What's new

[Chia sẻ] Tây Tạng mùa đông - về phía Đông Lhasa

Chuyến đi với tôi kết thúc đã 3 ngày, còn với một số bạn giờ mới kết thúc.

Chuyến đi tôi chỉ có duyên đi theo, không tham gia lên kế hoạch hay bất cứ gì khác, thảnh thơi mà tận hưởng.

Hình như tôi đã qua mất cái thời có thể viết những bài với cảm xúc tràn đầy, dù thực sự vẫn tràn đầy xúc động về một vùng đất có thể làm người ta say mê.

Tây Tạng, Tây Tạng, đã có nhiều topic trong diễn đàn này viết về nơi đó. Thêm một topic vốn cũng không có nghĩa gì.
Tuy nhiên các chuyến đi trước đây đều là đi về phía Tây của Lhasa, nay chuyến đi của chúng tôi hướng về phía Đông, đi vào vùng Niyingtri (Lâm Chi) và sang đất Chamdo (Xương Đô).

Về Tây Tạng, Yilka đã có topic khá chi tiết: Trung Hoa tây du kí; hay Backpackervn đầy cảm xúc trong Mây trắng Tây Tạng..., và June với chuyến đi hành hương Kailash kinh điển: Tây Tạng những ngày xanh nắng hạ,... do đó tôi chỉ làm người cóp nhặt lại những gì trên cung đường đã qua, sẽ rơi rụng theo thời gian, và không biết bao giờ mới viết xong.

Nếu không bao giờ viết xong, thì cũng coi như là tình cảm với Tây Tạng cũng sẽ còn lưu mãi.
 
Last edited:
Màu lá đỏ giữa trời xanh

11338219263_288610c421_c.jpg


11338080925_25488c5cd5_c.jpg
 
Mấy cảnh lá đỏ giống Nepal quá

Em hỏi bác Chitto chút:

Cty tour Thành Đô làm ăn ổn ko? Sang năm em cần setup cho nhóm bạn đi, hiện tại họ ko đủ 5 người nên chắc ghép chung với hội Tây ổn chứ, dạo này chỉ cho đi phía đông thôi à
Có lẽ em ko take care đoàn nên ủy thác thôi, trc kia em đi vào bằng con đường có chút tế nhị, mong bác trả lời sớm để em setup cho họ, có lẽ chuẩn bị từ tháng 3?
 
Last edited:
Mình lon ton trả lời cho chuotlang nhé: Năm mình đi cũng là thông qua công ty du lịch của Thành Đô, một công ty chuyên làm tour cho khách nước ngoài vào Tây Tạng nên họ làm rất chuyên nghiệp, giao tiếp bằng tiếng Anh hết (nếu bạn cần lúc nào mình lục lại tên và địa chỉ công ty cho).
Đoàn mình năm ấy có 19 người, mà mỗi mình là Việt Nam, 2 bạn Hàn, 2 bạn Philippin, còn đâu là Tây hết, toàn là khách lẻ ghép với nhau nên chắc chắn là ổn. Mà đi với Tây cũng vui vì họ tự lập và đúng giờ lắm. Hai bạn Hàn lúc nào cũng lề mà lề mề.
Đoàn bác Chitto đại đa số đi phía Tây rồi nên nay chuyển sang phía Đông, chứ chắc phía Tây vẫn vào được bình thường, mà có khi còn dễ vào hơn phía Đông ấy chứ
 
Đây là thông tin công ty mà nhóm mình làm việc:

Tibet Kawa Karpo International Adventure
Tibet FIT TRAVEL
Xian Zudao Xigu Gongyulou
nan1 -15hao lhasa Tibet China

E mail: [email protected]
Mobile: 13989011658 -18989906263
Office: +86 891 6349239
Fax: +86 891 6363825
Web site: http://www.tibetfit.com/
www. tibetkawakarpoadventure.com

Liên lạc: Lhakpa Tsering <[email protected]>

Đúng như PHAM-BEK nói, đi về phía Đông khó khăn hơn về phía Tây, xin nhiều permit hơn (lần này phải có 7 permit) và có những khu vẫn không được vào. Mình không phải là người liên hệ làm việc trực tiếp nên cũng không nắm chi tiết về phía Tây đâu.
Lúc đầu bạn Huy còn muốn đi lên cung Tây Bắc (đi về phía Khả Khả Tây Lý), cung đó có rất nhiều hồ nước đẹp, nhưng mùa đông tuyết phủ không đi được nên mới chuyển sang cung phía Đông.
 
Đây là thông tin công ty mà nhóm mình làm việc:

Tibet Kawa Karpo International Adventure
Tibet FIT TRAVEL
Xian Zudao Xigu Gongyulou
nan1 -15hao lhasa Tibet China

E mail: [email protected]
Mobile: 13989011658 -18989906263
Office: +86 891 6349239
Fax: +86 891 6363825
Web site: http://www.tibetfit.com/
www. tibetkawakarpoadventure.com

Liên lạc: Lhakpa Tsering <[email protected]>

Đúng như PHAM-BEK nói, đi về phía Đông khó khăn hơn về phía Tây, xin nhiều permit hơn (lần này phải có 7 permit) và có những khu vẫn không được vào. Mình không phải là người liên hệ làm việc trực tiếp nên cũng không nắm chi tiết về phía Tây đâu.
Lúc đầu bạn Huy còn muốn đi lên cung Tây Bắc (đi về phía Khả Khả Tây Lý), cung đó có rất nhiều hồ nước đẹp, nhưng mùa đông tuyết phủ không đi được nên mới chuyển sang cung phía Đông.

