What's new

Tây Tạng- Những ngày xanh nắng hạ

Tôi nghĩ ít có nơi nào có nhiều mây trắng giữa trời xanh đến thế

4776008077_a2f452bec4_z.jpg


4775806391_20d058d402_z.jpg


4776437864_29cc9624ed_z.jpg


và bầu trời lại gần với mặt đất đến thế

4775819369_4198a4b951_z.jpg


Một ngày bão giông gió cuốn của Hà Nội càng khiến nỗi nhớ những ngày xanh nắng của một nơi rất xa kia nôn nao nhiều hơn... Tôi sẽ chia sẻ cùng mọi người những kỷ niệm vui buồn đầy ắp trong hành trình đi tìm mây trắng vào những ngày tháng sáu trên xứ sở mái nhà của thế giới- Tây Tạng.

Hành trình của chúng tôi từ Hà Nội (2 người) như sau:

attachment.php


11 /6 : Hà Nội- Nam Ninh- Thành Đô
12/6 : Thành Đô- Lhasa
13/6 : Trên tàu Thành Đô- Lhasa
14/6 : Lhasa
15/6 : Tu viện Drepung và Sera
16/6 : Potala và Jokhang
17/6 : Tu viện Ganden và hồ Namtso (ngủ đêm tại Namtso)
18/6 : Từ Namtso quay lại Lhasa
19/6 : Lhasa- Gyantse, thăm Pelchor Chode, Dzong
20/6 : Shigatse (thăm Tashilhungpo)- Sakya
21/6 : Tu viện Rongbuk và Everest Base Camp (ngủ đêm tại EBC)
22/6 : EBC- Saga
23/6 : Saga- Paryang
24/6 : Paryang- Hồ Manasarovar (ngủ đêm tại khu vực hồ)
25/6 : Tới Darchen
26/6 : Ngày 1 của kora vòng quanh Kailash (ngủ đêm tại tu viện Dira-puk)
27/6 : Ngày 2 của kora quanh Kailash, vượt con đèo cao nhất của hành trình là Drolmo-la (5630m) (ngủ đêm tại tu viện Zutul- puk)
28/6 : Ngày 3 của kora quanh Kailash- Darchen- Tirthapuri- Guge Kingdom
29/6: Thăm Tsaparang, Tholing ở thung lũng Zanda
29/6: Guge Kingdom- Paryang
30/6: Paryang-Zhangmu
1/7 đến 4/7: Kathmandu

Thành Đô là địa điểm chúng tôi hẹn gặp và bắt đầu hành trình tới Tây Tạng cùng 2 nhóm bạn đồng hành bay từ TPHCM qua KL/BKK và 1 nhóm từ Bắc Kinh tới.
 
Last edited:
Cảm ơn chủ topic :)
Mình cũng rất muốn được đến Tây Tạng một lần trong đời, đang lên kế hoạch và hy vọng sẽ thực hiện được trước 21 tuổi.
 
Đã 5 năm rồi kể từ ngày tôi đặt chân đến Tibet, lần đầu hiểu thế nào là đi chậm để lên từng bậc đá dẫn đến Potala, đầu trần chạy trên mặt hồ Namtso đầy băng tuyết, mê đắm trong tiếng cầu nguyện của hàng ngàn vị lạt ma trong Ganden Monastery, sững sờ trước hồ ngọc Yamdrok, rùng mình đứng ngắm cổng treo xác Sói trong một chiều gió bụi trước Sakya Monastery, mạnh mẽ hào sảng băng ngàn dặm gió bụi để lặng nhìn cờ Việt Nam phấp phới bay tại Everest Base Camp.

Vô tình hay hữu ý, tôi đã không thể vào trong đền Jokhang và cầu nguyện trước Jowo Rinpoche. Lòng tự nhủ như vậy chắc chắn mình sẽ quay lại Lhasa, và trên đường qua Lhatse sẽ không rẽ trái để về Zhangmu mà sẽ đi thẳng để được ngắm hoàng hôn trên Manasarova và đi từng bước trong vòng kora quanh Kailash thần thánh.

