What's new
Re: Thông tin và kinh nghiệm phượt Fansipan (2013 từ trang 13)

Chú Cáng với Mã A Sàng bữa nay lập công ty du lịch rồi hả?
Mấy bữa nay VQG cấm HDV tự do, không biết chú Cáng có làm bên công ty nào không.
Khó cho cả đôi bên nhỉ.
 
Re: Thông tin và kinh nghiệm phượt Fansipan (2013 từ trang 13)

Chú Cáng với Mã A Sàng bữa nay lập công ty du lịch rồi hả?
Mấy bữa nay VQG cấm HDV tự do, không biết chú Cáng có làm bên công ty nào không.
Khó cho cả đôi bên nhỉ.

Bây giờ leo núi fansipan không còn dễ dàng đi tự do như ngày trước nữa, vì vậy các bạn nên liên hệ với các đơn vị có chức năng và được phép tổ chức tour ghép fansipan sẽ tốt hơn nhiều cho các bạn, chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công trên con đường chinh phục của mình ............
 
Re: Chi phí một lần leo Fan ??

Mình cũng cùng câu hỏi với bạn Dao Nguyen, cuối tháng 10 nhóm mình 6 người sẽ leo Fan cũng đường Sín Chải- trạm Tôn, nhờ bạn Sapattvntol gửi giúp mình thông tin chi tiết, thực đơn các bữa ăn, các khoản khác bên cty hỗ trợ như rượu Sâm banh và chi phí nhé. Mail mình:[email protected]
TKS bạn.
 
Re: Thông tin và kinh nghiệm phượt Fansipan (2013 từ trang 13)

Tháng 10 mình định leo chinh phục Phan với bạn bè hồi đại học khoảng 4 - 6 người đi nhưng ko định đi theo tour, mình hay đi phượt đã qu Y tí ở Sâp nhưng lần này làm leader nên hơi thiếu kinh nghiệm bạn nào vừa đi đôi cho m xin số đt để mình hỏi đc ko? Chắc m hỏi từ A - Z đó :) tks mọi người
 
Kinh nghiệm leo Fansipan mùa mưa

Để chinh phục Fansipan có 5 đường theo thứ tự từ dễ đến khó: Trạm Tôn, Sín Chải, Cát Cát, Việt Hùng, Tú Lệ (Tú Lệ hay Dốc Mít - Bình Lư? - thông tin này nhờ các bạn phượt kiểm chứng). Tất cả đều có chung một đoạn ngắn khá dốc về cuối để lên đỉnh 3143. Đường Trạm Tôn dành cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ (hi, đùa thôi, thực tế là đường này không quá khó, dân du lịch đi thành đường mòn rồi, vừa rồi có một anh bố không cần Porter, một mình dẫn 2 em nhỏ 5 và 8 tuổi lên đỉnh). Đường Sín Chải dài hơn, dốc hơn, khó hơn nhưng không quá đặc biệt so với Trạm Tôn. Cát Cát - Việt Hùng tương đối khó với người thể lực trung bình, còn Tú Lệ thì chưa nghe dân phượt nào kể, ngoài cái lắc đầu nhăn mặt của anh bạn Porter người Mông “Tú Lệ á? 7 ngày đi cơ”

Kinh nghiệm sau dành cho người có thể lực trung bình, đi mùa mưa (đầu tháng 9), chung đoàn có Porter mang theo dù bạt, túi ngủ, thức ăn và có Guider dẫn đường. Đồ đạc đang chuẩn bị là cho cung dài 4 ngày 3 đêm: Việt Hùng – Sín Chải.

A. Tập thể lực: Thời điểm hiện tại (2013) leo Fan không còn khó như trước, dễ dàng tìm được Porter đi chung đoàn, bạn chỉ cần mang đồ dùng cá nhân (khoảng 7-8kg) là ổn. Nếu không thường xuyên vận động thì nên dành ra 1 tháng chạy bộ và đẩy tạ trước khi đi, còn chơi thể thao hàng tuần thì mọi chuyện trở nên đơn giản.

B. Đồ dùng cá nhân cần chuẩn bị: càng gọn gàng càng tốt. Nhớ kỹ một điều là leo Fan không phải nơi trình diễn thời trang, hãy quên đi chuyện làm hàng, đồ đạc càng đẹp, càng xịn chỉ tốn công bạn suy nghĩ nhiều về chúng thôi. Lăn lê, trườn bò mấy ngày liền thì nhìn ai cũng như ai. Càng nhiều, càng nặng, càng làm hàng thì càng khổ. Hãy đơn giản để tận hưởng thú vui trên đường.

