What's new

Tham khảo: Quy Định cho các chuyến đi đường trường bằng xe máy

Tại sao xuống dốc không được cắt côn vậy mấy Bro?

Khi xuống dốc nếu cắt côn thì xe sẽ không có sức máy kéo lại nên sẽ trôi theo quán tính. Tốc độ càng lúc càng tăng nhanh dần nên khi có sự cố sẽ nguy hiểm hơn. Bạn cứ thử cảm giác vào tầng hầm của bãi giữ xe đi, nếu lúc đó cắt côn thì sẽ thấy cái cảm giác nó nguy hiểm thế nào; còn khi vẫn để côn, về số thì có cảm giác làm chủ tốt tốc độ và tình huống tốt hơn.
 
Last edited by a moderator:
Mình chỉ lo nhất vụ lên, xuống đèo gặp phải mấy khúc ôm cua mà đường đèo thì nhỏ xíu xiu, lỡ gặp mấy tay lái ô tô cũng đang ngẩn ngơ ngắm trời ngắm biển, là rồi đời (gặp mấy lần rùi nhà, may mà đời còn..hên). Còn cái vụ bó vỉa, sát viả gì đấy, là sao ta, mình ko rành thuật ngữ lắm. Các bạn có thể giải thích dùm được không? Cám ơn.
 
Last edited by a moderator:
Theo mình các Phượt tử nếu dùng xe phổ thông thì nên độ lại đèn cho sáng, đi đêm cực kỳ tiện, đèn nguyên bản của xe sáng k tốt lắm, chạy đêm khoảng 60-70km hơi khó quan sát,
Hậu quả: Tớ 1 lần phi vào đống rơm khi tranh 1 con trâu lúc trời nhập nhoạng tối(lúc này chạy xe khó chịu nhất)
 
Hôm nay mới đi có 1 cung ngắn tí tẹo SG---Tây Ninh --->> núi Bà-->>SG nhưng có một số lwu ý sau với ACE
Mặc dù cái này ko mới (thậm chí biết rồi, khổ lắm nói mãi):
Mấy xe hay đi phố, xe ko guơng chiếu hậu (hoặc có mà ko phát huy tác dụng), khi đi đường trường nên thay "gương chiếu hậu" sáng, rõ nét, góc nhìn càng rộng càng tốt
....
Mấy cái khác nói sau..... giờ đi ngủ đã, mỏi chân rồi:))
 
Hi pakon, lính mới ra lò đêêyy,
Đang lang thang tìm hiểu chuyến đi sắp tới của mình đi Phong nha, đi solo nên cũng hơi lo lắng, vô tình dẫn đến trang web này và đọc những lời tâm huyết dặn dò của Gà Trưởng thấy cảm động quá, đặc biết là lời kết "trên đường Phượt điều gì cũng có thể xảy ra, mỗi người chúng ta hãy luôn cẩn thận, ngoài sống vì đam mê của mình cũng cần sống vì niềm vui của những người xung quanh nữa, có biết bao người mà niềm vui của họ chỉ đơn giản là thấy chúng ta luôn mạnh khỏe...Trước khi cơn say mạo hiểm đẩy chúng ta vào một hành động điên rồ và bất cẩn nào đó, hãy nghĩ đến những ai sẽ khóc nếu ta không trở về... ", ui sao mà cảm xúc dễ sợ nên gia nhập binh đoàn luôn, dẫu chắc khó có cơ hội đi xe máy cùng đoàn vì cv khá là bận, ... nhưng biết đâu đấy. Gà Trưởng chu đáo quá nên cho mình cùng tham gia diễn đàn nhé. Chúc pakon vui.

