What's new

[Chia sẻ] Tây Tạng mùa đông - về phía Đông Lhasa

Chuyến đi với tôi kết thúc đã 3 ngày, còn với một số bạn giờ mới kết thúc.

Chuyến đi tôi chỉ có duyên đi theo, không tham gia lên kế hoạch hay bất cứ gì khác, thảnh thơi mà tận hưởng.

Hình như tôi đã qua mất cái thời có thể viết những bài với cảm xúc tràn đầy, dù thực sự vẫn tràn đầy xúc động về một vùng đất có thể làm người ta say mê.

Tây Tạng, Tây Tạng, đã có nhiều topic trong diễn đàn này viết về nơi đó. Thêm một topic vốn cũng không có nghĩa gì.
Tuy nhiên các chuyến đi trước đây đều là đi về phía Tây của Lhasa, nay chuyến đi của chúng tôi hướng về phía Đông, đi vào vùng Niyingtri (Lâm Chi) và sang đất Chamdo (Xương Đô).

Về Tây Tạng, Yilka đã có topic khá chi tiết: Trung Hoa tây du kí; hay Backpackervn đầy cảm xúc trong Mây trắng Tây Tạng..., và June với chuyến đi hành hương Kailash kinh điển: Tây Tạng những ngày xanh nắng hạ,... do đó tôi chỉ làm người cóp nhặt lại những gì trên cung đường đã qua, sẽ rơi rụng theo thời gian, và không biết bao giờ mới viết xong.

Nếu không bao giờ viết xong, thì cũng coi như là tình cảm với Tây Tạng cũng sẽ còn lưu mãi.
 
Last edited:
Sáng thứ 7 vào topic của bác Chitto sao thấy quảng cáo quái gì vậy nè ?
Hoan hô vụ xóa cờ, hình có mấy mảnh giẻ ấy mất cả đẹp.
 
Reting

Toà điện nhỏ của tu viện Reting không cấm chụp ảnh, vì thế tôi chụp một số bức ở đây được tốt và ảnh đẹp hơn.

Gian điện không lớn, là phần còn lại sau khi bị Hồng vệ binh phá hủy, và cũng được tu sửa gần đây nên còn nhiều tượng đẹp, tranh tường thì có vẻ mới và được bảo vệ bên ngoài bởi một lớp plastic. Không biết bức thangka treo chính giữa điện là có từ bao giờ.

11217943843_914ba73cc0_c.jpg


Nhìn ngược lên trần, có ba bức Mandala. Tôi không nắm hết ý nghĩa của Mandala và không chắc chắn lắm.

Theo tôi, bên phải là Mandala Thai tạng giới với biểu tượng của Phật Đại Nhật ở chính giữa, vòng tròn gồm 4 Phật và 4 Bồ tát tùy giá (nhưng ở đây có vẻ giống 8 vị Phật hơn), vòng vuông có 16 vị Độ Mẫu và Bồ tát, vòng ngoài nữa là các vị Minh vương, La hán,... Thai tạng giới Mandala là vũ trụ Bản thể đồng nhất của Chư Phật, trí tuệ của Chư Phật vô vi. Bên trái là Mandala Kim cương giới, với hình tròn lồng trong hình vuông rồi lại vòng tròn, với các tầng, các cửa, các pháp khí, các biểu tượng. Kim cương giới Mandala là thể hiện của các Bản thể, thể tính thành các pháp hữu vi.
Chính giữa là Mandala của Nội tâm, không có hình mà chỉ là những con đường quán chiếu của hành giả.

Bức thangka treo ở giữa, phía trên là Phật, bên dưới là hai vị, một là tu sĩ (có thể là Tông Khách Ba hoặc Dalai Lama), một cư sĩ (có thể là hình tượng của Duy Ma Cật - hóa thân của trí tuệ Phật), dưới nữa là các vị Độ mẫu (Tara), Không hành nữ, Minh vương, chư thần. Bức thangka lớn ở các tu viện không giống nhau, tùy thuộc vào trường phái và đường lối tu tập.

Hai con rồng hai bên là ảnh hưởng từ TQ khá rõ.

11217845914_36b5df9813_c.jpg
 
Last edited:
Đường đi

3 giờ chiều chúng tôi rời Reting. Theo kế hoạch gì giờ này đã phải đến Tildrum và nghỉ ngơi chơi bời thoải mái rồi đấy, thế mà đường thì vẫn còn xa và xấu lắm. Trong đoàn có một người đã bị say xe do đảo lắc và đường xấu, mấy bạn nữ cũng thấy mặt xanh cả lại rồi.

