What's new

Tây Du Ký

Đoàn chúng tôi gồm năm người đã sang tới Italia.Cũng đủ cả Đường Tam Tạng,Hầu vương,Chú Trứ,Bạch Mã và Sa Tăng.Lịch trình đi từ 1-10 nhưng tới nay mới ổn định chỗ ở.Tôi xin thay mặt anh em đoàn đi chào tất cả các bạn.Tôi cũng xin viết nhật ký chuyến đi nhằm mô tả những việc đoàn đã gặp phải hầu mong các anh em khác thêm chút thông tin.
Tối 1-10 toàn bộ anh em chúng tôi xuất phát từ Nội bài lúc 7h45.Đi bằng AF,máy bay và phục vụ rất tốt nhưng có hạ cánh tại Bankok để đón thêm khách.Sau đó trực chỉ Paris,nói chung có phương tiện giải trí nhưng bạn nên mang thêm cái gì đó của riêng bạn thì hay hơn.
Sáng ngày 2-10 tới CDG lúc 6h30 theo giờ địa phương nhưng theo giờ Hà nội bạn phải bay mất khoảng 15h (Hà nội là 11h30 trưa).Nhưng do đến sớm quá mà lại đông khách nên thủ tục transit tắc luôn,hậu quả là đoàn tôi lạc mất hai người là Sư phụ và Đại đồ đệ.Ba người còn lại bạn biết tên rồi đi chuyến sau.Phù.....mệt dã man,tóm lại đã đi theo đoàn thì sống chết cũng phải đợi nhau dù thằng tới muộn hay sớm đều khổ cả (tôi sẽ kể sau).Theo tôi bạn nào phải qua CDG thì đi muộn hẳn sau 9h tối ở Việt nam.
 
Thật đúng là khuỷu tay thì dựa vào di tích mà đầu gối thì hích vào di sản trên đường đi sang quảng trường Tây Ban Nha hai thằng liên tục thấy các nhà thờ, giáo hội và cứ qua một quãng phố ngắn là lại thấy một khoảng mở, điều đó làm người đi tham quan cứ hết ngạc nhiên này thì lại tới ngạc nhiên khác.Hai thằng tới đầu phía Nam của quảng trường trước, nhìn thấy đầu tiên là tượng đài Đức Mẹ Đồng Trinh.Người ta thường thấy xuất hiện ở rất nhiều các quảng trường trên đất nước Italia tượng đài kiểu như vậy, nó thường được gọi là các Obelisk.

attachment.php


Cột Obelisk có tượng Đức Mẹ Đồng Trinh và bốn nhà tiên tri.

Đài tưởng niệm này được dựng lên vào năm 1856 để ghi nhớ các tín điều Công Giáo của Đức Mẹ Vô Nhiệm do Đức Hồng y Piô IX công bố. Trên đỉnh cây cột là bức tượng của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, xung quanh đế là các bức tượng của nhà tiên tri Moses, David, Isaiah và Ezekiel.Được tìm thấy dưới tầng hầm một tu viện vào năm 1777, cây cột ban đầu được đặt tại Vườn Sallust, vào năm 1788 nó đã được chuyển đến vị trí như hiện tại theo yêu cầu của Đức Giáo Hoàng Piô VI.Các dòng chữ tượng hình trên bệ thân cột được sao chép từ đài tưởng niệm trên quảng trường Popolo. Hằng năm vào dịp Noel, nơi đây lại diễn ra các hoạt động tế lễ trang trọng của giáo hội.
Đi một chút lên phía Bắc thì mới tới khu vực chính của quảng trường, một không khí khác lạ, náo nhiệt, đầy màu sắc bày ra trước mắt hai thằng.
Quảng trường Tây Ban Nha, Piazza di Spagna bao giờ cũng thu hút nhiều khách tham quan nhất. Có người đến đây để bày tỏ tình cảm với người yêu, người thì lang thang độc tấu đàn, ngắm người qua lại hay chỉ đơn giản là đắm chìm vào không khí cộng đồng.

attachment.php


Bên trái khu cầu thang....

attachment.php


.....và bên phải.Cảnh tượng thật thanh bình.

Đức Hồng Y Mazarin, đã đề xuất một kế hoạch xây dựng một cầu thang hoành tráng dẫn lên nhà thờ Monti Trinita.Vì vậy một hệ thống giao thông đứng hùng vĩ có ba đợt nghỉ dẫn đến tháp chuông nhà thờ đã được xây dựng, từ đó xuất hiện cái tên Cầu thang Tây Ban Nha.Thanh lịch và lãng mạn, các bậc thang rộng, lớn dẫn lên Cung điện Tây Ban Nha đã đem đến cho du khách một điểm gặp gỡ cộng đồng tuyệt vời tại trung tâm của quảng trường.Niềm đam mê đặc biệt mà nó đem đến cho du khách được bắt nguồn từ sự kết hợp giữa màu sắc rực rỡ của các tòa nhà từ thế kỷ 18(ngôi nhà màu hồng chính là ngôi nhà kỷ niệm của hai nhà thơ nổi tiếng người Anh: John Keats và Percy Byssche Shelley), vô số các loài hoa(vào đầu mùa hè đôi khi chúng được phủ kín bằng các loại hoa nhiều màu sắc tạo nên một cảnh tượng thú vị) và bầu không khí náo nhiệt đa văn hóa, đa sắc tộc luôn tràn ngập ở đây. Chính vì lý do ấy mà vô số các khách du lịch đến đây, họ ngồi trên các bậc thang để đắm mình vào bầu không khí náo nhiệt, quyến rũ ấy, ngắm nhìn người qua lại, người bán hàng trên đường phố, các nghệ sĩ biếm họa đang làm việc miệt mài phía dưới chân của họ.
Đây cũng là nơi duy nhất tập trung những gì tinh túy nhất của nghệ thuật trang trí đô thị của đế chế La Mã.Một đài phun nước, một khu cầu thang công cộng, một nhà thờ, một tượng đài đã biến quảng trường thành một một danh thắng có một không hai ở Italia.

attachment.php


Quảng trường Tây Ban Nha, Piazza di Spagna luôn đông đúc, náo nhiệt.

attachment.php


Các anh ấy chơi kiếm không lại thì dùng súng.Anh bên trái đang nhìn cái gì mà chăm chú thế?....hồi sau sẽ rõ.

attachment.php


Nhà thờ Trinita Dei Monti.Ở phía trước có anh tiền đạo Roberto di Canio.

Nhà thờ Thiên Chúa Ba Ngôi là một nhà thờ Pháp xinh đẹp nằm trên một ngọn đồi nhỏ nhìn ra Piazza della Trinita dei Monti.Vào cuối thế kỷ thứ 15, nó chỉ là một nhà nguyện nhỏ được xây dựng gần tu viện được thành lập bởi Thánh Phanxicô, một ẩn sĩ từ Calabria tới.Vào năm 1493, sau khi Đức Giáo Hoàng Paula gặp vua Louis XI đã đi đến quyết định biến nó thành một nhà thờ lớn có khu lưu trú dành cho những người bị bệnh nặng.