Mình sẽ mò mẫn lần nữa cho thông tin chuyến đi của mình, nếu bí quá mình sẽ nhờ pakon giúp đỡ, vui lòng chỉ giáo nhé. Thanks :)

DÂN ĐI - Cuộc đời là những chuyến đi ... không có hồi dứt
 
Cảm ơn anh chị em trong phuot.com.Quả là những thông tin bổ ích.
Em đang ở Đà Nẵng,muốn kiếm ít kinh nghiệm để đi về ĐakLak đây.Toàn phải đi một mình ngợp quá.
Hôm trước đi về tránh cái xe tải nên đâm vào cái ổ gà,thay nguyên luôn bộ săm và lốp.
Đi đường đèo đèn tối quá đi mất,tốc độ như rùa bò.Đi buổi tối nên toàn sợ bị cướp.
Đi từ 6h sáng,về nhà là 1h30 sáng hôm sau,ặc ặc,kinh quá.
Đọc xong các bài ở phuot.com rut ra được nhiều kinh nghiệm xương máu quá.
Cảm ơn anh em lần nữa.
-------
Mà anh em trong diễn đàn hay đi phượt bằng xe gì vậy?Hình như toàn phân khối lớn hay sao vậy?
 
Kính chào các bạn, những chỉ dẫn trên đây quá bổ ích không chỉ cho người đi trong đội hình mà cho cả từng các nhân.
Một số các bạn còn phân vân sao không thả dốc bằng số “không”, lý do có vài bạn đã nêu.
Tôi chỉ xin bổ sung : khi vận tố xe cao hơn tình huống cho phép, bạn về số cuối cũng rất khó và việc rà thắng dẫn tới bố thắng bị “chai”. Khi này thì bạn biết điều gì sẽ xảy ra rồi , khỏi cần miêu tả.
Từ khi tôi biết “chạy xe” cho đến khi được học thực sự lái xe mới được thầy cho biết về kỹ thuật thắng (phanh xe) theo các bước:
1. Ngớt ga . 2. Nhấn hay bóp phanh từ từ , không cắt côn ( Ambraya), 3. Nếu đi tiếp : cắt côn, vô số thích hợp với ga tương ứng (cái này đòi hỏi nghệ thuật), thêm vào đó nhả côn từ từ (vê côn) để các bánh răng “ăn ngọt”. Nếu phải dừng lại : Chỉ cắt côn khi xe sắp dừng.
Hầu hết các “Xế thủ ” cắt côn khi dùng thắng. Nghe như trên có vẻ vô lý, nhưng bạn đi xe máy với côn tự động thì các bước trên hoàn toàn tự động , trừ trường hợp “nhảy số” khi trả số (ví dụ từ số 4 về số 2; hoặc 3 về 2 ) thì không phù hợp với các xe côn tự động thôi.
Trên là cách thắng xe phù hợp với đường phẳng.
Khi lên xuống đèo thì các bạn đã cho nhiều kinh nghiệm quá bổ ích : các xe xài cu-roa thật không thích hợp cho việc đổ đèo (không có nghĩa là không an toàn).
Khi đổ đèo với xe có bộ côn tự động, tốt nhất là bạn nên quan sát tình hình , xuống đèo với số mà bạn phải “leo lên” bằng số đó . Cụ thể nếu bạn lên đèo khúc này bằng số 3 (không tính đến trớn) thì xuống cũng bằng số 3. Việc này giảm tải cho bộ má phanh (bố thắng ) của các bạn. Tuy bộ lá côn (bố nồi ) có thêm tải nhưng vẫn trong khoảng an toàn vì được nằm trong nhớt và các bộ phanh xe cũng chia bớt áp lực, so với lúc lên dốc thì lá côn vẫn còn được dễ chịu hơn.
Chịu khó một chút, việc lên xuống đèo đỏi hỏi bạn làm chủ được tốc độ mới đem lại cảm hứng chứ không phải là lên xuống với tốc độ nhanh nhất mới là giỏi. Nếu lên hay xuống đèo mà đem lại những cú “thót tim “, cho dù bạn may mắn được an toàn, thì chuyến “phượt” chắc khó gọi là mỹ mãn được.
Cám ơn các bạn đã đọc bài của mình.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,413
Bài viết
1,175,695
Members
192,088
Latest member
Hatdieu_HUNA
Back
Top