What's new

Tây Tạng- Những ngày xanh nắng hạ

Tôi nghĩ ít có nơi nào có nhiều mây trắng giữa trời xanh đến thế

4776008077_a2f452bec4_z.jpg


4775806391_20d058d402_z.jpg


4776437864_29cc9624ed_z.jpg


và bầu trời lại gần với mặt đất đến thế

4775819369_4198a4b951_z.jpg


Một ngày bão giông gió cuốn của Hà Nội càng khiến nỗi nhớ những ngày xanh nắng của một nơi rất xa kia nôn nao nhiều hơn... Tôi sẽ chia sẻ cùng mọi người những kỷ niệm vui buồn đầy ắp trong hành trình đi tìm mây trắng vào những ngày tháng sáu trên xứ sở mái nhà của thế giới- Tây Tạng.

Hành trình của chúng tôi từ Hà Nội (2 người) như sau:

attachment.php


11 /6 : Hà Nội- Nam Ninh- Thành Đô
12/6 : Thành Đô- Lhasa
13/6 : Trên tàu Thành Đô- Lhasa
14/6 : Lhasa
15/6 : Tu viện Drepung và Sera
16/6 : Potala và Jokhang
17/6 : Tu viện Ganden và hồ Namtso (ngủ đêm tại Namtso)
18/6 : Từ Namtso quay lại Lhasa
19/6 : Lhasa- Gyantse, thăm Pelchor Chode, Dzong
20/6 : Shigatse (thăm Tashilhungpo)- Sakya
21/6 : Tu viện Rongbuk và Everest Base Camp (ngủ đêm tại EBC)
22/6 : EBC- Saga
23/6 : Saga- Paryang
24/6 : Paryang- Hồ Manasarovar (ngủ đêm tại khu vực hồ)
25/6 : Tới Darchen
26/6 : Ngày 1 của kora vòng quanh Kailash (ngủ đêm tại tu viện Dira-puk)
27/6 : Ngày 2 của kora quanh Kailash, vượt con đèo cao nhất của hành trình là Drolmo-la (5630m) (ngủ đêm tại tu viện Zutul- puk)
28/6 : Ngày 3 của kora quanh Kailash- Darchen- Tirthapuri- Guge Kingdom
29/6: Thăm Tsaparang, Tholing ở thung lũng Zanda
29/6: Guge Kingdom- Paryang
30/6: Paryang-Zhangmu
1/7 đến 4/7: Kathmandu

Thành Đô là địa điểm chúng tôi hẹn gặp và bắt đầu hành trình tới Tây Tạng cùng 2 nhóm bạn đồng hành bay từ TPHCM qua KL/BKK và 1 nhóm từ Bắc Kinh tới.
 
Last edited:
Tsaparang- Pháo đài phòng thủ và những đường hầm bí mật

Trong thời kỳ cư dân được sống hạnh phúc và bình yên nhất thì các vị vua của triều đại Guge vẫn luôn cảnh giác trước hiểm họa bị xâm lăng từ bên ngoài. Bởi thế hệ thống công sự trong Tsaparang được thiết kế và bố trí hết sức cẩn trọng. Ngoài tường bao, pháo đài, các lỗ quan sát dày đặc từ chân tới đỉnh của công trình tầng tầng lớp lớp này một khối lượng lớn các loại áo giáp, cung tên, khiên sắt được các nhà khảo cổ học khai quật từ xung quanh nó. Vị trí của pháo đài và các tường bao có mối liên kết chặt chẽ với nhau theo từng phương hướng, cách bố trí như ma trận của hệ thống các phòng trong phòng, hang trong hang tạo thành một hệ thống phòng thủ 3 chiều mà theo các nhà khoa học không kém gì tiêu chuẩn khoa học quân sự hiện đại.

