What's new

[Chia sẻ] Tây Tạng mùa đông - về phía Đông Lhasa

Chuyến đi với tôi kết thúc đã 3 ngày, còn với một số bạn giờ mới kết thúc.

Chuyến đi tôi chỉ có duyên đi theo, không tham gia lên kế hoạch hay bất cứ gì khác, thảnh thơi mà tận hưởng.

Hình như tôi đã qua mất cái thời có thể viết những bài với cảm xúc tràn đầy, dù thực sự vẫn tràn đầy xúc động về một vùng đất có thể làm người ta say mê.

Tây Tạng, Tây Tạng, đã có nhiều topic trong diễn đàn này viết về nơi đó. Thêm một topic vốn cũng không có nghĩa gì.
Tuy nhiên các chuyến đi trước đây đều là đi về phía Tây của Lhasa, nay chuyến đi của chúng tôi hướng về phía Đông, đi vào vùng Niyingtri (Lâm Chi) và sang đất Chamdo (Xương Đô).

Về Tây Tạng, Yilka đã có topic khá chi tiết: Trung Hoa tây du kí; hay Backpackervn đầy cảm xúc trong Mây trắng Tây Tạng..., và June với chuyến đi hành hương Kailash kinh điển: Tây Tạng những ngày xanh nắng hạ,... do đó tôi chỉ làm người cóp nhặt lại những gì trên cung đường đã qua, sẽ rơi rụng theo thời gian, và không biết bao giờ mới viết xong.

Nếu không bao giờ viết xong, thì cũng coi như là tình cảm với Tây Tạng cũng sẽ còn lưu mãi.
 
Last edited:
Hot spring

Điều khiến chúng tôi lặn lội lên tận nơi đây chính là vì ở đây có : SUỐI NƯỚC NÓNG !

Suối khoáng nóng Tildrum cùng tên với Ni viện Tildrum, nằm ở nơi có độ cao rất lớn quả là một món quà đặc biệt của nơi đây.

Sáng sớm mò ra ban công nhà trọ, tôi cố tìm dấu hiệu của suối nước ở dưới thung lũng, mà Tenzin bảo gần lắm. Và thế là, haizzz, hơi bất nhã chút, tôi thấy thế này:

11271629515_d7b4ed394f_o.jpg


Ngay dưới những mỏm đá đầy tuyết là một hồ tắm nhỏ với những người Tạng hồn nhiên tắm tiên. Một mình mò xuống thử xem thì thấy nam có khu tắm riêng, nữ có khu riêng, và một bồn bên suối thì lúc nam lúc nữ thay phiên. Tất cả đều tắm tiên hết. Mò lên nhà trọ hộc cả hơi thông báo cho các bạn, có thêm 4 bạn hào hứng chuẩn bị.

Tôi và Đốc xuống trước, vì ngại nên không mang máy ảnh, nên không có ảnh chỗ này. Chỗ tắm cho nam là một bể tròn đường kính khoảng 4m, xung quanh xây tường đá, sâu đến ngang ngực. Một phía có treo bức tranh Liên Hoa Sinh, có vài quả táo cúng cắm ở ngay đó.

Lúc tôi xuống thì có hai người Tạng vừa lên, họ rất đơn giản là trùm cái hai lớp áo lông cừu lên người rồi xỏ giày và đi về thôi, hehe. Tôi lao xuống trước, nước tuyệt vời, độ nóng rất vừa, rất trong, thế là tôi ngụp lặn tưng bừng. Đốc thì kêu nóng quá, mãi không ngụp xuống được.

Lúc đó lại có hai anh chàng Tạng đi ra, không xuống tắm mà ngồi trên chỉ trỏ. Khi phát hiện chúng tôi không biết tí tiếng Tạng, tiếng Hán nào, họ lại càng tỏ ra hào hứng và cổ vũ khi tôi bơi lội rồi ngụp lặn xuống dưới. Mãi về sau mới có một anh chàng bỏ đồ ra lội xuống, và sau đó anh chàng chỉ cho tôi cách lễ Liên Hoa Sinh: Đó là phải chắp tay lặn xuống sờ vào khối đã dưới đáy hồ tắm, càng lâu càng tốt.

Tắm táp thỏa thuê, vô cùng sung sướng, chúng tôi kéo lên phòng chuẩn bị rời khỏi Tildrum. Những ai tóc dài thì tóc đóng lại thành băng cả !