1. Balo: loại tốt có dây giằng trợ lực ngực và bụng, thể tích 25L, chứa được khoảng 7-8kg, có nhiều ngăn, 2 bên hông có túi hở (dùng đựng nước, C sủi, thức ăn vặt dọc đường)

2. Quần áo: Trừ bộ đồ đang mặc trên người ra thì cần chuẩn bị thêm: Quần dài 2 cái: chọn quần vừa vặn, để không cần mang thắt lưng – thoải mái nhẹ nhàng hơn, quần dù có lưới dạng thể thao là tối ưu; áo thun mỏng dài tay 3 cái – áo dài tay giúp bạn chống các loại côn trùng và cành lá cứa vào da trên đường đi; áo lạnh dù 2 lớp, ngoài có thể chống được sương, trong giữ ấm. Nếu không quen chịu lạnh giống tớ thì nên mang theo 1 áo len, đêm trong rừng vùng cao rất lạnh. Nên mang đồ cũ, khi cần có thể bỏ không luyến tiếc.

3. Nón mũ: chọn mũ tai bèo, vừa chống nắng, chống sương, bảo vệ khỏi côn trùng, cây lá…

4. Giày: loại chuyên dụng leo núi thì tốt, tầm 800k-1tr2. Nhưng theo kinh nghiệm phượt của bản thân, nếu không phải dân leo núi chuyên nghiệp, nên chọn loại giày cổ cao của quân đội. Rẻ, bền, nhanh khô (100k ở chợ Dân Sinh hoặc 80k tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm quân nhu cty28, cty32 Quang Trung Gò Vấp). Tớ rất ngán chuyện mỗi tối hong giày, ngồi chờ khô, đem cất, luôn sợ mất… Không nhất thiết phải mang theo dép, vì ban ngày trên đường bạn đi giày, còn ban đêm trong rừng không đèn đóm thì gần như bạn chẳng muốn mò ra khỏi lán.

5. Tất và găng tay: 4 đôi găng tay vải loại bảo hộ lao động có chấm nhựa, 6 đôi tất - dùng loại cũ hoặc rẻ tiền, kèm theo găng tay và ủng nilon dùng một lần. Có thể dùng 1 đôi găng tay da luôn đeo trong cùng cho cả hành trình, bao ngoài là găng tay vải – điều này giúp bạn không cóng tay, dù cho găng tay ngoài đã ướt. Đi 2 lớp tất vải giúp êm và chắc chân, một lớp ủng nilon rồi mang giày, giày ướt thì chân cũng không lạnh.

6. Áo mưa: áo mưa bộ loại tốt, áo mưa cánh dơi rất rườm rà, khó leo trèo.

7. Các loại túi nilon: cần có 3 bịch lớn, 3 bịch nhỏ, loại có phéc nhựa ép, kín nước. Chia đồ dùng ra từng gói nhỏ, để tiện lấy mà không cần lục tung cả balo. Thuốc men, quần áo giữ ấm, 1 gói lương khô dự phòng là thứ quan trọng cần bỏ vào túi nilon, quấn lại trước khi nhét balo. Ngoài ra, khi đi mùa mưa thì balo phải có bao nilon trùm lên khỏi ướt

8. Khăn: ngoài 1 khăn cá nhân, có thể thêm 1 khăn quàng cổ, nhưng tớ cho là không cần, vì đa phần các bạn mang cái này làm hàng. Nếu thích thì có thể dùng khăn rằn ri, quàng quanh cổ, vừa dùng làm khăn cá nhân, cuối ngày giặt, loại này rất nhanh khô.

9. Thuốc men: C sủi 1 hộp, Salonship gel, dầu gió loại nhỏ. Các loại khác như: đau bụng, nhức đầu, điện giải, tiêu chảy… cả đoàn dùng chung.

10. Thức ăn vặt: Chocolate, gạo lức (dự phòng), kẹo sâm… là những thứ khá nhẹ dễ mang theo, tốt cho cơ thể khi vân động nhiều, mang theo một vỉ sigum không đường, phòng khi không đánh răng được.

11. Máy ảnh: máy du lịch, nhỏ gọn cơ động, không lo lắng mất mát hư hỏng.

12. Điện thoại: chọn loại có chức năng đèn pin luôn cho tiện. Nếu điện thoại có GPS thì tốt.

