What's new

Tây Tạng- Những ngày xanh nắng hạ

Tôi nghĩ ít có nơi nào có nhiều mây trắng giữa trời xanh đến thế

4776008077_a2f452bec4_z.jpg


4775806391_20d058d402_z.jpg


4776437864_29cc9624ed_z.jpg


và bầu trời lại gần với mặt đất đến thế

4775819369_4198a4b951_z.jpg


Một ngày bão giông gió cuốn của Hà Nội càng khiến nỗi nhớ những ngày xanh nắng của một nơi rất xa kia nôn nao nhiều hơn... Tôi sẽ chia sẻ cùng mọi người những kỷ niệm vui buồn đầy ắp trong hành trình đi tìm mây trắng vào những ngày tháng sáu trên xứ sở mái nhà của thế giới- Tây Tạng.

Hành trình của chúng tôi từ Hà Nội (2 người) như sau:

attachment.php


11 /6 : Hà Nội- Nam Ninh- Thành Đô
12/6 : Thành Đô- Lhasa
13/6 : Trên tàu Thành Đô- Lhasa
14/6 : Lhasa
15/6 : Tu viện Drepung và Sera
16/6 : Potala và Jokhang
17/6 : Tu viện Ganden và hồ Namtso (ngủ đêm tại Namtso)
18/6 : Từ Namtso quay lại Lhasa
19/6 : Lhasa- Gyantse, thăm Pelchor Chode, Dzong
20/6 : Shigatse (thăm Tashilhungpo)- Sakya
21/6 : Tu viện Rongbuk và Everest Base Camp (ngủ đêm tại EBC)
22/6 : EBC- Saga
23/6 : Saga- Paryang
24/6 : Paryang- Hồ Manasarovar (ngủ đêm tại khu vực hồ)
25/6 : Tới Darchen
26/6 : Ngày 1 của kora vòng quanh Kailash (ngủ đêm tại tu viện Dira-puk)
27/6 : Ngày 2 của kora quanh Kailash, vượt con đèo cao nhất của hành trình là Drolmo-la (5630m) (ngủ đêm tại tu viện Zutul- puk)
28/6 : Ngày 3 của kora quanh Kailash- Darchen- Tirthapuri- Guge Kingdom
29/6: Thăm Tsaparang, Tholing ở thung lũng Zanda
29/6: Guge Kingdom- Paryang
30/6: Paryang-Zhangmu
1/7 đến 4/7: Kathmandu

Thành Đô là địa điểm chúng tôi hẹn gặp và bắt đầu hành trình tới Tây Tạng cùng 2 nhóm bạn đồng hành bay từ TPHCM qua KL/BKK và 1 nhóm từ Bắc Kinh tới.
 
Last edited:
Yushu- ngày trở lại

Xe vừa rẽ vào ngõ đi vào Gyanak Mani tôi đã reo lên vì nhận ra nơi chốn cũ, dù bây giờ nó đã khác trước quá nhiều với những dãy nhà mới xây to đẹp và hai hàng xe hơi hiện đại sáng choang nối dài.


- Ảnh HL

Cả lũ chúng tôi đều kêu lên vui sướng khi cánh cửa nhà trọ mở ra...một không gian ngập tràn ảnh sáng mặt trời , một mảnh sân nhỏ với đầy hoa lá và nhiều đồ vật trang trí rất đẹp mắt. Có trong mơ tôi cũng không nghĩ ngày trở lại Yushu lại được nghỉ ở ngôi nhà Tạng xinh xắn và đáng yêu đến thế.



Mới 10h30 mà chúng tôi đã tới nhà trọ, lúc mà khách đang ở đó chưa check out nên cả bọn tập kết đồ đạc dưới sân, hóng hớt hỏi chuyện Yak và tất nhiên là cả chị em lẫn anh em đều thi nhau tạo dáng để chụp hình quanh bụi hoa vàng mọc vươn theo ánh nắng tới tận tầng 2 kia. Mấy bông hoa hồng lớn hơn cả cái bát ăn cơm trong sân của Xinzhai Family Hostel lại khiến tôi nhớ xiết bao những bông hồng trong vườn FIT Snowland ở Lhasa một mùa hè năm cũ...

Đúng như đã hẹn, 11h30 bạn Tsebtrim xuất hiện ở sân nhà trọ, phong cách lãng tử và hiện đại với mái tóc đuôi ngựa và các thiết bị làm việc super pro.


