What's new

Tây Tạng- Những ngày xanh nắng hạ

Tôi nghĩ ít có nơi nào có nhiều mây trắng giữa trời xanh đến thế

4776008077_a2f452bec4_z.jpg


4775806391_20d058d402_z.jpg


4776437864_29cc9624ed_z.jpg


và bầu trời lại gần với mặt đất đến thế

4775819369_4198a4b951_z.jpg


Một ngày bão giông gió cuốn của Hà Nội càng khiến nỗi nhớ những ngày xanh nắng của một nơi rất xa kia nôn nao nhiều hơn... Tôi sẽ chia sẻ cùng mọi người những kỷ niệm vui buồn đầy ắp trong hành trình đi tìm mây trắng vào những ngày tháng sáu trên xứ sở mái nhà của thế giới- Tây Tạng.

Hành trình của chúng tôi từ Hà Nội (2 người) như sau:

attachment.php


11 /6 : Hà Nội- Nam Ninh- Thành Đô
12/6 : Thành Đô- Lhasa
13/6 : Trên tàu Thành Đô- Lhasa
14/6 : Lhasa
15/6 : Tu viện Drepung và Sera
16/6 : Potala và Jokhang
17/6 : Tu viện Ganden và hồ Namtso (ngủ đêm tại Namtso)
18/6 : Từ Namtso quay lại Lhasa
19/6 : Lhasa- Gyantse, thăm Pelchor Chode, Dzong
20/6 : Shigatse (thăm Tashilhungpo)- Sakya
21/6 : Tu viện Rongbuk và Everest Base Camp (ngủ đêm tại EBC)
22/6 : EBC- Saga
23/6 : Saga- Paryang
24/6 : Paryang- Hồ Manasarovar (ngủ đêm tại khu vực hồ)
25/6 : Tới Darchen
26/6 : Ngày 1 của kora vòng quanh Kailash (ngủ đêm tại tu viện Dira-puk)
27/6 : Ngày 2 của kora quanh Kailash, vượt con đèo cao nhất của hành trình là Drolmo-la (5630m) (ngủ đêm tại tu viện Zutul- puk)
28/6 : Ngày 3 của kora quanh Kailash- Darchen- Tirthapuri- Guge Kingdom
29/6: Thăm Tsaparang, Tholing ở thung lũng Zanda
29/6: Guge Kingdom- Paryang
30/6: Paryang-Zhangmu
1/7 đến 4/7: Kathmandu

Thành Đô là địa điểm chúng tôi hẹn gặp và bắt đầu hành trình tới Tây Tạng cùng 2 nhóm bạn đồng hành bay từ TPHCM qua KL/BKK và 1 nhóm từ Bắc Kinh tới.
 
Last edited:
Thế túm lại cuối cùng chỉ có mỗi virgo và June thuê ngựa còn lại các bạn khác cuốc bộ hơn 50km à? :D
 
Đúng là bản chất đệ tử cuả đại ca Cvn còn gì nữa anh nhể???

Đi đường đôi khi bọn em vẫn bảo nhau nếu mờ có sóng điện thoại để liên lạc mấy hôm ở khu vực Kailash có khi đại ca đã cử trực thăng đưa chúng em về HN ngay, chẳng có dịp có những ngày từ thiên đường xuống chuồng lợn như thế hehe.

@Virgo: Trong lúc em đi vắng tiếp tục đi nha!
 
Last edited:
Sau 10km đi bộ đầu tiên một thành viên trong đoàn quyết định theo các bác tài quay trở lại Darchen, chúng tôi tiếp tục theo ngựa và yak đi sâu vào khu vực được người Tạng coi là "the Valley of the Gods"

attachment.php


Những quả núi có hình dạng kỳ quái bắt đầu xuất hiện hai bên đường đi

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


Đó là những bức ảnh núi được chụp theo quán tính khi tôi cảm thấy có cái gì đó rất kỳ lạ, thậm chí là kỳ quái vì chúng không giống những quả núi khác mình thường nhìn thấy trên đất Tạng. Khi tôi hỏi về chúng hướng dẫn viên kiêm người dắt ngựa đã quả quyết với tôi rằng mọi thứ ở khu vực này đều thiêng liêng và có ý nghĩa riêng, chẳng ai biết rõ chúng có từ bao giờ....Anh ta nói rất nhiều nhưng tiếng Anh thì nói lắp ba lắp bắp một đoạn dài thì người nghe mới luận ra một câu nên tôi quyết định không hỏi nữa cho thêm phần mệt nhọc...