C. Cách sắp xếp đồ dùng: cái nào dùng trước sắp lên trên, đồ dự phòng ít dùng như thuốc men hoặc áo len luôn quấn trong túi nilon kín cho dưới đáy. Bên hông balo nhét 2 chai nước 0.5l, 1 hộp C sủi, máy ảnh, thức ăn vặt. Ngăn ngoài cùng để tuýp SalonShip, găng tay, tất, áo mưa.

1. Khi di chuyển: luôn gọn gàng, balo đeo sát vào người, chọn 1 cây gậy đầu nặng và nhọn hướng xuống dưới (nhờ porter chặt cho), áo lạnh dù và áo mưa luôn để trên và ngoài cùng. Đã mặc áo mưa thì không cần áo lạnh, lúc di chuyển rất nóng. Khi ngừng lại, nếu cảm thấy lạnh thì lấy ngay áo lạnh ra mặc, bị nhiễm lạnh mất sức rất nhanh.

2. Tại trạm dừng chân: Đi đoàn đông rất dễ thất lạc đồ đạc. Sau khi vệ sinh xong, cần làm ngay các việc sau: Phơi giày và áo mưa, thu gọn đồ đạc, nghĩ tiếp cho ngày hôm sau – chuẩn bị trước, cái gì cần loại bỏ là bỏ luôn không luyến tiếc. Đánh dấu dày dép để khỏi nhầm, tớ hay buộc chéo dây giày hình nơ chiếc này vào chiếc kia ở một góc nào đó. Giày dép bộ đội không đắt tiền, nhưng nhiều người có thói quen “xỏ tạm của ai đó”, sáng ra tìm rất mệt. Đừng để mỗi tối ngay ngáy lo giày đang hong bị cháy, quần đang phơi gặp mưa, mỗi sáng tỉnh dậy nháo nhào tìm đồ bị mất. Cứ thu dọn gọn gàng, balo để cạnh người, tối ngủ sâu, sáng dậy cầm là đi luôn. (muốn vậy cứ đồ cũ, rẻ tiền mà mang theo)
 
Last edited:
Kinh nghiệm leo Fansipan mùa mưa

D. Kinh nghiệm trên đường: kinh nghiệm của bản thân là dân miền Nam, ở Sì Phố – không phải dân treck chuyên nghiệp, không có nhiều kỹ năng phức tạp, đi theo đoàn có Porter

1. Quy tắc 1: Bám đoàn và Không bao giờ đi sau người Porter cuối cùng. Trừ khi bạn đang đi theo đường Trạm Tôn, cứ men theo vết rác là về đến Sapa; các cung còn lại hầu hết là đường rừng, đặc biệt là Việt Hùng, Cát Cát, có những đoạn băng qua rừng nguyên sinh, rất dễ lạc đường. Nếu thấy mệt, bị tụt lại sau cùng, hãy thẳng thắn đề nghị mọi người chờ, việc ngại ngần, sĩ diện là nguy hiểm cho bản thân. Xin nhắc lại: KHÔNG BAO GIỜ đi sau người Porter cuối cùng, nếu bạn không tuân thủ nguyên tắc này, có khả năng… núi rừng Tây Bắc sẽ giữ bạn lại… Mãi mãi!

2. Quy tắc 2: Trong trường hợp bị lạc: câu nói muôn thuở - bình tĩnh. Trên hành lý bạn có treo 1 cái còi chứ? Thổi to và liên tục. Quay lại ngã ba bạn vừa đi qua, không chạy nhào nhào, không đi đâu cả, hãy ngồi ở đó. Nếu điện thoại có GPS và vẫn bắt sóng được thì check in điểm đó và thông báo đến mọi người ngay. Tại điểm dừng chân, sau khi phát hiện thiếu bạn, mọi người sẽ tổ chức quay lại tìm. Hoặc nếu may mắn, có đoàn khác đi qua, hãy bám chặt lấy họ (với cung Cát Cát, lán Việt Hùng một năm có vài đoàn đi, khả năng này rất thấp). Nhưng cái cảm giác 1 mình giữa núi rừng, với dân thành phố thì thật kinh khủng, đặc biệt là về đêm. Tốt nhất là luôn tuân thủ Quy tắc 1. Bởi như tôi nói với anh bạn chung đoàn “Sau 1 đêm cô đơn lạnh lẽo tối tăm trong rừng, có khả năng người ta sẽ tìm thấy một người điên”

3. Quy tắc 3: Để ý dấu hiệu đường và hành động của các Porter người Mông, mỗi khi nghỉ mệt, họ thường dùng dao khắc trên các thân cây. Tôi hỏi thì người ta bảo “khắc chơi ấy mà”, thực ra các vết khắc ấy sẽ giúp định vị cung đường. Nếu lỡ bị lạc, sau 1 ngày, mọi người chưa tìm ra bạn, hãy cố gắng tìm những vết khắc ấy (kèm theo vết rác nếu có).

