What's new

Tây Tạng- Những ngày xanh nắng hạ

Tôi nghĩ ít có nơi nào có nhiều mây trắng giữa trời xanh đến thế

4776008077_a2f452bec4_z.jpg


4775806391_20d058d402_z.jpg


4776437864_29cc9624ed_z.jpg


và bầu trời lại gần với mặt đất đến thế

4775819369_4198a4b951_z.jpg


Một ngày bão giông gió cuốn của Hà Nội càng khiến nỗi nhớ những ngày xanh nắng của một nơi rất xa kia nôn nao nhiều hơn... Tôi sẽ chia sẻ cùng mọi người những kỷ niệm vui buồn đầy ắp trong hành trình đi tìm mây trắng vào những ngày tháng sáu trên xứ sở mái nhà của thế giới- Tây Tạng.

Hành trình của chúng tôi từ Hà Nội (2 người) như sau:

attachment.php


11 /6 : Hà Nội- Nam Ninh- Thành Đô
12/6 : Thành Đô- Lhasa
13/6 : Trên tàu Thành Đô- Lhasa
14/6 : Lhasa
15/6 : Tu viện Drepung và Sera
16/6 : Potala và Jokhang
17/6 : Tu viện Ganden và hồ Namtso (ngủ đêm tại Namtso)
18/6 : Từ Namtso quay lại Lhasa
19/6 : Lhasa- Gyantse, thăm Pelchor Chode, Dzong
20/6 : Shigatse (thăm Tashilhungpo)- Sakya
21/6 : Tu viện Rongbuk và Everest Base Camp (ngủ đêm tại EBC)
22/6 : EBC- Saga
23/6 : Saga- Paryang
24/6 : Paryang- Hồ Manasarovar (ngủ đêm tại khu vực hồ)
25/6 : Tới Darchen
26/6 : Ngày 1 của kora vòng quanh Kailash (ngủ đêm tại tu viện Dira-puk)
27/6 : Ngày 2 của kora quanh Kailash, vượt con đèo cao nhất của hành trình là Drolmo-la (5630m) (ngủ đêm tại tu viện Zutul- puk)
28/6 : Ngày 3 của kora quanh Kailash- Darchen- Tirthapuri- Guge Kingdom
29/6: Thăm Tsaparang, Tholing ở thung lũng Zanda
29/6: Guge Kingdom- Paryang
30/6: Paryang-Zhangmu
1/7 đến 4/7: Kathmandu

Thành Đô là địa điểm chúng tôi hẹn gặp và bắt đầu hành trình tới Tây Tạng cùng 2 nhóm bạn đồng hành bay từ TPHCM qua KL/BKK và 1 nhóm từ Bắc Kinh tới.
 
Last edited:
Hai cô tăng tốc lên đi chứ, chia sẻ mà làm như trekking đoạn cuối Kailash không bằng. Lâu lâu lâu quá rồi, Guge Kingdom với Nepal đang ngọ nguậy đòi kìa

:D
 
Tu viện Tithapuri

@ Nếp: Chặng đường của Virgo dài hơn mọi người nên cứ để bạn ấy nhởn nhơ giữa đồng cỏ nhé. Em sẽ cố gắng kết thúc topic này trước khi bắt đầu chuyến Tây Tạng tiếp theo !!!!

Đi hết kora vòng quanh Kailash là chúng tôi đã đi được 2/3 hành trình của những ngày hè tháng 6. Chặng đường tiếp theo đi sâu hơn về phía Tây xa xôi của Tây Tạng gồm có suối nước nóng và tu viện Tithapuri, Guge Kingdom ( Zanda, Tsaparang, Tholing, Charnel Cave) và Nepal

attachment.php


Phần chi phí phải trả cho chặng đường cuối từ sau Kailash tới Guge Kingdom tăng thêm khoảng 250USD cho mỗi người so với chặng đường nếu chỉ dừng ở Kailash và quay về Nepal, đã bao gồm permit đặc biệt với PSB ở Ali và chi phí xe, chưa bao gồm phần vé vào cửa các điểm tham quan ở Guge Kingdom hay phần chi phí ăn ở đắt đỏ hơn nhiều so với chặng đi đầu ở U, Tsang.

