What's new

Tây Du Ký

Đoàn chúng tôi gồm năm người đã sang tới Italia.Cũng đủ cả Đường Tam Tạng,Hầu vương,Chú Trứ,Bạch Mã và Sa Tăng.Lịch trình đi từ 1-10 nhưng tới nay mới ổn định chỗ ở.Tôi xin thay mặt anh em đoàn đi chào tất cả các bạn.Tôi cũng xin viết nhật ký chuyến đi nhằm mô tả những việc đoàn đã gặp phải hầu mong các anh em khác thêm chút thông tin.
Tối 1-10 toàn bộ anh em chúng tôi xuất phát từ Nội bài lúc 7h45.Đi bằng AF,máy bay và phục vụ rất tốt nhưng có hạ cánh tại Bankok để đón thêm khách.Sau đó trực chỉ Paris,nói chung có phương tiện giải trí nhưng bạn nên mang thêm cái gì đó của riêng bạn thì hay hơn.
Sáng ngày 2-10 tới CDG lúc 6h30 theo giờ địa phương nhưng theo giờ Hà nội bạn phải bay mất khoảng 15h (Hà nội là 11h30 trưa).Nhưng do đến sớm quá mà lại đông khách nên thủ tục transit tắc luôn,hậu quả là đoàn tôi lạc mất hai người là Sư phụ và Đại đồ đệ.Ba người còn lại bạn biết tên rồi đi chuyến sau.Phù.....mệt dã man,tóm lại đã đi theo đoàn thì sống chết cũng phải đợi nhau dù thằng tới muộn hay sớm đều khổ cả (tôi sẽ kể sau).Theo tôi bạn nào phải qua CDG thì đi muộn hẳn sau 9h tối ở Việt nam.
 
attachment.php


Với đường kính cột chỗ lớn nhất là 1,2m cao 16m khiến ngôi đền thật xứng đáng với uy danh của thần Amun-Ree.

attachment.php


Cũng không thể bỏ qua khi ánh sáng làm thân cột ửng hồng, ấm sực lên không còn cảm giác của....đá.

attachment.php


Hai obelisk của Nữ hoàng Hathshepsut.

attachment.php


Có một đoạn đầu obelisk cũng của Hathshepsut mô tả thần Amun với Bà-lúc trong dáng vẻ đàn ông lúc trong dáng vẻ đàn bà.

5.Pilon VI và VII do Tuthmosis III xây dựng để bao xung quanh khu mật thất, khu vực quan trọng nhất của Karnak và để dẫn vào khu đền thờ riêng mang tên ông.Khu đền thờ Tuthmosis III có một gian được gọi là "vườn thượng uyển" bởi vì nó là nơi chứa các loại chim và động thực vật quí hiếm.

attachment.php


Colonade trong đền thờ Tuthmosis III nằm trước khu vườn thượng uyển.

6.Pilon VIII do Nữ hoàng Hathshepsut xây dựng.

attachment.php


Hình ảnh nữ hoàng Hathshepsut và vua Ramses I.

7.Pilon IX và X do vua Horemheb xây dựng.Ba cổng VIII, IX, X được làm để dẫn sang khu thờ thần Mut-biểu tượng là chim kền kền ở phía nam Karnak.
Ngoài ra các vị vua như vua Shoshenp Vương triều thứ 22, Shabaka thuộc Vương triều thứ 25, nhiều đời vua Ptolemy và Tiberius, cũng góp công sức để bảo tồn cho khu đền này.

attachment.php


Tượng vua Shoshenp.
 
attachment.php


Phù điêu mô tả vua Shoshenp cùng con trai ông, một giáo sĩ trong bộ áo da báo(đứng phía sau Shoshenp có cái chân con báo thõng ở dưới đùi) đang được diện kiến thần Amun.

attachment.php


Cây cột còn dính một phần còn lại của Pilon III đã bị phá hủy hoàn toàn.