4. Quy tắc 4: Không đi quá đông. Đoàn tôi đi có 18 người, vậy mà mỗi sáng mọi người đều mất hơn 1h đồng hồ vì chuẩn bị và chờ đợi. Tôi không biết đoàn 128 người của ....treck.vn sẽ đi thế nào, sẽ đủ các chuyện linh tinh xảy ra trên đường làm bạn mất vui với một đoàn quân số đông như thế. Và tốt nhất, nên rủ 1 người bạn thân đi chung (hoặc kết thân với 1 bạn trên đường), vì với một nhóm tụ họp từ khắp nơi, việc vắng bạn chỉ có người bạn thân của bạn phát hiện ra thôi.

5. Quy tắc 5: Rườm rà, lỉnh kỉnh là bỏ. Hãy luôn nhớ càng đơn giản càng tốt. Chẳng bộ đồ nào đẹp hơn khuân mặt rạng rỡ, khỏe mạnh tươi cười cả. Với nhiều người, chỉ mỗi chuyện tính toán, sắp xếp đồ dùng lúc dừng chân đã đủ nhức đầu rồi. Khi mệt, đến bản thân còn lo không đặng, lo chi vật dụng ngoài thân.

6. Quy tắc 6: Cố gắng vượt qua ngày đầu tiên. Những ý nghĩ bỏ cuộc thường xuất hiện trong ngày đầu tiên. Vì chưa quen cường độ di chuyển, nên trong buổi đầu rất mau xuống sức. Những ngày tiếp theo bạn sẽ quen nhanh thôi, đồng thời với ý nghĩ “đã được nửa chặng đường, quay đầu thấy bờ bên này xa hơn bờ bên kia, thôi đành đi tiếp”. Vượt qua ngày đầu, gần như chắc chắn bạn sẽ chinh phục được đỉnh Fan.

7. Quy tắc 7: 3 ly không qua khỏi núi, nhẫn nhục bảo toàn tính mạng: Mỗi tối bên bếp lửa trại, trời lạnh, thường mọi người thích có tí men. Ở đường lên lán Việt Hùng, cao độ 2200, tôi cũng có tí men :) Nhưng tôi uống đúng… 3 nắp chai Lavie là nghỉ, mọi người chọc ghẹo thì giơ tay xin thua “xin lỗi, em là đàn bà” rồi cùng cười vang. Chả gì đâu, mọi người đều vui, ai hơn thua việc bạn uống được bao nhiêu. Có em gái uống một lần nửa ly nhựa (loại ly uống nước mía), có em trai chờ thằng anh uống bằng nắp lâu quá, chan luôn rượu vào tô cơm mà húp. Tối đó em gái nọ ôm chân một anh người Mông ngủ luôn bên bếp, em trai kia được đồng bào Mông vác vào lán thả xuống, mềm oặt, đổ gục như một gốc chuối vừa mới bị chặt.

8. Quy tắc 8: Shut up and Climb! Đó là Slogan in trên áo của đoàn tôi. Thực tế thì không đến mức vậy, trò chuyện cũng là một thú vui trên đường. Nhưng khi bạn mệt, hãy nhớ tới Slogan đó. Trong lúc di chuyển, bạn hãy nghĩ về những sở thích của mình, trò chuyện với chính mình bằng suy nghĩ là cách tiết kiệm năng lượng và hữu ích để quên bớt mệt nhọc trên cung đường.

9. Quy tắc 9: Lên chậm, xuống nhanh. Khi leo thì phải bám thật chắc, leo thật vững. Khi xuống, hãy để ý đồng bào người Mông (hoặc dân Tây balo), họ đi rất nhanh, đôi khi như chạy. Khi xuống những đoạn dốc không quá khó, nếu có khả năng giữ thăng bằng tốt bạn hãy thử cách đi như vậy: chân vừa tiếp đất là bật ngay. Vì không phải ghìm mũi chân, cách đi này vừa nhanh, giúp tiết kiệm năng lượng và giảm đau chân đáng kể. Tôi đã thử từ cao độ 2200 về Trạm Tôn, cảm thấy rất nhẹ nhàng.