Nếu đọc cuốn "Trong vòng tay Sambala" của giáo sư tiến sĩ y khoa người Nga Erono Mundasep bạn sẽ thấy sau các hành trình khảo sát khoa học Himalaya và Tây Tạng ông đã mô tả những quả núi này như các kết cấu kim tự tháp cổ xưa đầy bí hiểm chứ không phải là kết quả hoạt động của gió và nước, là gương đá của Thành Thiên Đế...Dù là một cuốn sách có nhiều luận điểm gây tranh cãi gay gắt nhưng đó vẫn là tài liệu tham khảo khá thú vị cho những ai quan tâm tới kora vòng quanh núi Kailash. Riêng đối với tôi thì thực sự không dám đọc cuốn sách này vào buổi tối!!!
 
Lúc vừa tới chorten đầu tiên thì mây mù che kín trời nên không thể nhìn thấy mặt phía Tây Nam của Kailash. Trong ảnh này ở phía bên phải dưới chân núi gần cột cờ phướn là nơi thường diễn ra nghi lễ thiên táng của người Tạng (sky burial site).

attachment.php


Nghi lễ quan trọng nhất hàng năm của người Tạng là Saga Dawa thường được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng thứ 4 năm âm lịch cũng được tổ chức tại khu vực này- Tarboche Flagpole

attachment.php
- Ảnh Truc Nguyen

Vào ngày lễ Saga Dawa, người hành hương từ khắp nơi trên đất Tạng sẽ đổ về đây làm lễ thay cột cờ phướn cũ bằng cột mới. Cột mới sẽ được dựng lên trong nghi lễ hết sức trang trọng với kèn trống đầy đủ và người hành hương sẽ đi vòng quanh cầu nguyện theo chiều kim đồng hồ. Người Tạng quan sát hướng của cái cột và cho rằng nếu cột dựng đứng sẽ là dấu hiệu tốt lành cho một năm khỏe mạnh, no đủ mùa màng và gia súc. Nếu cái cột hướng lệch về phía Kailash là điềm xấu báo hiệu bệnh dịch và thậm chí cả cái chết.

Từ đây người hành hương bắt đầu để lại nhiều món đồ như quần áo, khăn, tóc... Hướng dẫn viên nói khi vứt lại một món đồ cũ thì người hành hương coi như đã chết đi 1 lần và bước vào một kiếp sống khác....

Chúng tôi lại bám theo đoàn người ngựa ngựa người lại lên đường về phía Tây của núi thiêng

attachment.php


Lúc này mới là lúc thấy Kailash gần đến vậy, như thể là với tay là sẽ chạm được vào chân núi

attachment.php


attachment.php


Nhưng thực ra ở cái xứ mà không khí quá loãng khiến cho mọi thứ từ phía rất xa vẫn trở nên vô cùng sắc nét này rất hay tạo cho con người ảo giác sai lầm. Núi luôn ở rất xa, sừng sững phía bên phải đường đi

attachment.php


attachment.php
 
Last edited:
13h45 phút, chúng tôi mới dừng chân tại đây- một bãi đất khá phẳng và rộng

attachment.php


Vào trong lều không khí bỗng ấm sực nhờ những ly trà sữa yak, chỉ còn nghe thấy tiếng gió rít gào trong nắng hè rực rỡ phía bên ngoài. Chủ lều thì chỉ có món mì tôm của Trung Quốc phục vụ cho bữa trưa. Namsay đưa cho chúng tôi nhấm nháp thử món bánh mỳ cứng như đá. Dù đói đến run rẩy nhưng miếng bánh trong mồm trệu trạo không sao nuốt được. Nhóm Tibet- Nepal của chúng tôi đã cạn sạch đồ ăn thức uống sau hơn 2 tuần lang thang. Đây là sơ suất rất lớn trong khâu chuẩn bị cho chuyến đi nhọc nhằn này vì các đồ ăn chúng tôi mang đi từ Việt Nam khá cồng kềnh và không phù hợp cho các chuyến đi dài. Thực phẩm được sử dụng hoang phí ngay trong vài ngày đầu tới Tây Tạng nên tới Darchen dù có tiền cũng không biết mua gì để có thể mang theo cho mấy ngày đi vòng quanh Kailash. Thật chẳng thể nào quên được cái cảm giác tôi và Virgo chia nhau một hộp sữa bé tẹo và 2 cái bánh gạo trong túi bánh được vay tạm từ nhóm Tibet- Tân Cương cho bữa trưa hôm ấy...