Mới đấy mà đã 5 năm...

Cảm ơn June vì topic này, vì những chia sẻ rất hữu ích cho chuyến đi miền Tây Tibet mà chắc chắn tôi sẽ thực hiện.
 
@Hang JJ Nguyen: Hãy cứ ước mơ và chúc thành hiện thực :)

Chia sẻ với bạn vài hình Tibet tháng 6/2011, hy vọng góp cho bạn thêm 1 chút quyết tâm :)

potala.jpg

Potala trong nắng hè

hoa_cai.jpg

Cánh đồng hoa cải

lua_mi.jpg

Và lúa mì
 
Đã hơn 2 năm mới trở lại topic này thì tôi và những người bạn trong chuyến đi Tây Tạng mùa hè 2010 cũng đã kịp cùng đồng hành trong nhiều chuyến đi đến rất nhiều những vùng đất mới. Nhìn lại những chặng đường mình đi những năm gần đây tôi nhận ra chuyến đi mùa hè năm cũ đã khởi một mối nhân duyên sâu đậm giữa chúng tôi với những vùng miền văn hoá Tạng ở rất nhiều khu vực địa lý khác nhau...

Những ngày cuối tháng 6/ 2011 những người bạn đồng hành cùng tôi từ hai miền Nam Bắc lại có dịp gặp gỡ nhau và đảnh lễ Dalai Lama trong những ngày Ngài thuyết giảng lần đầu cho cộng đồng Phật tử Việt Nam tại Dharamsala,Himachal Pradesh...Một chặng dài trong hành trình trên đất Ấn mùa hè năm ấy của chúng tôi cũng chênh vênh trên những đỉnh đèo cao của con đường bộ Manali- Leh.

6347038885_6910aeb6dd_b.jpg

- Tắc đường ở đèo Rhotang- la-​

5992960883_be563b450c_b.jpg

- Thung lũng Badgha nhìn từ tu viện cổ Shashur/ Keylong-

Mùa thu 2012 chúng tôi cùng Lhakpa ngật ngưỡng rong ruổi trong hành trình Kham & Amdo mệt nhoài nhưng cảnh sắc cũng vô cùng ấn tượng...

9730534114_9981aaf890_b.jpg

- Bên kia núi là TAR !- (Ảnh Vịt Bầu chụp tại Dege, cách biên giới TAR chỉ còn 30km)

attachment.php

- Annymachen,Yushu-


Mùa hè năm nay trong khi Vịt Bầu và Luudanchi có cơ hội ngẫu hứng với dãy Hymalaya ở Spiti thì tôi cũng không phải ghen tị lắm với hai bạn của mình vì tìm thấy một Tây Tạng của riêng tôi ở Dignes les Bains- vùng đất miền Nam nước Pháp nơi bà Alexandra Davil Neel đã dành 30 năm cuối của cuộc đời mình để tiếp tục nghiên cứu và viết rất nhiều sách về chuyến đi của bà và về tôn giáo, văn hoá ngôn ngữ của người Tây Tạng sau khi không còn cơ hội trở lại Tây Tạng nữa.

9732809360_eb44765865_c.jpg

- Bảo tàng A. David Neel ở Dignes les Bains, Pháp-


Tôi sẽ tiếp tục chia sẻ với các bạn ở topic này về hành trình Kham Amdo mùa thu 2012 của chúng tôi, dù vùng văn hoá Tạng rộng lớn này không thuộc khu vực tự trị Tây Tạng (TAR).
 
Great, đang chờ đây June.

Hay là thôi không nghĩ đến các kế hoạch Tây Tạng nữa để chỉ đọc và tưởng tượng thôi nhỉ ???
 