Tại sao đài phun nước Fountain Barcaccia lại có hình dạng là một chiếc thuyền nhỏ?
Vào năm 1588 Roma bị một trận lụt lớn bất thường. Nó đã tàn phá nhà cửa và cướp đi sinh mạng của rất nhiều người.Khi nước rút đi, người ta thấy một chiếc thuyền nhỏ nằm trên lớp bùn của trận lụt- nó đã được sử dụng để cứu người và tài sản của người dân thành phố.Con thuyền nhỏ sau đó đã trở thành một biểu tượng của sự nỗ lực để tồn tại trong cơn đại hồng thủy của dân chúng thành Roma. Từ nguồn cảm hứng đó Pietro Bernini, Gian Lorenzo và con trai của ông, đã làm nên kiệt tác đài phun nước Fountain Barcaccia.Con thuyền cổ đó được gọi là "Con thuyền thiên đàng".

attachment.php


Đài phun nước Barcaccia hình cái thuyền.
 
Last edited:
Xuống ga tàu điện ngầm Spagna sâu hun hút nằm ngay dưới tòa nhà Hội đồng Anh, hai thằng đi từ quảng trường Tây Ban Nha tới ga Flaminio để tới quảng trường Popolo.
Piazza del Popolo, là một quảng trường lớn ở Roma. Tên của nó theo tiếng Ý hiện đại có nghĩa là "Quảng trường nhân dân", nhưng theo nghĩa cổ thì tên của nó xuất phát từ cây Dương (Populus trong tiếng Latin, pioppo trong tiếng Ý). Phía sau của nhà thờ Santa Maria del Popolo, nằm ở góc phía đông bắc của quảng trường có ghi tên của nó.
Trong nhiều thế kỷ, Piazza del Popolo là một nơi để hành quyết công cộng, lần cuối cùng diễn ra vào năm 1826.
Quảng trường này được thiết kế bởi kiến trúc sư Giuseppe Valadier theo phong cách tân cổ điển giai đoạn giữa năm 1811 và 1822.Ông đã loại bỏ một đài phun nước nhỏ do Giacomo Della Porta thiết kế, được xây dựng trong 1572 và phá hủy một vài tòa nhà có số lượng không đáng kể cùng các công trình cao thấp lộn xộn để tạo thành hai hình bán nguyệt, gợi nhớ lại thiết kế của Bernini cho Quảng trường Thánh Phêrô, thay thế hình vuông chật hẹp ban đầu bằng hình thang cỡ vừa nhìn ra đường Flaminia.

attachment.php


Đài phun nước trong quảng trường Popolo.

attachment.php


Obelisk của vua Sety I và vua Rameses II.

Đài tưởng niệm vua Ai Cập Sety I đứng ở trung tâm của quảng trường. Ba mặt của đài tưởng niệm được khắc trong thời kỳ cai trị của vua Sety I và mặt còn lại thì dành cho vua Rameses II(ông cũng chính là người cho dựng đài tưởng niệm này).Đài tưởng niệm có tên gọi là Flaminio Obelisco hoặc Obelisk Popolo, xếp thứ nhì trong những cái Obelisk lâu đời nhất và là một trong những obelisks cao nhất ở Roma.Các đài tưởng niệm đã được đưa tới Roma từ năm 10 BC theo lệnh của Augustus và ban đầu được đặt ở trong sân vận động Circus Maximus.Kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng Domenico Fontana đã di chuyển nó tới quảng trường vào năm 1589 như là một phần của đồ án quy hoạch đô thị dưới thời hoàng đế Sixtus V.

attachment.php


Nhà thờ “sinh đôi” Parr.Santa Maria del Popolo.

Lối vào chính vào Piazza del Popolo là bằng cách đi xuyên qua nhà thờ "sinh đôi" Santa Maria Montesanto (bên trái, xây dựng năm 1662-1675) và Santa Maria dei Miracoli (bên phải, xây dựng năm 1675-1679). Đường Corso nằm ở giữa hai nhà thờ.Nhìn từ phía bắc, ba nhánh phố chính từ thành phố vào quảng trường, hình thành một cái "đinh ba"- Tridente do kiến trúc sư Carlo Rainaldi khởi tạo và hoàn thành bởi Bernini và Carlo Fontana.

attachment.php


Cổng nhà thờ Santa Maria del Popolo đi ra phố Muro Torto.

attachment.php


Phố Muro Torto, nơi hai thằng bắt xe buýt về quảng trường San Pietro.
 
Quảng trường San Pietro nằm ngay phía trước của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô tại thành phố Vatican ở Rome. Dưới sự chỉ đạo của Đức Giáo Hoàng Alexander VII, Bernini thiết kế lại các không gian mở ở mặt trước của Vương Cung Thánh Đường, nhằm để một số lượng lớn người dân có thể nhìn thấy Đức Giáo Hoàng khi Ngài ban phước lành từ mặt tiền của nhà thờ, thậm chí từ một cửa sổ trong cung điện Vatican.

attachment.php


Nhà thờ Basilica San Pietro nơi có ban-công để Đức Giáo hoàng ban phước.

Phần không gian có dạng hình thang của thánh đường được ca ngợi như một kỳ quan của nhà hát Baroque mặc dù Bernini dùng đến hình dạng này chủ yếu chỉ để hạn chế diện tích xây dựng.Các nhà cầu có mái che với bốn hàng cột đô-ríc được chạm khắc từ hàng trăm năm ôm lấy quảng trường hình bầu dục.Một đài tưởng niệm lớn của Ai Cập đứng ở trung tâm của quảng trường này.
Quảng trường Thánh Phêrô có thể được xem như tác phẩm Baroque-tân cổ điển đẹp nhất trong cùng thể loại.

attachment.php


Cánh trái của nhà cầu.

attachment.php


Sườn bên phải dãy nhà cầu.

attachment.php


Lối vào chính của quảng trường ngang qua “quốc gia của Chúa”-Vatican.

attachment.php


Quảng trường San Pietro nhìn từ đường Conciliazione.

attachment.php


Biển chỉ dẫn vào thành phố quốc gia Vatican.Muốn vào bạn phải có visa và làm thủ tục nhập cảnh.

attachment.php


Obelisk nằm ở trung tâm quảng trường San Pietro.Đài tưởng niệm này là của Ai Cập và xuất hiện từ thế kỷ 13 trước Công nguyên, còn được gọi là Obelisk “Nhân chứng” vì đã chứng kiến thánh Phê-rô tử vì đạo khi bị đóng đinh vào đầu.
 