Tuy nhiên vật đổi sao dời không có gì tồn tại mãi mãi được.Đến đời vua Akhnenaten, con trai thứ hai và là người kế nhiệm Amenhotep III, sau năm thứ năm đầu tiên trị vì đã quyết định từ bỏ Luxor để chuyển tới Thebes Amarna, thành phố mới mà ông vừa xây dựng.Mọi việc tế lễ ở đền Karnak bị ngừng lại do ông thờ thần Ra, thần mặt trời.Kể từ đó tên của thần Amun( đấng sáng tạo), vị thần được thờ phụng chính bị xóa sạch ở khắp nơi trong đền Karnak và cả khu vực Theban:(.
Sau khoảng gần nửa ngày lang thang trong đền Karnak, dẫu biết rằng những gì hai thằng đã nhìn thấy chẳng thấm tháp gì với sự vĩ đại đang hiện diện ở đây.Tới được nơi này thật đáng với những gì hai anh em trải qua.Với Kim tự tháp Kheops cảm giác của hai thằng là kinh ngạc vì sự vĩ đại, vì sức sáng tạo kỳ diệu của người Ai Cập cổ đại thời kỳ ấy, khu thung lũng Vua là sự linh thiêng và những huyền sử mà nó mang trong mình.Ngôi đền Karnak thì đem đến tất cả các cảm xúc tuyệt vời ấy cùng với nghệ thuật trang trí kiến trúc cổ đại thượng hạng vượt cả sự tưởng tượng của hai thằng. Nó đã tạo nên những dấu ấn đậm nét nhất, không thể phai mờ trong suốt cả chuyến đi tới vùng đất Ai Cập huyền bí.
Hai thằng ra xe để trở về đền Luxor, lúc ấy là 5h chiều, khá mệt và đói bụng.Mà sao mấy ngày liền chẳng thấy kể chuyện ăn uống, tắm rửa ( cũng chẳng bạn nào ý kiến ý cò với hai anh em nó về vấn đề này nhể? ):D.
- Thôi nghỉ để tắm rửa và ăn uống tí đê.Hô hô khéo phải hai ngày không ăn uống tắm rửa ấy chứ!!!!!:help
 
Nếu bác khanhmaituantu có tư liệu về khoản ăn uống, ẩm thực của Ai Cập thì hay quá, bác làm 1 bài cho nó sinh động ạ. Tối nào cũng đọc bài bác hoa cả mắt vì chữ chi chít :D Cảm ơn bác.
 
Đúng rồi bạn ạ mình "quay lại quá khứ" mà muốn ăn là ăn muốn chơi là chơi thôi:D.Mai mời bạn ăn gà quay kiểu Ai Cập nhé-Egyptian grilled chicken Kebap.Đói khát, chưa được tắm rửa, nhìn đống chữ thì đúng là khô như ngói(chẳng khác đọc sử là mấy)....mình giận mình quá:)).
 
Đúng là nên bớt chữ đi ạ, cái nào đậm chất Phượt thì cụ cứ mạnh tay.Riêng phần ẩm thực em không tin lắm vì nghe Tây nó đồn sau chuyến đi Ai Cập 2 cụ sút đâu mấy cân, thân tàn ma dại lắm ạ :D. Kính các cụ tắm rửa,ăn uống, ụ ị rồi lại lên đường tiếp :S
 
Ẩm thực-Gà quay mềm kiểu Ai Cập.

Ngày nhỏ thằng Anh mỗi lần về quê nội với bố bằng tàu hỏa đều có đồ ăn mang theo được chuẩn bị từ ở nhà.
Đầu tiên mẹ thức khuya nấu nồi cơm bằng gạo bà ngoại ”viện trợ” thơm và dẻo.Bà dùng chiếc khăn mặt trắng giặt sạch sẽ nắm những nắm cơm bằng cái lòng bát con để hôm sau hai bố con ăn trên đường đi.
Để được nắm cơm thơm ngon và dẻo quánh bà phải nặn, nhồi, vỗ bèn bẹt và ngắm nghía mãi mới được một vắt.Ngày đó khi nhà nhà ăn cơm” gạo mậu dịch” thì nắm cơm ấy là một thứ hảo hạng.
Muối vừng lạc cũng không dễ kiếm và rất mặn.Những món ăn dân dã ấy thấm đẫm mồ hôi của bà ngoại, lao động nghệ thuật của mẹ và ngon đến mức ăn....nghẹn trợn cả mắt.

attachment.php


Món ăn lấy thơm lấy thảo-cơm nắm.

