứ nhì của Vương triều thứ 19.Ông trị vì trong khoảng 1291-1278 TCN. Ông là con của Ramesses I và Sitre. Vợ ông là Tuya và họ có với nhau 4 người con. Con trưởng của ông chết sớm. Tên ông này không được xác định rõ. Ông có hai người con gái, Tia và Henutmire. Một người con trai khác là Ramesses II.Seti I đã phổ biến hình ảnh của thần Seth (thần bão tố, sấm sét và sa mạc). Cái tên Seti có nghĩa “Ông ấy là của Seth”. Ông ra sức xây dựng lại tôn giáo Ai Cập mà đã bị Akhenaton ở vương triều trước hủy bỏ. Kết quả là Seti đã cho dựng lại đền thần Osiris và những cái cột lớn trong đền thờ Karnak.
Lăng của RamsesII có phần tranh tường ấn tượng hơn rất nhiều so với lăng của vua Tut, xứng đáng với tên tuổi của các vị vua-chiến binh huyền thoại.Phần tranh tường ở lăng Ramses II chủ yếu mô tả các chiến công của ông, cảnh ông tra tấn tù binh và lúc nhập quan, đặc biệt nữa là lăng của ông dài, sâu hun hút nhưng bị cướp phá nặng nề.
 
Last edited:
Trị vì đất nước trong khoảng thời gian từ năm 1361 - 1352 trước Công nguyên và từ trần khi mới 19 tuổi, Tutankhamun là vị Pharaoh duy nhất không bị những kẻ đào mồ trộm cướp quấy nhiễu nơi an nghỉ linh thiêng trong suốt những thời kỳ cổ đại.
Mãi cho đến năm 1922, nhà khảo cổ người Anh Howard Carter mới phát hiện lăng tẩm vẹn nguyên của vua Tut tại Thung lũng Vua(chính từ khi tìm được mộ ông mà bọn trộm đã hai lần thăm viếng).Ngay lập tức, công trình khảo cổ làm chấn động cả thế giới không chỉ bởi ý nghĩa lịch sử mà còn bởi những cơ man châu báu vốn chỉ dùng riêng cho bậc quân vương quyền quý trong các triều đại Ai Cập cổ.
Huân tước Carnarvon, người chu cấp tài chính dồi dào cho công trình khảo cổ của Carter, là một trong số những khán giả đầu tiên bước vào lăng tẩm của vua Tut và chết lặng vì ngỡ ngàng. Không lâu sau đó, ông từ trần do bị muỗi độc cắn - việc này bắt đầu làm dấy nên những đồn thổi hư thực xung quanh “lời nguyền của pharaoh” khuấy đảo một thời.Nguồn internet.
Lăng mộ của ông được đánh số KV62 có nghĩa là King’s Valley No62.Đến nay các nhà khảo cổ mới phát hiện ra được 63 lăng mộ trong thung lũng Vua và vì vậy lăng của vua Tut gần như tìm thấy muộn nhất.KV1 là mộ của vua Ramses VII và cứ lần lượt theo thứ tự của lăng tìm thấy người ta đánh số.Lăng mộ của vua Tut so với lăng mộ của vua Ramses II, một vị vua rất nổi tiếng trong lịch sử Ai Cập nằm gần đấy thì nông hơn nhiều.Bên trong hầm mộ vua Tut người ta vẫn để cái quách đá nơi chứa quan tài và cái mặt nạ bằng vàng ròng nổi tiếng của vị vua chết trẻ này.
Khu vực lòng thung lũng phần lớn là đá vôi nên các lăng mộ đục vào lòng núi có rất nhiều tranh vẽ trên tường, các bức tranh màu ấy luôn nổi bật trên nền đá vôi trắng phủ mờ bụi thời gian.Chẳng màng tới lời nguyền hay bất cứ loại côn trùng ghê gớm nào hai anh em lần mò vào bên trong lăng vua Tut và “ủ mưu” chụp cho bằng được mấy kiểu ảnh nội thất.Qua khu cửa chính mấy anh bảo vệ người Ai Cập cứ lườm lườm nhưng với vẻ mặt dễ thương nhất hai thằng vẫn mang được máy ảnh vào.Vào bên trong thì lại thấy một anh nữa đang đứng ở đó rồi, phải chờ chán chê đến khi anh ấy bị gọi gì đó chạy ra ngoài là hai anh em lập tức bấm máy ngay.Lúc đi ra cửa, anh đứng ngoài mặt rất nghiêm trọng giật lấy cái máy của thằng Anh bắt xóa tất cả các tấm ảnh đã chụp(hắn nói từ ngoài thấy ánh đèn flash lóe lên dù hai anh em chối bai bải).May quá vẫn còn mấy tấm ở máy thằng Em đút túi quần nên lọt ra được.