Last edited:
attachment.php


Đài phun nước trong quảng trường San Pietro.Đài phun nước này do kiến trúc sư hai quốc tịch Ý và Thụy sỹ tên là Maderno thiết kế vào năm 1613.Ở quảng trường San Pietro có hai đài phun nước như vậy thẳng hàng với Obelisk và nó có tác dụng như là một trục định vị chạy ngang.

attachment.php


Lính của Giáo Hoàng.

attachment.php


Dãy cột của hàng hiên.

attachment.php


Cung hình e-líp của hành lang ôm lấy quảng trường.Hai cánh cung hành lang biểu tượng cho cánh tay của nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã luôn chào đón các thành viên của Giáo Hội ở khắp nơi quay trở về.

attachment.php


Gian chính của thánh đường San Pietro.

attachment.php


Cathedra Petri and Gloria."Ngai vàng của Thánh Phêrô" là một chiếc ghế được cho là để thánh Phê-rô ngồi, nhưng cho đến thế kỷ thứ 12 nó đã bị hư hỏng nặng.Đức Giáo Hoàng Alexander VII đã phải cất nó vào trong kho và bảo quản cẩn thận như một thứ đồ vật cực kỳ quí giá.Sau đó Bernini đã sửa chữa lại bằng cách tạo ra một chiếc ngai lớn bằng đồng để đỡ chiếc ghế và nâng nó lên cao.Xung quanh chiếc ngai đỡ có các bức tượng bằng đồng rất lớn mô tả bốn cao tăng của Giáo Hội, Thánh Ambrosio và Augustino đại diện cho Giáo Hội Latinh còn Thánh Athanasius và John Chrysostom đại diện cho Giáo Hội Hy Lạp.Phía trên chiếc ghế là một ngọn lửa bằng ánh sáng thông qua một cửa sổ sử dụng kính màu.Chiếc ghế đã được đưa về vị trí mới của nó trong lễ kỷ niệm lớn của Giáo hội vào ngày 16 tháng 1 năm 1666.

attachment.php


Bàn thờ có lọng của Maderno.

Tác phẩm đầu tiên của Bernini tại Thánh đường Phêrô là ban thờ được thiết kế có tán và bằng đồng.Dựa trên bốn cây cột Bernini đã tạo ra một tán lọng rất lớn với sự kết hợp của đồng, đá.Các vật liệu xoắn vào nhau và trang trí thêm ở phần trên của cột bằng lá ôliu và các con ong.
Chiếc bàn thờ với mái vòm của Bernini là sự kết hợp các dấu ngoặc cong kiểu Ba-rốc và các thanh đỡ trông giống như một chiếc tán bằng thổ cẩm trong các đám rước của Giáo hội.Ở chiếc lọng các phần diềm tán được làm bằng đồng còn các chi tiết khác như lá ôliu, ong, và các bức tranh được làm từ vàng lá.
 
Từ quảng trường San Pietro hai thằng đi dọc theo đại lộ Conciliazione để sang lâu đài San Angelo.Thực ra đó là lăng mộ của hoàng đế Hadrian, thường được biết đến dưới cái tên Castel Sant'Angelo, là một tòa nhà hình trụ cao chót vót ở Roma.Ban đầu nó được hoàng đế La Mã Hadrian quyết định cho xây dựng để làm lăng mộ cho bản thân và gia đình của ông. Tòa nhà này sau đó được các Giáo hoàng sử dụng như một pháo đài còn bây giờ nó là một bảo tàng.
Castelo San Angelo của các hoàng đế La Mã Hadrian được xây dựng trên bờ phải của sông Tiber, từ năm 135 AD đến năm 139 AD.Tro cốt của Hadrian, cùng với vợ là Sabina và con nuôi Lucius Aelius đều được đặt ở đây vào năm 138 AD.Sau này, một số hoàng đế khác cũng yên nghỉ tại nơi đây, cuối cùng là hoàng đế Caracalla vào năm 217 AD.Các bình đựng tro cốt được đặt trong một gian phòng nằm sâu bên trong tòa nhà.

attachment.php


Trên đường vào pháo đài là tượng của Caterina Sforza, bà này có liên quan với gia tộc Sforza có pháo đài ở Milan.Đằng sau chắc là cảnh tù tội, tra tấn bà thời kỳ Giáo Hoàng Alexander VI.

Caterina Sforza, một nữ quí tộc Ý, con gái ngoài giá thú của công tước xứ Milan Galeazzo Maria Sforza và Lucrezia Landriani, vợ của Gian Piero Landriani đã bị Đức Giáo Hoàng Alexander VI bỏ tù.Để biện minh cho việc đó Giáo Hoàng đã cáo buộc cô cố tình ám sát ông vào tháng 11 năm 1499 bằng các bức thư đã tẩm thuốc độc.
Thậm chí đến ngày nay cũng không ai biết các lời buộc tội đó có được đưa ra hay không. Machiavelli, nhân vật có uy tín của bộ máy chính quyền nước Ý thời Phục Hưng thì tin rằng Caterina đã cố gắng đầu độc Đức Giáo Hoàng, nhưng các nhà sử học, chẳng hạn như Jacob Burckhardt và Ferdinand Gregorovius lại không cho là như vậy. Một giả thuyết được đưa ra là Caterina đã bị giam giữ cho đến ngày 30 tháng 6 năm 1501. Sau đó, cô đã được Yves d'Allègre thả tự do.Ông là chỉ huy đội quân của vua Louis XII đã chinh phục được kinh thành Naples.

attachment.php


Từ cầu San Angelo nhìn vào pháo đài.

attachment.php


Sườn phía Tây pháo đài nơi có rất nhiều quầy bán hàng lưu niệm.

attachment.php


Từ đây có thể nhìn thấy mái vòm nhà thờ San Pietro.

Thành phố Roma có rất nhiều cây cầu nổi tiếng bắc qua sông Tiber. Những cây cầu nổi tiếng gồm cầu Ponte Cestio, Ponte Milvio, Ponte Nomentano, Ponte Sant'Angelo, Ponte Vittorio Emanuele II, Ponte Sisto và Ponte dei Quattro Capi. Hiện nay có năm cây cầu từ thời La Mã cổ đại vẫn còn lại trong thành phố.Hầu hết các cây cầu của thành phố được xây dựng theo phong cách Cổ điển hay Phục hưng, nhưng cũng có những cây cầu theo phong cách Baroque, Tân cổ điển hay Hiện đại.Theo bộ bách khoa toàn thư tiếng Anh Encyclopedia Britannica, cây cầu cổ nhất ở Roma là Ponte Sant'Angelo được hoàn thành vào năm 135 AD và có mười bức tượng các thiên thần dùng trang trí trên cầu.

attachment.php


Cầu San Angelo phía trước pháo đài, trên lan can cầu là tượng các thiên thần.

attachment.php


Cầu Cavour nơi hai anh em bắt xe buýt về bến Flamini.

attachment.php


Palazzo di Giustizia, hay Cung tư pháp do kiến trúc sư Calderini Perugia thiết kế là một trong những công trình lớn nhất được tạo ra sau khi Roma trở thành thủ đô của nước Ý.Với các kích thước rất lớn, trang trí rườm rà, chức năng thừa thãi và việc xây dựng mất thời gian của nó dẫn đến việc bị nghi ngờ là xảy ra tham nhũng(dẫn đến một cuộc điều tra của quốc hội vào năm 1912).Chính vì vậy mà Perugia bị dân gian gọi là ông “Cung điện”.
 
