What's new

Tham khảo: Quy Định cho các chuyến đi đường trường bằng xe máy

Có rất nhiều bài viết bổ ích và thực sự rất quan trọng cho những chuyến đi xa. Xin cảm ơn tất cả!

Nhân đây mình cũng xin đóng góp một ý kiến rút ra từ kinh nghiệm của chính bản thân mình đó là: Không dừng đỗ xe khi ngay trước mặt bạn có đoạn cua trái (không cần là cua gấp). Vì khi đó, dù bạn có tấp vào lề đường rồi thì vẫn có thể có xế nào đó đi ngược chiều, do không làm chủ tốc độ, ôm cua không hết nên nhằm thẳng bạn mà xông tới. Mình đã phải trả giá bằng mười mấy mũi khâu ở chân vì vụ này rồi.

Về chuyện vượt trái, vượt phải thì chắc tùy theo từng trường hợp thôi. Cá nhân mình hiếm khi mình vượt trái cả, vì dù đường có nhỏ thì vẫn thường có làn dành cho xe thô sơ (khoảng 2m gì đó) và mình thường đi vào làn đó khi vượt oto. Dĩ nhiên là trước khi vượt, dù là trái hay phải thì cũng cần quan sát kỹ rồi mới quyết định vượt khi đã đủ an toàn.
 
Cái này trong luật giao thông có cấm không nhỉ? Hôm bữa em chạy ban ngày bật đèn bị mấy anh giao thông gọi vào nhắc nhở đấy :D

Nhắc nhở có thể là vì bạn bật fa. Lưu ý trong khu dân cư thì chỉ được phép mở đèn cos thôi (bật fa sẽ chiếu làm chói mắt xe đi ngược chiều).

Còn việc mở đèn ban ngày thì xin thưa rằng ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH (nhất là khi đi đường xa lộ). Vì sao?

1: xe khác sẽ dễ dàng nhìn thấy xe bạn hơn nếu bạn mở đèn (cho dù là ngược chiều hoặc cùng chiều - nhìn wa kiếng chiếu hậu). điều này sẽ giúp họ tránh xe bạn tốt hơn.

2: Tốt cho bình và sạc : trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, hệ thống điện của xe sẽ tốt hơn nếu bạn mở đèn (sẽ giúp hạn chế bị phù bình) - đặc biệt là đối với những dòng xe nhập khẩu từ nước ngoài và những xe đời mới ráp tại VN. Những xe nhập khẩu từ nước ngoài vốn không có công tắc đèn (đèn mở suốt 24/24), hệ thống điện đóm đã được canh chỉnh đúng với mức tiêu thụ điện khi có đèn, khi về VN (nhất là phía trong Nam), người mua xe thường chế thêm công tắc đèn để có thể tắt ban ngày, và việc làm này vô tình làm dư điện khi xe đang vận hành. điện sinh ra không có chỗ thoát, lâu ngày sẽ làm phù bình. để hạn chế việc phù bình, nhiều người gắn thêm tụ sứ (tụ sứ sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ tiêu thụ điện năng dư thừa). Việc bình và sạc dễ bị phù, hư là nỗi đau đời của rất nhiều người sử dụng những loại xe ga lớn như SH, Dylan...

3: khi di chuyển theo nhóm, việc mở đèn sẽ giúp bạn bè của mình dễ nhận ra mình cho dù ở xa hay gần (khi ở xa tít phía sau thì chỉ cần liếc kính chiếu hậu là đã thấy ánh đèn rồi - còn nếu ở phía trước thì đèn hiệu ở đuôi xe cũng sáng - hiệu quả tương tự)

Khi đi đường dài, lượng điện sản sinh ra lớn hơn khi đi trong nội thành nên việc mở đèn là 1 cách thể hiện tình yêu của bạn với con xế của mình. Vừa giúp xe tốt hơn lại có thể giúp an toàn hơn cho mình khi di chuyển, lại có thể giúp bạn bè di chuyển đồng bộ hơn. Toàn là tốt chứ không hại.

Nói tới vấn đề đèn, mình vẫn chưa thấy ai đề cập tới việc đá đèn. đá đèn thường được mấy anh xe 4 bánh (hoặc lớn hơn) sử dụng nhưng xe máy sử dụng cũng tốt chán. Vậy đá đèn là gì?

đá đèn là hành động chuyển từ chế độ cos sang pha rồi chuyển lại cos ngay (hoặc ngược lại - nhưng nên để mặc định là cos - vì nếu bật fa thì sẽ làm chói mắt người khác - không tốt). Vậy khi nào thì đá đèn ?