attachment.php


Quách đá trong lăng vua Tut.

attachment.php


Nằm phía bên tay trái là khu để các đồ tùy táng của vua Tut.

Hai anh em lại lên xe điện để quay lại Trung tâm thông tin rồi đi tiếp sang lăng của Nữ hoàng Hatshepsut vì lăng của bà nằm ở bên kia dãy núi.

[video=youtube;QcAkiCosd-4]http://www.youtube.com/watch?v=QcAkiCosd-4[/video]

Hai anh em đi sang lăng Hastshepsut bằng mini train như mấy tay cao bồi ngồi trên tàu hỏa chạy xuyên miền Tây nước Mỹ:D...và nếu bạn thấy thích bài hát Black Velvet thì bạn hãy nghe tiếp nó ở phần cuối video do Alannah Myles biểu diễn.Bá cháy đấy!!!!

Như đã đề cập đến khi hai anh em ở bảo tàng Ai Cập, ngày 27/6, tại Cairo các nhà khảo cổ Ai Cập cho biết họ đã xác định được danh tính của xác ướp hơn 3.000 năm tuổi phát hiện vào năm 1903. Đó chính là xác ướp của Nữ hoàng Hatshepsut, một phụ nữ quyền lực nhất trong thế giới Ai Cập cổ đại.
Nữ hoàng Hatshepsut trị vì Ai Cập cổ đại trong suốt hơn 20 năm (ở thế kỷ 15 - trước Công nguyên). Bà là một phụ nữ rất đặc biệt vì thường mặc đồ nam giới và cả đeo râu giả. Nữ hoàng Hatshepsut được đánh giá là nữ hoàng Ai Cập cổ đại có quyền lực mạnh hơn cả Nữ hoàng Cleopatra và Nefertiti.

attachment.php


Tượng các pharaon phía trước dãy colonade của đền thờ Hatshepsut.

Dưới thời cai trị của bà nhiều công trình xây dựng kiến trúc đồ sộ đã được dựng nên. Tuy nhiên khi bà qua đời, những ghi chép về bà cũng biến mất, kể cả các thông tin về xác ướp của bà.Nhà Ai Cập học Elizabeth Thomas thì cho rằng xác ướp với cánh tay phải gập lại ở trên ngực là của Hatshepsut bởi vị trí cánh tay chứng tỏ người phụ nữ đó thuộc dòng dõi hoàng gia. Xác ướp của bà được giấu trong mộ nhằm đảm bảo an toàn, bởi con trai ghẻ và người kế vị của bà là vua Tuthmosis III tìm cách phá bỏ hoàn toàn mọi ký ức về bà.X(

attachment.php


Gần nhất là Ramses III(nhận ra vì cái mũi cong cong của ông), Ramses IV và Ramses V.
 