Last edited:
Tiếp tục đi bộ tới cầu Cavour hai anh em trở về bến xe buýt ở quảng trường Flamini.Phương tiện giao thông công cộng ở Roma thời gian đó rất ít chủng loại chỉ có xe buýt và tàu điện ngầm.Các bến xe buýt thì không thuận tiện, tuyến tàu điện ngầm thì ít, ngày hôm đó cả hai anh em đi bộ rạc cẳng.Nhưng cũng là điều dễ hiểu bởi trong khu vực dày đặc các công trình, di tích lịch sử, văn hóa như vậy đường phố chủ yếu dành cho người đi bộ, các bến tàu, xe công cộng buộc phải dạt hết ra vòng ngoài.
Thằng Anh hùng hục đi phía trước, tay nó vung vẩy tấm bản đồ.
- Đến Roma mà không tới sân Olimpico thì ngu thật, bây giờ là 4 giờ, đi nhé.Nó hét toáng lên vì thằng Em đang tụt lại phía sau.
- Đê thì đê.Thằng Em tuy kéo dài giọng nhưng khi được “chích doping” nó cũng hào hứng rảo bước nhanh hơn.
- Thế thì nhanh lên, lên xe buýt rồi nghỉ.
- Thì đang nhanh đơi.....
Cũng may là từ bến Flamini tới sân Olimpico không quá xa khoảng 20 phút là tới nơi, thằng Anh mở tấm bản đồ sau khi đã yên vị trên xe buýt.
- Này...nó vỗ vai thằng Em đang ngồi ở ghế trước....
- .....trên đường vào sân dừng ở chỗ này để vào xem cung Thể thao nhé.Một trong 20 điểm cần phải đến ở Roma đấy.Chỉ tay vào tấm bản đồ thằng Anh suýt phì cười vì đang phải lừa ông Em.
- Bốc phét....anh sợ em không đi nổi nữa chứ gì?Thôi đến rồi....xuống đi không xe nó chạy qua mất giờ.
Hai thằng ào xuống, thật may từ bến vào Palazzetto dello Sport có mấy bước chân.Ngoái lại nhìn con đường thẳng tắp, vắng vẻ, tuyệt đẹp với hàng cây vàng sắc thu mà hai anh em vừa đi qua bao mệt nhọc đều tiêu tan đâu hết.

attachment.php


Đường Tiziano thẳng tắp, rợp bóng cây và lá thu rơi đầy.

attachment.php


Biểu tượng ở sân bên cạnh Cung thể thao.

attachment.php


Cửa vào chính của Palazzetto dello Sport.

attachment.php


Các xương chính của hệ thống kết cấu đỡ mái cắm thẳng xuống đất.

attachment.php


Toàn cảnh tòa nhà.

attachment.php


Nội thất với xương mái kiểu ”tinh thể” hay kiểu ”mạch máu”.Múc từ internet.;)

Palazzetto dello Sport còn được gọi PalaTiziano hay PalaFlaminio là một cung thể thao trong nhà nằm ở quảng trường Apollodoro.Là công trình thể thao nhỏ nhất được xây dựng cho Thế vận hội mùa hè 1960 nhưng mở cửa từ năm 1957, nó có một sức chứa 3.500 người và được thiết kế bởi kiến trúc sư Pier Luigi Nervi.Đây là nơi tổ chức các trận đấu bóng rổ và các môn thể thao khác trong Thế vận hội.Hiện nay Palazzetto dello Sport dùng để tổ chức các trận đấu bóng chuyền.
Cung thể thao này được xây dựng kiểu mái vòm mỏng bê tông cốt thép có gân đỡ, đường kính của hình tròn là 61m.Đây là một phát minh về mạng lưới kết cấu tinh thể, gồm các hệ thống xương giao nhau, giúp kết cấu bê tông cốt thép có thể vượt không gian lớn mà lại rất mỏng và nhẹ.Dạng kết cấu này giúp công trình có tính thẩm mỹ cao và mang dáng dấp của một tác phẩm điêu khắc.Ngoài ra công trình có phương pháp thi công rất hiện đại, tiên phong trong lĩnh vực xây lắp, sử dụng vật liệu bê tông cốt thép đúc sẵn được định hình chính xác, vì vậy mái vòm lắp ráp xong chỉ trong vòng 40 ngày.
 
Chạy vòng quanh công trình rồi ngó vào trong cũng chỉ mất có 30 phút bởi không thể vào bên trong nhà thi đấu hai anh em cố bắt xe buýt chạy thêm một đoạn rồi đi bộ vào sân Olimpico.
- Được đấy chứ, không thì mãi cũng chẳng biết cái mái kiểu vỏ mỏng và kết cấu tinh thể nó hình thù thế nào.
- Vâng, em thấy cũng được, thế cái ông Nervi này có ngon không?
- Ây....quá ngon luôn, bậc thầy của không gian khẩu độ lớn với các kiểu dây treo, bê tông đúc sẵn lưới tam giác.....bla, bla...Tay chân thằng Anh khua khoắng trong không khí.
- Hệ hệ, “công nông” cũng biết nhiều nhể.
Thằng Anh khoái chí lắm, đưa mắt nhìn xuống cái túi nặng trĩu mà chủ yếu là do cuốn sách nặng cỡ 2kg vừa mua lúc trưa, nụ cười của nó méo mó đi chút ít.Mại....được tiếng khen ho hen chẳng còn....các cụ nói cấm có sai.
Stadio Olimpico đặt ở Foro Italico, là sân vận động chính ở Roma. Đây là sân nhà của đội tuyển Ý, cũng như của 2 câu lạc bộ SS Lazio và AS Roma. Sân được khánh thành vào năm 1937 và được nâng cấp lần gần nhất vào năm 2008, sân có sức chứa 72,200 chỗ ngồi. Sân được sử dụng ở Thế vận hội mùa hè 1960, giải điền kinh vô địch thế giới vào năm 1987, World Cup 1990 và chung kết cúp Champions League 2009.Sân còn được gọi với lên khác như Stadio dei Marmi, hay "sân vận động cẩm thạch" và được thiết kế bởi Enrico Del Debbio.

attachment.php


Lối vào chính Olimpico bát ngát, phía trước là sông Tiber, phía sau lưng sân tựa vào núi cho nên được chọn làm sân Quốc gia......phong thủy chuẩn phết.:))