Bắt đầu đi làm thằng Anh thi thoảng thấy trên đường bán cơm nắm, những nắm cơm trông như cái bánh dày to gói trong giấy bản.Với các thành tựu to lớn của chuyên nghành bảo quản thực phẩm chúng có thể nhiều ngày dưới ánh nắng gắt mà không bị ôi thui.Trông cũng thích lắm nhưng đành nhắm mắt vọt qua vì không muốn biến mình thành...xác ướp Ai Cập.
Thế rồi thế nào phọt một phát có mặt tại Luxor Ai Cập, nhìn thấy ối cái xác ướp nhưng kỳ lạ là, như các chuyến du hành thời niên thiếu trong hành trang đi xe lửa của nó lại có năm nắm cơm bằng cái bát con cùng muối vừng lạc và...thịt nạc rim nước mắm thơm phức.Đây là tác phẩm của cô tạp vụ ở Thương vụ tại Cairo.Thật ngoài mọi sự tưởng tượng và quá “cao sang” vì ít nhất trong chỗ đồ ăn hai anh em mang theo ấy có tới hai thứ là “quốc hồn quốc túy “ của ẩm thực Việt.
Món ăn ngoại lai xen lẫn vào mấy thứ đẫm đầy“ hồn vía Việt” ấy là gà nướng(quay) kiểu Ai Cập.Loại này có thể ăn chung với cơm kiểu pasta, kẹp vào trong bánh mỳ tam giác.Riêng hai thằng chọn theo cách rừng rú nhất là “gà nướng xé tay” ăn với cơm nắm.
Gà quay kiểu Ai Cập cũng khác với gà quay của Trung Hoa hay Việt Nam đầu tiên là ở cái vẻ bề ngoài.Trong khi món gà quay ở châu Á vì muốn có một bề ngoài bắt mắt nên chú gà có màu nâu thẫm véc ni thì ở Ai Cập chú gà vẫn còn y sì màu sắc nguyên thủy.Gà quay của Ai Cập còn khác nữa là nhồi rất nhiều loại rau thơm vào trong bụng, nghe nói còn tẩm ướp các loại nước quả nên miếng gà không khô và rất mềm kiểu như là gà luộc bằng dầu.

attachment.php


Gà quay kiểu Việt Nam với dầu hào, mật ong....tại nhà thằng Anh.

attachment.php


Gà quay kiểu Ai Cập.Con gà hai thằng ăn trông không được mỹ mãn thế này.Nguồn internet.

attachment.php


Máy nướng gà.Nguồn internet.

Con gà quay kiểu Ai Cập hai anh em ăn là ở ga Alexandria, lúc chờ tàu để quay về Cairo.Đang lang thang ở khu vực trước cửa ga thì hai thằng thấy một cái chợ nhỏ bán đồ ăn.Đói hoa cả mắt thì nhìn thấy cái tủ bán gà quay nóng hổi nên hai thằng quyết định mua một con.Con gà chừng độ 1,5kg có giá 50LE tức là chừng 120 ngàn tiền Việt.Lúc đầu nhìn con gà không bắt mắt(có lẽ là nhìn kiểu quay ở Việt Nam nó quen mất rồi) nên cũng hơi ngần ngừ.Nhất là nhìn đám rau nó lòi thòi từ trong bụng con gà thâm thâm, nẫu nẫu như rau ngải cứu càng thấy mất cảm tình.Lúc mang ra cái ghế đá ngồi chờ trong sân ga, thằng Anh bỏ hết đám rau trong bụng con gà (hóa ra là rau cần tây, tiêu hạt, đậu hạt, cà chua và một số thứ khác nữa nhưng chịu không biết là gì).Tuy nhiên khi ăn thì thấy rất ngon(hay do đói thì không biết nữa).Thịt gà mềm,ngọt, da mỏng thơm mùi gia vị, béo ngậy nhưng không ngấy.Dĩ nhiên món cơm nắm gạo tám cũng góp phần không nhỏ khiến cả con gà chỉ còn lại nắm xương sau khoảng 15 phút.
Lúc quay về tới gần ga Luxor hai anh em có ý kiến với Mohammad là muốn được đưa vào đâu đấy để nghỉ và tắm rửa một chút.Vốn tính khả nghi và quen cái kiểu ở Việt Nam nên thằng Anh đề phòng chú này sẽ dẫn vào chỗ cô-ti-nhê trước.Lượn lẹo chán chê Mohammad dẫn hai thằng vào một khách sạn ở gần ga tên là New Everest.

attachment.php


Khách sạn New Everest cửa sổ nghiêng nghiêng như tranh phố của cụ Phái.