Sau bữa trưa no đủ ở Darchen để đón mừng sự kiện tất cả các thành viên của đoàn đã hoàn tất kora vòng quanh Kailash an toàn và chia tay 5 bạn về Nepal, chúng tôi lại tiếp tục lên Landcruiser hướng về Guge Kingdom. Theo biển mây trắng bay chúng tôi tạm biệt Darchen

attachment.php


Quốc lộ 219 đường rất đẹp, chỉ gần 1h sau khi rời Darchen theo hướng Tây Bắc chúng tôi đã tới Tithapuri (Trong tiếng Phạn có nghĩa là Town of the Dead) (4345m) nằm cách đó khoảng 60km. Tu viện Tithapuri rất khác với những tu viện chúng tôi đã tới thăm trước chặng đường tới Darchen với chỉ 2 màu trắng và đỏ, giống hệt màu sắc của đá núi ở nơi này.

Toàn cảnh tu viện Tithapuri với tường bao bằng đá nguyện (Mani Wall) dài tới 200m

attachment.php


Những tháp đá nguyện do người hành hương xếp, những hòn đá có màu rêu đỏ

attachment.php


Tu viện Tithapuri còn có tên là Guru Rinpoche, có quan hệ mật thiết với Hemis- tu viện Phật giáo Tây Tạng quan trọng nhất ở Ladakh, Ấn Độ. Ngày hôm ấy khá đông dân địa phương đang tụ tập trước cửa tu viện với cả người già lẫn trẻ con, đàn ông và phụ nữ.

attachment.php
- Ảnh Vịt bầu-

Tôi vẫn nhớ ánh mắt và nụ cười của người phụ nữ Tạng có mụn ruồi duyên này, chị vui vẻ làm mẫu cho chúng tôi xong còn í ới gọi chồng ra xem ảnh

attachment.php


Tiến vào dukhang- sảnh chính của tu viện, bác tài Kitchia lại gần bàn thờ thắp nến bằng mỡ bò yak

attachment.php


Các bạn có thể thấy phía bên phải bàn thờ trong tấm ảnh trên có 4 tảng đá đen in dấu chân của Guru Rinpoche (Padmasambhava hay còn gọi là Liên Hoa Sinh) và đệ tử/ bà Yeshe Tsog-Yel. Vị Đại sư người Ấn Độ này là một trong 2 vị cao tăng có công truyền bá đạo Phật từ Ấn Độ sang Tây Tạng từ thế kỷ thứ 8 và là người sáng lập ra tông phái Nyingma- một trong 4 tông phái lớn của Phật giáo Tây Tạng. Ông được các đệ tử của mình gọi là "Phật thứ hai".

Khá mệt mỏi sau ba ngày đi kora vòng quanh Kailash nên chúng tôi không đi kora chỉ mất khoảng 30 phút quanh tu viện này. Hơn nữa cũng bởi vì ai cũng biết rằng quãng đường từ Darchen tới Zanda là hơn 250km trong đó phần đường xấu không hề ít...
 
Last edited:
Suối nước nóng Tithapuri

Tuy không đi kora quanh tu viện chúng tôi vẫn dừng lại khá lâu tại điểm khởi đầu của kora là suối nước nóng Tithapuri

attachment.php

- Ảnh Vịt bầu-

attachment.php


Đây là nơi người hành hương thường tới tắm rửa sau khi hoàn tất kora vòng quanh Kailash

attachment.php


Một vài người dân địa phương tiếp chuyện chúng tôi khá vui vẻ ở khu vực suối nước nóng này, họ nói trước đây nước suối nóng hơn bây giờ rất nhiều, có thể làm trứng chín còn bây giờ việc mang trứng ra đây luộc đã bị cấm. Có thể họ lo ngại suối nước nóng này sẽ biến mất- 1 điều đáng lo ngại vì vốn dĩ suối nước nóng này và tu viện Tithapuri đều có mối liên hệ mật thiết với Guru Rinpoche...

Sau này nếu có dịp qua đây các bạn có thể dành thời gian khám phá thung lũng Kyunglung (Garuda) nơi chứa đựng nhiều điều bí ấn về vương triều Shangshung vốn được cho là vương triều thống trị lãnh thổ Tây Tạng từ vài thế kỷ trước thế kỷ 7- thời các vương triều của thung lũng Yarlung. Còn chúng tôi không còn đủ thời gian lòng vòng thêm nữa, lại lên đường tới xứ xở của vương triều Guge...

