What's new

[Chia sẻ] Tây Tạng mùa đông - về phía Đông Lhasa

Chuyến đi với tôi kết thúc đã 3 ngày, còn với một số bạn giờ mới kết thúc.

Chuyến đi tôi chỉ có duyên đi theo, không tham gia lên kế hoạch hay bất cứ gì khác, thảnh thơi mà tận hưởng.

Hình như tôi đã qua mất cái thời có thể viết những bài với cảm xúc tràn đầy, dù thực sự vẫn tràn đầy xúc động về một vùng đất có thể làm người ta say mê.

Tây Tạng, Tây Tạng, đã có nhiều topic trong diễn đàn này viết về nơi đó. Thêm một topic vốn cũng không có nghĩa gì.
Tuy nhiên các chuyến đi trước đây đều là đi về phía Tây của Lhasa, nay chuyến đi của chúng tôi hướng về phía Đông, đi vào vùng Niyingtri (Lâm Chi) và sang đất Chamdo (Xương Đô).

Về Tây Tạng, Yilka đã có topic khá chi tiết: Trung Hoa tây du kí; hay Backpackervn đầy cảm xúc trong Mây trắng Tây Tạng..., và June với chuyến đi hành hương Kailash kinh điển: Tây Tạng những ngày xanh nắng hạ,... do đó tôi chỉ làm người cóp nhặt lại những gì trên cung đường đã qua, sẽ rơi rụng theo thời gian, và không biết bao giờ mới viết xong.

Nếu không bao giờ viết xong, thì cũng coi như là tình cảm với Tây Tạng cũng sẽ còn lưu mãi.
 
Last edited:
Đèo Chakla

Hai con Lancruise

11217806155_4bdf8163ab_c.jpg


Chúng tôi đi về hướng tu viện Reting, nên phải ngược lên hướng Bắc. Đầu tiên là vượt đèo Chak-la 4800m (chữ -la trong tiếng Tạng nghĩa là đèo).

Ngồi trong xe chụp ra.

11217926223_6c9da124df_c.jpg


Đỉnh đèo treo đầy cờ lungta và đầy tuyết. Lymy và Đốc lần đầu lên cao thế nên rất hào hứng.

Ảnh June chụp

11217870594_fdc8cf560c_c.jpg
 
Last edited:
Cờ nguyện - Lungta

Những lá cờ nguyện - Lungta - chính là hơi thở của văn hóa Tạng. Đi nơi đâu thấy cờ nguyện bay thì dường như thấy không khi Tạng ở nơi đó.

Lungta nguyên nghĩa là con ngựa gió, linh vật chở những lời nguyện cầu lên trời xanh, hòa vào gió, tan khắp không trung. Ngựa gió không chỉ mang tâm nguyện của con người lên trời mà còn mang những điều tốt đẹp từ trời xuống thế gian. Lá cờ cũng vậy, lá cờ có in kinh Phật vừa là lời nguyện cầu của người Tạng đến chư Phật, vừa là lời ban phúc của chư Phật đến thế giới này. Lá cờ nguyện và con ngựa gió thần thoại dường như là một, bởi thế dù lá cờ nguyện có vẽ hình con ngựa gió hay không, thì vẫn được gọi là Lungta.

Có người phân biệt cờ treo ngang là Lungta, treo dọc là Darchor, tôi thì cứ gọi là Lungta cả.

Lungta xưa kia thuộc về đạo Bon. Đạo Bon chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, coi thế giới gồm năm nguyên lý: Đât - Nước - Lửa - Khí - Không và lấy 5 màu cơ bản để làm cờ đại diện. Khi Phật giáo hội nhập, thì 5 nguyên lý tương ứng với 5 vị Phật, 5 Trí tuệ của Phật. Rồi lại còn tương ứng với 5 vị Độ mẫu chuyên cứu độ loài người. Có loại Lungta in hình Phật, có loại in hình các linh thú chuyên chở kinh Phạt, và trên nền luôn là các bài kinh hoặc chú Mật tông:

1. Đất - màu vàng - Bất Động Phật - Độ Mẫu Lochana - phương Đông - con Hổ
2. Nước - màu xanh lam - Bảo Sinh Phật - Độ Mẫu Mamaki - phương Nam - Sư tử tuyết
3. Lửa - màu đỏ - A Di Đà Phật - phương Tây - Độ Mẫu Pandaravasini - chim Garuda
4. Khí - màu lục - Bất Không Thành Tựu Phật - Độ Mẫu Thanh Đala (Lục Độ mẫu, Green Tara) - phương Bắc - con rồng
5. Không - màu trắng - Đại Nhật Phật - Độ Mẫu Bạch Đala (White Tara) - Ngựa gió

Lungta được treo ở nơi núi cao, bờ sông, các khu đền,..., những nơi có gió. Mỗi khi gió thổi lungta bay lên, là những lời kinh, lời nguyện trải khắp không gian, hình ảnh của chư Phật, chư Độ Mẫu lại trải ra cho muôn vàn chúng sinh cảm nhận. Treo lungta vì thế trở thành cả một nghi thức tâm linh, vừa đơn giản lại vừa thiêng liêng.
 