Ban đầu khi mới đi lên, đường có bậc thang rất dễ đi...Đường lên tầng 2

attachment.php


Lên cao hơn chút nữa

attachment.php


Sau đó thì đường đi vào các tầng riêng biệt và lên đỉnh của lâu đài buộc bạn phải lần mò theo các đường hầm nhỏ và chặng chịt phía trong hang

attachment.php


Đường hầm kiểu này chỉ vừa đủ cho một người lên xuống trong một thời điểm. Tôi vốn không thành thạo về phương hướng nên đi loạn xạ từ hang này sang hang khác và ở một vài tầng trên cao nhất đã không thoát ra được, phải kêu cứu trợ giúp của Namsay.

Các nhà khảo cổ còn khai quật được một hệ thống đường hầm bí mật nằm phía dưới tòa lâu đài và gọi nó là Winter Palace. Một hệ thống đường hầm khác còn thông thẳng với sông phía ngoài được coi là đường dẫn nước lên lâu đài và là đường tháo chạy cho hoàng tộc phòng khi khẩn cấp.

Câu chuyện đường hầm độc đạo cũng gắn với kết cục bi thương của cuộc xung đột chính trị của vương triều Guge trong nước và với nạn ngoại xâm. Niềm tin mãnh liệt vào tôn giáo là một trong những nhân tố khiến cho danh tiếng của Guge lan rộng ra cả ngoài biên giới Tây Tạng trong thời kỳ đỉnh cao của nó song xung đột tôn giáo cũng chính là nguyên nhân vùi lấp Guge Kingdom trong cát bụi không một dấu vết.

attachment.php


attachment.php


attachment.php

- Ảnh Virgo-

Xung đột bắt đầu khi vị vua cuối cùng của Guge Kingdom cảm thấy quyền lực của mình bị đe dọa bởi sự lớn mạnh của tầng lớp tăng lữ bậc cao mà đứng đầu là người anh trai vua trong thời kỳ Phật giáo hưng thịnh.

Năm 1624 khi P. Antonio de Andrade, một nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha tới Zhaburang- thủ đô của Guge Kingdom qua đường Ấn Độ, nhà vua đã thiết lập mối quan hệ mật thiết với những người theo Cơ Đốc giáo, coi đó là vũ khí chống lại giới chức tăng lữ Phật giáo trong nước. Có một nhà thờ đã được xây ngay gần Tsaparang (rất tiếc đã không chụp ảnh) và nhà vua cũng cải đạo, áp dụng chế độ ngược đãi sư sãi, bắt họ hoàn tục thậm chí bị đi đày. Một cuộc nổi dậy của sư sãi bắt đầu từ trong nước và ngoại bang gần nhất bấy giờ là Ldakah tranh thủ cơ hội cấu kết với tăng lữ Phật giáo nhằm lật đổ vua Guge. Cuộc chiến tranh đẫm máu tranh giành quyền lực bắt đầu rồi kéo dài hơn 15 năm cho tới khi Guge Kingdom sụp đổ hoàn toàn.

Trong chiến tranh, hệ thống công sự phòng thủ của Tsaparang có vai trò rất đặc biệt.

Ban đầu những kẻ xâm lăng bắt giữ những người dân sống ngoài Tsaparang. Nhưng rõ ràng với hệ thống đường hầm chỉ cho 1 người lên xuống và lắt léo như ma trận kia của Tsaparang thì họ phải tính cách khác để thâm nhập lên các tầng cao nhất nơi thành viên hoàng tộc sinh sống. Những kẻ xâm lăng từ Ldakah đã dồn hết những tù binh người Guge làm lá chắn để tiến công, buộc họ xây một bức tường đá lớn và cao tương đương độ cao của Tsaparang để tìm cách thâm nhập lâu đài từ trên xuống. Bức tường này chỉ cao tới 10m đã trở thành "Bức tường than khóc" vì tại đó nhiều người dân thường của Guge chịu phản công từ chính quân đội Guge đã bỏ mạng.

Đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan, vua Guge đã đầu hàng để giải thoát cho những dân thường làm lá chắn ở bức tường kia. Việc nhà vua đầu hàng không cứu vãn được mạng sống cho cư dân và cả thể chế chính trị của mình sau đó bởi quân đội Ldakah đã ra tay tàn sát toàn bộ vương triều Guge.. Không ai biết tới sự tồn tại của Guge Kingdom vài trăm năm sau đó cho tới đầu thế kỷ 20.

Tuy nhiên người ta vẫn cho rằng trong cuộc chiến đẫm máu này có 200 người Guge đã chạy thoát theo một đường hầm bí mật tới Qulong ngày nay.(Thật tiếc permit không cho phép chúng tôi tới đó). Trên đường trốn chạy về Qulong, những người sống sót vừa chạy vừa ném những hòn đá trước đường đi của mình để đánh dấu và tưởng nhớ con đường về ngôi nhà đã mất, vừa cầu mong may mắn cho một ngày trở về báo thù.

Sau khi khám phá Tsaparang, hôm ấy chúng tôi cũng chỉ còn thời gian tới Charnel Cave hay Mummies Cave- nơi mà các nhà khoa học cho là bãi tha ma của vương triều Guge....
 
Last edited:
Mình chạy đứt hơi cũng chả đuổi kịp bạn June hị hị...
Đọc những gì June viết mới thấy 2 ngày ở Guge Kingdom chỉ là cưỡi ngựa xem hoa. Nhưng đến được đây cũng đã là điều tuyệt vời rồi nhỉ.

Cảnh trên đường đến Guge Kingdom

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


2 bác tài và bạn hướng dẫn viên Namsay

attachment.php
 
Last edited by a moderator:
Quang cảnh xung quanh Tsaparang nhìn từ trên cao

attachment.php


attachment.php


attachment.php


Cận cảnh mấy điện thờ dưới chân Tsaparang

attachment.php


Loay hoay trong những đường hầm ngoắt ngoéo giữa các hang động và những bức tường đổ rồi nhìn qua những ô cửa sổ nhỏ, những lỗ quan sát của pháo đài nhìn ra Zanda Clay Forest tôi chợt thấy mình như đang ở trong thế giới của những giấc mơ. Nhắm mắt lại có thể tưởng tượng ra những khối đá trắng sừng sững trước mắt kia đổ sụp xuống, ngựa xe tấp nập từ đó đi ra với tiếng kẻ gọi người thưa trong những phiên chợ trao đổi lụa là vải vóc và gia vị từ con đường Tơ lụa mang tới, với tiếng ca hát kèn trống trong hội hè đầy màu sắc rực rỡ giống hệt như trong những bức bích họa còn nguyên vẹn trên tường ở ngôi điện thờ màu đỏ ở tầng 2

attachment.php


attachment.php


Cảm giác ấy dù chỉ vụt qua thôi cũng đủ để tôi ấn tượng về Tsaparang cho tới tận bây giờ, khi mà hành trình đã qua đi khá lâu. Và khi đứng trong các điện thờ không hề lung linh nến mỡ bò yak như những tu viện khác trên đất Tây Tạng nhìn những bức tượng Phật bị phá sập trong Cách mạng văn hóa thì tôi biết rằng cơ may cho hậu duệ của 200 người được cho là may mắn sống sót chạy về Qulong kia cũng chỉ như thứ ánh sáng le lói trong ngôi điện thờ màu trắng (White Temple)

attachment.php

- Ảnh Truc Nguyen-
 
Last edited:
Tiếp bạn June một vài hình ảnh ở Guge Kingdom

Phong cảnh xung quanh Tsaparang

attachment.php

Tsaparang từ xa

attachment.php

Khu vực hang xác ướp cổ

attachment.php

Zanda như 1 ốc đảo xanh nằm giữa các ngọn núi

attachment.php


attachment.php

Không khí khô cằn, ở đây chỉ có 1 dòng sông duy nhất chảy qua

attachment.php
 
Last edited by a moderator:
Không khí khô cằn, ở đây chỉ có 1 dòng sông duy nhất chảy qua

Và cũng chính vì có dòng sông này nên mới có thành phố này ! Không có ĐẤT và không có NƯỚC, sẽ không thể nào có Đất nước.
 