Dẫn hai thằng vào lễ tân Mohammad nói xì xèo gì đó một hồi rồi chỉ vào hai anh em.Nó định bán hai con Vịt đây mà.Thằng Anh tiến tới và nói.
- Chúng tôi cần 1 phòng có nhà tắm và chỉ thuê trong vòng 3h(tức là khoảng đến 6h tối).
- Được chúng tôi còn phòng trên tầng 2 và giá là 17 LE.
- 70LE hay 17LE?.Thằng Anh hỏi lại, nó tìm thêm tờ giấy và cẩn thận viết ra con số 17.
- Ok.Thằng lễ tân gật gù.
Hai thằng lên phòng.Đó là một căn buồng chưa trát tường, sàn chưa lát gạch, khu vệ sinh thì có hệ thống vòi sen theo kiểu tắm công cộng giống như ở các nhà máy của Liên Xô cũ, nghĩa là dẫm chân lên cái bàn đạp dưới đất thì nước phọt ra từ loa cố định ở phía trên.Thôi chẳng sao có 17LE cho khoảng 3 tiếng đồng hồ, mong gì hơn.Tắm rửa xong hai anh em ăn cơm nắm với muối vừng và thịt rim, chẳng bao giờ nghĩ ra được là giữa Luxor lại được ăn kiểu như thế.Nhanh chóng giải quyết xong chuyện ăn uống hai thằng lăn ra ngủ.

attachment.php


Cũng nhìn thấy bánh mỳ kiểu này trên đường nhưng hổng dám ăn.Nguồn internet.

attachment.php


Một quán bán gà quay và Kebap trên đường phố.Nguồn internet.
 
Last edited:
attachment.php


Gà quay trong tủ đúng kiểu như ở Alexandria.Đây mấy là con gà quay mà hai anh em ăn, hơi teo tóp tí nhưng...ngon.

Hotel tại Luxor và tấm gương...bất khuất không khai báo của thần Min.

Nằm trên giường thằng Anh thấy chỗ góc nhà trên cao có một điểm sơn màu đỏ bằng cái bàn tay.Sau này hỏi thì được biết đó là chỗ đánh dấu hướng để các giáo dân khi thuê phòng biết cách quay đầu về đó để hành lễ.
Giường, chăn chiếu rất hôi nhưng hai anh em vẫn ngủ tít.Tỉnh dậy lúc 6h kém hai thằng đi xuống lề tân trả phòng.Rất lạ là vẫn thấy Mohammad loanh quanh ở đó.Hệ hệ nhận tiền bo à?....17LE chắc nó cho chú ấy 3LE chắc? ....
- Của anh hết 70LE.Thằng lễ tân mặt lạnh tanh.
- Không,các anh nói với tôi là 17LE và tôi đã viết ra giấy cho các anh nhìn rồi mà.
- Không 70LE, nó nhấn mạnh là “seventy”....tôi không đọc được các con số của anh đâu.Đứng cạnh nó còn có hai bạn Ai Cập đen trùi trũi nữa.
- Nó.....thông minh quá em ạ, anh “củ chuối” không lại với nó, tu sê bu nhà chúng mày.Thôi trả tiền cho nó vậy.Ông em cũng đành gật đầu, mặc dù nó theo dõi chuyện này từ đầu đến cuối.
Thực ra nghĩ lại hai thằng vẫn cực kỳ vui vẻ.Nó giống như thử để biết ấy mà, sứt đầu mẻ trán là chuyện thường tình.Của đáng tội nghĩ lại thì thấy là, 17LE tương đương 38 ngàn VNĐ, 3 tiếng nghỉ ngơi tắm giặt, trả nó thế thì mình cũng.....khựa quá mà trả nó 70LE thì thấy cũng phải đạo vì tương đương với giá ở Việt Nam.Có điều phòng của nó như ....mứt, cảm giác bị nó lừa và thấy cái bản mặt của Mohammad ở đấy thì đâm ra....ghét.

attachment.php


Card của New Everest hotel.Nói thế thôi chứ bổ, rẻ chán.

Lang thang ra đền Luxor để thằng Em chụp ảnh.

attachment.php


Luxor Temple nhìn qua đường.

attachment.php


Và khi nhìn cận cảnh với hàng cột hoa Sen.

