What's new

Tham khảo: Quy Định cho các chuyến đi đường trường bằng xe máy

Có những điều cần phải ghi nhớ và phải tuân thủ mọi quy tắc khi đi trên đường nhất là khi vượt xe ô tô.Tớ vừa đi Hà Giang từ mùng 1 đến mùng 4 tháng 9 về và tớ thấy nhưng quy tắc tối cần thiết khi đi đường đèo được phổ biến trước khi đi nhưng thấy tận mắt những người bỏ ngoài tai các quy tắc như vậy thật quá mạo hiểm.Không nói thì không thể chịu được khi các trưởng đoàn không siết chặt quân kỷ khi những người phía sau phá vỡ các quy tắc an toàn.Sơ sơ như chuyến đi vừa rồi thấy những lỗi sau

_Đổ đèo:nhiều xe tớ thấy xuống đèo đèn luôn đỏ,đỏ từ khi đổ dốc đoạn đèo đến hết đoạn ngoặt gấp
_Dừng xe:có nhiều người tôi thấy trong chuyến đi này dừng xe nghi và sửa xe ngay khúc cua ngoặt gấp.Đỗ dừng xe ngược chiều với phần đường
_Chạy xe:Chạy đuổi nhau,xe sau cách xe trước có khi còn dưới 10 mét
_Không quan sát tín hiệu đèn của ô tô.Cái này bắt buộc phải phổ biến cho mọi người khi vượt xe.Khi thấy ô tô xi nhan trái thì vượt phải,xi nhan phải thì vượt trái.Còn bật 2 đèn là xe báo đang có nguy hiểm,cái này phải chú ý và đừng có cố nháy còi đèn xin vượt khi thấy xi nhan 2 bên bật.Có nhiều người rất không hiểu tín hiệu khi xe bật để cảnh báo
_Không nên cố chạy nhiều nơi để lấy thành tích.Bởi hôm trước khi bọn tớ đến nơi và khi 11h đêm về nhà nghỉ ngủ thì có 1 đoàn đến nhận phòng
_Vượt xe:không bao giờ được nối đuôi nhau vượt xe ô tô nhất là đang ở đường xấu và dốc.Chuyến đi này tôi đã chạy như phá chiếc 16 chỗ của tôi chỉ để đè 1 đoàn không cho đoàn đó vượt lên chỉ vì vượt xe không an toàn.Lý do rất đơn giản chỉ vì người dẫn đoàn vừa vượt lên trên còn chưa sang lại phần đường thì đã thấy ông thứ 2 theo sau ở ngay cạch cửa xe rồi.Khoảng cách 2 xe máy chỉ có gần 3 mét.Đội đó đã bỏ quy tắc 2 giây và khoảng cách tối thiểu.Đè đoàn đó không cho vượt từ Cán Tỷ đến Tam Sơn nhất quyết không cho vượt vì chạy xe quá ẩu.Tớ đã đè đoàn đó để đoàn đó không thể đi nhanh được,không phải vì tính hơn thua mà vì đường xấu,đường xóc mà đoàn cố chạy như chạy đua,phóng nhanh và vượt ẩu.Còn nếu bạn nào đi xe máy mà nói chạy như thế là bình thường thì khi nào bạn lái ô tô và bạn thấy 1 đoàn xe đi như thế thì bạn sẽ thấy nguy hiểm đến thế nào.Chưa bao giờ tôi chạy xe mà người ngồi trong bị xóc đến như vậy nhưng phải làm như vậy.Trưởng đoàn,chốt đoàn không lo nhưng đối với những người mới chạy và những ôm phía sau thì không phải ai cũng giỏi

Điều tớ mong 1 trưởng đoàn phải là người tuân thủ quy tắc 1 cách tuyệt đối và cũng phải bắt những xế phía sau phải thuộc các quy tắc an toàn 1 cách triệt để.Giúp mọi người đi đến nơi về đến chốn