Hôm đó là ngày thứ sáu mùng 3 tháng 11 năm 2007, bầu trời Roma mặc dù đã là buổi chiều nhưng vẫn rất sáng và trong xanh.Từ điểm dừng xe buýt tới sân Olimpico cũng còn khá xa nhưng việc đi bộ xem ra không nhằm nhò gì nữa, chóp đỉnh của sự mệt mỏi cả hai anh em đã vượt qua rồi.
Hai thằng đi vào đến sân là khoảng 4h30 chiều, sân đóng cửa để chuẩn bị cho trận đấu ngày hôm sau mùng 4 tháng 11 giữa Fiorentina(áo màu bã trầu) và đội bóng chủ sân Olimpico-S.S. Lazio(áo sọc trắng, xanh) của vòng đấu thứ 11 Seri A.Lúc ấy Lazio đang đứng vị trí thứ năm từ dưới lên và xếp trên các đội Empoli, Parma, Cagliari và Siena.Ngược lại Fiorentina sau khi hạ một loạt ông lớn để bảo toàn chuỗi trận toàn thắng đã leo lên xếp thứ nhì trong bảng xếp hạng của mùa bóng.Cả hai đều muốn chiến thắng ở trận đấu ngày mai, bởi Lazio đang khát điểm và vòng 12 họ phải đối đầu với đối thủ cực kỳ khó chịu là Inter Milan trên sân Giuseppe Meazza vào ngày 11 tháng 11, còn Fiorentina thì muốn ít nhất là giữ nguyên vị trí để chuẩn bị “làm gỏi” đội bóng yếu là Udinese trong vòng đấu tiếp theo.Chính vì vậy tuy lúc đó đã muộn nhưng một lát sau hai anh em thấy rất nhiều cổ động viên của Lazio tới sân, ngoài ra còn khá nhiều kênh thể thao của địa phương cũng tới làm phóng sự trước trận đấu.

attachment.php


Hai em Oronzo Girl đang thực hiện phóng sự.Con gái Ý nhỏ nhắn, “vừa miếng” dân Việt nhà mình lắm.

attachment.php


Em này có khuôn mặt hơi hao hao giống Jennifer Aniston nhưng trông xinh hơn.

attachment.php


Em thứ hai này rất hay xuất hiện trên bản tin thể thao của kênh Oronzo.

Hôm nay em ấy chuyển sang phỏng vấn."Anh có miu gì để giúp đội nhà quật ngã Fio không?"-"cũng không khó lắm, bọn này áo nó đã dây đầy quết trầu rồi, chừ cho đầu nó xơi nốt tào phớ nữa là xong....Lazio cố lên"

[video=youtube;JkJNQ_Q9Jh0]http://www.youtube.com/watch?v=JkJNQ_Q9Jh0[/video]

Các cổ động viên Lazio tự đi mang tờ rơi phân phát cho mọi người, không khí phấn khích chẳng khác mấy trước giờ bóng lăn nhưng nó hay ho ở góc cạnh khác (không giống như lúc vào sân San Siro) mà hai anh em tình cờ và may mắn tiếp cận được.Hai thằng đến gần một nhóm có hai em phóng viên xinh đẹp, các Oronzo Girl của kênh truyền hình Oronzo, một kênh truyền hình có chuyên mục thể thao với những phim ngắn hài hước chuyên về bóng đá.

Các em ấy đang phỏng vấn một "mama tifoso" về việc làm thế nào để tuần tới thằng cha Materazi nó gãy hẳn chân không đá được nữa.Má bảo có gì đâu, cả tuần này cứ cho nó ăn Spaghetti trộn Viagra là nó....gãy hết chẳng còn cái chân nào.

[video=youtube;zB6sL339OeI]http://www.youtube.com/watch?v=zB6sL339OeI[/video]

Thời gian ấy Seri A đang ở giai đoạn cực kỳ hấp dẫn, vì vậy các trận đấu đều nóng từ trong ra ngoài.Cổ động viên Ý cũng rất ưa bạo lực, các nhóm Ultra-hội các cổ động viên- đặc biệt của AS Roma, Lazio đều cực đoan, thậm chí phân biệt chủng tộc nặng, nhưng không mặn mà chuyện thực thi bạo lực với cổ động viên các đội khác mà chủ yếu là nhằm vào cảnh sát.Họ rất khác với Hooligan là có đoàn hội, tổ chức, thậm chí có các cơ sở kinh doanh, cơ quan phát ngôn và có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với đội bóng.
Hai thằng sống trong không khí bóng đá như vậy nên khoái lắm.
- Tuần sau khi từ Ai Cập về anh em mình đi xem trận cầu đinh này(Inter-Lazio) thôi.
- Nhất trí, lần này là xem ở Giuseppe Meazza chứ không phải San Siro phải không anh???.thằng Em cười đắc chí, tự hào về vốn hiểu biết bóng đá của mình.
- Ờ...để về còn xem cái sân ấy ở đâu....tao chửa đến đấy bao giờ, thằng Anh giả vờ ngây ngô hưởng ứng.
Nhưng thật không may ý tưởng đó hai thằng chẳng bao giờ thực hiện được vì sau đó hơn 1 tuần vào ngày 11 tháng 11 đã có một cuộc xô xát đã xảy ra giữa các cổ động viên khiến một người bị thiệt mạng. Ngay lập tức, Ban tổ chức giải Serie A đã quyết định hoãn trận đấu giữa Inter Milan và Lazio để các nhà chức trách điều tra vụ việc.
Theo một cảnh sát địa phương, cuộc xô xát giữa hai nhóm cổ động viên đã diễn ra ở ngoài quán ăn gần Arezzo vùng Tuscany. Theo Gazzetta dello Sports, đám ultras Lazio động thủ trước, các tifosi Juventus thì bỏ chạy và phát tín hiệu cầu cứu khi thấy xe cảnh sát tuần tra ngang qua.
Theo thông tin ban đầu, cổ động viên bị thiệt mạng là do cảnh sát đã dùng súng bắn để giải tán đám đông.Tuy nhiên sau này mới rõ là viên cảnh sát khi thấy các nhóm xông vào đánh nhau thì rút súng ra bắn chỉ thiên, nhưng do vừa chạy vừa cầm súng nên bị cướp cò thêm một phát nữa.Điều tra cho thấy đây là một sự cố hi hữu và đáng tiếc.Viên cảnh sát Luigi Spaccarotella làm sao có thể bắn trúng mục tiêu là Gabriele Sandri(26 tuổi, một DJ có tiếng ở Rome và là bạn hữu của nhiều thành viên trong Ban lãnh đạo cũng như đội bóng Lazio) khi anh này đang ngồi ở băng sau một chiếc xe bốn chỗ cách đó khoảng 200m.Hi hữu là ở chỗ viên đạn đi xuyên qua phần kính hình tam giác ở cửa sau của xe và thẳng vào đầu của anh kia.Cuối cùng viên cảnh sát vẫn bị kết tội giết người bởi hai lý do, một là không cất súng vào bao sau phát đạn thị uy, hai là để xoa dịu các ultra đang nổi loạn trên khắp nước Ý.Một câu nói đầy nước mắt của viên cảnh sát Luigi Spaccarotella mà tôi vẫn còn nhớ mãi” Chính tay tôi đã hủy hoại gia đình của Sandri và cả gia đình mình”.
Sau đó hai anh em bằng xe buýt và tàu điện ngầm quay trở về khách sạn.Hai thằng tắm rửa và thư giãn đôi chân để chuẩn bị đi ăn, lúc ấy là 8h tối.
 