Last edited:
Đường đi

Từ đèo Chakla đi xuống:

11217831236_9991b76dec_c.jpg



Rồi đến một ngã ba. Đường bên phải phẳng phiu trải nhựa rất đẹp, theo Loney Planet thì đường đó đi tu viện Reting và Tildrum chỉ mất 3 tiếng. Theo kế hoạch đến đầu chiều là sẽ đến Tildrum và chơi ở đó cả nửa ngày còn lại.
Thế nhưng con đường đó phía trước đang làm không thể đi được. Xe buộc phải chạy vào đường bên trái là đường đất và vòng vèo rất xa. Thế là thay vì 3 tiếng, chúng tôi mất hơn 10 tiếng mới đến được nơi nghỉ. Ngày đầu tiên cũng là ngày chạy mệt nhất trong toàn bộ hành trình.

Bên kia hồ (do dòng sông tạo ra) là con đường ngắn và đẹp mà chúng tôi đã không đi được.

11217884016_e8500601c9_c.jpg
 
Chính sách cai quản các khu tự trị của Trung Quốc thì rất đồng hóa, đâu cũng vậy , không ai bỏ tiền khơi khơi ra cho người khác . Nhưng nếu sự đồng hóa diễn ra nhanh thì khi đó mọi người sẽ được hưởng các chính sách như nhau giữa các vùng thôi . Chỉ có các nhà nghiên cứu văn hóa và dân phượt là buồn vì không còn gì khác biệt để nghiên cứu, để thăm thú . Nhưng Singapore cũng giống như các nước phát triển Âu Mỹ nhưng nó thu hút khách du lịch hàng khủng ấy nhé hehe . Đi đâu tôi cũng đau đáu 1 câu hỏi : sao họ sống được như thế này ? nhưng nếu họ giống ta, ta cũng giống người khác thì còn gì là du lịch nữa ! Thật khó ! Làm sao kinh tế phát triển , đời sống nâng cao mà văn hóa không bị đồng hóa đây ???
 
! Thật khó ! Làm sao kinh tế phát triển , đời sống nâng cao mà văn hóa không bị đồng hóa đây ???

Chính vì thế trên đây mới nhiều người nói câu: Hãy phượt trước khi nơi đó bị biến đổi và trở nên giống tất cả các nơi khác.

Khi các nơi có nền kinh tế chưa phát triển cao thì sự hòa nhập, hội nhập, thay đổi theo xu thế chung, hiện đại hơn, mất bản sắc hơn... là điều tất yếu, chúng ta cũng phải chấp nhận điều đó. Vì thế hãy đến đó sớm để thấy nó với bản chất chưa bị biến đổi nhiều.

Những nơi như châu Âu thì 50 năm nữa vẫn sẽ thế, Nhật Bản thì bản sắc văn hóa trăm năm nữa vẫn vậy, thiên nhiên phong cảnh nước Mỹ thì 200 năm nữa vẫn nguyên, đặc biệt thì Ấn Độ có khi nghìn năm nữa vẫn còn. Nhưng rất nhiều nơi khác sẽ không được như vậy.

Đây có lẽ cũng là điều khác giữa phượt và du lịch sang trọng !
 
Đường đi

Cảnh sắc hoang sơ của vùng đất này trải dài ra trên đường đi, khá khô cằn. Phía dưới xa có vài bụi cây nhỏ cằn cỗi. Có nước đấy, nhưng chỉ là dưới đáy thung, còn trên này đá sỏi không màu mỡ.

Từ đây xuống đến cái hồ kia xa tít, thế mà bên đường tôi thấy có cắm cái biển với hình vẽ Cấm Bơi to đùng ! Chả hiểu thật !

11217836446_b4b3d4fcd4_c.jpg


Một người chăn dê sạm đen vì nắng gió, chàng (tôi cứ gọi là thế) rất hot với chiếc áo sơmi đỏ chót, khoác bên ngoài tấm áo lông cừu của người Tạng.