Cung đường thì đừng có cố tham chạy để lấy thành tích.Hãy tính toán những điểm đến mà phân bổ sức chạy

Còn nữa nhưng bức xúc vì những thành viên đi xe máy đi ẩu quá nên viết ra luôn,không đến lúc quên lại không viết đươc
 
Topic đã khá lâu & dài, nhưng e vẫn muốn góp ý điều này mà ko biết đã có ai nói chưa; theo e thì có vật tối cần thiết trên xe cần có và chú ý nhất trong các chuyến đi:
- Gương xe
- Phanh
Phanh thì chắc xe nào cũng có, nhưng Gương thì lại rất ít người để ý hoặc ko biết cách sử dụng, sợ vướng. Gương xe ngoài quan sát đường khi đi thì còn là vật mà theo e bất cứ Dẫn đoàn nào cũng nên có :))
 
Có Bác nào chia sẻ cho AE "ngôn ngữ tay" của các bác tài không? Bởi em thấy họ tránh công an với chốt bắn tốc độ rất tốt!
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn Bác đã mang đến cho ACE phượt nhà ta thêm kinh nghiệm đi phượt bằng xe máy.Em là 1 người rất mê xe máy nên lâu lâu là cứ cùng em nó lên đường rày đây mai đó nên cũng có tí kinh nghiệm .Các bác đi xe máy nhớ thêm kinh nghiệm là tự thay ruột và vá ruột nha,như em có 2 chuyến đi nhớ đời luôn ,chuyến đó đang leo đèo mà bể bánh xe ,mà xung quanh không có ai vá xe hết ,thôi rồi tía ơi,đẩy bộ gần mấy cây số thấy nhà dân xin vô tá túc và hỏi thăm chỗ vá xe thì biết thông tin là không có chỗ nào vá xe gần đây ,phải nhờ người đi kêu mấy ông thợ vá xe lại..hic hic.Còn chuyến đi thứ 2 cũng bị bể bánh xe ,vá xong chạy ,rồi bể tiếp thay ruột mới bị chém 1 nhát thấu xương ...hic hic.Từ đó đi đâu em cũng thủ theo trong người các ruột xe và 1 ống bơm để bơm chạy đỡ,nếu không muốn bị mất tiền oan mang,và đặc biệt là cung đường đi về các tỉnh miền Đông ,xe máy bể ruột như ăn cơm bữa.
Còn về phần tránh mấy anh CSGT thì em có kinh nghiệm là đến gần địa phận tỉnh nào cứ quan sát người dân địa phương ở đó đi xe máy như thế nào thì mình cứ đi như người ta là êm đềm và tốt đẹp.
 