Last edited:
Sau khi nghỉ ngơi thư giãn xong, hai thằng xuống phố ăn tối.Tới quầy lễ tân, thằng Anh đã thống nhất được là hai anh em đi ăn cơm Tàu.Thấy một anh người Ý đang đứng trong quầy thằng Anh hỏi:
- Ở gần đây có quán ăn Trung quốc không anh?
- Có chứ rất nhiều, nó cũng cách đây không xa lắm.Khu vực gần Vittorio Emanuele.Nói xong anh ta khoanh một vòng tròn quanh vườn hoa Vittorio.
Đưa hai thằng ra cửa anh ta còn nói với theo:
- Nhưng mà mafia ..... ghê gớm lắm đấy.Rồi nhe răng ra cười.
- Nó bảo cái gì....mafia vậy anh? thằng Em hỏi với vẻ tò mò nhưng thích thú.
- Tao cũng nghe nó nói là mafia gì gì ấy ghê lắm nhưng mà đặc sản của Ý là mafia mà.Với lại mày không thấy nó cười à?....chắc nó dọa mình....ở đâu dân nó cũng ghét mấy thằng Khựa, thôi đi....kệ mại đời....đói lắm rồi.
Theo chỉ dẫn hai thằng đi qua hai dãy phố và vài chỗ rẽ là đâm thẳng ra quảng trường Vittorio Emanuelle II.Nhưng vừa qua khỏi góc phố thì phía bên kia đường San Vito là đã nhìn thấy một quán ăn Tàu.Vượt qua đường và mấy hàng lan can bảo vệ sát đường(giống như để phân luồng ở Việt Nam) hai anh em bước vào quán.Đó là một quán ăn Tàu loại trung bình gồm một gian nhỏ đặt cỡ chục cái bàn và một không gian lớn đặt cỡ ba chục cái bàn nữa.Trang trí cũng mang hơi hướng Trung Hoa lắm với các khăn trải bàn sắc đỏ tía, trên tường treo các bức tranh điển tích, trần nhà có đèn lồng và các bức bình phong ngăn chia không gian thì bằng các tấm gỗ hoa văn dích dắc ở giữa có một chữ Tàu to tướng nằm trong hình tròn.Xung quang có bày các tượng Tiên nữ, Quan Công và một tiểu cảnh non bộ.Hai anh em chọn một cái bàn gần cửa ra vào và ở gian ngoài.
- Đây là thực đơn.....cô phục vụ đưa cái uỵch rồi đứng chờ.Sau khi trao đổi với ông em, thằng Anh tay xoay xoay cái thẻ tên nhà hàng màu đỏ tía, dõng dạc.
- Mực chiên, đùi gà rán, sa lát trộn, cơm và Cocacola.Dĩ nhiên là nó đọc từ trong menu kết hợp với nhìn hình ảnh chụp món ăn.Cái kiểu món tôm chiên tẩm bột mà gọi là”Giang long phi tiễn”, canh măng gọi là “Thủy trúc giao duyên” của mấy anh Tàu nếu không nhìn kỹ lúc mang đồ ăn ra rồi không khéo chỉ có đổ đi.
Cô phục vụ mang quyển thực đơn đi với thái độ lạnh tanh.
- Mại trông ghét nhỉ, tưởng Hà Nội mình mới thế mà Roma cũng vậy à ? Mà sao giờ này rồi mà quán nó vắng thế anh nhỉ ?.
- Mấy giờ rồi ? còn sớm mà.
- Gần chín giờ rồi bố ạ.Thằng Em kéo dài giọng.Giờ này bên mình phải đông lắm ấy chứ.
Món đùi gà rán được mang lên đầu tiên, mùi vị cũng giống như gà vịt quay Quảng Đông, có nghĩa là da gà màu nâu sậm như sô cô la, bóng loáng dầu chiên.Xung quanh đĩa gà có thêm ít nước sốt và vài quả ô-liu xanh.Đặc biệt là ở Ý có cái loại ô-liu xanh vị chua bên trong có nhồi con gì đó như con tép ăn với đồ rán hay nhiều bơ, pho mát rất ngon.Một lát sau những vị khách khác cũng bát đầu lục tục tới.Một nhóm người Hoa gồm hai người đàn ông, hai phụ nữ và một thằng bé chiếm một cái bàn ngay bên cạnh bàn của hai anh em.Cô phục vụ bước tới đưa menu với thái độ khác hẳn, trông rất hoạt bát.Xì lô xì la một hồi quyển thực đơn chạy qua tay năm người đúng...hai vòng.Cô phục vụ vui vẻ chạy vào trong vừa chạy vừa hét toáng một câu gì đó.Lập tức từ bên trong có hai chú chạy ra mang theo đồ uống là rượu Tàu và thay toàn bộ thìa nĩa bằng đũa bát.
Món mực chiên thì rất ngon, nó được tẩm ướp gia vị và chút bột gì đó, tưới lên một chút sốt màu nâu có vị như dầu hào nhưng cay ghê gớm.Cùng lúc là cơm, sa lát trộn, đồ uống được mang ra.
Ở bàn bên cạnh nhân viên cũng mang đồ lên cấp tập, chỉ trong một thời gian ngắn là đã đầy một bàn thức ăn.Có thể nói rằng khối lượng đồ ăn của hai thằng không bằng một phần mười của năm thằng láng giềng ngồi bên cạnh.
- Anh gọi nước chấm và tương ớt để ăn mực đi.
- Cay thế mà em vẫn còn chấm tương ớt à ?.
- Thế mới đúng vị của nó chứ.Ông em tỏ vẻ sành sỏi.
Thằng Anh gọi hầu bàn lại, sau khi biết là chỉ lấy thêm nước chấm và tương ớt cô gái quay ngoắt đi tỏ vẻ khó chịu.Một lúc khá lâu sau cô ta mang các thứ được yêu cầu ra.Thằng Em lẳng lặng cầm chén tương ớt và nước chấm đổ toe toét ra bàn.Nó thì thầm với vẻ khoái chí.
- Cho nó phục vụ mình cho đến nơi đến chốn anh ạ.... hụ hụ.
- Gọi thêm trà ra uống trước khi về nhé.Thằng Anh hưởng ứng.
- Cho chúng tôi hai tách trà và thay khăn bàn giúp tôi nhé.Sau khi lựa chọn từ menu thằng Anh nói với em phục vụ.
- Các anh có thể chuyển sang bàn bên được không ?.
- À chúng tôi muốn ngắm phố,.....chỗ này quá đẹp.Thằng Anh cười với vẻ mặt đầy mãn nguyện.
Chẳng còn cách nào cô ta phải thay khăn trải bàn, sau đó mang trà ra với nỗi bực tức hiện rõ trên khuôn mặt.Uống nốt hai chén trà và thanh toán tiền xong hai thằng phủi đít ra về.Trên đường thằng Em tỏ vẻ khoái chí lắm, nó đòi đi ra khu vực ga Termini để mua thêm thuốc lá làm quà cho mọi người và đi ra Colosseo.Lúc này đã 11 giờ đêm nên thằng Anh lười nhác vì “căng bụng và chùng mắt”.
- Thôi em đi một mình đi nhưng cẩn thận và về sớm nhé.
- Anh chán đến mức.....không gì tả nổi.Thằng Em càu nhàu trước khi hai anh em chia tay ở ga tàu điện ngầm Termini.
Về tới khách sạn tay lễ tân thấy mỗi thằng Anh về nên hỏi luôn.
- Bạn anh đâu? thế các anh có ăn ở quán Trung Quốc không ?
- Bạn tôi ra Colosseo và chúng tôi ăn ở nhà hàng Lago.Thằng Anh thản nhiên trả lời.
- Thế thì các Anh may mắn đấy.Tay lễ tân cười ha hả.
Sau một hồi giải thích bằng nhiều cách, tay lễ tân cũng làm thằng Anh hiểu ra rằng, cách đây vài năm vì chống lại kiểm soát của mafia Trung Quốc nhằm thiết lập quyền bảo kê các quán ăn của người đồng hương trong khu vực này , một người đã bị bắn chết trong nhà hàng Lago.Điều tra của cảnh sát cho thấy là các anh Tàu tự choảng nhau(hơi lạ) nên các quán ăn Tàu ở khu vực bị kiểm tra và đóng cửa một thời gian.Chính vì vậy khi thằng Anh mô tả lại là quán rất vắng và chỉ thấy người Tàu vào ăn thì tay lễ tân gật đầu lia lịa và càng lúc càng cười to như để khẳng định là điều đó là hiển nhiên.Đến tận lúc ấy thằng Anh mới hiểu sao tay lễ tân khen là may mắn.
Thằng Anh hơi lo lắng cho thằng Em nhưng khoảng 1 tiếng sau nó đã quay về.Trước khi chìm vào giấc ngủ ngon lành sau một ngày đầy mệt mỏi nhưng đầy sự kiện thằng Anh tủm tỉm cười vì cái sự hoạnh họe trẻ con của hai anh em ở nhà hàng Tàu Lago Azzurro.
 