Last edited:
Theo truyền thống của rất nhiều pharaoh, đền Al-Deir Al-Bahari được Hatshepsut xây dựng như là lăng mộ của riêng bà.Nó được thiết kế và thực hiện bởi Senemut ở vị trí trên bờ Tây của sông Nile gần lối vào của Thung lũng các vị vua.Ngôi đền là một ví dụ điển hình cho sự đăng đối đến nghiêm ngặt trong các công trình kiến trúc lăng tẩm.

attachment.php


Mắt thần Wedjat và quyền trượng là biểu tượng quyền lực của Nữ hoàng Hatshepsut.

attachment.php


Sự tinh xảo của các chi tiết ngôi đền nổi bật trên sự xù xì của các vách núi phía sau.

Hàng cột trước lăng (colonade) sau này trở thành khuôn mẫu cho hầu hết các công trình lăng tẩm nổi tiếng trên khắp thế giới.Nó là sự kết thúc chuẩn mực cho lối cầu thang dài, dốc mang ý nghĩa khẳng định quyền thế của chủ nhân ngôi đền.Hàng cột tăm tắp uy nghi ấy càng nổi bật lên trên nền thô nhám của ngọn núi nằm phía sau lưng.Đứng trên sân đền dưới hàng cột và mái hiên phía trước hai thằng như thấy uy quyền của mình tăng gấp bội khi thấy đám dân du lịch đang lóp ngóp bò lên từ phía dưới.:))

attachment.php


Toàn cảnh đền thờ Nữ hoàng Hatshepsut còn gọi là đền Al-Deir Al-Bahari.

attachment.php


Hàng cột-Colonade phía trước đền thờ Hatshepsut.

attachment.php


Biểu tượng của thần Horus ngay ở những bậc thang đầu tiên đi lên đền.

attachment.php


Tranh tường ở đền Hatshepsut mô tả thần Horus(có thể là cha của Bà-vua Thutmosis I) đang dắt Bà cùng con trai Thutmosis II trong một nghi lễ cổ đại.

Khoảng 11h trưa hai anh em quay ra gọi cho Muhammad để đi về đền Karnak.
 
Last edited:
Tượng Memnon-hai super man.

Trên đường quay trở về đền Karnak, đột nhiên Mohammad hỏi.
- Các anh có vào xem..... không?.
- Có chứ.Mặc dù chẳng biết nó là cái gì vì nghe không rõ nhưng Mohammad đã hỏi nghĩa là......nên xem.
Lát sau xe quay vòng rẽ vào bên trái đường nơi có hai bức tượng lớn, chẳng ai giới thiệu hay có chú giải gì nên mãi sau này mới biết đó là cụm tượng nổi tiếng Colossus Of Memnon.
Colossus Of Memnon (người dân địa phương gọi là el-Colossat hay es-Salamat, tạm dịch “những siêu nhân Memnon”) là hai bức tượng đá khổng lồ có chiều cao khoảng 18m do Pharaon Amenhotep III tạo nên.Nó đã xuất hiện cách đây 3.400 năm trong nghĩa địa Theban cạnh dòng sông Nile đoạn chảy qua thành phố Luxor.
Ban đầu của các “Siêu nhân” này dùng để đứng bảo vệ lối vào của đền Amenhotep một trung tâm tôn giáo lớn được xây dựng trong suốt thời gian cai trị của nhà vua, nơi ông được tôn thờ như một vị thần.
Lúc ấy ngôi đền “tưởng nhớ Amenhotep” là lớn nhất và sang trọng nhất tại Ai Cập.Nằm trên diện tích là 35 ha, sau này các ngôi đền của vua Ramesses II hay Ramesses III cũng không thể so sánh được với nó về độ lớn.Ngay cả ngôi đền Karnak cũng nhỏ hơn, mặc dù được chính vua Amenhotep xây dựng một phần.
Cuối cùng chỉ còn có hai Siêu nhân là tồn tại còn ngôi đền của Amenhotep thì chẳng còn một chút gì cả.Đứng bên rìa của vùng đồng bằng sông Nile, lũ lụt liên tiếp( các bản thạch đã cho thấy ngôi đền bị nước ngập bao bọc xung quanh) và còn bị các đời vua sau tháo dỡ và tái sử dụng các phần cấu thành lên ngôi đền, nó đã dần dần biến mất.Strabo, nhà địa lý người Hy Lạp tìm ra rằng một trận động đất (năm 27 trước Công nguyên) đã làm vỡ vụn từ thắt lưng một Colossus.Sau khi ghép lại, bức tượng này nổi tiếng vì biết "hát" vào buổi sáng lúc bình minh lên.Nguyên nhân có thể do nhiệt độ tăng khiến sương đêm bốc hơi từ bên trong các tảng đá xốp thoát ra ngoài theo các khe, lỗ và tạo ra âm thanh như tiếng huýt sáo.