Đến lúc này tôi vẫn chưa hiểu vì sao không một cái xe Landcruiser nào có điều hòa mà không ai trong đoàn có thắc mắc gì hết trong suốt cả hành trình. Tôi nghĩ chặng đường xóc nảy đầy cát bụi và gió cuốn từ EBC tới Darchen có lẽ không sánh nổi về độ mệt nhọc với chặng đường sau Tithapuri tới Zanda này. Cứ mỗi lần hé cửa xe vì quá khó thở là những lúc chúng tôi được đón những luồng cát bụi ào ạt tràn vào mắt, mũi, tai lẫn quần áo đồ đạc trong xe. Con đường đi trước mắt cứ mãi là mù mịt suốt cả một buổi chiều...

Nhưng đền đáp cho những nỗ lực chịu đựng của cả bọn là cảnh quan trên đường đi rất ấn tượng. Phía dưới thung lũng là muối chứ không phải là tuyết. Namsay nói với tôi đây là khu vực cung cấp muối chủ lực cho cả Tây Tạng

attachment.php


Đèo Lachi-la, con đèo đầy màu sắc với một mặt hồ nhỏ xinh

attachment.php
- Ảnh Trà Mi-

Giữa chốn đèo hoang vu buốt giá mà vẫn có 1 cây ATM, không thấy lạnh lẽo gì nữa!!!!

attachment.php
 
Last edited:
Ôi June ơi!!!!

Hoành tráng dư thế này mà anh đại bác, tên lửa, lựu đạn gì gì đấy của em vẫn nhất định không theo dzồi....
Anh í bảo: Cái này chỉ dành cho bọn đã đi Tibet vài lần thôi, chống chỉ định cho bọn U40 :(

Có quay lại, cho chị theo với....
 
Zanda Clay Forest

@ Kiara: Không chống chỉ định cho ai hết chị ơi. Cảnh quan sẽ đền bù cho mọi vất vả mệt nhọc của đường đi. Lần thứ hai quay lại chốn này thì có lẽ sẽ đi theo chiều ngược lại từ Kashgar- Yecheng- Honglitang-Duoma-Ali- Guge Kingdom (tổng cộng tầm 1660km, leo từ 1300m của Kashgar lên Chiragsaldi (4.960 m), Tialongtan- La (5.000 m) rồi lại hạ xuống 3800m ở Guge), nhất định sẽ rủ rê đại tỷ !!!!

.................

Khoảng 2 giờ sau Lachi-la, xe lại leo lên con đèo khác tiến vào địa phận Zanda County. Khu vực này có tên Zanda Clay Forest, các nhà địa chất còn gọi là "Level Terrane Physiognomy"

attachment.php


Cờ phướn vẫn tung bay trên đỉnh đèo

attachment.php


Đường vào Zanda

[video=youtube;DztUOAThKTE]http://www.youtube.com/watch?v=DztUOAThKTE[/video]
 
Tsaparang

Ở 2 ảnh trên các bạn có thể nhìn thấy mây trắng và dãy India Himalaya trải dài từ phía Nam sang phía Bắc (từ Nanda Devi tới Ladakh) làm nền phía sau cho các vách núi đất/cát bị xẻ thành rãnh có sâu lên tới 100-200m.. Cảnh tượng độc đáo này chạy dọc 2 bên bờ thượng nguồn sông Sutlej hơn 5km cho tới khi chúng tôi qua cầu vào Zanda Town. Và chỉ đến khi tới thị tứ những bóng cây xanh đầu tiên mới xuất hiện sau cả hơn 200km đường dài.

attachment.php


Zanda (3650m) hay còn gọi là Tsamda là thị tứ mới của người Trung Quốc mọc lên ở đây có lẽ chỉ để phục vụ cho khách du lịch tới Guge Kingdom vì từ đây đến Tsaparang chưa đầy 20km, đến Dungkar khoảng 40km và Tholing thì có thể đi bộ tới.

Chúng tôi tìm nơi nghỉ trọ khá vất vả vì hầu như khách sạn nào cũng không có nước nóng. Sau từ 4-7 ngày không tắm, không ai trong số chúng tôi còn băn khoăn gì khi tiền ở mỗi người lên tới 63 tệ/ ngày và chỉ có 1 trong 3 phòng có nước nóng.