Sáng ngày 4 tháng 11, hai thằng kéo cưa tới tận 8h sáng.Xuống tầng một ăn sáng xong thì quay ra hỏi lễ tân cách lên sân bay Fiumicino.Tay lễ tân nói là ra ga Termini bắt tàu Leonardo express là nó đưa tới tận cửa sân bay luôn.Vậy là ăn uống xong thanh toán 180E hai tối ở Dina, hai thằng ra ga để tiếp tục lên đường.Nắng sớm vàng rực, không khí mát mẻ cộng với sự ồn ào và nhộn nhịp của kẻ lên người xuống đi nghỉ cuối tuần ở sân ga Termini khiến hai thằng cực kỳ hưng phấn.Vé đi từ Termini đến Fiumicino bằng tàu tốc hành là 11E cho một người/lượt.Sân bay quốc tế Fiumicino còn gọi là sân bay Leonardo da Vinci di Fiumicino là sân bay lớn nhất của Italia với lưu lượng hơn 30 triệu hành khách năm cách trung tâm thành phố Roma 35 km.Đi bằng tàu từ Termini mất khoảng 20 phút là tới nơi.

attachment.php


Ga tàu Leonardo Express vào tận sát sân bay Fiumicino.

Lên sân bay quá sớm nên hai anh em lang thang trong nhà ga chán chê mà vẫn chưa tới giờ làm thủ tục.Ghé vào các shop bán đồ lưu niệm, rượu, mỹ phẩm, đồ xa xỉ cũng ghi lại được một vài chi tiết của Fiumicino.

attachment.php


Chiếc xe máy Harley Davidson này cực kỳ độc đáo.Nó nằm trong khu thương mại của Fiumicino.

Thằng Anh sau khi lượn tới lượn lui thì ghé vào ngồi cạnh một đôi tình nhân đang chia tay bằng những nụ hôn nồng nàn.Anh chàng là người Ai cập đang chia tay cô nàng người Ý chắc là để quay về “quê”.Thanh niên Ai Cập sang Ý làm việc và lấy vợ người bản địa nhiều bởi trong lịch sử cha ông của họ cũng đã phối ngẫu với nhau từ rất lâu.
Tới 2h20 chiều hai thằng làm xong thủ tục và lên tàu bay.Ổn định chỗ ngồi và ngó quanh thằng Anh thấy phần lớn là người Ai Cập.Đây là một chuyến bay dài và hầu như là bay trên biển, khoảng gần 7h tối thì hai anh em sẽ ở Cairo.Thằng Anh nhẩm tính là đi máy bay mất khoảng 4 tiếng với tốc độ 750 đến 800km/giờ thì khoảng cách từ Roma đến Cairo cỡ trên 3000km, vậy mà La Mã đã tới Ai Cập từ thế kỷ I TCN.Thật là ghê gớm.Về sau nó mới biết Mama chủ căn hộ đang thuê để ở cũng có gốc gác Ai cập.Thời gian này người nhập cư lậu ở các nước Bắc Phi đang tràn sang Ý theo đường biển.Đài báo của Ý suốt ngày thông tin về việc bắt và trục xuất các thuyền nhân đang là hỗn loạn đất nước xinh đẹp này.

attachment.php


Vừa lên chưa ấm chỗ nên đường ống dẫn khách ra vẫn còn bám vào tàu bay.

attachment.php


Tàu bay đang chạy ra đường băng.Nhìn kỹ thấy trên cánh tàu bay sơn bong tróc, đinh tán sứt sẹo....ghê chết.

attachment.php


Nhà ga chính sân bay Fiumicino.

2h40 tàu bay cất cánh đúng như trên vé ghi, qua khung cửa sổ các địa danh nổi tiếng của Roma hiện ra rõ mồn một.Tạm biệt nước Ý hai thằng theo chân Ceasar xâm lược Ai Cập, nền văn minh cổ đại thứ hai.

attachment.php


Nghiêng cánh chào tạm biệt Roma để tới Cairo.

attachment.php


Hai cửa sông Tiber chảy qua Roma đổ ra biển.
 
Last edited:
attachment.php


Nhà thờ San Pietro nhìn từ trên cao.

attachment.php


Đồ ăn và.......

attachment.php


......Nữ tiếp viên của Egypt Air.

Đồ ăn trên tàu bay của Egypt Air cũng bình thường với bánh mỳ tròn ăn với cá hoặc gà sốt, một hộp sa lát rau, tráng miệng hoa quả, đồ uống thì giống tàu bay Vietnam Airline.Tiếp viên thì trông không bằng VA vì ăn mặc như bà già.Ăn xong được lúc thằng Anh tranh thủ ngủ, nó có cái tật là cứ ăn xong dù có nằm trên tàu Thống nhất Bắc Nam cũng “ngất” như thường, thằng Em thì hào hứng quá nên khi tàu bay thông báo chuẩn bị hạ cánh, nó đập thằng Anh bồm bộp.
- Ngủ gì kinh thế, đến nơi rồi.
- Thế à....thằng Anh theo tay thằng Em ngó qua khung cửa sổ.

attachment.php


Sông Nile qua cửa sổ tàu bay.Vệt sáng thẳng đứng là tháp truyền hình Cairo.

attachment.php


Cây cầu rất nổi tiếng mang tên 15 tháng 5, trước đây nó tên là Khedive Ismail.