11217963193_42f40405be_c.jpg


Dòng sông dưới kia giờ đã chỉ còn là con suối nhỏ thế này, cảnh vẫn đẹp tuyệt vời

11217962293_5fe7dbe192_c.jpg
 
Trăng

Ở Tibet mùa này trăng mọc sớm và lơ lửng trên bầu trời gần như cả ngày. Gần 11 giờ trưa vẫn thấy trăng và chỉ hơn 3 giờ chiều là lại có thể thấy trăng.

Tôi gọi đây là ba người bạn: một Trăng, một Mỏm Núi, một Mây. Một một người tuổi đời hàng tỉ năm, một người vài triệu năm, một người chỉ có một ngày.

11217825944_5d7acc340d_c.jpg


Trời dần tối mà đường vẫn còn xa, vẫn còn xóc. Khi bóng nắng tắt thì cũng đi vào vùng tuyết phủ. Tuyết không chỉ đầy trên hai triền núi mà còn đầy dưới đường, đóng thành băng. Bánh xe thỉnh thoảng trượt đi, mà vẫn chưa có dấu hiệu gì là sắp đến nơi.

11217833095_d2a0e60e45_c.jpg


Đường này không phải đường lớn, nên xuyên qua đất chăn thả của người dân. Thỉnh thoảng bác tài phải dừng xe xuống mở những cánh cổng chắn ngang đường thế này, và xe sau sẽ phải đóng lại.

11217831415_dbd19eab29_c.jpg
 
Trăng

Từ khi tia nắng cuối cùng sáng rực đỉnh núi

11217957563_79055c732b_c.jpg


Đến khi bóng tối phủ xuống, ánh trăng vẫn chung thủy

11217953213_d437727184_c.jpg


Cuối cùng, khoảng 8 giờ tối chúng tôi đến được Tildrum, một khu làng ở độ cao 4560m. Vậy là 10 tiếng đồng hồ trên xe xóc như rang lạc, gần 400km, mệt mỏi rã rời.
 
Tildrum

Xe đỗ lại một chỗ mà Tenzin nói là "đến nơi rồi !". Tôi trèo ra, xung quanh có mỗi một cái nhà bé tí, bốn bề là núi và tuyết và gió. Chỗ quái nào thế này. Lúc này từ xe bên kia Huy cũng đi ra.

Tenzin dẫn hai thằng ra cuối con đường. Thì ra đây là đỉnh một con dốc mà ở dưới đáy dốc mới là làng Tildrum. Đường xuống bé và trơn trượt nên xe chỉ đỗ ở đây thôi. Nhìn xuống thì Tildrum là một khu dân cư với những ngôi nhà được xây kiên cố nằm dưới một khe núi. Tenzin và hai chúng tôi đi xuống để tìm chỗ nghỉ, tôi moi đèn pin ra để soi đường. Trước khi xuống dặn mọi người chỉ lấy đồ cần thiết vì không thể vác vali lên xuống xa thế được.

Vừa xuống được chục bước thì tôi trượt đánh oạch ! Con dốc trông thì bình thường nhưng đã bị phủ một lớp băng trơn tuột, phải đi vào vệ đường mới xong. Xuống đến làng mất hơn trăm bậc thang, lại leo lên xuống trong đó để đến một nhà nghỉ mới làm xong, mùi sơn còn mới. Tôi nhìn quanh chả thấy WC đâu cả, hỏi thì bảo đi ra bên ngoài, đi ra ngoài tìm mãi cũng chả thấy đâu, lại vào lôi bà chủ nhà. Bà ấy dẫn lên phía trên đồi, băng qua sân tu viện, rồi chỉ vào phía sau: Toillet đấy ! Một cái chòi không có cửa trống hoác há miệng hố nhìn ra. Thế này mà đêm có nhu cầu chắc chết rét. Tôi đòi tìm chỗ khác. Cuối cùng cái nhà ngay chân dốc lại khá hơn, với WC ngay tầng 1 và tuy không có cửa nhưng có tường chắn ngang kín gió (còn WC của Tạng thì.... bạn nào đi thì biết rồi đó, khỏi kể luôn ăn cơm mất ngon).