10. Quy tắc 10: Đường nào cũng về Trạm Tôn. Như đã nói ở trên, có nhiều đường để đến đỉnh Fansipan, nếu không phải dân treck chuyên nghiệp, không phải mùa hoa đỗ quyên, mùa thảo quả (tầm tháng 2), đường nào cảnh cũng như nhau, bạn cứ chọn cung Trạm Tôn để giảm thời gian và tiết kiệm sức khỏe. Thực ra dân treck cũng như những gã đàn ông ham của lạ, lên đến đỉnh là hết ham muốn. Sau khi chinh phục đỉnh Fan, đa phần mọi người muốn về nhanh nên đều chọn Trạm Tôn làm đường về. Đoàn tôi ban đầu dự định Việt Hùng – Cát Cát, sau đó là Việt Hùng – Sín Chải. Và cuối cùng là… “Đường nào cũng về Trạm Tôn”



Cuối cùng, Fansipan không phải là nơi để thể hiện sức mạnh, mà là nơi để thử thách sức bền và lòng kiên định. Bạn cứ đi khắc sẽ tới thôi. :)

Mr KuSun - Fansipan 2013 - Veni, Vici, Vidi!
 
Last edited:
Re: Kinh nghiệm leo Fansipan mùa mưa

Bạn có thể chia sẻ chút kinh nghiệm leo Fan mà không cần porter không? Vì mình nghe nói đi Fan bây giờ phải mua tour và bắt buộc phải có porter. Mình muốn leo 1 mình và không cần porter, mình đi Trạm Tôn chắc là không lạc đâu nhỉ :)
 
Re: Kinh nghiệm leo Fansipan mùa mưa

Bạn có thể chia sẻ chút kinh nghiệm leo Fan mà không cần porter không? Vì mình nghe nói đi Fan bây giờ phải mua tour và bắt buộc phải có porter. Mình muốn leo 1 mình và không cần porter, mình đi Trạm Tôn chắc là không lạc đâu nhỉ :)

Leo không có Poter thì mình thấy có mấy bạn Tây khi gia nhập đoàn mình, họ đi độc lập, nhưng đến các ngã rẽ khó định hướng, thì thường chờ đoàn đi theo, tối thì xin vào lán tụ mình chơi, cũng xin nhậu ké luôn. Bạn có thể lên các topic tìm bạn đồng hành/ tổ chức chuyến đi, xem ngày giờ họ đi, nếu hợp thì đến ngày đó bám đoàn mà đi, lúc đó có người dẫn đường rồi :)
Còn những ngày lễ thì thoải mái, 2/9 vừa rồi số người leo Fan chắc phải hơn 500. Tha hồ cho bạn bám đoàn. Tuy nhiên ko có Porter vác đồ thì ngoài 7kg hành lý bạn còn phải chuẩn bị thêm nhiều thứ như túi ngủ, lương thực, thuốc men, tự lo tất cả thì cần kinh nghiệm và thể lực tốt nhé. Và lời khuyên là nếu ko porter thì đi cung Trạm Tôn thôi (cứ theo vết rác là về đến Sapa), đi cung khác lạc là chắc chắn. Còn ngược lại, nếu bạn đủ khả năng đi cung khác mà ko cần Porter thì có lẽ mình nên xin lời khuyên của bạn :)
 
Re: Thông tin và kinh nghiệm phượt Fansipan (2013 từ trang 13)

Update: Mình vừa leo Fansipan hồi 19-22/09/2013

Tình hình không phức tạp như bọn đại lý du lịch dọa đâu. Mình đi vẫn rất bình thường, chả có gì cả.
Đường Sỉn Chải - Trạm Tôn, đi với Chú Cáng (1,4tr/người, chỉ có 2 người với chú Cáng với 1 porter nữa).

Đại khái thì mình thấy giá ok thì mình đi thôi, ko tham khảo nhiều nơi lắm. Đi với chú Cáng thì ăn rất nhiều, có tất cả 6 người ăn mà làm 1 bàn khủng bố cho cả tiểu đội, ăn vật vã luôn (về ngon hay không thì tùy khẩu vị, mình dễ ăn với lại đi nhiều rất đói nên ăn gì cũng ngon).

Ai có muốn hỏi han chi tiết gì thêm thì liên hệ mình cũng được, mail hoặc phone: [email protected] , 01687 569 không sáu tám
Rất vui được giao lưu với anh em nào ở Sài Gòn. :D Mình sinh năm 88.
 
Re: Thông tin và kinh nghiệm phượt Fansipan (2013 từ trang 13)

Sao bảo ko qua cty du lịch ko đi đc em ơi ( mình sn 86 nên gọi bạn là em nhé)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,266
Bài viết
1,172,540
Members
191,735
Latest member
go88comon
Back
Top