Hai thằng đang đi lang thang thì bỗng nhiên thấy một cái “ Ca-lếch” chạy tới.
- Đi chơi, ngắm phố, mua sắm không anh giai.Mại giống nhà mình quá(hệ hệ kể nôm thế cho nó gần gũi).
- Bao nhiêu xiền.....?
- 20LE cho một tiếng đi trong thành phố.Mại, mày mà định tính bằng”cây”(km) thì bên nhà ông mày đầy.
- Ok lên thôi mày.Đi cho chúng nó.....lừa tiếp để khi về còn có cái mà kể.Hai anh em nó cười hềnh hệch rồi leo lên xe ngựa.
Chiếc Ca-lếch quay đầu chui qua các khu phố nhỏ, đường chỗ xóc long còng cọc, chỗ thì xà ích phải đứng lên để nâng các sợi dây căng ngang đường để đỡ các tấm chăn hay nilon che mưa.Trông chả khác cạnh chợ Đồng Xuân là mấy.Bác xà ích chắc tưởng vớ được hai con Vịt béo nên rất hăng hái dẹp đường.Xe chạy một lúc thì tới một cửa hàng đồ lưu niệm rất lớn.
Một anh bán hàng rất cao to, đẹp giai ra nghênh tiếp(hướng dẫn mua hàng riêng cho hai thằng vì chắc trông giống người Nhật hay người Sing quá).
Anh ấy giới thiệu rất kỹ về từng món đồ một cách rất tận tâm và chuyên nghiệp, đặc biệt là các nhân vật có trong truyền thuyết và lịch sử Ai Cập cổ đại.
Anubis-Thần phán xét có đầu chó sói.
Aten-biểu tượng là đĩa Mặt Trời tỏa sáng, khác với đĩa Mặt Trời thông thường(mặt trời màu đỏ).
Horus-thần có đầu chim ưng.
Monthu-Thần chiến tranh, có biểu tượng là đĩa Mặt Trời.
Nữ hoàng Nefertiti, đệ nhất mỹ nhân Ai Cập cổ đại, đương nhiên với người Ai Cập nàng không bao giờ bị chột, nàng......hoàn hảo.
Đặc biệt cuối cùng là một pho tượng làm hai anh em mắt tròn mắt dẹt, đó là thần Min.
Ông xuất hiện trên tất cả các ngôi đền Ai Cập đặc biệt là ngôi đền Karnak ở Luxor.Truyền thuyết kể rằng, khi Pharaon(chẳng biết ông nào!!!) đi chiến dịch, ông đã để những người phụ nữ của mình(vợ, con gái, tì thiếp, nàng hầu...) ở nhà và quyết định nhờ Amun-kent bảo vệ họ.Vài tháng sau đó, Pharaon trở về và thấy rằng tất cả các phụ nữ của ông đang......mang bầu(đau quá, thế gọi là hủ hóa với vợ bộ đội còn gì!!!).Ông truy tìm xem ai làm việc này nhưng không ai trả lời, ngoại trừ một bà(chắc muốn rằng con mình cũng có một cái họ) đã khai ra rằng tất cả đều do cùng một tác giả là.....Amun-kent.Sau đó Pharaon ra lệnh trừng phạt Amun-kent bằng cách cắt một chân, một cánh tay và móc đi một con mắt.Kể từ đó Amun-kent biến thành Amun-min hay Min “đi một chân một tay” nhưng với cái “chân” khủng của mình ông vẫn trở thành.....biểu tượng tình dục của Ai Cập cổ đại.Nói thật là cho anh Tiến Đoàn nhà mình sang Luxor gặp thần Min thì anh ấy chỉ có mà khóc thét chứ lại còn dám” dở đồ” lung tung như vừa rồi ấy à!!!!

attachment.php


Thần Min.....bất khuất.

Ông được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng thường là nam giới trong tình trạng"dương cụ" căng thẳng và nó được nắm giữ trong bàn tay còn lại.Chẳng dám kết luận tay nào vì thấy lúc nắm bằng tay này lúc nắm bằng tay kia, tuy nhiên theo suy luận lôgic của hai anh em thì tay phải là khả dĩ nhất vì thói quen khi....đi lái.Hơn nữa theo “ ngâm cứu” của các nhà khoa học thì số lượng đền ông thuận tay phải chiếm số đông và người thuận tay trái thông minh hơn người thuận tay phải( thế cho nên thần Min dại dột mấy bị...oánh ghen thê thảm thế chứ).Nếu độc giả nào có ý kiến khác phản hồi chuẩn xác, khiến tâm phục khẩu phục thì thằng Anh xin tiếp thu để mirror và post lại tấm ảnh trên.
Nói chuyện với anh bán hàng bã mồm mép, cuối cùng thằng Anh cũng mua hai bức tranh in trên giấy papyrus(giống kiểu tranh Đông Hồ), một con bọ hung bằng đá với giá tổng cộng 126LE.Số tiền này chỉ tương đương với 1/5 giá ban đầu anh bán hàng phát ra.Anh ấy thì thất vọng nhưng phải nói thằng Anh cực kỳ thú vị về cuộc mua bán tối hôm ấy.Chắc ở mình sẽ chẳng bao giờ có ai bán hàng nhiệt tình, thông tuệ và đáng mến như thế.Về sau số hàng ấy vẫn bị anh N chê là mua hớ bởi vì thực chất...nó chỉ đáng giá nửa số tiền đã bỏ ra!!!