Sau bữa trưa chớp nhoáng, chúng tôi lại lên đường theo hướng Tây Bắc của Kailash.

14h45', mặt Tây Bắc của Kailash lại hiện ra ngay trước tầm mắt. Ở góc này có thể thấy rõ hình khối giống hệt một kim tự tháp khổng lồ của núi thiêng

attachment.php


attachment.php


Men theo những dòng suối nhỏ lấp lánh trong nắng chiều là nơi nghỉ chân gặm cỏ cho mấy em bò yak.. Suối cũng là chỗ lấy nước uống cho người khi hết nước đóng chai mang theo

attachment.php


attachment.php


15h28' chúng tôi tiến gần tới mặt phía Bắc của Kailash. Mấy em bò yak cắm cúi đi qua một flagpole rực rỡ màu cờ phướn

attachment.php


Hì hục lội qua suối tới gần chân tu viện Dira-puk, tôi nhảy xuống và tháo cái yên cương khỏi lưng con ngựa. Nó thích thú sung sướng lăn lộn trên cát trông thật tội nghiệp

attachment.php
 
@ Icarus: Không xem được cái link bác gửi không hiểu vì sao. Nói chung vấn đề này được đề cập rất nhiều trong sách báo và phim ảnh phát hành ngoài biên giới Trung Quốc. LP Tibet cũng là sách phải bỏ lại đất Tạng nếu bị hải quan ở biên giới phát hiện ra. Nhân tiện ở đây tôi cũng liệt kê vài bộ phim rất hay về Tây Tạng mà tôi đã từng xem để các bạn quan tâm xem và trao đổi ý kiến

- Red river valley (1997)
- Seven years in Tibet (1997)
- The cry of the snow lion
- Himalaya
- Kundun
- Kekexili (Mountain Patrol)
- The horse thief (1986)
- Samsara (2001)

Quay trở lại vòng kora, không chỉ có mấy em ngựa khoái chí vì được tháo cương ăn cỏ uống nước và nghỉ ngơi mà mấy em chó đồng hành cùng cũng adua theo

attachment.php


Lúc ấy tôi quay lại phía sau nhìn lên Mặt Đen- mặt phía Bắc huyền bí của Kailash trông hệt như một khối tuyết trắng khổng lồ nổi bật giữa nền trời xanh

attachment.php


Theo truyền thuyết thì trong cuộc chiến giữa Đại hành giả Phật giáo Milarepa và vua phép thuật Bon giáo Naro Bon trên đỉnh núi thiêng Kailash, Naro Bon bị ném về phía Bắc này là hướng có các thế lực quỷ thần. Vậy là ở đây đã rất gần với “Death Valley” hay được khách hành hương người Tạng nhắc tới ....

Cũng không kịp dừng lại lâu ở đó vì ngay lúc đó chúng tôi phải di chuyển rất nhanh leo lên tu viện Dira-puk tìm nơi trú ngụ về đêm vì chắc chắn toàn bộ các lều trại nếu có ở khu vực dưới chân Kailash đã dành hết cho đoàn hành hương hơn 200 người Ấn Độ.

Nếu nhìn trên bản đồ vệ tinh đó là lúc chúng tôi đã đi hết 20km đầu tiên của kora trong vòng 9 giờ để tới tu viện Dira-puk.

attachment.php


Dira-puk là một tu viện cổ có từ thế kỷ thứ 13 nằm chính diện mặt phía Bắc của Kailash tại độ cao 4909m. Trong cách mạng văn hóa nó chịu chung số phận với vô vàn tu viện khác ở Tây Tạng bị tàn phá nặng nề bởi Hồng vệ binh và cho tới cuối những năm 80 của thế kỷ 20 nó mới được trùng tu lại. Đây là hình ảnh dưới chân tu viện với rất nhiều chortens nhỏ hướng về phía mặt Bắc của Kailash

attachment.php
- Ảnh Vitbau

attachment.php


Điện chính của tu viện chỉ có 1 phòng dành cho khách hành hương có thể nghỉ lại qua đêm với 7 giường đơn (40 tệ/ giường) trong khi chúng tôi có tất cả 14 người.. Vậy là mỗi giường đơn được bố trí cho 2 người to như gấu vì đống quần áo túi ngủ đắp lên. Tất nhiên tại đây không có bất cứ bóng điện nào và không phủ sóng điện thoại nên tôi không dám chụp ảnh nhiều vì không có đủ pin dự trữ cho cả 2 ngày tới.