1: Khi xin đường để vượt. trước khi vượt xe thì kết hợp đá đèn (có thể đá 1,2 lần liên tiếp để thu hút chú ý) rồi xi nhan theo phía muốn vượt (cách này thường áp dụng để vượt xe lớn). Nếu xe mình muốn vượt chủ động nhường đường thì ok tiến lên bác tài. còn nếu họ không cho thì đợi đến khi thuận tiện thực hiện lại việc xin đường.

2: khi cần thông báo 1 điều gì đó cho xe khác biết. Cái này thì bà con xe lớn khi đi ngược chiều hay làm với nhau - báo có hugo ở trên hay không :D

3: kêu gọi bạn bè phía trên

đá đèn thường đi chung với 1 hành động khác. VD xin đường thì đá đèn + xi nhan, báo hugo thì đá đèn + ra dấu tay, kêu bạn bè thì đá đèn + bóp kèn

Sẽ có câu hỏi rằng tại sao kêu bạn bè phải đá đèn nữa, bóp kèn là đủ rồi mà. Xin thưa rằng nếu khoảng cách xa quá bóp kèn không nghe được (gió + khoảng cách xa sẽ làm giảm khả năng nghe ngóng) thì ánh sáng là cứu cánh lớn nhất nếu muốn thông báo 1 điều gì đó cho bạn mà không muốn dừng lại để gọi đt. Cách này rất hiệu quả nếu những xe đi chung hiểu ý nhau.


------------------------

Ngoài ra còn 1 lưu ý mà mình không thấy ai nhắc đó là kiếng (gương) chiếu hậu.

Vì lý do vướng víu (hoặc có nhiều người cho rằng xấu) mà bỏ đi 2 kiếng zin theo xe hoặc gắn 1 cái kiếng bé tẹo tèo teo bên trái làm kiểng. Có thể đi trong nội thành bạn có thể không nghĩ tới kiếng chiếu hậu, nhưng khi đi đường trường cái kiếng có thể là vật nằm giữa sự sống và cái chết của bạn (và của cả ôm ngồi đằng sau bạn).

Bạn không thể nào nhìn rõ ràng phía sau bạn được nếu không xài kiếng. Xin đừng nói rằng có thể quay lại nhìn - vì hành động quay lại vừa mất nhiều thời gian hơn việc liếc qua kiếng, vừa không rõ ràng như khi nhìn vô kiếng. Và có những khoảnh khắc chỉ cần chậm 1 tí xíu bạn sẽ hối hận suốt đời. đơn cử như việc vượt xe : ngoài việc đá đèn, xi nhan ra thì bạn nghĩ sao nếu đằng sau lưng bạn cũng có 1 xe khác cũng đang vượt xe bạn? Việc lách ra bất chợt sẽ khiến xe phía sau bạn không lách kịp, và tai nạn có thể xảy ra. Tai nạn trên làn đường của xe khác là 1 điều vô cùng nghiệm trọng.

Ngoài ra kiếng cũng là 1 dụng cụ rất tốt để bạn theo dõi tình hình bạn bè mình phía sau. Kiếng chiếu hậu + đèn xe của bạn bè phía sau sẽ giúp bạn theo dõi 1 cách tốt nhất. Người dẫn đoàn nên lưu ý chi tiết này.

Thực tế là ngay cả trong nội thành cũng đã xảy ra nhiều tai nạn đáng tiếc mà vốn có thể tránh được nếu lái xe chịu nhìn kiếng chiếu hậu 1 tí.

Còn 1 điều cũng quan trọng không kém dành cho cặp kiếng xe : Hiện nay nhiều đoạn đường quốc lộ đã thực hiện việc phạt xe không gắn đủ 2 kiếng loại lớn (nhất là đoạn đường đi đà Lạt). Yêu cầu là phải đầy đủ 2 kiếng và phải đủ lớn (như kiếng zin theo xe là ok, chứ kiếng trái tim hay chiếc lá be bé gì gì cũng bị chém tuốt). Phạt kiếng thì nhẹ thôi (tầm 200k) nhưng cũng đủ làm mất vui và đôi khi kéo thêm tội khác mà kết quả là chuyến đi không trọn vẹn.

Vậy thì ngoài hành trang đầy đủ, tại sao mỗi người, mỗi đoàn lại không chuẩn bị thêm những kiến thức cần thiết để có thể có những chuyến đi thật vui, thật bổ ích, thật hoàn hảo?

Vài lời dài dòng, hy vọng mọi người sẽ có thêm 1 vài kinh nghiệm đi đường.
 