Góp vui với hội nhà June vài khoảnh khắc Tsaparang...

Đường vào khu phế tích:

attachment.php


attachment.php


Khi vào thăm mình không thấy ấn tượng lắm, cho đến khi lò dò qua dòng suối cạn và leo lên một tu viện đổ nát dưới gốc sồi (?) cổ thụ trên ngọn đồi hoang,...

attachment.php


ngoái nhìn lại Tsaparang mới thật là đứng hình!

attachment.php


May mà mình ngắm Tsaparang trong một ngày trời mù câm, chứ trong hoàng hôn rực cháy thì chắc khỏi về gặp má già luôn quá!...

Trên đường về lại Zanda cả hội phát hiện ra một tu viện hoang liêu chót vót trên đỉnh núi cao nhìn xuống Zanda, thế là cả bọn hè nhau leo lên lấy được...Tới nơi thấy cảnh tượng như vầy:

attachment.php


Và không biết anh ta lặng ngắm điều chi...những ngôi nhà bé nhỏ dưới kia...hay dòng đời miên viễn?

attachment.php


Khi cả bọn vội vã trở về Zanda trong chiều muộn thì một cơn dông đuổi theo bén gót...một cơn dông huy hoàng dữ dội...như điềm báo về chuyến hành hương định mệnh quanh núi thiêng Kailash!...

attachment.php
 
Last edited by a moderator:
Anh giohoang xuống tận gần cây sồi (?) nhìn lên Tsaparang cũng hay nhỉ, tiếc là bọn em chả có thời gian thư thả như thế.

Giữa khung cảnh bao la, đứng dưới thấp hay lên trên đỉnh Tsaparang vẫn đều nhìn thấy cây sồi đó

Cây sồi ở xa xa

attachment.php


Gần hơn chút

attachment.php


Cô đơn giữa bốn bề gió cát

attachment.php


Nhìn từ trên cao xuống, "cây sồi" không giống cây cổ thụ nữa nhỉ?

Và các bạn tôi cũng bé xíu

attachment.php
 
Last edited by a moderator:
Mummies/Charnel Cave

Và cũng chính vì có dòng sông này nên mới có thành phố này! Không có ĐẤT và không có NƯỚC, sẽ không thể nào có Đất nước.

Dòng sông Langchen Khabab bắt nguồn từ hồ ma quỷ Rakshastal nằm ở phía Bắc của núi thiêng Kailash, tới địa phận Zanda này được gọi là Sutlej tiếp tục chảy qua Rampur, thung lũng Kinnaur và bắt đầu từ Punjab chảy qua địa phận Pakistan và đổ ra Biển Ả Rập. Như đã nói ở trên, có dòng sông thì mới có cư dân làng mạc và màu xanh của cây cỏ thế này

attachment.php



attachment.php

Chúng tôi chia tay 3 bạn lên đường đi Tân Cương cũng chính tại Tsaparang này và đi thăm khu vực Mummies/ Charnel Cave.

Đường đi tới cái hang chứa xác này khá nguy hiểm. Chúng tôi đi men theo sườn núi chênh vênh bên bờ vực

attachment.php

[/CENTER
attachment.php
[/CENTER]

Cái hang nằm ở vị trí cao hơn mặt đất 3m, ngoài cửa hang cao 1.2m và rộng 0.8m. Phía trong hang có 3 phòng, phòng có diện tích lớn nhất là 10m2. Nghe nói các bộ xương trong hang đều đã khô da, nhiều bộ xương vẫn còn dính flesh. Tất cả các bộ xương ở đây đều mất đầu, những gì còn sót lại của đầu người chỉ là 2 bộ hàm dưới và vài mảng da đầu còn nguyên tóc tết. Điều này cho thấy các xác chết đều được đưa về đây nguyên trạng như vậy, chỉ có điều người ta không giải thích được vì sao tất cả đầu người tại biến mất.