attachment.php


Thật đáng tiếc là chẳng nghe được hai ông “hát” nữa.Khắp đất nước Ai Cập luôn được bao phủ trong màn sương bởi các truyền thuyết như thế.

Câu chuyện về siêu nhân Memnon biết hát đã mang đến danh tiếng cho nó trên khắp thế giới cổ đại và Hoàng đế La Mã Septimius Severus cũng ngạc nhiên trước những bức tượng này.Ông cho dỡ nó ra để xem tại sao bức tượng có thể “hát” được nhưng khi lắp lại thì chúng câm bặt luôn và mang theo bí ẩn về hai người khổng lồ đi mãi mãi từ năm 199 AD cho tới nay.X(
Memnon là một người anh hùng của cuộc chiến thành Troy, vị vua của đất nước Ethiopia, người đã đem quân từ châu Phi vào Tiểu Á để giúp bảo vệ thành phố bị bao vây nhưng cuối cùng bị Achilles giết chết.

attachment.php


Vợ và Mẹ của pharaon Amenhotep III ở hai bên chân ông.:D

Hai bức tượng siêu nhân Memnon thực ra có khuôn mặt của Amenhotep III đang ngồi, hai tay đặt trên đầu gối và nhìn về phía đông của sông Nile nơi mặt trời mọc.Có một dòng chữ ngắn khắc trên ngai vàng dọc theo cẳng chân của tượng: đây là vợ Tiy và mẹ Mutemwia của ông(có lẽ để định danh hai bức tượng nhỏ nằm hai bên chân tượng).
 
Last edited:
Đền Karnak-bảo tàng trưng bày ngoài trời lớn nhất thế giới cổ đại.