Kham & Amdo 2012

Sau nhiều biến cố lịch sử mà đặc biệt là từ 1959 diện tích của Tây Tạng bị thu hẹp rất nhiều so với trước. Nhắc đến Tây Tạng ngày nay đồng nghĩa tới việc chỉ nhắc tới Khu tự trị Tây Tạng (Tibet Autonomous Region- TAR) nơi mà từ năm 1984 mới chính thức tiếp nhận khách du lịch quốc tế. Còn khi nhắc tới vùng văn hoá Tây Tạng (Tibetan Cultural Area) nơi có số đông người Tạng sinh sống với nền văn hoá Tạng đậm nét thì ngoài TAR còn cần nhắc tới khu vực Kham và Amdo chủ yếu trong địa phận tỉnh Thanh Hải, Tứ Xuyên của Trung Quốc và 1 phần trong địa phận tỉnh Vân Nam hay Cam Túc.

attachment.php


Chúng tôi chọn hành trình Kham và Amdo vì tình hình permit rất ngặt nghèo trong mùa hè thu 2012 cho hành trình dự tính ban đầu là cung phía Đông của khu tự trị. Cũng hệt như dự tính cho những chuyến đi khác trước đó, dù thế nào đi nữa thì cuối cùng mọi hành trình của chúng tôi đều nỗ lực càng gần với mảnh đất mà lúc nào chúng tôi cũng nhớ, cũng mong chờ một ngày sớm được quay trở lại càng tốt...

Lần này đoàn có tất cả 6 thành viên. 4 bạn từ SG bắt đầu hành trình khi bay tới Chengdu để đi tới Kangding rồi Tagong, Dalagong, Setar, Dalagong, Derge, Shiqu. Như vậy đoạn đầu của hành trình chủ yếu nằm trên bản đồ này

attachment.php


Tới Yushu là lúc 2 bạn của nhóm SG chuẩn bị quay về Việt Nam thì 1 thành viên từ Hà Nội thực hiện 3 chặng bay liên tiếp trong 1 ngày (HN- Xining- Yushu) và bạn Lhakpa thực hiện 1 hành trình dài xe bus (Xining- Yushu) sau khi đi tàu từ Lhasa đến Xining . Từ sau Jyekundo 4 người chúng tôi tiếp tục hành trình trên vùng đất Đông Tạng thuộc địa phận Amdo (Yushu- Mato- Xining- Tongren- Xiahe- Langmusi) trước khi chạy nguyên 1 ngày đường dài từ Langmusi thẳng về Chengdu.

attachment.php

Hành trình sơ bộ của cả nhóm như sau:

Ngày 1: SG- Quảng Châu- Thành Đô
Ngày 2: Chengdu -Hailuguo Glacier-Kangding
Ngày 3: Kangding
Ngày 4: Kanging-Tagong
Ngày 5: Tagong-Luhuo
Ngày 6: Luhuo-Ganzi/Dalagong
Ngày 7: Dalagong-Dege
Ngày 8: Dege
Ngày 9: Dege-Serxu/Sershul/Shiqu
Ngày 10: Serxu- Yushu
Ngày 11: Yushu-Nangcheng
Ngày 12: Nangcheng- Yushu
Ngày 13: Yushu
Ngày 14: Yushu- Amnyemachen
Ngày 15: Amnyemachen- Madoi
Ngày 16: Madoi- Xining
Ngày 17: Tu viện Kumbum ở Xining
Ngày 18: Hongya - Tu viện Gonlung- Tongren
Ngày 19: Tongren/ Công viên quốc gia Kanbula
Ngày 21: Tongren- Xiahe
Ngày 22: Xiahe- Langmusi (xe hỏng mất 1 ngày)
Ngày 23: Langmusi
Ngày 24: Langmusi- Songpan- Chengdu
Ngày 25: Chengdu
Ngày 26: Chengdu- Guangzhou- HN/SG

(Tôi bắt đầu phải giữ nguyên bản tên tiếng Anh của các địa danh vì ngoài Thành Đô, Tây Ninh, Ngọc Thụ thì tôi chịu chết về việc phiên âm Hán Việt các địa điểm khác :) )

Kham & Amdo là hành trình vô cùng vất vả của chiếc xe này vì nhiều chặng đường đi cực xấu, xe liên tục bị nổ lốp và Lưu sư phụ- tài xế lần này của chúng tôi thực sự rất phá xe cho nên ở đoạn gần cuối của hành trình khi chỉ còn cách Langmusi 60km nữa thì chúng tôi mất hơn 1 ngày trời chờ sửa xe giữa đường.