- Ảnh Teddy

Chúng tôi nhanh chóng thảo luận về các vấn đề của hành trình cho 10 ngày tới và Tsebtrim thể hiện rõ phong cách làm việc chuyên nghiệp khi chỉ cho tôi thấy các vấn đề có thể sẽ gặp phải trên đường, các phương án xử lý ở một số đoạn đường ở tuần đầu tiên tại Nangchen. Trước chuyến đi tôi đã hỏi rất nhiều nguồn thông tin để có được bản đồ chi tiết của Nangchen nhưng không ai có, kể cả Lobsang, nên lúc làm hành trình đoạn Kham trên đất Thanh Hải thậm chí tôi đã phải tự cầm bút vẽ trên giấy các địa điểm xung quanh Sharnda theo 4 hướng và khoảng cách ước chừng để dễ mường tượng và tính toán đường đi theo 1 số chỉ dẫn viết xuôi của bạn ấy. Sau này khi về VN tôi đã order cuốn Footprint qua mạng nhưng bản đồ Nangchen trên sách vẫn không thể hiện đủ chi tiết các nơi chúng tôi đã đến. Tuy nhiên cũng phải nói thêm là tôi cũng chưa từng bao giờ cảm thấy lo lắng cho hành trình này trong khi 1 số thành viên khác của đoàn đã lo sốt vó thấy tuần đầu của hành trình chúng tôi không thể tính trước là sẽ ở đâu, ăn gì mỗi ngày. Lý do là vì tôi luôn tin tưởng là miễn là điểm đến chỉ cần là 1 tu viện nhỏ hoặc một ngôi nhà Tạng nào đó, nhất định người Tạng sẽ giúp đỡ khách lỡ độ đường...Gặp Tsebtrim, bạn cũng nói đúng như điều tôi nghĩ và chúng tôi chỉ cần chuẩn bị thêm lều và túi ngủ thuê ngay tại Yushu này mang theo.

Nhờ có Yak nói chuyện trước đó vài tuần nên việc đặt 2 xe của Tsebtrim không cần phải đặt cọc gì cả. Yak cũng đã giúp tôi kiểm tra đối chiếu giá cả thuê xe của các đại lý khác, tình trạng xe cộ của Tsebtrim để đảm bảo chúng tôi có loại xe phù hợp, an toàn nhất cho địa hình Nangchen. Buôn bán qua điện thoại nhiều lần trước chuyến đi và tới lúc gặp gỡ ở Yushu này mới vỡ lẽ là Yak và Tsebtrim đã từng gặp nhau và làm việc cùng nhau trong một triển lãm du lịch quốc tế ở Thành Đô năm 2009. Cả bọn lại càng vui mừng hơn bao giờ hết vì thấy mọi người đều như đã là bạn bè từ thuở xa xôi nào rồi. Sau này về lại Việt Nam khi nói chuyện cảm ơn Lobsang đã giới thiệu Tsebtrim cho tôi, giúp hành trình của chúng tôi thành công mỹ mãn, Lobsang mới nói thêm chính Tsebtrim và các tài xế của anh là những thành viên tham gia các dự án làm phim của BBC và NatGeo về thượng nguồn sông Mekong, ví thử như trong dự án phim "Mekong river with Sue Perkins". Lobsang cũng nói anh hiện đang cùng Tsebtrim đang hỗ trợ hoàn tất các phần còn thiếu của Lonely Planet đoạn Nangchen nữa.

Vậy nên tôi chia sẻ ở đây với các bạn contact của bạn Tsebtrim và Gesar Tour với khẩu hiệu "Let the Tibetan show you Tibet" để các bạn tham khảo. Nếu các bạn có dịp overland khu vực Kham và Amdo trong địa phận tỉnh Thanh Hải, có thể liên hệ với bạn ấy để thu xếp thuê xe và guide (nếu cần thiết).

TsebtrimRenqing
Mobile: +8613909769192
Tel: +869718015644
Fax: +869718015644
Email: [email protected]
Web: www.gesartour.com
Skype: GesarTour
 
Last edited:
Yushu Gyanak Mani Walls

Cảm ơn bạn bibo81 đã theo dõi nhé. Tôi cố gắng viết nốt topic này vì một lần viết cũng giống như đang được trở lại những con đường mình đã qua, được gặp lại những người mình đã gặp và rất yêu mến trên đường đi và nếu thời gian trôi đi nếu không ghi chép lại gì thường tôi cũng sẽ quên mất nhiều thứ, tôi sẽ rất tiếc...