Khi chúng ta tham quan các ngôi đền của Ai Cập, thì một trong những yếu tố kiến trúc đáng quan tâm nhất là hệ thống cột.Trên thực tế, khó có thể tưởng tượng được là khi tới đền Karnak mà lại không bị thu hút, choáng ngợp và cuối cùng là ám ảnh bởi “ không gian cột” của nó.Tất nhiên còn nhiều thứ thú vị để bạn khám phá mặc dù nó có thể làm bạn rất “ nặng đầu” về khối lượng kiến thức, tỉ dụ như tìm hiểu về các Obeliks Ai Cập với các hình chạm khắc trên thân cột, có bao nhiêu loại cột “ hoa sen”, cột “ hoa sậy”, các bức tượng pharaon đứng ngồi là ai hay các con vật, biểu tượng được định danh cho vị thần nào.Khi mò mẫm bằng mọi cách để hiểu được một chi tiết thì nó lại móc xích, nảy ra một lô một lốc các chi tiết khác khiến người ta lại phải đi tìm tiếp.Cứ như vậy có lúc tưởng như ta nhìn vào bầu trời đêm đầy sao, tặc lưỡi thôi thì đành biết tên các vì sao sáng nhất trước vậy, để mai tính.Có lúc thằng Anh cũng hơi thất vọng chút khi tới khu Kim tự tháp( một tí tị tì ti thôi), cái thất vọng vớ vẩn của một anh “ công nông đầu ngang” nhìn mọi thứ lung linh qua sách vở để rồi khi tới nơi phải nhón nhén bước chân....vì bẩn-“ răng mà nơi vĩ đại như rứa mà lại....như vậy à?”.Nhưng mọi thứ ở Ai Cập ngay lập tức khuất phục nó, chỉ cần một vòng xung quanh Kheops, rồi thung lũng của các vị Vua, đứng dưới chân hai siêu nhân Memnon và khi tới đền Karnak thì nó chỉ còn biết há hốc miệng ra mà....nhìn vì choáng ngợp.Trải qua gần chục đời pharaon từ SetiI năm 1313BC cho tới thời kỳ Hi Lạp đô hộ Ptolemy III năm 30BC xây dựng, trùng tu, làm mới thêm một số đền nhỏ nhưng thực ra phần chính là ngôi đền lớn nhất kéo dài đến thời kỳ vua Rases II năm 1225 thì xong.Với tổng số gần hai chục hạng mục lớn nhỏ khác nhau, phục vụ cho nhiều vị pharaon nên có thể nói đền Karnak là một ngôi đền “đa phong cách”, “đa văn hóa”.Thật đáng tiếc là ngôi đền” tưởng nhớ pharaon Tuthmosis III” lớn nhất Ai Cập cổ đại không còn để có thể so sánh nhưng trong thâm tâm thằng Anh vẫn tin rằng Karnak là thú vị hơn rất nhiều ở cái sự “ĐA...” kia.Không có ước vọng làm rõ, phân tích tất cả những gì mắt thấy tai nghe khi ở Karnak (bởi riêng việc này cũng có thể lập được một thread mới) hai thằng chỉ mong mang đến những nét chính, cái lồ lộ của ngôi đền khiến chúng nó phải “hú” lên không “để trong bụng” thì....khó chịu lắm.
Hầu hết những người đến với các đền đài tại Ai Cập đều nhìn thấy các thức cột hoa Sen và cột hoa Sậy, nhưng thực tế có không ít hơn 30 thức cột khác nhau đã được phân loại ở các ngôi đền trong suốt các vương triều Ai Cập cổ đại. Hầu hết các thức cột đã được sao chép hình ảnh từ thực vật, giống như một thân cây hoặc một bó các thân cây có kích thước nhỏ hơn.Ngoài ra, hình dạng của đầu cột thường là một bông hoa đang nở, hay một bó hoa quấn vào nhau xum xuê tươi tốt như để khẳng định một kết quả có hậu cho sự....nỗ lực của phần thân và phần rễ.Trên đầu cột thường có một miếng kê thấp rồi mới liên kết với dầm đầu cột để nối hệ thống đỡ mái này với nhau.
Trong giai đoạn đầu của thời kỳ Ai Cập cổ đại các đền đài xây dựng với các cây cột làm từ đá nguyên khối nhưng giai đoạn sau thì chuyển sang các loại cột làm từ những khối đá ghép sau đó tô trát cho phẳng phiu.

attachment.php


Cây cột hoa Sậy với ánh sáng nhảy múa trên thân làm nổi bật các chi tiết mang thông tin người làm ra nó.Cột này được ghép từ nhiều khúc đá tròn lại với nhau.

Thức cột hoa Sậy-Papyriform Column.

attachment.php


“Cột hoa Sậy nở” nhưng nó được làm thời Ramses II nên phần tán tròn mỏng hơn và phần bầu hoa loe rộng hơn.Rất gần đó là.....

attachment.php


.....”cột hoa Sậy nở” thời Amenhotep III có tán tròn dày hơn và bầu hoa thu nhỏ lại.