attachment.php
 
2 ngày ngồi đọc liên tù tì bài của bạn June và tuanfreedom về chuyến đi Tây Tạng, đặc biệt là Kora Mt Kailash (trước đó vài ngày thì đã đọc Đường Xa Nắng Mới). Các bài đều rất hay, công phu và cực kì hữu ích cho các bạn muốn 1 lần đến nơi này, một lần được khám phá núi thiêng. Cảm ơn 2 bạn rất nhiều. Chuyến đi của nhóm tuanfreedom và chú Nguyễn Tường Bách rất là vất vả và cực khổ, chỉ có khoảng 1/2 là hoàn thành được Kora Kailash, trong khi nhóm của June thì có vẻ nhẹ nhàng hơn, 14/15 hoàn thành Kora Kailash. Tự mình rút ra vài điều về trek Mt Kailash như sau:

1. Thời tiết ảnh hưởng rất nhiều. Nếu may mắn gặp thời tiết tốt như nhóm June thì nhẹ nhàng, còn không mưa gió liên tục như nhóm của tuanfreedom thì mất sức và khó khăn hơn rất nhiều.

2. Để trek Mt Kailash thì đi từ hướng Lhasa qua Darchen có vẻ là lựa chọn tốt hơn từ hướng Kathmandu. Đi từ Lhasa giúp mình có nhiều thời gian hơn để thích nghi với độ cao hơn so với Kathmandu. Lhasa cao khoảng 3700m, lịch thông thường thì sẽ có 3 ngày Lhasa rồi 4 ngày trên đường từ Lhasa đến Darchen, như vậy có khoảng 7 ngày để làm quen với độ cạo từ 3700m đến ~5600m (chỗ cao nhất của Kora Kailash). Trong khi Kathmandu thì thấp hơn 2000m, từ Kathmandu đến Darchen cũng nhanh hơn.

P/S: thấy nhóm của June đi có trang bị GPS hay quá, theo hình cái GPS device June chụp mình mò lên Amazon check thử thấy giá ~ $600 :(.
 
@milovn: Có lẽ bạn milovn chuẩn bị đi kora Kailash phải không? Vậy là cuối cùng anh Tập vẫn cấp permit cho khách du lịch nước ngoài vào khu vực phía Tây trong năm ngựa rất đông người hành hương về Kailash đấy à?

GPS hồi đó chúng tôi mượn admin CVN để mang đi đấy bạn ạ. GPS là đối tượng được cả lũ chúng tôi quan tâm suốt ngày vì đứa nào cũng rất tò mò về cao độ và tọa độ mà mình đang đứng. Có 1 đoạn đường kora Kailash bị gián đoạn tín hiệu tracking GPS vì không có điện xạc pin.

Chúng tôi đã rất may mắn trong chuyến đi Kailash mùa hè năm ấy vì điều kiện thời tiết rất thuận lợi, không có chút áp lực tâm lý nào vì chúng tôi đã lên đường với niềm mê say háo hức về nơi chốn mình chưa được tới bao giờ (có muốn cũng không có nhiều thông tin chi tiết để xem nên đi kiểu điếc không sợ súng). Sau này về tới SG nghe anh Gió hoang kể lại hành trình năm 2007 bị vùi trong bão tuyết xém chết và đọc sách của Mundasep thì tôi mới tá hỏa ra sợ một tí về những gì đã trải qua :).

Thực ra trước khi đi chúng tôi cũng đã tính toán rất kỹ lịch trình để di chuyển từ thấp lên cao một cách chậm rãi để tránh việc bị sốc độ cao vì đoàn có nhiều bạn có thể lực hoàn toàn khác nhau. Chính bạn quyết định quay trở lại Darchen không đi Kailash nữa lại là bạn trai cao lớn nhất đoàn, thường xuyên tập chạy từ khi đi học cho tới khi đi làm chứ không phải là mấy bạn gái bé nhỏ và chẳng bao giờ tập thể dục ấy chứ.