Đã đi phượt thì chủ yếu dân miền bắc đi các cung đường trung du miền núi nênkhông có làn ôtô xe máy như đường cao tốc đâu. Có nơi đường chỉ đủ vượt nhau, thậm chí vượt là phải lấn qua đường ngược chiều nên vượt "trái" và đi vào vùng gương hậu của ôtô là chính xác. Lái ôtô khi họ không vượt ai thì họ chỉ quan sát gương trái của họ là chính. Việc vượt phải bạn có thể trả giá đắt ngay tức khắc.

Đó là kinh nghiệm và nguyên tắc chung khi bạn chạy xe. Không có quy định không được vượt phải, nhưng trường hợp như sau tuyệt đối mình sẽ không bao giờ vượt phải:
- Đường nhỏ, bên phải đường rất xấu.
- Bên phải đường có chướng ngại vật phân cách mặt đường và lề đường, bạn nào hay đi đường từ Hà Nam về Nam Định thì có thể thấy rõ các bục bê tông chắn bên phải đường.
- Vượt phải các xe tải lớn 3 4 chân, xe siêu trường, siêu trọng.

Mình thì không thể quên một lần về Thái Binh đoạn đường từ Phủ Lý - Nam Định chạy sau một xe 3 chân, một xe máy vượt phải xe tải lớn, do đường nhỏ, không quan sát gương hậu bên phải, tài xế xe tải chạy đánh võng một chút và đuôi xe tải ép sát vào lề đường có một xe máy đang vượt, bên phải đường là các bục bê tông, người điều khiển xe máy kia đã phải hốt hoảng và đã phải cho xe cố lách vào giữa hay cục bên tông, xe va chạm vào đó, xế bung cả móng chân, nhưng may mà còn thoát được bánh sau xe tải.

Nhưng vượt trái cũng không phải lúc nào cũng tốt: Theo mình thấy tuyệt đối không vượt trái nhất là với các xe tải lớn khi xe vào chỗ quay đầu, vào bùng binh. Tại những vị trí này việc vượt trái là cực kỳ nguy hiểm, khi xe dài đánh lái các xe nhỏ phía trái sẽ bị ép sát vào trong.
 
Về vấn đề nhận biết đoàn em có ý kiến thế này ạ.
ao%20tap%20bong%20da%20mau%20xanh%20chuoi%20dam.jpg

ao%20tap%20bong%20da%20mau%20vang%20cam%20nhat.jpg

những chiếc áo này rất rộng mặc thoả mái + màu sắc rất dễ phát hiện + giá có 20 -25k
Em nghĩ đoàn nên làm cho mỗi thành viên 1 áo ngoài như này để nhận biết đoàn dễ hơn =)). Tất nhiên là cùng 1 màu ạ =))
 
Để nhận biết nhau thì chỉ cần dán decal phản quang vô áo hoặc nón thôi, chứ mặc áo kiểu này để đi đường thì xin lỗi cho mình kiếu. Xấu không tả được -.-
 
Last edited by a moderator:
Mình xin bổ xung 02 vụ thực tế bản thân.

1. Lấy đà lên dốc cao bằng số 4:
Xe tốt, chạy bon, đường nhựa thì dốc cao vẫn lấy đà lên được. Khi đã lên rồi thì rất ngại đạp số lùi vì mất đà.

Hậu quả: Khi gặp sự cố xe không có lực để phi ra, tránh.
Thực tế: Xe WareAlpha, đoạn Bình lư về Sapa. Gặp xe tải đổ dốc bó cua sát mình. Xế gãy tay, ôm nứt bánh chè.

Khi gặp dốc không quanh co, quan sát được đỉnh dốc sắp lên mới có thể tăng tốc lấy đà bằng số 4.

Khi gặp dốc quanh co, ko quan sát được đỉnh dốc sắp lên thì tăng tốc bằng số 4 rất nguy hiểm. Tối ưu nhất là về số 2 từ chân dốc đi từ từ lên, khi có đà chuyển sang số 3, vẫn đang lên dốc ko nên sang số 4.
 
Mình thấy còn 1 vấn đề khi đi cũng quan trọng nữa là nếu xe sau mệt hoặc chưa đủ cứng ko bám được đoàn thì cứ tà tà mà đi, có tụt lại thì chốt sẽ đi cùng, đến chỗ rẽ thì đoàn sẽ chờ ở đó, tuyệt đối ko nên cố gắng đuổi theo các xe đi trước, đi cố rất nguy hiểm. Còn mệt thì nghỉ lại tại chỗ nào đó rồi alo cho ôm của trưởng đoàn để thông báo để đoàn trước đến điểm tập kết trước chờ (nếu gần), còn không thì cũng dừng lại để chờ.
 