Tạm biệt Tildrum, nơi để lại cho tôi một kỉ niệm thú vị: Tắm tiên ở độ cao 4560m, trong cái lạnh dưới 0 độ !!

11271739243_5dab4d513e_c.jpg
 
Đường đi

Rời Tildrum, do bị muộn so với lịch trình dự kiến nên không ghé qua Driyung nữa. Bên đường có một dòng thác bị đóng băng rất đẹp, bên dưới lớp băng nước vẫn tuôn chảy.

11271735953_122eda872b_c.jpg


Lúc này chúng tôi đã rời khỏi dòng sông Lhasa và đi về phía Đông. Không còn rừng thông của vùng Reting, thay vào đó là nhữn bụi cây nhỏ, và núi vẫn lấp lánh tuyết.

11271663606_8dc26c71fb_c.jpg


Đường lại leo dần lên, Đốc hồ hởi kêu lên "lũ chấy rận, ôi lũ chấy rận !!!" Đấy là cách gã gọi đám yak trông bé tí trên núi tuyết

11271617475_3ccec36e33_c.jpg
 
Đèo Parla

Đường lên cao tiếp, xung quanh núi tuyết trải mênh mông. Chúng tôi đến đèo Par-la, đèo cao nhất trong hành trình phía Đông với độ cao 5013 m. Lại một màn nhảy tưng tưng và làm đủ trò. Chỗ này rét lắm, nên cũng một lúc lại chui vào xe thôi.

11271612755_da9485c88a_c.jpg


11271674004_1ab44eef97_c.jpg
 
Tốc độ

Cung đường này hạn chế tốc độ, nhưng các bác tài vẫn đi khá nhanh. Các bạn TQ kiểm soát tốc độ bằng cách tính thời gian vào và ra một cung đường, nếu quá ngắn thì tức là vi phạm tốc độ. Vì thế đến gần điểm tính thời gian thì các xe dừng lại chờ thêm 40 phút rồi mới chạy tiếp.

Trong lúc chờ đợi đi bắn phá được ít ảnh

11271667564_6f4b445a72_c.jpg


Qua khỏi trạm thì đường lại chạy men theo một dòng sông khác, sông này đổ vào Yarlung Tsangpo ở phía Đông. Dòng sông này và chi lưu của nó cho chúng tôi nhiều góc ảnh rất đẹp, những ảnh đẹp nhất do người khác chụp nên tôi chỉ có gọi là giới thiệu thế này thôi:

11271641166_21cb0eff2b_c.jpg
 
Chuyện gay cấn ở Laksum-tso

6h chiều, hai xe đến cửa Laksum-tso, hồ thiêng ở phía Đông Tibet. Theo kế hoạch chúng tôi sẽ ngủ ở nhà nghỉ cạnh hồ.

Nói thêm rằng đi dọc đường, khi đến thị trấn huyện lỵ, Tenzin đã phải làm việc với công an thị trấn để xin phép được ngủ ở các khu vực cho đoàn (xin phép trước từ rất xa, chứ không phải đến đó mà xin, bị đuổi là thường). Thế mà khi đến thì gặp chuyện.

Số là cạnh hồ chỉ có 1 khách sạn, mà nó lại đang tu sửa nên đóng cửa. Mà theo quy định thì khách nước ngoài buộc phải ngủ ở khách sạn, nay không có khách sạn nữa, nên gã cảnh sát ở đó nhất quyết đuổi cả đoàn đi, dù Tenzin nói rất rõ là công an huyện đã đồng ý cho ngủ nhà trọ rồi. Nhưng không là không, gã cương quyết bảo đoàn phải về thị trấn huyện lỵ Nyingtri mà ngủ - nơi ấy cách đây có chừng 200 km thôi !!!

Dù cả lũ đã tạo những bộ mặt thiểu não nhất có thể, Tenzin nói dài nhất có thể, vẫn không lay chuyển nổi.

Lúc đó người hùng của đoàn xuất hiện. Ai đây: chính là bác tài của chúng tôi: bác Keychak (mà chúng tôi vẫn gọi là Kitcha).