Đá Mani (Mani stone) là những phiến đá, hòn đá được người Tây Tạng khắc các lời kinh cầu nguyên hay các câu thần chú của Lạt-ma giáo hoặc những biểu tượng thiêng liêng khác của Phật giáo Tây Tạng. Chúng thường được đặt dọc theo hai bên đường đi hoặc hai bên bờ sông, trước lối vào đền, chùa hoặc được chất thành những đống lớn hay là những bức tường dài.




Gyanak Mani Walls nằm cách trung tâm thành phố Yushu (tiếng Tạng là Jyekundo) khoảng 6km, là một địa điểm hành hương Phật giáo quan trọng ở địa khu Kham nằm trong tỉnh Thanh Hải và cũng là bức tường đá nguyện lớn nhất thế giới. Cho tới nay có hơn 2,5 tỷ viên đá mani được người Tạng xếp thành đống và thành những bức tường dài hơn 100m, rộng 80m và cao hơn 3m.

Có gần 2 ngày ở rất gần khu thánh địa này nên tôi đã có dịp quan sát Gyanak Mani vào lúc sáng sớm, trưa nắng, chiều muộn và cả khi trăng lên, vòng kora trong cũng như ngoài của Mani Walls. Và rõ ràng quanh những bức tường đá nguyện chẳng bao giờ thiếu vắng những bước chân đi của những người Tạng mộ đạo, với đủ độ tuổi, trang phục và cách thức hành lễ

Gyanak Mani một buổi sáng sớm cuối tháng 6





Gyanak Mani vào giữa trưa rất nắng



Một vài người Tạng vẫn miệt mài hành lễ gần những bức tượng Phật ở Mani Walls khi chỉ còn lại vài vệt nắng cuối ngày



Và có lúc tôi còn thấy bọn trẻ con còn trượt pa-tanh để tăng tốc độ kora



300 năm tồn tại từ khi vị hành giả Tendro Nyishar đặt nền móng cho ngôi đền đầu tiên ở đây, quần thể Gyanak Mani này đã làm nhân chứng không biết bao những bước chân đi nhiễu của những người Tạng mộ đạo từ khắp vùng Ziling (tên tạng của Tây Ninh), Tứ Xuyên, Cam Túc và từ Lhasa xa xôi. Trong cách mạng văn hóa của Trung Quốc, Gyanak Mani Walls cũng không tránh khỏi bàn tay phá hoại của những con người mê muội theo chỉ thị của chính quyền TQ. Tôi thấy rất đau xót khi nghe Yak kể lại rằng có rất nhiều những phiến đá, viên đá nguyện từ nơi này đã bị người ta gỡ xuống để làm nhà vệ sinh, nhà tắm cho người Hán tới định cư ở Yushu. Tôi cũng từng thấy trận động đất năm 2010 cũng làm cho phần lớn các bức tường đá nguyện và tu viện Gyanak bị đổ sập tang thương đến thế nào …

Vì thế gặp lại Mani Walls được dựng lại hoàn chỉnh như ngày hôm nay tôi thầm nghĩ một khi còn có niềm tin và còn có sức lực, những người Tạng ở Jyekundo như người đàn ông này cùng với những người khách hành hương từ phương xa tới đây sẽ vẫn luôn miệt mài khắc những lời chú thiêng liêng lên đá, dùng khăn lau thật sạch rồi xếp thêm vào Mani Walls để nó cao hơn và to hơn nữa.


- Ảnh Vịt bầu
 
Cảm ơn bạn chủ. Một topic trải từ 2010 đến 2016, mà bạn chủ viết rất chỉn chu. Có thể làm tư liệu để bạn nhìn lại xem câu chữ của mình có thay đổi ko và thay đổi ra sao trong cả một đoạn đời :)
 
Nhìn có vẻ nóng bức quá, không biết thời tiết ở đó thể nào chủ thớt nhỉ ??

Trời nắng nhưng không hề nóng đâu bạn, còn lạnh và phải mặc áo khoác và quàng khăn là khác. Nói chung đi mùa hè đỡ khắc nghiệt hơn.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,673
Bài viết
1,171,165
Members
192,347
Latest member
shopacctocchien
Back
Top