What's new

[Chia sẻ] Tây Tạng mùa đông - về phía Đông Lhasa

Chuyến đi với tôi kết thúc đã 3 ngày, còn với một số bạn giờ mới kết thúc.

Chuyến đi tôi chỉ có duyên đi theo, không tham gia lên kế hoạch hay bất cứ gì khác, thảnh thơi mà tận hưởng.

Hình như tôi đã qua mất cái thời có thể viết những bài với cảm xúc tràn đầy, dù thực sự vẫn tràn đầy xúc động về một vùng đất có thể làm người ta say mê.

Tây Tạng, Tây Tạng, đã có nhiều topic trong diễn đàn này viết về nơi đó. Thêm một topic vốn cũng không có nghĩa gì.
Tuy nhiên các chuyến đi trước đây đều là đi về phía Tây của Lhasa, nay chuyến đi của chúng tôi hướng về phía Đông, đi vào vùng Niyingtri (Lâm Chi) và sang đất Chamdo (Xương Đô).

Về Tây Tạng, Yilka đã có topic khá chi tiết: Trung Hoa tây du kí; hay Backpackervn đầy cảm xúc trong Mây trắng Tây Tạng..., và June với chuyến đi hành hương Kailash kinh điển: Tây Tạng những ngày xanh nắng hạ,... do đó tôi chỉ làm người cóp nhặt lại những gì trên cung đường đã qua, sẽ rơi rụng theo thời gian, và không biết bao giờ mới viết xong.

Nếu không bao giờ viết xong, thì cũng coi như là tình cảm với Tây Tạng cũng sẽ còn lưu mãi.
 
Last edited:
Bayi

Buổi chiều lang thang một góc gần bờ sông của Bayi. Thành phố TQ này cũng giống các thị trấn TQ khác thôi, với nhà hộp, đường to, đèn xanh đỏ, và nhiều nhà đang xây dựng. Phố xá có người Tạng, người Hồi, và khu chợ bán rau xanh bên đường thì người bán đều là Tạng và Hồi. Người Hán thì vào các khu chợ khang trang hơn.

Ở góc phố chúng tôi thấy ba quán trà Tạng ở ngay cạnh nhau, thích quá muốn chui vào ngay. Nhưng lạ là hai quán thì không có bất kì khách nào, quán còn lại thì người Tạng ngồi kín tất cả các chỗ, không còn ghế nào trống. Ngồi giữa quán trống toác thì còn nghĩa gì, mà quán kia không còn chỗ, đành phải về.

Chợ Bayi, đằng sau khu này là mấy khu phố buôn bán sầm uất, xem ra cái gì cũng có

11364358876_32e772204d_c.jpg


Nắng vàng trên ngọn phong

11338190896_ce2eb4d329_c.jpg


Một đoạn đường gần Bayi

11338127825_4c80bc01b5_c.jpg



Tối đó ngủ giường có đệm sưởi, phòng tắm nóng lạnh ngon lành. Lại phải hưởng thụ thôi cho đỡ phí tiền.
 
Lên đường

Sáng hôm sau, như mọi sáng, lại lên đường khi nắng bắt đầu chiếu xuống thung lũng.

Trong làn sương sớm, cảnh vật mỗi hôm mỗi thay đổi khiến cung đường thực sự tuyệt vời.

Xa xa là một tu viện theo phái Nyingma

11338214604_cf1b0f56e7_c.jpg


11338213314_c9edf737e3_c.jpg
 
Shekhym-la

Rời Bayi không lâu, đường lại leo ngược lên. Bác tài Keychak tâm lý dừng lại những nơi có view rộng, nhưng bóng núi vẫn còn trải rộng nên nhìn không được rõ.

11338249373_0ddecf2fee_c.jpg


Cuối cùng đã đến đỉnh đèo Shekhym-la cao 4600 m. Con đèo không phải quá cao, nhưng nó nhìn thẳng sang dãy Namche Barwa.

11338176216_6b4d89c890_c.jpg



Đỉnh Namche Barwa hơn 7700m thường khuất sau mây mù. Có câu rằng chỉ khi nào núi vui vẻ thì mới để cho người ta chiêm ngưỡng, có lẽ hôm nay Namche Barwa rất vui ???

11099859326_ae9d0f6a22_c.jpg
 
Treo lungta

Với tôi thì lungta dường như là hơi thở người Tibet, thế nên chúng tôi cũng muốn được thở cùng hơi thở đó, bằng cách treo lungta.

Ngay khi rời khỏi Lhasa từ mấy ngày trước, chúng tôi đã có mua mấy cuộn lungta, mỗi cuộn gồm hàng chục lá cờ, nối với nhau dài vài mét. Lần này lên đỉnh đèo sẽ treo lên, nhưng vẫn phải nối với nhau thành cả một dây dài hơn chục mét. Hai bác tài và Tenzin nhiệt tình giúp đỡ đến mức June phải kêu lên "để tôi để tôi", vì chỉ sợ các bác ấy làm hết việc thì đâu còn gì là mình đi treo nữa?