Tôi cũng định viết tiếp topic này vì còn rất nhiều thứ để viết. Cả một vùng Kham và Amdo rộng lớn, cảnh đẹp tuyệt vời với biết bao nhiêu cảm xúc khó quên trên đường đi cùng những người bạn đồng hành mà tôi rất yêu mến. Ấy vậy mà việc công việc tư lúc nào cũng ngập đầu, chuyến đi này nối tiếp chuyến đi khác... Cũng thật tiếc vì ngày chỉ có 24 giờ ...

Mùa thu phương Bắc lại sắp đến. Chẳng biết lúc nào mới có dịp trở lại những cung đường này

9727226817_796ff8f069_c.jpg


Cây lá mùa thu- Ảnh Vịt Bầu-

9730696104_58aea4e06e_c.jpg


Buổi chiều muộn ở Tongren

8143980653_d4a3872e73_c.jpg


Thảo nguyên mùa thu

14894059801_6fa84813d6_c.jpg
 
Thanks June.

Yes, mình chuẩn bị đi Tibet và Kailash. Trung Quốc đã cấp permit lại cho đi vào khu này, dù lúc giữa năm có đóng lại 1,2 tháng gì đó. Tuy nhiên, điều kiện thì khó hơn một chút. Hiện tại là chỉ cấp phép cho nhóm tối thiểu 3 người và cùng quốc tịch. Công dân các nước Việt Nam, Pháp và Na Uy được cho là sẽ khó xin permit vào khu này. Do nhóm mình có 2 quốc tịch khác nhau (Vietnam và Pháp :( ), nên phải huy động cho đủ 3 người mỗi quốc tịch rồi mới apply. Hiện tại vẫn chưa apply nên chưa biết kết quả như nào, dù bạn tour agency thì nói là yên tâm sẽ được.

Về khả năng chịu đựng được triệu chứng độ cao (AMS), mình cũng nghe là không ai chắn chắn mình sẽ chịu được độ cao hay không (nếu trước đó chưa trải qua lần nào), cho dù là to cao lực lưỡng hay nhỏ bé yếu đuối. Đụng trận rồi mới biết :). Một số bạn đã đi nhiều thì bảo rằng (1) những bạn cân đối, gọn gàng thì dường như chịu AMS tốt hơn; (2) hay là những bạn có tập Yoga thì chịu tốt hơn (Đọc bài trên duongsinh.net thì có thầy gì đó dẫn mấy nhóm học viên của lớp khí công dưỡng sinh gì đó thì thấy rất nhẹ nhàng, dù là đi từ hướng Kathmandu: toàn đoàn đều hoàn thành, đến các điểm trên lịch trình còn dừng lại luyện công, thậm chí ở trên đèo Dolma cũng ngừng lại để luyện công) suy ra 2 ý trên có thể cũng đúng.

Các bạn tập Yoga hay khí công thì khả năng hấp thụ oxy chắc là tốt hơn vì các môn này có luyện tập nhiều về hít, thở. Các bạn cơ bắp quá chưa chắc đã ngon nhỉ, vì nhiều cơ quá thì hình như cần nhiều oxy hơn để cơ hoạt động :). Tuy nhiên, với cùng 1 người, thì việc có tập luyện có lẽ sẽ tốt hơn không tập gì cả. Nhóm mình mọi người cũng tập luyện nhẹ nhàng, hạn chế ăn chơi sa đọa bia rượu trong thời gian chuẩn bị đi.

Đợi bài của June ở các vùng Kham và Amdo. Những vùng này đi lại tự do, phương tiện dễ dàng, lại rất đẹp, chi phí thì không nhiều. Thuận lợi cho các bạn muốn đi road trip bằng xe hơi hay xe máy, hay thậm chí cả xe đạp ;).
 
Thanks June!
Tiếc thay…. Mình đã set up 01 chuyến Tibet vào giữa tháng 8 này. Đã book vé, hotel… Tuy nhiên, vẫn chưa sắp xếp được công việc…huhuhu… Hình như chưa đủ "duyên" để khám phá Tibet như June!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,422
Bài viết
1,175,739
Members
192,095
Latest member
atoneus
Back
Top