Leo ngược lên xe để thông báo cho mọi người mới gọi là mệt, vì ở độ cao đó, nhiệt độ thấp, lại sau một ngày mệt mỏi, trưa chỉ có nửa cốc mì. Các bạn đi xuống lại có thêm hai màn dập đít vì đường trơn. Vào được căn phòng có chăn đệm và điện là tốt lắm rồi, dù phòng lạnh băng, nhiệt độ bên ngoài dưới 0 thì trong phòng cũng chỉ vài độ.

Cái khăn mặt thấm nước nóng để lau mặt phơi ra ngoài một lúc, sờ đến thì đã thành một mảnh nước đá đông cứng rồi.
 
Last edited:
Buổi tối

Chúng tôi nhờ được chủ nhà nấu cơm, xin được ít rau cải, và mở hộp mắm tép chưng thịt. Rau cải bẩn vì đất, Lym múc một chậu nước ra, tôi thả rau vào rồi nhúng tay vào rửa. Tôi giật phắt như phải bỏng. Nước lạnh buốt ập vào tay làm đau buốt. Cứ cố rửa được chục cọng là phải hơ tay trên bếp rồi cố tiếp. Sau cùng thôi, chịu, lấy đũa ngoáy vào chậu nước như điên chứ rửa ráy gì. Ăn bẩn mặc kệ, không chết được chứ tay mà rụng thì lấy gì bốc ăn?

Chậu nước tôi hắt ra ngoài, lúc ăn xong quay lại thì đóng thành vũng băng.

Anh chị em xì xụp bên nồi canh nóng cải nóng, thật không gì ngon bằng.

Buổi tối nặng trĩu âp xuống, quấn thêm túi ngủ vào trong, ngủ được một mấy tiếng lại tỉnh dậy, nghe thấy xung quanh cũng những tiếng thở khó nhọc và tiếng trằn trọc. Ngủ lại được một lúc lại bị dậy vì mũi tịt hết cả lại. Thò mũi ra ngoài chăn thì lạnh, mà đút trong chăn thì ngạt, kiểu gì cũng khổ. Đó là đêm khó ngủ nhất với tôi và cả đoàn.

Trời chưa sáng, tôi dậy chui ra ngoài. Cửa sổ đóng băng, bên ngoài mặt trời chưa lên tối mờ mờ. Phía tu viện bên kia có khói tỏa mềm mại. Bên dưới là một dòng suối nước chảy rào rào. Nước suối chảy nên không đóng băng được.

Tại sao chúng tôi lại mò lên cái nơi vừa cao vừa rét này, là vì một thứ rất thú vị nơi đây !!!
 
Công nhận buổi tối hôm đó, xì xụp nổi canh cải mà yêu món ăn Việt Nam quá thể!!!!

Em nhớ bộ mặt cô chủ nhà thập thò ngoài cửa khi chúng ta nấu món canh cải. Cứ được 5 phút là cô lại nhảy vào, chìa ra một thứ gia vị nào đó với ý đồ rõ rệt là dầu hoá nồi canh cải lúc đó trong vắt là lạt ngắt :)) Nấu khó một chứ canh cách bạn bỏ gia vị vào nồi mới gọi là cực nhọc chứ :D

Chắc hẳn các bạn đi TQ đều đã trải nghiệm chuyện này!!!!
 
Công nhận buổi tối hôm đó, xì xụp nổi canh cải mà yêu món ăn Việt Nam quá thể!!!!

Em nhớ bộ mặt cô chủ nhà thập thò ngoài cửa khi chúng ta nấu món canh cải. Cứ được 5 phút là cô lại nhảy vào, chìa ra một thứ gia vị nào đó với ý đồ rõ rệt là dầu hoá nồi canh cải lúc đó trong vắt là lạt ngắt :)) Nấu khó một chứ canh cách bạn bỏ gia vị vào nồi mới gọi là cực nhọc chứ :D

Chắc hẳn các bạn đi TQ đều đã trải nghiệm chuyện này!!!!


Ừ đúng, nên nhảy vào nấu. Khi đi xa mệt mà ăn uống không ngon miệng là mất sức lắm. Dù có nói tiếng trung thành thạo đi nữa thì gà luộc nhẹ nhất biến thành canh gà, họ không bao giờ tưởng tượng ra cách ăn uống của người mình và khá cứng nhắc trong việc gia vị món ăn.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,422
Bài viết
1,175,743
Members
192,097
Latest member
10casinolist
Back
Top