11217811775_fb020d743d_c.jpg
 
Last edited:
Reting monastery

1 giờ trưa chúng tôi mới đến được Reting, mất 5 tiếng cho một chặng đường được dự trù là 1 giờ rưỡi. Mùa này chỉ có mỗi chúng tôi. Bước vào căn bếp của tu viện, mệt và đói, nhưng cũng chỉ có mì ăn liền và nước sôi thôi. Ăn chút cho đỡ đói, may là có một đám chanh tươi mang theo nên vị của mì cũng ngon hơn.

Reting được khai phá bởi Đại sư Atisha (A-đề-sa) từ 1000 năm trước, là nơi khai mở 3 tông phái chính của Tibet là Gakyu, Sakya và Gelugpa, nên là một nơi rất quan trọng. Sau đó Reting thuộc phái Gelugpa. Tu viện trưởng Reting là một trong các Nhiếp chính khi các Dalai Lama mất chưa có người thay hoặc Dalai Lama mới còn bé, có quyền quyết định chính sự Tibet. Tu viện trưởng gần đây mất năm 1997 và TQ dựng lên một đứa trẻ là tái sinh của vị này, nhưng Dalai Lama 14 không công nhận.

Trong Cách mạng Văn hóa, tu viện đã bị phá hủy rất nhiều, chỉ còn lại một phần nhỏ. Còn hiện tại, để củng cố vị trí cho vị Rinpoche do mình dựng lên, TQ đang xây lại tòa chính điện rất hoành tráng, đồng thời có ngay một tòa nhà văn phòng bên cạnh cắm cờ đỏ chót, và đồn công an thì ngay phía dưới lối lên.

Ăn xong, chúng tôi dạo sang tòa tu viện nhỏ cũ còn sót lại, tòa chính thì đang xây nên không cho vào.


Ba chiếc stupa rất cổ, với hình dáng thô mộc chân chất, chứ không duyên dáng kiểu cách như những stupa khác.

11217976753_d76cfeec65_c.jpg
 
Reting

Tu viện Reting nằm giữa một rừng thông cổ thụ hàng vạn cây. Những cây thông hàng trăm năm tuổi nhưng vì cằn cỗi khô lạnh nên không cao được, và thân thì vặn vẹo khắc khổ.

Một cây thông khô ngay trước lối lên; lối lên này mới tu sửa nên màu sắc tươi mới quá

11217873586_f5bb13a9f5_c.jpg


11217850465_a1b551cf84_c.jpg


Cái nhà đằng kia là của chính quyền, cắm cờ to vật, nhưng tôi xóa nó rồi !. Chúng tôi vừa đến một lúc là xe công an xịch đến ngay cổng để hỏi permit. Thật là vãi !
 
Dalai Lama 14 đã từng nói nếu Người có cơ hội trở về Tây Tạng, nơi người muốn ở là Reting chứ không phải ở Lhasa.

Reting nằm trên một ngọn đồi bao phủ đầy thông vẫn xanh giữa mùa đông, hướng mặt ra thung lũng Rong- chu

11238321516_8b7c4b2e4c_c.jpg


11238231285_18b7b40910_c.jpg


Chính điện của tu viện

11238453103_3faeeb8a25_c.jpg


Khi xe bác Samdup bắt đầu rời khỏi cổng tu viện, cái xe cảnh sát chết tiệt cũng theo đuôi đi ra cổng, khói mịt mù trước xe chúng tôi

11238239425_b68cb6b7ec_c.jpg
 
Anh Chitto, dạo này xoá cờ giỏi thế! Em thì tính cho ngay hai cái gạch chéo (không biết có nên cho đầu lâu không).

Trước khi vào tu viện Reting thì chúng tôi cũng phải làm ấm dạ dày ở quán bên cạnh. Gọi là quán nhưng món duy nhất các bạn có là mỳ tôm.

1456731_10201062003859095_733604000_n.jpg


Bạn chủ quán rất buồn cười. Lúc tôi đang lục lọi ở trong bếp hòng kiếm được một cái bát úp mỳ, thì gặp bạn ấy xuống bếp làm thứ gì đó. Tôi chỉ biết chào: Tashidele, bạn ấy nghoẻn cười, Tashidele, rồi đưa đầu ra cụng trán tôi. Hình như đã đọc được kiểu chào này ở đâu đó nhưng tôi vẫn không khỏi ngạc nhiên.

Có một điều tôi rất thắc mắc, bạn chủ quán này chắc cũng khoảng 40 tuổi trở lên, và đã được mổ phẫu thuật OperationSmile từ bé, nếu đúng như vậy thì bạn ấy đã được phẫu thuật ở đâu nhỉ?
(sin lỗi, thắc mắc chẳng liên quan đến topic)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,422
Bài viết
1,175,740
Members
192,095
Latest member
atoneus
Back
Top