Em chỉ lăn tăn ở mục 4 - Vượt ô tô. Bạn chủ topic khuyên chỉ được phép vượt trái ô tô. Em hoang mang quá! Ô tô nó có làn đường của nó bên ngoài, xe máy có làn đường xe máy bên trong. Phần đường ai nấy đi, trừ những trường hợp đặc biệt. Đi ra làn đường ô tô thì xe máy sai rành rành vì lấn tuyến, lắm lúc xui xẻo còn bị các anh CSGT thổi phạt. Thế mà còn vượt trái thì ắt hẳn lấn hẳn sang làn đường ngược chiều, chỉ nghĩ đến đó thì em đã rợn da gà vì sợ!
Theo em nếu là xe máy thì cứ làn trong mà đi, ngay cả khi vượt ô tô. Vì bản chất đó không phải là vượt mà chẳng qua ta đi xe máy trong làn đường của ta với tốc độ cao hơn xe ô tô đi ở làn ngoài. "Vượt" xe khác chỉ áp dụng cho các phương tiện cùng loại. Thực tế trên đường, chẳng mấy khi ô tô đi vào làn đường xe máy, trừ khi dừng đậu, đón trả khách hoặc nhường cho ô tô khác vượt.
Ngày trước, khi còn thường xuyên đu bám ca-bin xe tải trong các chuyến hàng, em được nghe nhiều tiếng chửi thề từ các bác tài mỗi khi có xe máy vượt trái, nhiều bác độc mồm còn bảo muốn ép quách nó vào dải phân cách hoặc xe ngược chiều cho bõ ghét... Cái này chắc nhờ thêm bác giặc lái Voòng Ngẩu Pín vào minh xác thêm!
Thực tế bản thân trên đường thì em toàn "vượt" phải ô tô, trừ những trường hợp đặc biệt bắt buộc phải vượt trái. Và đến giờ này vẫn chưa có pha giật gân nào đáng kể.
Chỉ là lắm mồm vài câu, nhờ các lão làng vào chỉ dạy thêm cho vỡ vạc ạh!
Nói thêm 1 tí, trong hoàn cảnh bình thường, dù cho vượt trái hay vượt phải thì hành động vượt của ta phần lớn cũng là sai luật vì quy định tốc độ tối đa của xe máy thường là bằng hoặc thấp hơn tốc dộ tối đa của ô tô, nói chung.
Bạn này chắc chắn chưa có bằng lái xe hoặc nếu có thì bằng lái này có vấn đề, hi,hi... Luật giao thông quy định ở trên đường không phân chia làn đường dành riêng cho các loại xe thì khi vượt xe khác phải vượt bên trái (tất nhiên phải đảm bảo các đk an toàn khác nữa),vượt bên phải bị ép xuống ruộng hay vô nhà dân thậm chí chết thì ráng chịu.He,he.... Đường bộ ở nước ta hầu hết là đi chung,không phân làn chỉ trừ vài đường cao tốc và đường lớn trong thành phố.
 
Có Bác nào chia sẽ cho AE "ngôn ngử tay" của Bác Tài kg? Bởi Em thấy họ tránh công an với chốt Bắn Tốc độ rất tốt?

Mua ô tô mà đi là sẽ có người nói cho.Còn đi xe máy thì hỏi bằng niềm tin.Hỏi chỉ để biết phía trước có hay không mà thôi.Chứ còn đã bắn thì CSGT có bao giờ mặc quần áo CSGT đứng chụp đâu
 
Thế đường ko có vạch thì sao?
Các cụ có câu " trời mưa tránh trắng, trời nắng tránh đen" . Nếu đi ban đêm trời mưa thì phải cẩn thận chỗ vũng nước (màu trắng) và nếu ban ngày mà trời nắng thì ban đêm vũng nước sẽ là màu đen.
Một kinh nghiệm của tôi nữa là nếu ko phản xạ kịp để tránh thì tốt nhất là tăng tốc để vượt qua .. híc, ko biết thế có hợp lý ko nữa nhưng tôi toàn làm thế.

+1 việc đi trời tối, mưa, trên đường có vũng nước(cả ban ngày) nên giảm tốc & chọn đường tránh những vũng nước.(k cần tránh xa, đi về gần bên lề vũng nước là được.)
//Tùy trong những trường hợp cụ thể mà lên tránh hay vượt.
 