Thanks bác Chitto
 
Re: Đường đi

Cái cơ bản là ở chỗ bôi đậm đó: nếu chỉ có sắc màu cây lá, dòng nước, mà thiếu đi núi tuyết và bầu trời xanh điên dại thì không còn là Tibet nữa !

"Bầu trời xanh điên dại ", hay, kết cái câu này quá đi. Hồi nào giờ đọc thấy trời xanh biếc, xanh thăm thẳm, xanh như ngọc...bây giờ mới biết trời có thể xanh điên dại nữa !
 
Sông

Đường tiếp tục đi về phía Đông, vẫn núi trắng, trời xanh. Đi giữa mùa đông là thế đấy.

Bên đường, anh chàng Tenzin chổng mông làm gì thế? Anh ta đang chụp ảnh mặt đường đấy.
Có lẽ các tour thường đi cung truyền thống về phía Tây nhiều, ít đoàn đi về phía Đông nên không chỉ Tenzin mà hai bác tài cũng rất hào hứng chụp ảnh !

11468384713_7a30af585f_c.jpg


Dòng sông nơi đây đẹp ngẩn người

11468232325_2c5f4e5378_c.jpg


Lợi thế của áo đỏ

11468341986_c52a7eed7c_c.jpg
 
Cái cơ bản là ở chỗ bôi đậm đó: nếu chỉ có sắc màu cây lá, dòng nước, mà thiếu đi núi tuyết và bầu trời xanh điên dại thì không còn là Tibet nữa !

"Đặc sản" núi tuyết và trời xanh Tây Tạng mùa đông

10855373166_ee054bae25_c.jpg


11304095153_391ef6d775_c.jpg


11292766806_e98468f428_c.jpg


Thầy Đốc trên xe tôi mỗi ngày đều thốt lên tới hơn chục lần rằng "Đẹp phát rồ !" " Ôi ĐM !" "Đẹp VL !" vì cái màu xanh nhức nhối này

11453352125_cb7e4640db_c.jpg


ý là "Ôi điên mất" "Đẹp vô lý ":)
 
Bomi

Chiều, xe đến Bomi, thị trấn về phía Đông của châu Nyingchi. Theo kế hoạch thì sẽ đến một khu nhà nghỉ trên một hồ nước ở xa hơn nữa. Tuy nhiên, lại tuy nhiên, Tenzin cho biết sau Bomi sẽ đi sang đất của châu Chamdo (Hán dịch là Xương Đô), mà chưa thể xin phép được. Vì vậy tối nay ngủ lại Bomi.

Bomi rất gần ngọn núi thiêng của đạo Bon là núi Bonri. Tuy nhiên vì một số lý do riêng mà đoàn đã không đến đó.

Sông núi hiền hòa trên đường đi

11468228785_462bdee242_c.jpg


Quảng trường trung tâm thị trấn Bomi nằm dưới chân núi. Khách sạn nơi nghỉ cũng ở ngay cạnh đây, có nước nóng và chăn sưởi.

11468377923_2cb86d9a68_c.jpg
 
Đạo Bon

Nhắc đến Bonri thì lại lan man nói về đạo Bon một chút.

Đạo Bon có từ bao giờ, ngày xưa như thế nào - thì theo tôi biết - không còn thông tin gì nữa. Cũng như các dân tộc, các nền văn hóa văn minh khác, thuở sơ khai người Tibet cũng tôn thờ các vị thần tự nhiên, các quỷ thần sông núi. Họ làm các lễ shaman kiểu lên đồng để cầu khẩn thần linh, sáng tạo các điệu múa mô tả hình thức trừ ma diệt quỷ. Những tín ngưỡng bản địa đó có lẽ chưa trở thành tôn giáo như ngày nay với kinh sách, tu sĩ, giáo sĩ đầy đủ.

Các thủ lĩnh Tibet xưa kia cùng với các pháp sư tín ngưỡng Bon có lẽ song hành cùng nhau trong việc lãnh đạo dân chúng về cuộc sống và tâm linh.

Khi Phật giáo truyền vào, với hệ thống lý luận vượt trội, đã nhanh chóng thuyết phục các thủ lĩnh, các vị vua Tibet, khiến các vị vua quay lưng lại với tín ngưỡng cũ. Đạo Bon mất dần vị thế. Tuy nhiên đạo Bon không vì thế mà thụ động và bị tiêu diệt. Họ không chỉ tìm cách chống lại mà còn thay đổi, thích nghi rất nhiều để hoàn thiện lên một tầm mới. Các kinh sách được viết ra, các vị pháp sư cổ xưa được hình tượng hóa, các cấp bậc và lý luận được phát triển. Mười đời vua sau Tsongpan Gampo thì đạo Bon quay trở lại, được một thời gian.

Phật giáo càng phát triển thì đạo Bon để tồn tại cũng càng phải cải biến, mượn nhiều yếu tố Phật giáo vào của mình. Từ kiến trúc, trang phục tu sĩ, cách tạc tượng... của đạo Bon giống Phật giáo, đến cả các lý luận, học thuyết cũng giống phái Nyingma đến nỗi ngày nay rất nhiều người cho rằng đạo Bon bây giờ ở Tibet chỉ là một nhánh của Phật giáo. Chính Dalai Lama cũng cho rằng đạo Bon bây giờ không phải là Bon nguyên thủy nữa, mà trở thành phái thứ 5 của Phật giáo rồi.

Tu viện và tu sĩ đạo Bon, ảnh sưu tầm trên wikipedia.org.

Narshi_Gonpa_Ngawa_Sichuan_China.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,425
Bài viết
1,175,784
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top