Tên topic :'' Quy định....bằng xe máy'' mà không thấy nói đến việc bắt buộc xế phải có ''giấy phép lái xe''( mô-tô, xe máy) của sở GTCC cấp. He ! He ! Đấy cũng chỉ là cái giấy về mặt pháp lý để ta lưu hành xe thôi. Cần nhất vẫn là trình độ hiểu biết luật giao thông đường bộ của xế để thể hiện kỹ năng tay lái. Bây giờ mà đưa bảng hệ thống biển báo, vạch kẻ đường hỏi các xế, khối ông không biết nội dung của chúng.
Đa số các vụ tai nạn giao thông đường bộ là do người tham gia giao thông vi phạm luật gây nên.
 
Đã đi phượt thì chủ yếu dân miền bắc đi các cung đường trung du miền núi nênkhông có làn ôtô xe máy như đường cao tốc đâu. Có nơi đường chỉ đủ vượt nhau, thậm chí vượt là phải lấn qua đường ngược chiều nên vượt "trái" và đi vào vùng gương hậu của ôtô là chính xác. Lái ôtô khi họ không vượt ai thì họ chỉ quan sát gương trái của họ là chính. Việc vượt phải bạn có thể trả giá đắt ngay tức khắc.

Tuyệt đối không được vượt ô tô nếu họ không có dấu hiệu cho phép vượt. Trong trường hợp cụ thể bắt buộc phải vượt bên phải ô tô. Ta phải kết hợp dùng đèn pha-cốt, đèn xi nhan, còi thậm chí vật cầm tay (ôm có thể cầm khăn, áo... ) ra hiệu cho lái xe ô tô biết. Khi ô tô xi nhan trái, giảm tốc và nhường đường bên phải thì mình mới được vượt.
 
Mình nghĩ các nhóm phượt có tổ chức thì nên mua bộ đàm. Ít nhất cần có 2 cái, dành cho xe dẫn và xe chốt.

Đại gia. Chắc chỉ có dân moto chuyên nghiệp mới làm được như thế. Mình có thể hoàn toàn khắc phục được điều đó mà không cần đến bộ đàm.
- Dẫn đoàn: Cần 1 người nhanh nhẹn, trách nhiệm, tinh mắt, hiểu biết địa lý nữa thì càng tốt.
- Chốt đoàn: Cần 1 người có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm sửa xe và quan trọng là phải là người điềm đạm, không bị cuốn theo toàn đoàn.
Người dẫn đoàn phải đi xe với tốc độ vừa đủ, phải chạy ở tốc độ cảm thấy an toàn cho bản thân và cho các xe đi sau. Trong khi đi, xe đằng trước phải nhìn thấy xe đằng sau, nếu không thấy phải đi chậm lại để chờ, khi đi chậm 1 lúc không thấy thì hãy quay lại. Cứ như thế từ xe dẫn đoàn hay xe chốt đoàn vẫn liên hệ đuợc với nhau qua các xe trung gian và dễ dàng kiểm soát được tốc độ. Khi có sự cố thì các xe trước sẽ kịp thời quay lại mà chẳng cần phải liên lạc qua bộ đàm hay điện thoại.
Trong trường hợp ban ngày, khi có sự cố phía trước, người dẫn đoàn sẽ giơ cao tay báo hiệu cho xe đằng sau, và lần lượt các xe báo hiệu cho nhau đến xe chốt đoàn.
Trong trường hợp ban đêm có thể dùng xi nhan để báo hiệu giảm tốc độ, ngoài ra còn có thể dùng phanh và đèn hậu để báo hiệu cho xe đằng sau. Khi có sự cố xảy ra, phải tắt ngay đèn pha và bật xi nhan để xe trước không thấy đèn sẽ chờ và quay lại. Xe sau thấy xi nhan sẽ giảm tốc độ và dừng.
Việc dán đề can hay treo cờ, buộc dây v.v.. là rất quan trọng. Khi đi trong thành phố hoặc khu đông dân cư rất dễ bị lạc nhau => chậm tiến độ của đoàn.
Đi đường đèo, khi vào cua phải đi trong phạm vi phần đường của mình. Tránh lấn vạch khi vào cua, cố gắng cua sát vào lề đường bên phải theo hướng mình đang đi.
Ngoài ra còn 1 số vấn đề linh tinh nữa là đồ đạc phải gọn nhẹ hay xe cộ phải được kiểm tra trước khi lên đường hay quần áo bảo hộ nọ kia v.v...
Đây là 1 số kinh nghiệm của bản thân, nếu min mod nào thấy đúng thì edit thêm. Nhưng nói thật với các bạn là bạn nào mới đi mà đi với mấy bọn già già đi lâu năm, đố các bạn thấy giống cái quy định này. Nói chung càng già càng đổ đốn'=))
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,152
Members
192,386
Latest member
kimmochi1997
Back
Top