Đêm trăng sáng đầy gió ở Zanda vui sướng và hạnh phúc quá đỗi với tất cả thành viên trong đoàn vì đó là ngày vừa hoàn tất kora vòng quanh Kailash nên thoải mái ăn thịt cừu nướng, uống rượu cho tới lúc say mèm, ca hát và nhảy múa nhặng xị cùng các bạn Tạng chẳng quen biết. Chúng tôi đã quá thỏa mãn vì lại vượt thêm được một chặng đường dài khó khăn nữa để tìm đến vùng đất chứa đựng vô vàn những bí mật chưa được giải đáp của vương triều Guge.

Sáng ngày 29/06 hành trình dành cả cho Tsaparang- đống tro tàn đổ nát và cũng là sự hiện diện cuối cùng của một vương triều hoàng kim thế kỷ 10 tới 16 rồi biến mất bí ẩn trên mảnh đất phía Tây xa xôi của Tây Tạng tiếp giáp với Ấn Độ này.

Đường vào Tsaparang, ở mỗi góc nhìn thì những vách núi đất sừng sững kia lại có hình thù khác nhau

attachment.php


attachment.php


Để thấy rõ vai trò của Tsaparang, Tholing và hiểu rõ kiến trúc của các di tích ấn tượng này cũng cần nhìn lại phần lịch sử của các vương triều Tây Tạng sau triều đại Tubo một chút.

Vương triều Guge được thiết lập từ thế kỷ 10 bởi hậu duệ của ông vua cuối cùng của triều đại Tubo- Lang Darma người mà khi chết đi cả vương triều đổ máu vì tranh giành quyền lực rồi sup đổ. Gyide Nyimagun- một thành viên hoàng tộc Tubo thua cuộc phải chạy trốn về Ngari và tự lập ra vương triều của riêng mình. Sau một thời gian trị vì ông chia nhỏ Ngari thành 3 phần là Ladakh, Guge-Purang và Zanskar cho 3 người con trai cai quản.

Guge Kingdom do người con trai thứ ba của Gyide trị vì đầu tiên là thể chế chính trị kéo dài tới 7 thế kỷ và giữ vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử và văn hóa Tây Tạng. Vương triều Guge kiểm soát hoạt động giao thương vàng bạc, gia vị từ Ấn Độ sang Tây Tạng và Trung Quốc. Các hoạt động kinh tế như đãi/ chế tác vàng bạc, chăn nuôi, thêu dệt cũng phát triển rực rỡ dưới triều đại Guge. Về văn hóa, Guge giữ vai trò thúc đẩy công cuộc truyền bá đạo Phật từ Ấn Độ vào Tây Tạng sau thời kỳ 400 năm cô lập của Tây Tạng với thế giới bên ngoài sau khi triều đại Tubo sụp đổ. Các hạng mục kiến trúc, nội thất phía trong Tsaparang, Tholing, Piyang và Dungkar đều là những tác phẩm mỹ thuật vô cùng tinh xảo quý giá.

Năm 1912 một người Anh tên là Michael Young đã tình cờ phát hiện ra đống đổ nát Tsaparang- được coi là trung tâm và tinh hoa của vương triều Guge nằm trên ngọn đồi Zhabyran bên bờ phía Nam của sông Xiangquanhe. Tuy vậy cho tới năm 1961 sau khi rất nhiều hạng mục quý giá phía trong lâu đài Tsaparang bị Hồng Vệ Binh phá hoại chính quyền mới đưa công trình này vào danh sách bảo tồn quốc gia hàng đầu.

Chúng tôi tới Tsaparang trong một ngày hè nắng gay gắt.

Toàn cảnh Tsaparang xa xa

attachment.php


Đó là một lâu đài kiêm pháo đài, điện thờ và nơi ở 11 tầng cao hơn 300m với tổng diện tích các mặt sàn ước tính 720.000m2 với 879 cái hang, 445 nhà, 60 cụm nhà, 28 điện thờ và 4 đường hầm

attachment.php


attachment.php


Cổng vào Tsaparang

attachment.php
 
Last edited:
Đoàn mình đi theo lịch trình của các bạn nhưng đến đoạn cuối lại bỏ mất Guge Kingdom, giờ nghĩ lại cứ tiếc mãi. Nếu June có kế hoạch quay lại thì cho mình đăng ký 1 suất nhé. Btw, cám ơn June đã cho mình có cơ hội gặp lại bác tài Kitchia, Bác í thật hiền và tốt bụng.
 