Cổng đi vào chính điện của tu viện dẫn tới phòng nghỉ và uống trà cho người hành hương. Đi sâu vào hơn nữa là cái hang tên gọi là Dira (nghĩa là cái hang sừng con bò yak). Theo truyền thuyết thì Gotshangpa (người đầu tiên “thám hiểm” và đi nhiễu quanh Kailash) đã được một con bò yak cái dẫn tới cửa hang này sau khi nó gặp ông sa lầy trong trận mưa lớn lúc hành hương ở hồ Manasarovar. Trong hang hiện có bức tượng mới của Gotshangpa và dấu vết cái sừng của con bò yak in trên tường.

Hôm ấy là rằm tháng 5 âm lịch trong tu viện có nghi lễ hết sức long trọng nên chúng tôi không được vào xem phía trong của hang, rất đáng tiếc…Thế nhưng chúng tôi cũng đã hết sức mãn nguyện vì sau một ngày đi mải miết trong nắng gió rát mặt đã được nghỉ chân trước cửa tu viện, thỏa thích chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngọn núi thiêng liêng cho tới lúc những tia nắng cuối cùng ở lại

attachment.php


Tôi còn tự cho mình tự hào hả hê nhiều hơn tất cả những người hành hương hôm ấy vì biết rằng cái ngày trăng tròn trên đỉnh núi thiêng ấy cũng là ngày sinh nhật của mình. Trước mắt tôi là món quà hào phóng- cái bánh gato khổng lồ mà trời đất mang đến liệu có gì quý giá bằng..

Lúc này là 4h25 phút buổi chiều, tôi không biết là mây hay tuyết trên đỉnh núi trắng hơn...

attachment.php
 
June ơi, không thanks post nữa đâu, mỏi tay lắm í !! :D

Chiều mai off đi, em mamg Red River Valley đi, nhá nhá !!
 
@ Icarus: Không xem được cái link bác gửi không hiểu vì sao. Nói chung vấn đề này được đề cập rất nhiều trong sách báo và phim ảnh phát hành ngoài biên giới Trung Quốc. LP Tibet cũng là sách phải bỏ lại đất Tạng nếu bị hải quan ở biên giới phát hiện ra.

Yah. Ngày tới trạm hải quan Biên giới Tạng để sang Nepal, đoàn VN bọn tôi đã bị ách lại và khám xét rất kỹ, rất lâu... và rất bực. Ngoài soi đồ, lính TQ còn bắt dỡ tung từng cái vali một ra...

Để lại những đôi mắt bực bội tức và ghét vì mấy cô gái đoàn tôi, dĩ nhiên là cả tôi nữa, đã mua sắm khá đẫy đồ ở chợ Barkhor rồi... Vali đã chật chội nhồi nhét rồi phải dỡ tung ra... Lúc khám xong, xếp lại mà lòng hậm hà hậm hực...

Trong đoàn tôi có tôi và bạn Trung mang theo cuốn LP mua ở Nguyễn Xí đi. Bạn Lính TQ mặt lạnh tanh, lật ngay trang Peace có ảnh DLLMa ra xé, còn lại, lại cho vào vali hộ mình. he he.

Sang đến Nepal, cơ man nào sách, tài liệu, băng đĩa, chỉ sợ k có xiền vì chót mua sắm nhiều ở Lhasa rồi. Tuy nhiên, đúng là có nhiều thứ chỉ có ở TIbet có mà Nepal ko có.
 
@June: thank bạn đã góp ý nhé, có chút việc nên mình tính dời ngày đến Tây Tạng...khỏang giữa tháng 12 mình đến đó....thời tiết có ok không nhỉ ??? Mình chỉ sợ lạnh quá suốt ngày trùm mền thì khổ thân...
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,674
Bài viết
1,135,063
Members
192,362
Latest member
8xbettco
Back
Top