Bác nói gì đó với bác tài Samdup, thế rồi cả hai lôi ra cơ man nào là đồ nghề sửa xe, rồi bác Keychak chui xuống gầm xe đập và vặn một cái gì đó ở bánh trước. Ốc vít cờ-lê cứ gọi là huy động cả. Có mấy gã rỗi hơi ở gần đó cũng đứng lại xem, họ nói với nhau những gì tôi chịu, nhưng cứ được hiểu rằng: Cánh này trục trặc rồi, hỏng rồi, đi xa nữa là nguy hiểm lắm, chết như chơi đấy.

Lũ chúng tôi nói nhau cũng tạo vẻ mặt rất chi là hốt hoảng !

Mặt gã công an nhăn như khỉ. Tình huống gay cấn. Gã buộc lòng rút điện thoại gọi cho cấp trên, và sau rất lâu trao đổi, gã cau có quay lại thông báo: Chúng mày được nghỉ lại ở khách sạn ngoài cổng hồ, nhưng đêm cấm đứa nào bước ra khỏi khách sạn, và Tenzin phải đi với tao làm thủ tục.


Hoan hô bác Kitcha của chúng tôi !
 
Bên ngoài hồ

Thì ra bên ngoài hồ cũng có một khách sạn hai tầng to đùng của TQ xây, biển có cả tiếng Anh, trong sảnh ghi tiếng Anh, nhưng chả hiểu sao lại không cho người nước ngoài ở ??

Sau khi nhét chúng tôi vào đó, với phòng tiêu chuẩn, phòng tắm có cả đèn sưởi nhưng lâu không ai ở, nước xả ra phải 30 phút mới bắt đầu nóng, Tenzin phải đi đến cả tiếng. Quay lại dẫn chúng tôi đi ăn, Tenzin bảo: Bọn nó bắt tao phải lăn tay vào đống giấy cam kết cam đoan là chúng mày không đi đâu ra ngoài, tổng cộng 20 cái giấy !!!
Tôi bảo Tenzin: Sao mày không cởi giày ra dùng cả ngón tay ngón chân mà lăn cho nhanh?

Rút cục vì sự vụ gay go trên, đó là ngày duy nhất trong cuộc hành trình mà chúng tôi tắm những 2 lần: Sáng suối nóng và tối là bình nóng lạnh. Sao đời lại oan trái thế hở giời !?


Ráng chiều - trong lúc bác Kitcha sửa ôtô

11271646344_8c0a5fa77f_c.jpg


Và cái khách sạn ngang trái - sáng hôm sau

11271576995_496931512d_c.jpg
 
Nyingchi (tiếng Hán là 林芝, dịch Hán Việt là Lâm Tri) được coi là "vùng Giang Nam" của Tây Tạng, vì cây cỏ ở đây xanh tốt hơn những nơi khác, phong cảnh hữu tình; Ở đây còn có Yarlung Zangbo Grand Canyon, được coi là Canyon sâu nhất trên thế giới.
Có vùng (địa khu) Nyingchi (lớn), huyện Nyingchi (vừa) và thị trấn Nyingchi (nhỏ hơn) nữa.

Chính quyền địa phương được đóng ở Thị trấn Bayi (Bát Nhất) thuộc huyện Nyingchi.
Bát Nhất - ngày 1 tháng 8 là ngày thành lập Quân giải phóng Nhân dân TQ.
Các bác có liên tưởng nào không?
Nếu có, thì đúng đấy ạ. :D

Do đủ loại hạch sách mà bác Chitto nêu trên, dẫn đến việc vào Nyingchi còn khó hơn cả lên EBC, nên ở vùng này ít gặp du khách nước ngoài hơn những vùng khác trong Tây Tạng, nhất là các bạn khoai Tây.
 
Do đủ loại hạch sách mà bác Chitto nêu trên, dẫn đến việc vào Nyingchi còn khó hơn cả lên EBC, nên ở vùng này ít gặp du khách nước ngoài hơn những vùng khác trong Tây Tạng, nhất là các bạn khoai Tây.

Bác PHAM-DEK cho mình hỏi ngu tí. Mình đọc bên bài của Yilka thấy đoàn vẫn được ở Nyingchi trong ngày đầu đến Tây Tạng mà. Không rõ đoàn bác ấy có khoai Tây hay không nhưng thấy cũng không làm quá căng. Bác Chitto được ngủ gần hồ thiêng thì có lẽ khó khăn hơn chăng?
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,705
Bài viết
1,135,734
Members
192,455
Latest member
Nayakane
Back
Top