@ LUA: Thật tiếc cho các bạn đã bỏ qua mất chặng đi đầy bất ngờ ở Guge. Chặng đường này rất ít người đi tới vì đường xá xa xôi cách trở, vất vả khiến ai cũng nản chí. Khi bọn tớ gần như đã kiệt sức hoàn toàn sau kora Kailash và cát bụi dọc đường đến Zanda thì vẻ đẹp hoành tráng của Zanda Clay Forest cũng chẳng kéo tinh thần lên được chút nào, chúng tớ còn bảo nhau nghỉ buổi tối ở Zanda xong hôm sau chúng mình đi về nhà luôn. Thế nhưng cái vé tham quan 200 tệ đã buộc chúng tớ phải tiếp tục khám phá cho đỡ xót tiền và mới phát hiện ra rằng 2 ngày ở Guge chỉ như thể cưỡi ngựa xem hoa. Khi tớ thắc mắc với Namsay tại sao không được vào Dungkar, Piyang và Rutog mới biết rằng muốn có hình dung đầy đủ hơn về Guge Kingdom bạn phải trả 400 tệ/ người và cần nhiều thời gian hơn nữa.
 
Bọn mình bỏ mất chặng đường này cũng do thiếu lập trường, nghe cậu hướng dẫn bảo là đường đi vất vả lắm, lại chẳng có gì để xem, thế là cả bọn quyết định cắt. Giờ ngồi xem hình mới thấy là sao lúc đó ngờ-u thế không biết. Nhất định mình sẽ quay lại Tibet.
 
Tsaparang- Những mảng tường đổ

Bọn mình bỏ mất chặng đường này cũng do thiếu lập trường, nghe cậu hướng dẫn bảo là đường đi vất vả lắm, lại chẳng có gì để xem, thế là cả bọn quyết định cắt..

Hí hí điều này không có gì lạ vì chính guide và mấy tài xế của nhóm này cũng lần đầu tới Guge Kingdom. Ngoài ra thông tin về Guge trên LP quá hẻo nên nhiều chỗ hay ho cũng bị bỏ sót, 2 ngày ở đó chỉ như cưỡi ngựa xem hoa nên nếu có dịp quay lại chắc hẳn phải dành thêm nhiều thời gian rồi.

Sự phân cấp thứ bậc trong xã hội chặt chẽ của vương triều Guge thể hiện rõ trong vị trí nơi ở của các tầng lớp ở cụm di tích Tsaparang này. Trên cao nhất là Summer Palace dành cho hoàng tộc

attachment.php


Các điện thờ và nơi ở cho tăng lữ nằm ở vị trí tầm trung. Nơi ở của cư dân bình thường là hơn 800 cái hang nhỏ nằm ở dưới chân đồi, trông xa hệt như những tổ ong

attachment.php


Đứng trước những căn nhà trong hang nằm dưới chân đồi tôi thực không thể hiểu vì sao cả trăm ngàn người trong thời kỳ hoàng kim của triều đại Guge đã có thể sống trong những cái hang nhỏ tối như vậy cả ngày lẫn đêm

attachment.php


Có thể phía sau kết cấu đơn giản phía ngoài của những cái hang mà không ai dám chui vào trong kia là một không gian hoàn toàn khác bởi vì theo các tài liệu lịch sử mỗi cái hang đều có 1 phòng chính có bếp lò, 1 cái ngách và 1 kho chứa đồ... Namsay thì không biết giải thích cho chúng tôi thế nào cả!

Trong toàn bộ tổ hợp Tsaparang, trừ vài cái điện thờ và Summer/ Winter Palace thì hầu hết mái lợp của nhiều công trình đã sập, chỉ còn lại các mảng tường làm từ đất sét, đất lớt ngang dọc nằm rải rác ở 2 bên đường lên xuống lâu đài

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


Xem lại ảnh cuối này tự dưng tôi mới nghĩ ra là phải đưa nó vào mục "Cảnh báo trên đường Phượt" vì nguy hiểm quá!!!!
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,423
Bài viết
1,175,763
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top