attachment.php


Bên trong ga Luxor.

attachment.php


Ta đã từng đến Luxor.Trông thằng Em có vẻ sướng tợn.

Đến giờ ra tàu về Cairo, anh xà ích quyết liệt đòi thêm 20LE(chắc cửa hàng không cho đồng nào vì hai ông khách còi), thôi thì bo thêm luôn, đi mua vui mà được vui thế thì....tiếc tiền phỏng có nên không nhỉ?.
9h05 tối ngày mùng 6 tháng 11 hai anh em từ Luxor quay trở về Cairo.
 
Last edited:
Một vài chi tiết lý thú về con người Ai Cập.

Sáng mùng 7 khoảng 7h30 hai anh em về tới Cairo.Rút kinh nghiệm thằng Anh đã mua hai cái áo thun du lịch dài tay cho vào ba lô nên không...bị rét.

attachment.php


Vé Luxor-Cairo lần lượt là giờ xuất phát, ngày đi, số ghế, số toa, số hiệu chuyến tàu và giá vé là 90LE.

Hai anh em lại lấy cơm nắm, thịt rim, muối vừng ra ăn.Thằng Anh “ tăng cường” thêm bằng sữa tươi hộp, bánh ngọt và nước suối mua ngay trong ga.Thằng Em thì sử dụng đám sô-cô-la mang theo từ Roma.Loanh quanh trong ga mất hơn 1 tiếng thì lên tàu để đi Alexandria.

attachment.php


Vé tàu Cairo-Alex giá vé 29LE.Qua đây bạn có thể biết chút ít về chữ số và tên địa điểm.

Theo đúng lịch trình thì 9h tàu xuất phát nhưng khoảng 8h55 thì xảy ra chuyện.Tự nhiên cả hai thằng thấy ào ào cảnh sát chạy vào đứng đầy cả hai bên đoàn tàu.Tàu từ Cairo đi Alex xuất phát từ trong khu ga có mái nên cảm giác có tới cả trăm nhân viên công lực có mặt ở đây.Thấy cả mấy vị mặc thường phục, comple cà vạt và cả quan chức cảnh sát mặc đồ công vụ nên thằng Anh cảm thấy vụ này rắc rối to rồi đây.Nhưng thật may mắn cảnh sát kiểm tra, bắt bớ gì đó ở toa khác nên hai anh em cũng đỡ bối rối.Về sau hỏi anh N thì anh ấy nói tình hình Ai Cập giai đoạn ấy đang rất lộn xộn, kể từ năm 2005 đánh bom tự sát và ném lựu đạn hay xảy ra.N còn nói chắc do cách đó hai hôm ngày mùng 5, ở khu chợ Khan el-Khalili đã có vụ hai thằng đi xe gắn máy ném lựu đạn chết mấy du khách nên mới xảy ra vụ khám xét trên tàu như vậy.
Chậm khoảng hơn 15 phút so với lịch thì tàu xuất phát.Lúc ấy hai thằng chẳng lo lắng gì cả bởi thứ nhất chẳng biết là chuyện gì, thứ hai là thấy mấy lần ở Milan đang trên tàu điện ngầm tự nhiên cũng thấy cảnh sát ào xuống rồi mọi người phải ra khỏi tàu, kiểm tra xong lại đi tiếp nên coi thường.Sau này mới thấy việc xem trước tình hình an ninh trật tự nơi mình đến là rất cần thiết.
Khoảng thời gian ở ga Cairo thằng Anh cũng phát hiện ra vô khối điều hay.Đầu tiên là nhìn thấy tấm biển ghi tên một bà (không nhớ tên) đã phát biểu đấu tranh cho quyền phụ nữ ở trong nhà ga này nhưng một lúc sau thì lại thấy một người phụ nữ mặc “Niqab”-bộ quần áo trùm kín mít đi qua trước mặt.Nghe nói bà kia trong bài phát biểu có nêu mấy điểm như tấu hài là:
1.Phụ nữ Ai Cập không thể có pastport vì chụp ảnh vẫn phải mặc niqab:)).
2.Đàn ông mặc niqab để giả dạng phụ nữ rồi làm các việc đê tiện ví như trong chuyện Alibaba và 40 tên cướp.
3.Khi phụ nữ đi thăm bảo tàng Ai Cập thì sẽ cảm thấy mình rất giống vua Tut nằm trong cái quan tài bằng vàng khối của mình.
4.Khi Ai Cập có tuyết thì thời trang niqab sẽ thực sự nổi bật vì nó tinh màu đen từ chân tới đầu trừ mỗi hai cái...lòng trắng con mắt của người mặc.
5.Phụ nữ Ai Cập sẽ không phải lo tới bão cát và luôn được hưởng nhiệt độ dễ chịu là...70 độ C trong trang phục ấy.
Chuyện thứ hai là thằng Anh để ý thấy mấy vị quan chức cảnh sát trên trán cứ thế này.Nhiều đàn ông Ai Cập có vết bầm tím do cầu nguyện trên trán của họ.