(Ảnh máy của June)

Treo lungta là phải thật căng, không để chùng:

11304211886_fb5ea5cacd_c.jpg


Anh chàng Tenzin

11304245644_bd67a30dfa_c.jpg


Đổ bóng

11304167775_3366b9e614_z.jpg
 
Shekhym-la

Toàn cảnh đèo Shekhym-la (by June)

11304165765_95e72bdca8_b.jpg


Và, lần đầu tiên cả nhóm mới chụp, với bác tài và guide

11338257306_46291050e0_c.jpg
 
Namche Barwa & Gyala Peltri

Đi một đoạn thì ngắm được cả đỉnh Namche (Namcha) Barwa (7782m) phía bên phải và đỉnh Gyalha Peri (7294 m) phía bên trái

Lúc này ven đèo xếp rất nhiều những đống đá nhỏ

11338172956_c11dcaf4f5_c.jpg



Ngay dưới chân của Namche Barwa là khúc quanh nổi tiếng của Yarlung Tsangpo, nơi người ta nói từ đỉnh đến đáy là 5000m, khoảng chênh lớn nhất thế giới của một địa hình. Trong lịch trình có dự định đến khúc quanh này, nhưng thực ra để đến đây phải đi trek mất 4-6 ngày trong khu vực hoang vu, nên không khả thi.

Dãy chính Himalaya được tính từ phía Tây là sông Ấn (Indus) đến phía đông chính là khúc quanh của sông Yarlung Tsangpo, như vậy rặng Namche Barwa là điểm cuối phía Đông của rặng núi chính Himalaya. Những phần khác chỉ được coi là phần mở rộng, nối dài của Himalaya thôi. Và Namche Barwa là đỉnh cao cuối cùng của Himalaya trước khi thoải dần xuống đồng bằng.


Đỉnh Geylha Peri tuy trông giống như nối với Namche Barwa vì cùng hướng với nhau, nhưng thực chất lại không cùng hệ núi. Trong khi Namche Barwa thuộc dãy Himalaya thì Peri lại thuộc dãy Dhaulagiri. Trước đây tôi vẫn nghĩ Himalaya là toàn bộ vùng núi cao trập trùng này, té ra không phải như vậy. Himalaya chỉ là dãy núi cao nhất kéo dài từ Tây sang Đông nhưng khá hẹp theo chiều Nam-Bắc.
 
Last edited:
Mani stone

Trong tôi, nếu như lungta là hơi thở của Tibet, thì những tảng đá mani là lời thì thầm của Tibet, vọng qua nghìn năm và sẽ còn mãi đến tương lai.

Người Tibet không chỉ viết những lời kinh Phật lên lungta để bay theo gió tan vào không gian vô tận, mà còn lưu giữ những câu chú thiêng liêng bằng cách tạc vào đá, và đá đó gọi là đá mani. Mani nguyên nghĩa là viên ngọc ước, viên ngọc như ý của chư Phật cầm, thể hiện sự đại định đã đạt đến cảnh giới cõi không.

Đá mani hầu hết đều khắc câu chú thiêng liêng nhất, tương truyền là thần chú của Quán Thế Âm bồ tát: Ommanipadmehum. Câu này có khi được tách thành 6 âm Om-ma-ni-pad-me-hum, Hán phiên là Úm-ma-ni-bát-mê-hồng, gọi là Lục tự đại minh thần chú. Cũng có lúc được tách thành 5 âm: Om-ma-ni-padme-hum để ứng với Ngũ trí, Ngũ Phật, Ngũ phương.

Ý nghĩa và sức mạnh của đại thần chú này là cả một chuyện dài. Người Tibet tôn sùng thần chú này, và luôn muốn nó trường tồn với tự nhiên. Mỗi khi nhìn thấy tảng đá mani, tôi lại nghĩ đến những người đã khắc lên nó. Đây chính là những lời thì thầm của họ đang nói với tôi, với tất cả chúng sinh, và nguyện cầu với chư Phật.


(by June)

11304041496_3cb26d4445_c.jpg
 
Bác PHAM-DEK cho mình hỏi ngu tí. Mình đọc bên bài của Yilka thấy đoàn vẫn được ở Nyingchi trong ngày đầu đến Tây Tạng mà. Không rõ đoàn bác ấy có khoai Tây hay không nhưng thấy cũng không làm quá căng. Bác Chitto được ngủ gần hồ thiêng thì có lẽ khó khăn hơn chăng?

E trả lời luôn ah, đoàn e lần đó là 12 người, 10 Singaporean và 2 VN, nên được ưu ái lắm, chạy qua Nyingchi cứ băng băng :)
 
Cũng quên mất không trả lời bạn Joele: Người nước ngoài thì ngủ ở các thành phố, thị trấn lớn thoải mái mà. Ở các nơi đó có những khách sạn được phép cho khách nước ngoài ngủ. Trên đường đi có các chốt chặn (tổng hành trình đi về chúng tôi bị kiểm tra khoảng hai chục lần), nếu ngủ ở các thị trấn thì đơn giản hơn.

Đoàn chúng tôi gặp khó khăn vì toàn muốn ngủ ở những nơi không phải thành phố, thị trấn lớn. Có mấy đêm đều hỏng kế hoạch vì thế. Mong muốn ngủ ở ven hồ, ở trong làng, ở tu viện, ở thị trấn nhỏ... đều bị ngăn cản.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,718
Bài viết
1,135,943
Members
192,478
Latest member
hi88ftop
Back
Top