Có một vài biến thể trong loại cột này.Một số có phần thân cột tròn, mượt xuất hiện ở một vài công trình đơn lẻ nhưng trên thức cột cùng loại tại đa số công trình khác thì lại có gân.Loại này có ở các đền đài cần nhiều hàng cột.Các đầu cột có thể là hình dạng nụ hoa hoặc hoa nở bung và hình chuông.Thời tân Đế chế, phần thân của hầu hết các cột hoa Sậy đều có hình côn từ gần dưới chân cột lên(kiểu như thượng thu hạ thách nhà mình) và được trang trí với những hoa văn hình tam giác tạo nên lớp vỏ thân cây cách điệu.Mặc dù hình thức thân cột tròn mượt dường như đã được sử dụng trong suốt lịch sử Ai Cập nhưng nó được thấy sử dụng rộng rãi nhất thời kỳ tân Đế chế.Cột loại này bắt đầu xuất hiện từ triều đại pharaon thứ 5, đến triều đại thứ 18 thì đạt tới nghệ thuật trang trí đỉnh cao, với những chi tiết hoàn hảo.Đến triều đại thứ 19 thì nó đã trở thành phong cách chung cho rất nhiều công trình đền đài và bị biến tấu đi rất nhiều.

Thức cột hoa Tùng-Coniform Column.Có thể là quả cây Thông.

attachment.php


“Cột hoa Tùng” nằm trong đền thờ vua Tuthmosis III nằm ở khu vực gần cuối đền Karnak.

attachment.php


Và đây là ông chủ của đền thờ với cột hoa Tùng và vườn thượng uyển-vua Tuthmosis III.

Kiểu cột này nhanh chóng mất đi sau khi được sử dụng trong một số đền thờ trong đó có đền Tuthmosis III nằm sau khu đền Karnak.Đầu của thức cột này có hình bông hoa của cây Tùng-giống quả cây thông lộn ngược hơn.

Thức cột hoa Sen-Lotiform Column.

attachment.php


“Cột búp hoa Sen” nằm trong vườn thượng uyển trong đền của vua Tuthmosis III.

attachment.php


Chúng liên kết với nhau bằng dầm đầu cột.
 
Last edited:
attachment.php


“Cột nụ hoa Sậy” với đầy đủ bộ phận: chân cột, thân cột “thượng thu hạ thách”, đầu cột nụ hoa, miếng kê và dầm đầu cột.

Có lẽ nó đã được sử dụng trong các tòa nhà thông thường rồi sau đó mới đến các ngôi đền.Tuy nhiên, điều này không phải để nói rằng nó ít được sử dụng trong kiến trúc tôn giáo.Thức cột hoa Sen được sử dụng rộng rãi trong các ngôi đền thời Cổ đại và Trung Đại.Nó ít được dùng hơn trong thời kỳ tân Đế chế, nhưng sau đó được phổ biến trong thời kỳ Hi Lạp-La Mã.Cột loại này phần thân thường có gân còn phần đầu cột hoặc là nụ hoặc là đóa Sen nở.Có một điều chắc chắn là thức cột hoa Sen không xuất hiện trước thời kỳ Ai Cập cổ đại.Chúng ta cứ đặt tên cho thức cột này như vậy cho nó gần gũi( có thể trong một sách chuyên nghành nào đó gọi khác đi).Bởi vì thi thoảng có thông tin là những gì chúng ta đề cập từ bấy đến giờ về "hoa Sen" nhưng trong thực tế lại là loài hoa Huệ nước.
Sau đây là thống kê các đời pharaon góp sức xây dựng, sửa chữa đền Karnak.Gom góp từ rất nhiều nguồn khác nhau.

attachment.php


Hình ảnh tổng thể của đền Karnak.Nguồn internet.

1.Pilon I làm trong thời kỳ Etiopia cổ xưa nhất của Ai Câp, đó thực ra là cái cổng xây bằng gạch đất sét.Pylon là một thuật ngữ tiếng Hy Lạp để chỉ một cái cổng lớn ở các ngôi đền Ai Cập.Cái này bạn nào chơi Warcraft sẽ thấy thuật ngữ này.Cổng này tới thời vua Seti I được sửa chữa lại.

attachment.php


Pilon I với hàng Sphinx đầu cừu dẫn vào đền Karnak.