attachment.php


Bác này có hai vết thâm(gọi là Zebiba)-chức danh.....binh nhì.Nguồn internet bố bảo cũng chả dám chụp mấy thầy đội.

attachment.php


Còn bác này....binh nhất.

Thằng Anh quan sát thấy rằng những vết bầm tím này có các hình dạng khác nhau và được bố trí khá cân xứng trên trán.Chính mắt nó nhìn thấy có ông có tới 3 vết thâm cân đối trên trán.Có rất nhiều người nói rằng các vết thâm này thậm chí còn được tạo ra bởi các thanh sắt nóng và điều này trong các nước theo đạo Hồi thì chỉ xuất hiện nhiều ở Ai Cập.

attachment.php


Nghi lễ cầu nguyện trong ngày gọi là Salah có thủ tục Prayer Bump(dập đầu xuống nền trước mặt)mà cái ông đang úp mặt xuống đất để thực hiện đó.

Đạo Hồi yêu cầu các tín đồ cầu nguyện năm lần một ngày (được gọi là Salah), phải quỳ gối trên một tấm thảm cầu nguyện và chạm trán vào mặt đất.Sau khi thực hiện trong thời gian dài, một vết thâm trên trán sẽ hình thành.Tín đồ Hồi giáo cho rằng sự hiện diện của vết thâm cầu nguyện là dấu hiệu của sự cống hiến và lòng tin tôn giáo.Họ còn tin rằng vào ngày phán xét, vết thâm này sẽ phát sáng:D.Nghi lễ này gọi là Prayer Bump và vết thâm trên trán gọi là Zebiba.
 
Last edited:
Montazah Garden-chốn ẩn náu thanh bình.

Tàu tới ga Alex khoảng 11h30 trưa ngày mùng 7.Ga Luxor là ga cuối và cũng có từ rất lâu đời nên khá lớn và đẹp.Phía trước ga có một khoảng sân rất lớn và có hàng rào hoa sắt vây xung quanh, xe taxi chạy vào đón khách trong sân ga rất nhiều.Hai anh em chờ một lúc rồi lựa một chiếc taxi.Đó là một chiếc Moskovich màu đen trông khá tươm tất.Theo dặn dò của N từ trước thằng Anh giao hẹn với lái xe taxi là giá cho cả cuốc đi một vòng gồm: khu Montazah, thư viện Alexandria, pháo đài Kaupay rồi quay về ga vào 5h chiều là 150LE tức là khoảng 360 ngàn tiền Việt cho quãng đường cỡ 40km.Sau đó thằng Anh viết số tiền ra giấy và hỏi tài xế có đọc được không và ký vào đó, xong rồi lên đường, khỏi phải xin xỏ nì nèo:)).Cẩn tác vô áy náy cách này có vẻ được nên về chuyện tiền nong đi lại ở Alex rất xuôn xẻ.Quãng đường từ ga lên tới Vườn Montazah( N gọi là vườn thượng uyển Montazah) là dài nhất khoảng cỡ 16km.Con đường bám theo bờ biển cong cong khá đẹp, một bên là Địa trung hải, một bên là dãy các khu khách sạn sang trọng của thành phố Alex.
Alexandria là thành phố lớn thứ hai của Ai Cập, với dân số 4,1 triệu người, nằm trải dài khoảng 32 km dọc theo bờ biển Địa Trung Hải.Ở vị trí trung tâm phía bắc của Ai Cập, nó cũng là thành phố lớn nhất nằm trên bờ biển này.Đây là cảng biển lớn nhất, phục vụ khoảng 80% lượng hàng xuất nhập khẩu của Ai Cập.Alexandria được thành lập từ một thị trấn nhỏ năm 331 trước Công nguyên bởi Alexander Đại đế.Nó là thủ đô của Ai Cập trong gần một ngàn năm và kết thúc khi xảy ra cuộc chiến Hồi giáo chinh phục Ai Cập vào năm 641.Alexandria được biết đến với cây đèn biển Pharos, một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại ngoài ra còn có thư viện lớn nhất trong thế giới cổ đại và hầm mộ của Kom el Shoqafa, một trong bảy kỳ quan thời Trung cổ.
Phó vương Ai cập Abbas Hilmy (1892-1914) đã cho xây dựng khu vườn bao quanh cung điện Montazah ở Alexandria làm nơi để ông nghỉ ngơi tránh cái nóng bức của Cairo.Toàn bộ khu vườn và cung điện Montazah nằm trên đỉnh núi đá và nhìn ra biển Địa trung hải.Cung điện Montazah xây theo kiểu Mô-rít với hai ngọn tháp bắt chước hình thức của Palazzo Vecchio tại Florence, Italia.