Thấy có nhiều kinh nghiệm & những lưu ý đáng kể cho ace Phượt, nhận thấy là mọi người mới chú ý phần lưỡi mà chưa nói đến cái chuôi. Đó là về xe máy. Điều tối quan trọng trước khi đi xa là việc kiểm tra xe trước khi đi.
Câu hỏi đặt ra là cần kiểm tra những gì? À, Tất cả mọi thứ.
Cơ bản nhất phải biết được đó là :
- Phanh xe : gồm phanh trước & phanh sau, đối với phanh sau xem lại chân phanh đạp có vừa chân k?hay sâu quá?hay chặt quá? thì nên chỉnh lại. Tốt nhất là nên vừa chân phanh của mình. Tiếp là phanh trước, với phanh cơ tương tự, phanh đĩa cũng như vậy và lưu ý thêm là nhìn vào vạch dầu trong hộp dầu để nhận biết thêm có nên thay má phanh hay chưa?
- Đèn xe : chú ý kiểm tra hệ thống dàn đèn trên xe gồm đèn pha-cốt, đèn xi-nhan, đèn sau, đèn màn hình hiển thị.
- Lốp xe : chú ý áp suất lốp(độ căng) & bề mặt lốp. Nếu bề mặt lốp mòn quá thì nên thay mới sẽ hiệu quả tốt trong những trường hợp phanh cũng như độ bám đường.
- Còi : kêu được hay không? kêu to hay nhỏ?
- Gương : là 2 gương chiếu hậu, nên dùng cả 2 gương & k sử dụng bất cứ gương thời trang nào. Và nhớ xoay gương sao cho có thể nhìn được gần như toàn bộ không gian đằng sau xe(Là 2 bên xe).
- Chấn giảm xóc :Đó là 2 bộ giảm xóc trước & sau của bánh trước & sau bánh xe. Xem có hoạt động tốt không? Chú ý ở đây là độ tải trọng khi lai vật(người).

1 chút nói ngoài:
- Mũ BH : phần này là ngoài, không liên quan đến xe nhưng là vật tối cần thiết. Nên chọn loại mũ có kính, có khung đỡ quai hàm(Loại kín đầu đó!). --> Nhớ là loại tốt, giúp tránh va chạm làm tổn thương sọ, quai hàm, tổn thương tai, mũi, răng,...
- Quần áo : Nên chọn quần áo sáng màu, có vạch phản quang, mặc đơn giản, k mặc bó, vừa sát người, tránh mặc rộng thùng thình. Mặc quần áo dài tay, nên chọn quần áo dày 1 chút như quần bò khi đi đường nếu có xảy ra sự cố ngã xe, sẽ giúp giảm thiểu tổn thương và sức phá hoại trên bề mặt da.
- Giày : nên đi giày, đi vừa chân, thoải mái.
- Găng tay : nên đeo găng tay trắng để dễ nhận biết cho người ngoài vào ban đêm, giúp giảm thiểu tổn thương ở bàn tay.
- Bộ đỡ : cái này chưa được rõ tên gốc lắm, nó là những đồ thể thao dành cho những môn thể thao nguy hiểm, được bọc lót vào các vùng khuỷu của tay, chân, giúp tránh hay làm giảm chấn thương vùng khuỷu.

Sơ ý qua là như thế. Mong mọi người có thể đóng góp thêm!
// @ chủ thớt : bro xem thấy thông tin nào hữu ích thì đưa lên #1 cho ace dễ theo dõi nhé!
 
Quy định chặn dừng xe của CSGT khi tuần tra kiểm soát:

- Khi CSGT chặn dừng xe kiểm tra phải sử dụng gậy điều khiển giao thông, còi để dừng xe, không được sử dụng đèn pin làm tín hiệu chặn dừng...

- Chỉ có CSGT mới được quyền ra hiệu lệnh chặn dừng xe kiểm tra (nếu có phối hợp với các lực lượng khác thì lực lượng CSGT cũng phải là người chặn dừng xe).

- Khi chặn dừng xe, xe ôtô - môtô CSGT phải đứng trước đầu xe vi phạm.

- CSGT không được chặn dừng xe hai chiều, nhất là đường có dải phân cách, không được chặn dừng cùng lúc ba xe để kiểm tra, CSGT phải đến xe kiểm tra lỗi vi phạm để xử lý, không được ngồi trên xe.

- Quá trình tuần tra kiểm soát trên tuyến quốc lộ, CSGT phải liên tục di chuyển tuần tra suốt tuyến; không được lập chốt để chặn dừng xe kiểm tra...

(Theo Quyết định 1404/QĐ-BCA ngày 15-11-2007 của Bộ trưởng Bộ Công an)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,360
Bài viết
1,175,379
Members
192,068
Latest member
shbet188us
Back
Top