2.Pilon II do Ramses II xây dựng vào triều đại thứ 25 với con đường Nhân sư đầu cừu ( hình tượng của thần Amun- Rams Avenue), khoảng không giữa cổng I và II gọi là Sân Lớn( Great court) có hàng cột đặt tượng các vị pharaon và mãi tới tận triều đại thứ 30 mới hoàn thành.Các cây cột trong khu vực này về sau được vua Horemheb trùng tu lại.Trong Sân lớn có đền thờ của vua Seti II và Ramses III.

attachment.php


Pilon II cũng không còn nguyên vẹn hình hài với hai bức tượng khổng lồ của vua Ramses II.

attachment.php


Hàng tượng các pharaon trong đền thờ vua Ramses III.

attachment.php


Tượng Ramses II và Nữ hoàng Bentanta đứng ở dưới chân.Bức tượng này của Ramses là còn bàn chân.

Vua Seti II cho dựng một obelisk của riêng mình ở đây còn vua Ramses II thì mang tới lắp hai bức tượng khổng lồ của ông ở ngay trước lối vào Pilon II(trong hai bức tượng chỉ còn một bức là có bàn chân.Ở bức tượng đó có tượng của Nữ hoàng Bentanta, con gái lớn của Ramses II đứng giữa hai chân còn nguyên vẹn.

attachment.php


Thần Amun-Nhân sư đầu cừu và vua Ramses I.
 
attachment.php


Hình ảnh, chữ viết trên phù điêu này cho thấy thần Amun đang nắm tay thần Ra.

attachment.php


Thần ra vào buổi sáng dưới hình dạng con bọ hung đẩy đĩa Mặt trời đi lên.

attachment.php


Bức tượng khổng lồ của vua-nhà tiên tri Amenhotep IV.

3.Pilon III (đã bị phá hủy hoàn toàn) do Amenhotep III xây dựng cùng với đền thờ thần Month-thần chiến tranh, có biểu tượng là đĩa Mặt Trời và con dao nằm ở phía Bắc của đền Karnak.Khu giữa cổng II và III này có mái tự trên 134 cây cột Papyrus gọi là Đại sảnh đường (Great hypostyle hall).Đây là nơi hoành tráng nhất của đền thờ Karnak và công lao hoàn thiện nó là của vua Seti I và Ramses II.Các bức tường-phù điêu phía bên ngoài mô tả chiến dịch quân sự của hai vị vua này ở Palestine và Syria, bao gồm cả cuộc chiến chống lại đế chế Hittite ở thành Kadesh.Xa xưa có hai obelisks đứng đằng sau Pylon III được xây dựng bởi Tuthmosis I và III như để đánh dấu lối vào ngôi đền nhưng chỉ có một cái của Tuthmosis I là còn đứng vững tại khu vực đổ nát của Pylon IV và V.

attachment.php


Obelisk của vua Tuthmosis I thi gan cùng tuế nguyệt

4.Pilon IV và V do Tuthmosis I xây dựng.Khu giữa cổng III và IV gọi là Sân trung tâm giữa cổng IV và V là hành lang kiểu colonade. Hai obelisks của Hatshepsut làm bằng granite màu đỏ cũng vẫn còn tồn tại ở đây.

attachment.php


Ngay trong Đại sảnh đường cũng có hai hàng cột cùng loại Papyriform nhưng khác nhau về đầu cột.Phía cuối con đường là obelisk của Hathshepsut.

attachment.php


Phần đáy dầm cũng đầy những họa tiết tinh xảo công lao hoàn thiện là của Seti I và Ramses II.

attachment.php


Mỗi góc chụp ánh sáng lại biến thiên nhảy múa trên thân cột khiến không gian vĩ đại càng thêm lung linh.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,144
Members
192,341
Latest member
Hb88compro
Back
Top