attachment.php

Có 10 xác người chết quấn trong các áo choàng kiểu Tây Tạng không cổ hoặc trong vải len tuyết, tay chân bị trói bằng dây thừng. Xác chết của một phụ nữ trẻ cùng các dấu tích nghi lễ chôn cất cạnh đó làm cho các nhà khoa học giờ vẫn chưa lý giải được những xác chết đó là của hoàng tộc, quân nhân hay dân thường của vương triều Guge, trước hay sau vụ thảm sát của quân thù khi vua Guge đầu hàng.

Không dám mạo hiểm chui vào trong hang vì ngay từ cửa hang mùi rất khó chịu, tôi chỉ leo lên ngó một cái và nhảy xuống
 
Last edited:
Cả buổi sáng nay không tập trung làm việc mà phiêu lưu với June đến Tây Tạng, June trả lương cho chị thay Sếp của chị nhá :) Thế nào chị cũng phải cố đi một chuyến mới được mặc dù chị sợ độ cao lắm (trải ngiệm ở Shang ri la rồi), thanks em vì chuyến đi này nhé, cứ đọc và xem thế này lại thấy nhấp nhổm không yên....
 
Tu viện Tholing

Nếu cầm trên tay vé thăm quan cụm di tích Guge Kingdom bạn sẽ thấy có rất nhiều điểm tham quan hầu như không có thông tin trong Lonely Planet, đó là các tu viện Manang, Daba, Rebujeling; các lâu đài và hang động Piyang, Dungkar, Xiangzi và Qulong Siver City. Chúng tôi đã đề nghị được đến Dungkar và Qulong Silver City vì có thể kéo dài thêm thời gian tại Zanda thêm 1 ngày nữa nhưng thật tiếc là FITSnow Travel đã không đăng ký các địa điểm này trong permit

attachment.php

Chiều ngày 29/6, chúng tôi đi thăm tu viện Tholing- tu viện cổ nhất ở Ngari.

Tholing trong tiếng Tây Tạng có nghĩa là "bay mãi lên trời cao". Tu viện được Yeshe O's- vị vua thứ 2 của vương triều Guge cho xây năm 996, trong thời kỳ cực thịnh của Phật giáo được chọn là trung tâm dịch các bản kinh Phật để truyền bá về trung tâm Tây Tạng và là nơi tổ chức các nghi lễ tôn giáo rất quan trọng.

Tholing là tổ hợp các tòa nhà, điện thờ, tượng Phật pha trộn phong cách kiến trúc điêu khắc củaTây Tạng và Ấn Độ, Nepal. Các điểm được highlight khi tham quan Tholing gồm có Jiasha Hall, Red Hall, White Hall và 108 Pagodas.

Jiasha Hall được coi là biểu tượng của cả tu viện Tholing. Nhìn từ trên cao xuống, nó giống như chữ Á trong tiếng Trung Quốc

attachment.php
- Ảnh Vịt bầu-

Yeshe O's Mandala Building- biểu tượng cho Mount Meru-núi Tu Di

attachment.php


Những gì còn lại của các công trình điêu khắc phía trong tu viện Tholing một lần nữa cho chúng ta nhìn thấy "thành quả" của Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc. Trừ tượng Phật Thích Ca thì 14 bức tượng khác giờ chỉ còn lại phần chân đế

attachment.php



attachment.php

Chỉ có những bức bích họa rất sống động trên tường hầu như vẫn giữ được màu sắc và đường nét dù thời gian đã trôi qua cả ngàn năm

attachment.php


attachment.php

Trong các hang và tu viện ở Guge Kingdom thường rất tối vì không thắp nến, vì vậy để chuẩn bị cho hành trình đi tới Guge Kingdom nói riêng và Tây Tạng nói chung, các bạn đừng quên chuẩn bị đèn pin loại tốt.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,423
Bài viết
1,175,757
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top