attachment.php


Tường bao khu vườn Montazah giáp đường Al Mlaha.

attachment.php


Montazah Palace, Halramlik hay còn gọi là King Fouad Palace được vua Fouad xây dựng vào năm 1932 và là cung điện lớn nhất trong khu vực này.El Montazah trong tiếng Ai Cập có nghĩa là công viên.Toàn bộ khu vực này được dành cho hoàng gia Mohammad Ali rồi sau đó kết thúc vào cuối vương triều Khedive.

attachment.php


Phía sau King Fouad Palace.Nguồn internet.

Toàn bộ khu vườn trồng rất nhiều thông, cọ và các loại kỳ hoa dị thảo.Ở đây có các khách sạn, resort sang trọng.Một cây cầu kiểu thời Victoria và một cây đèn biển nằm rìa ngoài khép kín khu vịnh nhỏ khiến cảnh đẹp ở đây cực kỳ quyến rũ.

attachment.php


Khu vịnh đẹp đến nao lòng.

attachment.php


Con trai của vua Fouad, vua Farouk đã cho xây dựng cây cầu theo phong cách Victoria này để nối liền hòn đảo nhỏ trên bờ Địa trung hải với đất liền.Đến năm 1952, sau sự sụp đổ của chế độ quân chủ ở Ai Cập, vua Farouk sống lưu vong ở Ý.

attachment.php


Đường dẫn ra cây cầu nhỏ để tới ngọn hải đăng được xây dựng dưới thời vua Farouk năm 1936.
 
Last edited:
attachment.php


Cây cầu nhỏ nối đường dẫn vồng lên để lấy lối cho thuyền ra vào trong vịnh.

attachment.php


Trên đường dẫn người lớn đi câu cá.

attachment.php


Tụi nhỏ đi tham quan....thật thanh bình.

attachment.php


Xa xa là các khách sạn lớn.

attachment.php


Hải đăng ở Montazah garden.Cây đèn biển này nhỏ và có tác dụng định hướng cho tàu du lịch vào vịnh.

El Salamlek Palace được xây dựng bởi Khedive Abbas Helmi II vào năm 1892 để làm nơi nghỉ ngơi sau khi đi săn cho hoàng hậu vương quốc Áo-Hung: Gawidan Hanem Abdallah.
Cung điện được thiết kế bởi kiến trúc sư Hy Lạp Dimitri Fabricious và được mang đậm phong cách đại quí tộc Áo có truyền thống đi săn.Sau này nó được sửa chữa để biến thành khách sạn năm sao phục vụ chử yếu cho chính phủ và cá nhân tổng thống Mubarak.

attachment.php


El Salamlek Palace được cố tổng thống Anwa el Sadat lấy làm dinh thự phục vụ cho quan chức đứng đầu nhà nước Ai Cập.

attachment.php


Cổng sau của El Salamlek Palace bây giờ là khách sạn sang trọng năm sao.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,118
Members
192,338
Latest member
inhopcartonh
Back
Top