Ngoài kia Cairo đã lên đèn, phía dưới là hằng hà sa số ánh sáng màu sắc lấp lánh, chúng nó nhìn rõ cả một dải ánh sáng phân định một dòng sông....trời đất ạ....sông Nile huyền thoại và bí ẩn đây rồi, Ai Cập của các Pharaon đây rồi.Tàu bay lượn vòng để hạ thấp độ cao, thằng Anh để ý thấy nó lượn tới hai vòng xung quanh một cái tháp sáng trưng hình như bó đuốc Olimpic vậy, đến vòng thứ ba thì nó....chột dạ.
- Sao nó lượn lâu thế nhỉ? thằng Anh thều thào(đã nói rồi, thằng cha này nhát lắm, hệ hệ).
- Em cũng không bít......thằng kia nhe răng ra cười.
- Cười cái cục mứt....bỏ cái kiểu nói “bít” với “chít” của mày đi, nghe ngứa cả tai.Nó lập tức im bặt mắt nhớn nhác mồm lẩm bẩm.
Phỉ thui, phỉ thui.....cái mồm, đang hạ cánh lại “sống” với chả ”chết”.Nó suýt một cái thật sâu và nhắm tịt mắt lại.
- Phi hành đoàn chúng tôi vừa bay xung quanh tháp truyền hình nhân dân Ai Cập để quí khách chiêm ngưỡng cảnh đẹp Cairo về đêm.Tiếng cơ trưởng lẹt xẹt từ cái loa trên trần vọng xuống.
Ồ thế à!!!!.....dưng mà líu tin được.....lúc nào hạ cánh xong ông mày mới an tâm.Vừa nghĩ vừa tiếp tục nhắm mắt, tay thằng Anh trắng bệch ra vì bám chặt lấy thành ghế.
Bỗng nó thấy huỵch một cái, tiếng động cơ rú lên ồ ồ, dây an toàn níu cả người lại, sau đó là tiếng ri ri quen quen khi máy bay đã hạ cánh.Thế rồi cả tàu bay là tiếng vỗ tay rào rạt xen lẫn tiếng cười nói ồn ào, tiếng huýt sáo nho nhỏ như mừng rỡ lắm.Biết ngay mà, thằng cơ trưởng nó lừa mình mà, không khéo nó lượn để bung càng ra đấy, hụ hụ, thằng Anh mở mắt ra nhìn quanh.Không có vẻ gì là vừa trải qua một biến cố, mọi người vui vẻ và thanh thản rời tàu bay.Thắc mắc thằng Anh quay ra hỏi anh bên cạnh và câu trả lời là:
- Đấy là phong tục đi tàu bay ở Ai Cập, lúc hạ cánh an toàn, mọi người tinh làm như vậy, hệ hệ.
- Tàu sân bay cái phong tục nhà chúng mày.....làm ông sợ.....gần chít.Thằng Anh lẩm bẩm, nó thay từ “ chết” bằng từ “ chít” cho nó lành mặc dù rất ghét kiểu nói ấy.
Hai thằng lục tục đi xuống, thằng Em chụp ngay cho thằng một Anh kiểu vừa xuống sân bay, anh chàng lúc nãy nó hỏi thấy chớp đèn flash chạy lại.
- Đừng chụp trong này cảnh sát họ cấm vì lý do an ninh đấy.
Không hiểu nổi cái dân Ai cập nữa, thôi đành ở bầu thì tròn ở ống thì dài vậy.
Qua hải quan kiểm tra nhập cảnh cũng chẳng thấy hỏi han gì sốt nên độ 5 phút là thông quan.Qua cánh cửa ở Gate 3 hai anh em đã thấy gió nóng ràn rạt thổi vào mặt, cảm giác như bay từ Hà Nội vào Sài Gòn vào mùa đông, mặc áo sơ mi dày, phía ngoài là áo khoác trong khi trời nóng hầm hập.Phía trước mặt là khoảng trống mênh mông, xa xa mới thấy mấy tòa nhà, cây cối trụi thùi lụi.

attachment.php


Cửa số 3 sân bay Cairo.Thằng Anh tập tọng cái panorama tí vì may quá thấy thằng Em chụp ba cái ảnh liền nhau.

attachment.php


Một cánh của nhà ga sân bay Cairo.

Thằng Em rút điện thoại “gọi cho người thân” rồi hai anh em đứng chờ.Độ 15 phút sau “người thân” xuất hiện cùng con xe BMW 525 màu bạc mới toe.Anh chàng đeo kính cận có khuôn mặt phúc hậu “phát tài phát lộc” từ trong xe bước ra.
- Chào Anh....các anh đi có mệt không?...em căn giờ ra rất chuẩn đúng không?.Anh em nhà thằng Em bắt tay, ôm hôn thắm thiết.
- Chào Anh em là N(giơ tay ra...chờ đợi), thằng Anh lúng túng với cái túi đầy sách, áo len(mua để về Milan mặc,ặc) nó còn chưa biết giơ tay nào ra thì N đã đỡ lấy cái túi.
- Đưa đây em đỡ cho, mình ra xe về thôi.Giời ạ, các cụ bảo cái gì mà....từ bi hưởng thái bình là đây sao?.
Xe chạy ào ào trên đường cao tốc, ấn tượng là hạ tầng giao thông của Cairo khá hoàn hảo, đường nhẵn lỳ và các nút có cầu vượt ba, bốn tầng, nhà cửa hai bên đường khá hiện đại nhưng màu sắc xám xịt.N vừa lái vừa quay lại nói:
- Các anh sang được tới đây là oách lắm rồi đấy, mà hôm nay em cũng tạo cho các anh một cuộc gặp gỡ bất ngờ nhé, toàn người Việt nhà mình.
- Những ai vậy em ?.
- Thôi lát nữa em sẽ giới thiệu mà, nhưng toàn các bác các chú của đại sứ quán mình ở bên này.
- Chui choa thế thì quá tuyệt còn gì, thế về nhà còn bao lâu hả em?
- Cũng mất khoảng một tiếng anh ạ.
Đúng như lời N nói khoảng 1 giờ sau vượt qua bán đảo Zamalek, với hàng loạt khách sạn, khu giải trí hào nhoáng và tháp truyền hình Cairo chiếc xe chở ba anh em tiến vào một khu kiểu như các căn chia lô 3, 4 tầng nhưng diện tích khá lớn và không liền kề.Dừng lại trước một căn nhà có cánh cổng sắt màu sáng, N nói:
- Đây là sứ quán Việt Nam tại Ai Cập các anh ạ.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,774
Bài viết
1,137,874
Members
192,684
Latest member
bigwin29com
Back
Top